PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP KINH DOANH CỦA NGƯỜI DO THÁI – CHƯƠNG 80: Dù có thiệt hại cũng phải giữ lấy uy tín

Mọi người cùng nhau đọc và suy ngẫm nhé!!!

____________________

Bạn bè, đồng nghiệp trong và ngoài nước gọi tôi là “Người Do Thái ở Ginza”. Tôi thích mọi người gọi tôi như vậy và tôi cũng không cảm thấy ngại gì khi nói ra điều này. Tôi đã học hỏi cách kinh doanh của người Do Thái và tôi cũng đã lựa chọn đây là cách kinh doanh cho riêng bản thân mình.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tôi phủ nhận việc tôi là người Nhật mà trái lại tôi còn cảm thấy rất tự hào khi nhận mình là người Nhật. Là một doanh nhân tôi nghĩ người Do Thái có nhiều điểm tốt và hay.

Đến những người Do Thái ở các quốc gia khác cũng gọi tôi là “Người Do Thái ở Ginza”. Khác với thái độ của những người xứ khác thì người Do Thái cho tôi cảm giác giống như những người bạn thân. Không nói quá khi hầu hết những người kinh doanh quyền lực trên thế giới đều là người Do Thái.

Với vai trò là một thương gia, tôi có mua bán, giao dịch với thương gia của các nước khác. Danh hiệu “Người Do Thái ở Ginza” đã giúp đỡ tôi nhiều biết bao nhiêu. Nhưng trước khi được như ngày hôm nay, tôi cũng đã phải chịu đựng những việc mà ngày xưa người Do Thái đã phải trải qua như việc bị cười chê, chà đạp và việc bị mọi người chế giễu không chỉ là một hai lần.

Và sau khi vượt qua những việc khó khăn nhất thì chính lúc đó tôi đã được những người Do Thái gọi là “người Do Thái ở Ginza”.

Vào năm 1986 công ty “American Oil” đã đặt ba triệu bộ dao và nĩa và điều kiện là trễ nhất vào ngày 1 tháng 9 phải giao đến Chicago. Ngay lập tức tôi đã giao công việc cho nhà máy sản xuất ở Seki.

Công ty “American Oil” là công ty mẹ của “Standard Oil”. Công ty “Standard Oil” vốn không có công ty mẹ. Công ty này quyền lực đến mức độc chiếm thị trường xăng dầu của Mỹ nhưng do áp lực từ phía chính phủ nên đã tách ra thành “Standard Illinois”, ”Standard California” và sáu công ty khác. Sáu công ty được tách ra đó đầu tư chung và lập thành một công ty mẹ lấy tên là “American Oil”. Và dĩ nhiên, Do Thái là công ty cổ phần.

Việc đặt dao và nĩa vốn dĩ không có liên quan gì đến công ty xăng dầu “American Oil” nhưng lý do là vì cuộc cách mạng phân phối đang xảy ra trong nước Mỹ.

Lúc xưa, các trung tâm buôn bán những mặt hàng giá rẻ luôn chiếm lĩnh thị trường. Để tranh giành vị trí đó và lôi kéo khách hàng mà các “siêu thị” và “cửa hàng giảm giá” ra đời. Bên cạnh đó, “thẻ tín dụng” cũng tham gia vào cuộc chiến này. Siêu thị đã đánh bại được các trung tâm buôn bán nhưng do đó, siêu thị lại trở thành mục tiêu mà thẻ tín dụng muốn đánh bại. Họ tung ra chiến lược bán hàng hóa với giá bằng với các siêu thị nhưng lại cho phép thanh toán bằng phương thức trả góp.

Các công ty xăng dầu bắt đầu đổ đầu tư vào thẻ tín dụng. 14 triệu người trong công ty “American Oil” đăng ký tham gia thẻ tín dụng và trong đó có 7 triệu người dùng thẻ tín dụng hàng tháng. Và vì thế, “American Oil” cần một lượng lớn sản phẩm giá rẻ để cung cấp cho người sử dụng thẻ.

