1. Với thực tế 52 trường đại học và cao đẳng đào tạo tiếng Hàn, cộng với du học, lao động, học phi chính qui vv ..mỗi năm bình quân ra trường khoảng 15 000 – 20.000 người thì tưởng tượng xem nguồn cung tiếng Hàn là khủng khiếp, vậy và nhu cầu tiếng Hàn thực tế và khi bạn ra trường ra sao? Mức cạnh tranh sẽ quyết định bạn có xin được việc hay không? Định hướng bao giờ cũng quan trọng hơn sự nỗ lực.
2. Cạnh tranh trong tiếng Hàn bây giờ càng khốc liệt. Ví dụ đơn giản thôi: điềm đầu vào của mấy trường tiếng Hàn hàng đầu bây giờ hình như năm ngoái có trường cao ngất, hình như là 28-30. Nhân tài đều tập trung vào đây thì bạn nếu học phình phường thì cạnh tranh kiểu gì? Bây giờ đã hết cái thời mời gọi, ra trường là 100% có việc rồi. Có thể nói rằng từ thời điểm hiện tại, cung sẽ bắt đầu vượt cầu. Hay nói cách khác là cơ hội sẽ chỉ giành cho người giỏi hoặc có năng lực cạnh tranh. Xưa Topik 4 là giỏi, giờ Topik 4 là đầy rẫy rồi. Hãy cố gắng nâng cao trình độ tiếng Hàn nhiều hơn nữa.
3. Hãy tìm hiểu xu thế tuyển dụng của công ty Hàn Quốc hiện nay ? Họ đã bước vào giai đoạn tuyển dụng ưu tiêu chất lượng, chứ không phải nhận đại vì thiếu như xưa nữa. Giờ các doanh nghiệp đều hỏi có Topik 4-5-6 đơn giản vì họ muốn loại bớt những người chưa đạt, do số lượng đăng ký khá nhiều. Tiêu chí tuyển dụng đa dạng, cao hơn, khắt khe hơn, thực dụng hơn xưa rất nhiều.
4. Trong tương lai, kỹ năng phiên biên dịch của con người sẽ không qua được máy móc. Hay nói cách khác, xưa phải thuê phiên dịch tiếng Hàn thì mới giao tiếp được câu đơn giản nhất. Bây giờ có App làm hết rồi, nhanh, thậm chí chính xác gần bằng người, miễn phí, rẻ, tiện lợi vô cùng. Nếu không có thêm kỹ năng để vượt qua giá trị máy móc thì coi như sức lao động đó bỏ, ví dụ kiểu.. học thêm kỹ năng nhậu với khách.
5. Bây giờ mà bỏ công bỏ sức đi dịch thì xưa lắm rồi. Máy móc, phần mềm, từ điển online, vv tất tần tật đều có trên internet. Đừng bao giờ nghĩ cảnh ngồi lọ mọ dịch nữa. Có nhiều phần mềm thì phải biết tận dụng nó hiệu quả hơn rất nhiều khi dịch. Hay nói tóm lại là dùng máy mà dịch, rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện.
6. Giá phiên dịch sẽ đi xuống, các tiền bối phiên dịch nói các em đi sau phá giá? Nói thiệt là không phải phá giá, cung nhiều thì nó rẻ, phá gì, ai chẳng muốn lấy tiền nhiều, nhưng mình kêu nhiều thì thằng khác nó làm mất. Phiên dịch đồng thời vẫn đắt, chẳng có phá giá đâu vì cung vẫn còn ít.Nghề dịch bắt đầu đi vào phân loại, dịch thường thì giá càng rẻ đi, dịch cao cấp thì giá vẫn giữ nguyên và thậm chí đắt hơn xưa.
7. Ra trường mình thấy các bạn sinh viên thường mình thấy có hai nhóm, một nhóm rất giỏi thêm các kỹ năng phụ: làm video, biên dịch, ppt, làm hình ảnh, còn một nhóm thì chẳng biết gì. Bây giờ sẽ không còn cảnh mình dịch ra rồi đưa cho người khác biên tập, chỉnh sửa nữa đâu.
