So sánh Từ đồng nghĩa trong Tiếng Hàn – phần 13

  1. , 진지, 끼니, 식사

Tất cả những từ này đều chỉ món ăn mà nấu chín ngũ cốc con người ăn tạo nên.

“밥” Có thể sử dụng rộng rãi cho thứ mà con người, động vật, cá…ăn còn “진지”chỉ sử dụng cho người bề trên như là kính ngữ của “밥”

Ví dụ :

– Cơm trong nồi nhiều.

– Đừng quên cho cá ăn.

Ví dụ :

– Cháu trai ăn cơm.

– Ông dùng cơm.

“끼니”và “식사” chỉ hành vi ăn sáng, trưa, tối tức là thời gian nhất định hàng ngày và/ hoặc

cũng biểu thị món ăn mà ăn như thế.

Ví dụ :

– Vì quên dùng bữa nên bụng hơi đói thật. Nếu có đồ ăn thì hãy cho tôi đi.

– Anh ấy dùng bữa cũng qua loa rồi đang sửa bản thảo miệt mài.

– Gần đây mọi người nhiều khi bỏ bữa.

“끼니” vì cũng mang nghĩa hạ thấp cái được gọi là món ăn nhẹ hay bình thường nên được sử dụng cùng với những từ “때우다, 걱정을 하다” ở dưới.

Ví dụ :

– Anh ta đã ăn tạm bằng mỳ gói vào buổi sáng rồi rời khỏi nhà.- Anh ta đã vừa lo lắng ăn vừa mở cửa văn phòng giới thiệu việc làm rồi hỏi có công việc

hay không.

– Tôi đã bỏ bữa rồi bước đi, vì mất sức nên ngay cả việc đi bộ cũng khó nhọc.

  1. 버릇, 습관

Tất cả những từ này đều chỉ hành động thường xuyên lặp đi lặp lại trong thời gian dài rồi trở nên quen thuộc với cơ thể.

“버릇” chủ yếu được sử dụng khi biểu thị hành động không tốt, trái với “습관” có thể biểu thị cả hành động tốt và hành động xấu.

Ví dụ :

– Anh ta có thói quen cắn móng tay.

– Thói quen xấu khó chữa trong một buổi sáng/ một sớm một chiều.

Ví dụ :

– Phải có thói quen dậy sớm.

– Phải tập thói quen tiết kiệm từ nhỏ.

“버릇” có ý nghĩa là lễ tiết phải giữ gìn khi tiếp xúc với người bề trên, chủ yếu “버릇이없다” (không biết phép tắc), “버릇을 가르치다” (dạy phép lịch sự) được sử dụng nhiều.

Ví dụ :

– Nếu tiếp tục chiều theo sự nhõng nhẽo của đứa trẻ thì đứa trẻ sẽ không biết phép tắc/ không ngoan.

– Phải dạy sẵn phép lịch sự để anh em ruột không thể la hét và cãi nhau trước mặt bố mẹ lần thứ hai.“습관” không chỉ là hành động đã quen với cơ thể mà cũng biểu thị phương thức sinh hoạt đã quen với cơ thể.

Ví dụ :

– Tôi định sửa thói quen sinh hoạt cố định trong 30 năm.

– Thói quen đánh răng khi bé gây quyết định sức khỏe khoang miệng cả đời.

– So với việc dạy kiến thức cho trẻ việc nuôi dưỡng thói quen đọc sách là cách giáo dục tốt hơn.

  1. , 병환, 질병, 질환, : BỆNH

이 단어들은 공통적으로 “건강이 나빠진 상태”를 말한다.

Những từ này thường nói đến “một tình trạng sức khỏe xấu”.

‘병’은 사람과 동식물을 포함한 생물이 “건강하지 않은 생태”를 말한다.

“병(bệnh)” dùng để chỉ “trạng thái sức khỏe không tốt” của các sinh vật sống, bao gồm cả con người và động thực vật.

Ví dụ :

– 원체 없이 살았기에 무슨 병인지도 모르고 약도 제대로 쓰지 못하고 두 아들을 잃었다.

Do không biết con tôi bị bệnh gì và không sử dụng đúng thuốc nên tôi đã mất đi hai đứa con trai.