Đặc trưng của siêu thị là thanh toán bằng tiền mặt và đặc trưng của thẻ tín dụng là thanh toán bằng phương thức trả góp. Rất khó hiểu khi các công ty xăng dầu mà do người Do Thái nắm giữ lại đồng ý buôn bán bằng cách trả góp bởi vì họ luôn đề cao việc buôn bán bằng tiền mặt, nhưng mọi việc đều có lý do của nó. Tức là nếu bán sản phẩm cho người sử dụng thẻ thì công ty có thể nhận số tiền thanh toán bằng tiền mặt đó ở ngân hàng. Tất cả các ngân hàng nhận tiền trả góp đều thực hiện giao dịch bằng tiền mặt. Do đó, nguyên tắc buôn bán bằng tiền mặt vẫn không có gì thay đổi.

Nếu giải thích rõ ở đây thì có hơi dài dòng nhưng các công ty sản xuất dao và nĩa đều tập trung ở Seki. Các nhà sản xuất rất tự hào về điều đó nên tôi rất tin tưởng giao cho họ vì không bao giờ có việc họ giao hàng trễ. Theo tính toán của tôi thì nếu muốn hàng hóa đến Chicago vào đúng ngày 9 tháng 1 thì phải khởi hành từ Yokohama vào ngày 1 tháng 8. Rồi đến ngày lấy hàng từ phía nhà sản xuất.

Nhưng khi tôi đến tận nơi để kiểm tra tình hình thì tôi mới bất ngờ bởi vì nhà máy vẫn chưa tiến hành sản xuất và họ nói với tôi họ bận gieo mạ cho nên vẫn chưa thể tiến hành sản xuất được. Họ nói như thể đây là chuyện rất bình thường và chẳng chút bận tâm. Tôi cảm thấy rất tức giận và lớn tiếng với họ “Bên phía nhà sản xuất đã nói với tôi thời gian nhận hàng nhưng lại trễ hẹn như vậy, không phải phương châm làm việc của các anh là không trễ hẹn sao? Các anh nói với tôi sẽ làm nhanh nhưng như vậy thì thật quá đáng”. Tôi nghĩ là họ không hiểu vấn đề của tôi nên tôi đã giải thích cho họ là khách hàng của tôi là người Do Thái. Giá như họ nói với tôi hãy hiểu cho họ và cho họ trễ thêm chút nữa thì tôi sẽ thông cảm bỏ qua nhưng đằng này họ luôn tỏ ra như chẳng có gì quan trọng.

Theo dự tính của tôi nếu muốn khởi hành từ Yokohama vào ngày 1 tháng 8 thì phải gửi hàng từ Seki vào khoảng giữa tháng 7 nhưng hôm đó đã là ngày 27 tháng 8 và nếu muốn hàng hóa đã làm xong vào ngày 27 tháng 8 đến đúng hẹn vào ngày 1 tháng 9 thì không còn cách nào khác ngoài vận chuyển bằng máy bay. Để thuê một chiếc máy bay Boeing 707 từ Tokyo đến Chicago thì mất khoảng 30000 đô la. Số tiền này hoàn toàn chênh lệch với số tiền nhận được từ ba triệu dao và nĩa.

Nhưng tôi vẫn thuê máy bay để làm điều vô lý đó. Vì đã ký hợp đồng với công ty “American Oil” do người Do Thái điều hành nên dù cho có vô lý thì tôi vẫn muốn giao hàng đúng thời hạn. Người Do Thái sẽ không bao giờ tin tưởng lại người sai hẹn hợp đồng cho dù chỉ một lần. Cho dù không phải là lỗi của tôi nhưng vì đối với người Do Thái họ sẽ không bao giờ chấp nhận bất cứ lời giải thích nào cho việc giao hàng trễ nên tôi thà tốn mười triệu yên chứ không muốn mất uy tín với người Do Thái.

