PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP KINH DOANH CỦA NGƯỜI DO THÁI – CHƯƠNG 71: Hợp đồng cũng là hàng hóa

Mọi người cùng nhau đọc và suy ngẫm nhé!!!

____________________

Nếu có thể kiếm được tiền doanh nghiệp Do Thái không những bán công ty của mình như một món hàng mà họ còn thường bán cả bản hợp đồng đã ký kết với thần linh. Họ xem hợp đồng cũng như công ty của mình như một mặt hàng. Dù khó tin nhưng cũng có người Do Thái chỉ chuyên kinh doanh mua bán các bản hợp đồng. Họ mua bản hợp đồng rồi bán lại để hưởng lợi nhuận thay người bán, dĩ nhiên là bản hợp đồng đó phải an toàn từ doanh nghiệp đáng tin cậy.

Người chuyên mua bán hợp đồng để kiếm lợi nhuận một cách dễ dàng và nhanh chóng được gọi là Factor. Nghề được gọi là Factor không có ở Nhật Bản và cũng không có từ này trong tiếng Nhật. Trong tiếng Anh “Factor” được dịch là “trung gian” hay “đại lý” v.v.. dù từ nào đi nữa thì cũng không thể dịch đúng với nghĩa gốc của nó.

Trong thương mại kinh doanh thì dù quy mô công ty lớn hay nhỏ cũng đều tiếp xúc với trung gian, các công ty lớn của Nhật cũng không ngoại lệ. Cũng không cho là quá lời nếu tất cả các nhân viên được cử đi làm việc ở nước ngoài đều tạo mối quan hệ với các Factor này. Các trung gian Do Thái đôi khi cũng tìm đến công ty chúng tôi:

– “Chào anh Huchida, bây giờ anh đang làm gì vậy?”

– “Hiện tôi vừa ký hợp đồng nhập khẩu với công ty giày nữ cao cấp ở New York trị giá một trăm ngàn đô la”.

– “Ồ ồ.., vậy ư? Anh có thể nhượng quyền đó cho tôi không? Tôi sẽ trả anh 20% lợi nhuận bằng tiền mặt”.

Các Factor luôn nhanh chóng nhảy vào môi trường kinh doanh xem xét mọi khoản nếu thấy lợi nhuận 20% là hợp lý thì sẽ nhận nhượng quyền lợi đó. Sau khi có hợp đồng thì người trung gian sẽ bay ngay đến công ty giày ở New York để tuyên bố: “Tôi đã có tất cả quyền lợi từ Huchida”. Tôi thì nhận 20% lợi nhuận bằng tiền mặt còn Factor thì được nguồn lợi lớn từ công ty giày nữ cao cấp.

Vì người trung gian không trực tiếp thực hiện hợp đồng nên nếu không phải là hợp đồng của các doanh nhân có uy tín tốt thì họ không mua hợp đồng đó. Bạn có suy nghĩ sẽ trở thành Factor nhưng nếu trong trường hợp mà các doanh nghiệp không thực hiện tốt giao kèo, không thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính thì chỉ tốn thời gian yêu cầu bồi thường thiệt hại mà không dứt ra được.

Do đó, các hợp đồng do các doanh nghiệp Hàn Quốc soạn thảo có thể xem là chưa có giá trị là một mặt hàng. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của hợp đồng trong giao dịch thương mại.

Tương tự như Factor nhưng có tính chất hoàn toàn khác đó là “kẻ cơ hội Manse” (là những đầu nậu chuyên thâu tóm các công ty phá sản hoặc nguy cơ phá sản). Có người nghĩ chiến thuật kinh doanh của đầu nậu thâu tóm các công ty là chiến lược kinh doanh Do Thái nhưng sự thật không phải vậy. “Manse” có nghĩa là công ty bị phá sản hoặc đứng trước nguy cơ phá sản, các đầu nậu này đi tìm các công ty lâm vào tình trạng trước khi hoặc ngay khi bị phá sản nếu phát hiện ra công ty như thế thì sẽ xông vào cấu xé như kền kền xông vào xác chết, mua lại với giá rẻ mạt, rẻ đến mức không thể nào rẻ hơn được nữa.

Phía công ty đang bị phá sản không còn cách nào khác là phải bán lại công ty với giá rẻ mạt đó nhằm giảm bớt gánh nặng nợ nần. Còn công ty đứng trước nguy cơ phá sản thì muốn tránh bị phá sản dù chỉ là một ngày nên mới đồng ý điều kiện của các đầu nậu nhưng kết cục cũng bị vỡ nợ.

Trong thời gian các đầu nậu nhắm tới các công ty đang trên đà phá sản thì dù sao cũng còn nhân đạo. Nhưng cũng có các đầu nậu có bản chất xấu xa thì dùng các mánh khóe để đẩy các công ty hoặc nhà sản xuất đã được họ để mắt tới rơi vào cảnh vỡ nợ. Tôi cũng bị các đầu nậu này một lần phải làm báo cáo với tổng thống Kenedy đương thời lúc bấy giờ của Mỹ.

Các đầu nậu này nhạy bén với các thông tin của các nhà sản xuất Nhật Bản nếu có công ty có nguy cơ phá sản thì tin tức đó sẽ được truyền đến New York trong vòng 3 tiếng.

-“Anh Hudachi, nhà sản xuất A đã bị phá sản rồi phải không? Hãy giới thiệu món hàng đó cho tôi nhé”.

Tôi cũng không biết việc đó, khi nhận được liên lạc từ các đầu nậu ở New York tôi cũng đã rất nhiều lần bị bất ngờ.

____________________
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ TƯ VẤN
WEB: https://kanata.edu.vn
FACEBOOK: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở:
Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, F8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102

0 0 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

0 Bình luận
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x