– 현대 의학으로도 아직 완치할 수 없는 병이 많다.

Có nhiều căn bệnh mà nền y học hiện đại vẫn chưa thể chữa khỏi.

– 짐수레 끄는 말이 병이 들어 한 달을 못 넘기고 죽고 말았다.

Con ngựa kéo hành lý bị bệnh và sau một tháng đã chết.

– 식물의 뿌리 썩음 병은 칼륨의 결핍 때문이라고 주장하는 학자도 있다.

Một số nhà khoa học cho rằng bệnh thối rễ của cây là do thiếu kali.

‘병환’은 병의 높임말로 ‘병에 걸린 상태’를 나타나고, 이 말은 윗사람에게만 사용된다.’병환(bệnh)’ thể hiện tình trạng bị bệnh mang hình thức kính ngữ và lời nói này chỉ được sử dụng đối với người lớn.

Ví dụ :

“작은아버지 병환은 좀 어떠시나?”

“Tại sao biết được bệnh của chú vậy?”

“저도 어머님의 병환이 침이나 주사 한 대로 고쳐질 거라곤 생각지 않아요”

“Tôi không nghĩ rằng bệnh của mẹ tôi sẽ được chữa trị bằng châm cứu hay tiêm chích.”

언제부터인지 어머님의 병환이 점점 심해지면서 이 효자 아들은 커다란 근심에 싸이게 되었습니다.

Người con trai hiếu thảo này đã rất lo lắng khi bệnh của mẹ ngày càng nặng hơn.

‘질병’은 몸과 마음의 상태가 좋지 못하여 생기는 온갖 병을 가리키는 반면 ‘질환’은 구체적인 증상을 동반하는 병을 가리킨다.

‘질병(bệnh)’ chỉ tất cả các loại bệnh gây ra bởi tình trạng thể chất và tinh thần không tốt, trong khi ‘질환(bệnh)’ đi kèm với triệu chứng cụ thể.

Ví dụ :

– 사회는 개인의 생명을 굶주림과 질병으로부터 보호하여야 한다.

Xã hội phải bảo vệ cuộc sống của tất cả công dân khỏi cái đói và bệnh tật.

– 아랫배가 차갑고 냉기가 많은 사람에겐 온갖 질병이 다 찾아온다.

Tìm tất cả các bệnh tật liên quan đến người bị nhiễm lạnh và lạnh bụng.

Ví dụ :

과식을 하면 피로와 소화기 질환이 오기 쉽다.

Khi ăn quá nhiều có khả năng cơ thể mệt mỏi và tiêu hóa không tốt.

이 병은 가장 먼저 손발이 차가워지고 허리가 아프며 가슴이 답답하고 마음이 불안해지는 증상이 나타난다. 그리고 여성인 경우는 생리통, 생리불순, 냉, 자궁 질환이 나타낸다.

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh này là tay chân lạnh, đau lưng, tức ngực và tâm trạng lo lắng. Trong trường hợp của phụ nữ triệu chứng là đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, bệnh cảm lạnh và tử cung.‘탈’은 “몸에 이상이 생겨 앓지만 아직 병으로 발전하지 않은 상태”를 말한다.

‘탈(bệnh)’ thể hiện “một tình trạng bất thường xảy ra trong cơ thể, nhưng nó chưa phát thành bệnh”.

Ví dụ :

남편이 간밤에 술이 취해 들어왔었는데, 그게 탈이 났는지 밤새 법석을 피웠다.

Tối hôm qua, chồng tôi có triệu chứng say rượu đã đi vào nhà và la hét ầm ĩ suốt đêm

그녀는 1818 년 우유를 먹고 탈이 나서 사망했다. 실제로 초기 이주민들의 생명을 많이 앗아갔던 이 병은 박테리아와는 전혀 상관이 없고, 젖소의 식성과 상관이 있다.

Cô gái ấy sau khi uống sữa thì xuất hiện những triệu chứng lạ và đã qua đời vào năm 1818. Thực tế, thời kì đầu của bệnh này đã cướp đi mạng sống của những người dân nhập cư, không liên quan gì đến vi khuẩn gây bệnh nhưng lại liên quan đến chất lượng thức ăn của bò sữa.