8. Tất cả phiên dịch hiện nay đều thiếu kỹ năng nghề dịch. Bởi chúng ta chỉ học tri thức ở trường, kỹ năng thì trường không thể dạy (có dạy thì cũng rất ít). Hỏi xem dịch thì có được xức nước hoa, ngồi ở đâu, chuẩn bị thế nào, có biết checklist trước khi đi dịch không thì gần như đều rất mơ hồ. Bây giờ tri thức ai chẳng dễ dàng tiếp cận? Kỹ năng là thứ mới khó, muốn có kỹ năng thì phải:
1/ Tìm hiểu tài liệu, sách vở.
2/ Thực hành càng sớm càng tốt
3/ Phải làm đi làm lại thật nhiều lần.
Và hãy nhớ, cái này phải học ngoài, chẳng có trường nào dạy cho các bạn cả.
9. Nói lại lần thứ N: Ngoại ngữ + chuyên môn sẽ là định hướng tất yếu của tương lai, nếu bạn đang học ngoại ngữ thì học thêm chuyên môn, nếu bạn đang học chuyên môn thì phải học thêm ngoại ngữ. Hai bánh xe này sẽ tạo sự bền vững của chiếc xe.
10. Ngay từ khi vào trường, hãy xác định mình 3 câu hỏi :
Sẽ làm gì với tiếng Hàn đó?
Có làm được không?
Và có phải làm cái đó không?
Không trả lời được câu hỏi này thì học để lấy bằng là chính, không phải học để lấy kiến thức. Chẳng có ai giỏi mọi kỹ năng cả, vì thế càng sớm càng tốt định hướng nghề dịch cho mình: Học làm phiên dịch thì lưu tâm học những thứ liên quan đến dịch, học làm biên dịch thì nên học theo hướng dịch tài liệu, học làm giáo viên thì cố gắng trau dồi kỹ năng sư phạm, học làm nghiên cứu thì cố gắng đọc nhiều tài liệu vv
11. Hãy hiểu rõ bàn chất của nghề phiên dịch tiếng Hàn (nghề phiên dịch nào cũng thế thôi, tất nhiên phiên dịch thì dễ kiếm tiền, khỏe hơn, nhanh hơn). Với nữ thì bạn sẽ phải hy sinh khá nhiều đấy (đi sớm, về muộn, nhậu nhẹt, tiếp khách), sau khi có gia đình thì bạn sẽ lại mất một quãng thời gian bỏ nghề vì gia đình. Các doanh nghiệp Hàn Quốc họ không thích phiên dịch nhiều tuổi (vì lương phải trả cao hơn, nói nhiều, già xấu, cái gì cũng biết, không “ngoan” như các em trẻ vv..), từ thời điểm này, mình nghĩ tuổi thọ của nghề phiên dịch tiếng Hàn giỏi cũng chỉ khoảng 10 năm, sau đó sẽ hết động lực vì không còn hấp dẫn.
12. Ngoài những vấn đề trên, bạn nên thử thách mở rộng ra và coi tiếng Hàn là công cụ để làm việc khác, đừng nghĩ tiếng Hàn của mình là tất cả, học xong không học nữa là tụt hậu và bị lớp sau nó đè phát bẹp dí liền. Tại sao cứ học xong tiếng Hàn lại phải đi phiên dịch nhỉ? Làm giáo viên, nghiên cứu, khởi nghiệp, kinh doanh, làm thêm chuyên ngành khác vv.. đang rất rộng mở.
13. Phiên dịch tiếng Hàn thường không có chuẩn đầu ra, cũng không có hệ thống đánh giá quốc gia về phiên dịch, vì thế có người cứ nhầm tưởng em học xong là dịch được. Em họ mình học xong có Topik 6, đi làm khởi nghiệp nó nói họ nói gì em không hiểu, em thấy mơ hồ quá anh ah, may mà ông giám đốc này ông kiên nhẫn, chứ em nghĩ những ngày đầu em dịch xong em cũng không hiểu em nói gì.
Sự lựa chọn định hướng, quan trọng hơn nỗ lực.
____________________
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ TƯ VẤN
WEB: https://kanata.edu.vn
FACEBOOK: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở:
Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, F8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102