PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP KINH DOANH CỦA NGƯỜI DO THÁI – CHƯƠNG 89: Cha cũng là người ngoài

Mọi người cùng nhau đọc và suy ngẫm nhé!!!

____________________

Mùa thu của nhiều năm về trước…

Đây là câu chuyện lúc tôi trên đường tìm đến nhà David Shapiro ở Chicago. Ông Shapiro là người Do Thái và giám đốc của một hãng đóng giày cao cấp.

Ngôi nhà của Shapiro là một ngôi nhà rộng 3 mẫu, trong vườn một hồ bơi được bao quanh đầy cỏ, thông liền với cuối mảnh vườn đó là ba ngôi nhà màu kem – chính là hãng đóng giày của ông.

Vào ngày hôm đó, tôi đã nhận được lời mời ăn tối tại nhà ông. Shapiro sắp đón sinh nhật lần thứ 50 nhưng cơ thể vẫn tràn đầy sinh lực. Shapiro tiến đến gần, bàn tay chai cứng do công việc sản xuất, ông bắt lấy tay tôi và chào đón một cách vui vẻ. Ông giới thiệu với tôi về xưởng làm giày của mình. Lúc bước vào nơi kiểm tra sản phẩm ở tòa nhà thứ hai thì Shapiro vỗ vai một thiếu niên đang kiểm tra đế giày và bắt chuyện.

“Này, Jo!”

“Dave”

Sau đó anh thiếu niên nhìn ra sau vừa cười rất tươi vừa nói. Tôi đã hết sức ngạc nhiên và hoảng hốt. Người thiếu niên tên Jo đó đã gọi giám đốc của mình bằng cái tên thân mật Dave. Shapiro đã giới thiệu cậu thiếu niên đó cho tôi:

“Đây là con trai lớn của tôi tên là Joseph”

Tôi vừa bắt tay với Joseph vừa cảm thấy rất khó hiểu, tôi hoàn toàn không thể hiểu được lòng của ông Shapiro, thế nhưng một tiếng sau nghi vấn của tôi đã được giải đáp. Bởi vì Shapiro đã cho tôi thấy cách giáo dục con cái của người Do Thái khi gặp Tommy – đứa con trai thứ hai –  3 tuổi.

Lúc ấy, Tommy và Cathy – người con gái lớn – 11 tuổi đang nô đùa quanh phòng khách –  nơi có một cái lò sưởi hình ống trụ khổng lồ. Shapiro mới dang rộng vòng tay về phía Tommy đang chạy nhảy ồn ào. Còn Tommy thì đang ở trên lò sưởi với tay xuống

“Tommy! Nào hãy thử nhảy xuống với đây với ba”

Tommy cười vui mừng và tưởng rằng ba sẽ chơi cùng mình, vừa nhảy xuống hướng về cánh tay của Shapiro. Thế nhưng, trong khoảnh khác Tommy nhảy xuống thì Shapiro đã thu tay lại, kết quả là Tommy đã bị té xuống đất và khóc rất to

Tôi đã nhìn chằm chằm vào Shapiro bằng ánh mắt cực kỳ ngạc nhiên, còn Shapiro chỉ vừa cười vừa nhìn Tommy.

Tommy vừa khóc vừa chạy về hướng mẹ đang ngồi trên ghế sofa ngồi đối diện. Thế nhưng mẹ cũng chỉ vừa cười vừa nhìn như thể đang trêu Tommy và nói “Ồ, bố thật là hay trêu chọc”

Shapiro tiến đến gần tôi – người đang ngạc nhiên trước sự việc vừa xảy ra, nghiêm túc nói: “Đây là phương pháp giáo dục của người Do Thái. Tommy không có sức một mình nhảy xuống từ cái lò sưởi, cho dù vậy nhưng tôi vẫn lôi kéo để nó nhảy xuống và tôi cũng cố tình khoanh tay lại không đỡ nó. Việc này nếu lặp lại khoảng 2 – 3 lần, thì Tommy sẽ hiểu là cho dù là bố thì cũng không được phép tin tưởng vô điều kiện. Việc cho dù là bố đi chăng nữa cũng không được phép tin và chỉ được tin tưởng bản thân mình là điều tôi dạy cho nó từ bây giờ.

Đến lúc đó tôi mới hiểu được việc đứa con trai cả của Shapiro đã gọi tên bố mình như vậy. Ở nhà của Shapiro, con trai lớn Joseph được công nhận là người đã trưởng thành. Nếu được công nhận như vậy thì Joseph sẽ được trao quyền ngang bằng như bố của mình. Cho dù người bố có giàu đi chăng nữa thì việc mà Joseph làm ở công xưởng đóng giày là công việc phải làm của một người trưởng thành.

Shapiro cũng nói về chuyện cho các con tiền tiêu vặt. “Nếu các con cắt cỏ trong vườn, các con sẽ nhận được 10$, nếu đi giao sữa sẽ nhận được 1$, nếu mua báo mang về thì sẽ được 2$. Tùy theo lượng công việc mà sẽ quy ra thành tiền. Việc cho tiền không phân biệt lớn nhỏ. Lương bổng được trả công bằng”

Shapiro vừa nói như vậy vừa cười, tóm lại tiền tiêu vặt trong nhà của Shapiro không được cho theo tháng hoặc cho theo tuần và không phải là cứ lớn hơn sẽ được cho tiền nhiều hơn. Tiền được cho sẽ tùy thuộc hoàn toàn vào năng lực.

Nếu ở trong gia đình của người Nhật, đại khái nếu là con trai trưởng sẽ được nhận 3000 yên mỗi tháng, đứa thứ sẽ nhận được 2000 yên, đứa thứ ba sẽ là 1000 yên. Số tiền tiêu vặt sẽ khác đi tùy theo tuổi của các thành viên.

Người lao động hay những người làm kinh doanh ở phương Tây họ rất chặt chẽ về năng lực, hiệu quả công việc. Nếu làm một công việc có cùng nội dung thì người 20 tuổi hay 40 tuổi cũng đương nhiên nhận được số tiền giống nhau. Thế nhưng người lao động hay người hay người làm kinh doanh ở Nhật Bản luôn được tính theo thâm niên công tác, và họ cũng không có ý định đổi sang thành năng lực hay năng suất lao động. Có thể nói điều này xuất phát từ việc giáo dục về đồng tiền từ lúc nhỏ hoặc do sự khác biệt về giáo dục trong lao động.

Sau đó, tôi cũng đã nhiều lần thăm viếng các gia đình người Do Thái khác, gia đình nào cũng dạy về chiến lược kinh doanh Do Thái từ giai đoạn giáo dục thiếu nhi.

Ở Nhật Bản, có rất nhiều bố mẹ buộc con cái dành phần lớn thời gian để học piano, những đứa trẻ không phải cứ giáo dục cảm âm từ nhỏ thì có thể đọc nhạc phổ tốt được. Thế nhưng thay vì giáo dục những thứ không có giá trị, tôi nghĩ rằng việc giáo dục về tài chính chính là cái nên dạy cho chúng sự kiến thức để có thể sống một cách thoải mái hơn trong tương lai.

____________________
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ TƯ VẤN
WEB: https://kanata.edu.vn
FACEBOOK: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở:
Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, F8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102

0 0 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

0 Bình luận
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x