  1. 보내다, 부치다, 발송하다 : GỬI

이 단어들은 “ 물건을 먼 곳으로 이동하게 하다”라는 뜻을 가진다.

Những từ này có nghĩa là “chuyển đến người khác hoặc nơi khác”.

‘보내다’는 가장 넓은 범위에서 쓰이며, 물건뿐 아니라 ‘사람, 마음, 소식’등에 대해서도 쓸 수 있다.

‘보내다(gửi)’ được sử dụng trong phạm vi rộng nhất và nó có thể được sử dụng không chỉ cho hàng hóa mà còn sử dụng cho ‘người, tấm lòng, tin tức’.

Ví dụ :

김 부장은 부하 직원을 현장에 보냈다.

Trưởng phòng Kim đã cử nhân viên đến hiện trường.

나는 선수들에게 응원을 보냈다.

Tôi đã gửi lời động viên của mình đến các cầu thủ.

“도착하는 대로 소식을 보내라.”

Hãy gửi cho tôi biết tin tức khi bạn đến nơi.

관객들은 배우의 연기에 박수를 보냈다.

Khán giả hoan nghênh sự diễn xuất của diễn viên.

‘부치다’는 ‘우체국, 택배 회사, 은행’ 등의 기관을 통하여 ‘물건, 편지, 돈’을 보내는 것을 뜻한다.

‘부치다(gửi)’ có nghĩa là gửi hàng hóa, thư, tiền thông qua các cơ quan như bưu điện, công ty chuyển phát nhanh và ngân hàng.

Ví dụ :

부모님은 매달 유학 중인 언니에게 생활비를 부치고/보내고 계신다.

Bố mẹ tôi gửi (부치다 / 보내다) phí sinh hoạt mỗi tháng cho chị gái đang du học.엄마는 택배로 반찬을 부쳤다/ 보냈다.

Mẹ đã gửi (부치다 / 보내다) món ăn phụ qua chuyển phát nhanh.

엄마는 오빠 편에 반찬을 *부쳤다/보냈다.

Mẹ đã gửi (*부치다 / 보내다) món ăn phụ cho anh trai.

기관을 통하여 보내는 것이 아니기 때문에 ‘부치다’를 쓸 수 없다.

Không thể sử dụng ‘부치다’ nếu việc gửi (hàng hóa , thư, tiền,..) không thông qua các cơ quan trung gian

‘발송하다’는 주로 ‘물건, 편지, 서류’를 공식적으로 보낼 때 쓴다. 돈에 대해서는 쓰지 않는다.

‘발송하다(gửi)’ chủ yếu được sử dụng để gửi ‘hàng hóa, thư, tài liệu’ chính thức. Không sử dụng để gửi tiền.

Ví dụ :

{공문, 가정 통신문, 초대장, 안내서, 우편물, 세금 고지서} 발송

Gửi {công văn, sổ liên lạc, thiệp mời, giấy hướng dẫn, bưu phẩm, hóa đơn VAT}

Ví dụ :

요즘은 소식지나 청구서를 이메일로 발송하는 경우가 많다.

Ngày nay có rất nhiều trường hợp gửi tin tức hoặc thư mời qua mail.

기부금을 원할하게 확보하려면 기부를 권유하는 편지를 발송하거나 전화를 걸어야 한다.

Để kêu gọi quyên góp mọi người nên gửi thư hoặc gọi điện thoại

  1. 보수, 봉급, 월급, 임금, 페이 : TIỀN LƯƠNG

이 단어들은 모두 “일한 대가로 받는 돈”을 의미한다.

Những từ này đều có nghĩa là “tiền trả cho công việc”.

Ví dụ :

내가 일하는 곳은 일이 힘든 만큼 보수/ 봉급/ 월급/임금/페이를 많이 준다.Nơi tôi làm việc trả tôi mức lương ( 보수/봉급/월급/임금,페이) tương đương với lượng công việc tôi làm.

친구는 지금 일하는 곳이보수/ 봉급/ 월급/임금/페이가 낮다며 다른 곳으로 옮길 거라고 말했다.

