PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP KINH DOANH CỦA NGƯỜI DO THÁI – CHƯƠNG 77:  Sẵn sàng chịu phạt

Mọi người cùng nhau đọc và suy ngẫm nhé!!!

____________________

Tôi bắt đầu quan tâm đến người Do Thái kể từ khi tôi làm thông dịch viên cho Tổng tư lệnh Đồng minh vào năm 1949. Khi làm việc cho Đồng minh tôi trở nên quan tâm đến sự khác biệt của một số người lính. Họ không phải là sĩ quan nhưng họ được quyền mang theo phụ nữ Nhật Bản, đi ô tô như những người sĩ quan thực sự.

“Làm thế nào họ có thể sống xa xỉ như thế khi họ chỉ đơn thuần là những người lính?”

Tôi bắt đầu quan sát họ một cách kĩ càng hơn. Tuy nhiên điều kì lạ là họ lại bị người da trắng và những đồng đội trong quân đội của mình miệt thị.

“Jew!”

Những người lính này bị phớt lờ và bị gọi bằng giọng điệu khinh bỉ. “Jew” trong tiếng Anh có nghĩa là “Người Do Thái”. Điều thú vị hơn là dù hầu hết các binh sĩ đều coi thường người Do Thái nhưng họ lại chẳng thể làm gì. Những người lính Do Thái sẽ cho tiền cho những chiến hữu mà họ thích và vào ngày lãnh lương thì cũng cho họ tiền lãi cao hơn. Đó là lý do vì sao những người lính không thể tách khỏi những người Do Thái.

Việc những người Do Thái bị khinh miệt dường như là chuyện bình thường. Nhưng thay vì do dự hay sa sút tinh thần, những người Do Thái này dùng tiền để thu phục bạn bè. Tôi có cảm giác gần gũi với những người Do Thái vì họ dù sống kì thị nhưng vẫn mạnh mẽ như thế. Vì thế thay vì xa cách họ, tôi đã trở nên gần gũi hơn với họ.

Tôi sinh ra ở Osaka, nhưng tôi không phải là con của một thương gia, ba tôi là một thợ điện. Tôi gần như không hề suy nghĩ đến việc sẽ trở thành một thương gia trong tương lai. Từ nhỏ tôi đã muốn trở thành một nhà ngoại giao. Có một nhà ngoại giao tên Guribara sống gần đó, vì vậy tôi thường xuyên đến nhà ông và cũng dần mơ ước trở thành một nhà ngoại giao giống ông ấy. Một hôm tôi nói với Guribara về giấc mơ của tôi và ông ấy đã trả lời tôi bằng thái độ khó chịu.

“Cháu sẽ không bao giờ có thể trở thành nhà ngoại giao”

“Sao ông lại nghĩ như vậy?”

Tôi buồn và hỏi.

“Bởi vì tiếng địa phương, nhà ngoại giao không bao giờ dùng tiếng địa phương”

Guribara nói với tôi bằng ánh mắt thông cảm. Ngay lúc đó ước mơ trở thành nhà ngoại giao của tôi sụp đổ trước mắt.

Người dân Osaka, giống với người Do Thái, cũng bị phân biệt đối xử bởi một lý do hết sức bình thường là tiếng địa phương. Bởi vì sự phân biệt đối xử nên những người dân Osaka có khả năng chịu đựng bền bỉ mà người Tokyo không thể nhìn thấy được.

Có hai loại phân biệt đối xử: một là xuất phát từ thái độ biết người khác thấp kém hơn mình, hai là khi lo sợ mình thấp kém hơn người khác. Sự kì thị từ những người lính gọi người Do Thái là “Jew” hẳn xuất phát từ sự lo sợ không còn nhận được tiền của người Do Thái. Tương tự, lý do người dân Tokyo phân biệt đối xử với người Osaka là do họ không thể giỏi bằng người Osaka trong việc kinh doanh.

Tôi nghĩ rằng điều này có liên quan mật thiết đến lịch sử lâu đời của nó. Thực tế là những quốc gia lâu đời sẽ có nhiều sự kiện được lặp đi lặp lại nhiều hơn những quốc gia mới. Bằng việc lặp đi lặp lại, những quốc gia lâu đời sẽ đúc kết ra được cách tốt nhất để giải quyết vấn đề. Đó là lý do tại sao một quốc gia mới không thể đánh bại một quốc gia lâu đời.

Cũng như nước Mĩ có lịch sử ngắn cũng không thể theo kịp những chiến lược kinh doanh của một đất nước Do Thái có lịch sử 5000 năm, người dân Osaka với lịch sử 2000 năm cũng có đầy đủ lý do để hơn những người Tokyo lịch sử 400 năm.

Vì vậy người dân Tokyo đang phán xét thiển cận rằng nhà ngoại giao không nên sử dụng tiếng địa phương để đưa ra một cái cớ cho tiếng địa phương của Osaka. Tôi không nói tiếng Anh bằng tiếng địa phương Osaka nhưng tôi cũng không thể giải thích nó cho người dân Tokyo. Dù sao đi nữa tôi đã buộc phải từ bỏ ước mơ trở thành nhà ngoại giao của mình.

Tôi đã là một sinh viên của Đại học luật Tokyo khi làm thông dịch viên cho Tổng tư lệnh Đồng minh. Bố tôi qua đời để lại mẹ tôi sống một mình ở Osaka, vì thế tôi phải làm thêm để kiếm tiền trang trải tiền sinh hoạt và học phí. Tất cả các giá trị, triết học, đạo đức và luật pháp, cho đến lúc đó, đều bị phá hủy và không có gì sánh được với việc có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Vào thời điểm đó, tôi không có ý định giữ lại nét riêng biệt của người Osaka. Tôi thua cuộc trong trận chiến nhưng tôi không muốn thua cuộc bởi xã hội hỗn loạn, sự nghèo đói và cũng không muốn thua cuộc dưới tay quân đội chiếm đóng. Tôi đã bất chấp bước vào nơi của kẻ thù để làm việc bởi suy nghĩ đó. Bởi vì muốn trở thành nhà ngoại giao nên tôi chỉ biết một chút tiếng Anh, nhưng tôi lại có tự tin trong việc xoay sở phải làm như thế nào với nó. Ngoài ra mức lương của thông dịch viên cũng cao hơn đáng kể so với công việc làm thêm của học sinh. Lúc đó thông dịch viên là 10000 yên so với mức 300~400 yên một tháng của những công việc bình thường. Bất cứ ai cũng phải thừa nhận sự thật rằng càng có nhiều tiền thì càng tốt.

Người dân của đất nước bại trận, người da vàng. Trong sự phân biệt đối xử như vậy tôi đã bắt đầu công việc thông dịch viên của mình. Tôi đã bị thu hút bởi những người lính có khả năng chinh phục đồng đội của họ bằng tiền khi bị phân biệt đối xử, bởi thực tế “người Do Thái” là người duy nhất bị phân biệt đối xử, cũng giống như tiếng địa phương của người Osaka từ khi sinh ra. Bởi sự mạnh mẽ đó của người Do Thái, tôi dường như đã tìm được định hướng cuộc đời, đó là phải đánh bại tất cả những kẻ thua cuộc luôn làm ảnh hướng tới tinh thần của mình và sống.

____________________
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ TƯ VẤN
WEB: https://kanata.edu.vn
FACEBOOK: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở:
Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, F8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102

0 0 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

0 Bình luận
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x