Do đó, tôi đã thuê chiếc Boeing 707 của hãng hàng không Pan American, quy tắc của họ là nếu không trả phí vận chuyển cho hãng trước mười ngày thì máy bay sẽ không khởi hành. Hơn nữa, sân bay Haneda đang trong tình trạng đông đúc và chật chội nên chỉ có thể ở lại sân bay trong vòng năm tiếng. Nếu sau năm tiếng thì dù có chất đủ hàng hóa hay chưa thì máy bay vẫn sẽ cất cánh. Vậy là trong vòng năm tiếng tôi đã phải chất tất cả ba triệu dao và dĩa lên máy bay.

Dù thế nào đi nữa thì theo hợp đồng máy bay cũng phải đến sân bay Haneda lúc 5 giờ chiều ngày 31 tháng 8 và 10 giờ tối sẽ khởi hành đi đến Chicago. Do chênh lệch múi giờ nên nếu xuất phát vào 10 giờ tối ngày 31 tháng 8 thì có thể đến nơi đúng hẹn. Tôi đã rất vất vả để có thể chất và gửi hàng hóa đến nơi an toàn đúng như trong hợp đồng.

Tôi đã nói cho bên hợp tác biết sự thật là để giữ đúng hẹn tôi đã phải gửi hàng đến bằng máy bay. Nếu là ở Nhật thì sự thật này tôi sẽ không nhận lại chỉ là lời khen. Tôi đã nghĩ là vì cảm kích mà công ty bên phía Do Thái sẽ đề nghị chịu cho tôi phí thuê máy bay. Nhưng đúng là họ sẽ không thông cảm cho tôi và họ chỉ nói như thế này:

“Ok, anh đã giao hàng đúng hẹn. Tôi nghe nói anh đã thuê máy bay. Tốt lắm”

Nhưng cuối cùng, việc thuê máy bay đến giao hàng đúng hẹn cũng không phải là việc vô ích. Một năm sau là năm 1969 tôi đã nhận được đơn đặt hàng sáu triệu dao và nĩa từ phía công ty “American Oil”. Sáu triệu cái là số lượng lớn nhất từ trước đến giờ ở Seki. Do phải tập trung sản xuất hàng cho “American Oil” mà toàn thành phố rất vui vẻ, náo nhiệt.

Lần này tôi cũng thuê máy bay để vận chuyển hàng. Công ty “American Oil” cũng chỉ nói giống như lần trước “Ok, Sản phẩm đã đến đúng ngày hẹn”.

Tôi không thể chịu đựng thêm nữa. Tôi tập hợp những người kinh doanh ở Seki và đề nghị họ gửi hàng bằng máy bay và dù tiền thuê máy bay bao nhiêu tôi cũng sẽ chịu trách nhiệm. Bên phía Do Thái cũng ít nhiều cảm nhận được trách nhiệm nên đã nói “Tốt lắm” và nói là họ sẽ chịu trách nhiệm hai trăm ngàn yên. Cũng không phải là hai triệu yên mà chỉ là hai trăm ngàn yên. Tôi không biết phải làm thế nào nên trong một thời gian tôi đã không nói gì với họ.

Lần thứ hai tôi phải chịu chi phí lớn tiền thuê máy bay. Tuy nhiên với số tiền thuê máy bay đó tôi đã mua được sự tin tưởng của người Do Thái mà vôn dĩ không thể mua bằng tiền.

“Người Nhật đó đã giữ đúng lời hứa”

Trong tích tắc, tin này đã truyền đến tại người Do Thái trên toàn thế giới. Trong tên gọi “Người Do Thái ở Ginza” cũng hàm chứa ý nghĩa “Doanh nhân duy nhất ở Ginza giữ đúng lời hứa”

Phương châm làm việc theo doanh nhân người Do Thái của tôi cũng bắt đầu từ việc chiếm được lòng tin của người Do Thái.

____________________
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ TƯ VẤN
WEB: https://kanata.edu.vn
FACEBOOK: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở:
Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, F8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102

0 0 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

0 Bình luận
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x