Bạn tôi nói với tôi rằng sẽ chuyển đến một nơi làm khác vì nơi làm việc hiện tại trả lương

(보수/봉급/월급/임금/페이) thấp.

직원들은 사장님께보수/ 봉급/ 월급/임금/페이를 올려 달라고 요청했다.

Các nhân viên yêu cầu sếp tăng lương (보수/봉급/월급/임금/페이).

‘봉급/ 월급/임금’은 주로 정기적으로 받는 돈을 의미하는 데 반해, ‘보수’와 ‘페이’는

정기적으로 받는 돈이 아닌 경우에도 쓸 수 있다.

‘Tiền lương (봉급/월급/임금) ‘chủ yếu được sử dụng khi trả định kì, trong khi ‘tiền lương

(보수 và 페이)’ có thể được sử dụng ngay cả khi chúng không được trả định kì.

Ví dụ :

우리 회사는 십 년 넘게 일해도 봉급/ 월급/임금/*보수/ *페이를 많이 올려 주지 않는다.

Dù đã làm việc hơn 10 năm nhưng công ty của chúng tôi không tăng lương

(봉급/월급/임금/*보수/*페이)

나는 몇 십 년 동안 일해서 받은 봉급/ 월급/임금/*보수/*페이를 모아 집을 마련하였다.

Làm việc mấy chục năm tôi đã mua được nhà nhờ tiết kiệm từ tiền lương

(봉급/월급/임금/*보수/*페이).

Ví dụ :

하루 일한 것 치고는 보수/페이/*봉급/*월급/*임금이 좋았다.

Tôi đã nhận được tiền lương ((보수/페이/*봉급/*월급/*임금) nhiều hơn so với công việc mà tôi đã làm một ngày.

나는    삼      일밖에    일을     하지    않았지만     사장님은    오    일      치의

보수/페이/*봉급/*월급/*임금을 주셨다.

Tôi chỉ làm việc trong ba ngày thế nhưng ông chủ đã cho trả tôi lương

(보수/페이/*봉급/*월급/*임금) làm năm ngày.‘봉급’은 기간이 정해져 있지 않지만 주로 월 단위로 지급되기 때문에 ‘월급’과 큰 차이

없이 쓰인다. ‘봉급’보다는 ‘월급’이 더 많이 쓰인다.

Thuật ngữ ‘tiền lương(봉급)’ không có thời hạn cố định, nhưng nó được trả hàng tháng, vì vậy nó không khác nhiều so với ‘tiền lương(월급)’. ‘Tiền lương(월급)’ được sử dụng nhiều hơn ‘tiền lương(봉급)’.

Ví dụ :

나는 한 달 치 봉급/월급 중에서 반을 부모님께 드렸다.

Tôi đã đưa một nửa số tiền lương của tôi cho bố mẹ.

회사에서는 직원들에게 열 달째 봉급/월급을 주지 않고 있다.

Công ty không trả 10 tháng lương cho nhân viên.

‘임금’은 주로 전문적인 영역에서 쓰인다.

‘Tiền lương(임금)’ chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực chuyên môn dịch thuật.

임금법/임금 인상/임금 정책/ 임금 제도/ 임금 협상

Luật tiền lương / Tăng lương / Chính sách tiền lương / Chế độ tiền lương / thỏa thuận tiền lương)

Ví dụ :

노사 양측이 임금 협상을 타결하고 나서야 파업은 끝이 났다

Cuộc đình công đã kết thúc cho đến khi cả lao động và quản lý kết thúc các cuộc thỏa thuận tiền lương.

정부는 해마다 힘들게 일하는 노동자들을 위해 임금 안정화 정책을 내놓고 있다.

Chính phủ đang công bố chính sách ổn định tiền lương cho những người lao động làm việc mỗi năm

Tác giả: Cho Min Jun, Bong Mi Kyong, Son Hie Ok, Cheon Hu Min

Thực hiện: Trường Hàn ngữ Việt Hàn Kanata

________________

Mời các bạn tham khảo ngay Khóa học cho người mới bắt đầu:

________________
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ TƯ VẤN
FACEBOOK: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở: 
  • Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
  • Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
  • Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
  • Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, P8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102
0 0 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

0 Bình luận
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x