HỎI – ĐÁP VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC KỸ NĂNG HỌC TIẾNG HÀN HIỆU QUẢ – PHẦN 2: NGỮ PHÁP

“Hiểu rõ và chuẩn bị trước khi bắt đầu đã là thành công một nửa”

STTVấn đề gặp phảiNguyên nhânCách giải quyết
1Học xong rồi hay quên hoặc nhầm với ngữ pháp khác.Vì học ngữ pháp mới mà không ôn lại ngữ pháp cũÔn đi ôn lại hoặc kết hợp chung với ngữ pháp mới, vừa nhớ được ngữ pháp cũ, vừa học được ngữ pháp mới.
2Làm thế nào để nhớ ngữ pháp nhanh?Không thực hành nhiềuCho nhiều ví dụ câu và luyện nói
3Không hiểu phần định ngữPhần ngữ pháp này khó, chưa quen cách biến đổi.Soạn giáo án định ngữ, Giảng lại phần định ngữ

Định ngữ  = Tính từ+ Danh từ: danh từ luôn nằm cuối: Lưu ý thời trong định ngữ:을/은/는: 만난 사람

Thực hiện theo cách hướng dẫn của GV, không nên phức tạp quá vấn đề, hiểu đơn giản làm bài tập theo GV hướng dẫn, làm liên tục sẽ nắm rõ bài.

4Không xác định được chủ ngữ, vị ngữ.Kiến thức yếu

Không chịu đặt câu và do học yếu.

Giảng lại phần lý thuyết chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ

Cho bài viết, tìm chủ ngữ vị ngữ tiếng Việt

Cho 10 câu tiếng Hàn, bắt xác định chủ ngữ, tân ngữ, vị ngữ, động

5Không biết đặt câuTừ vựng kém, ngữ pháp kémGiảng lại ngữ pháp, yêu cầu học viên học thuộc ngữ pháp.
6Cách tiếp cận với cấu trúc ngữ pháp khi nó ngược với cấu trúc của tiếng việt?

 

Đặc tính cấu trúc tiếng Hàn vốn khác tiếng Việt nên phải xác định được các thành phần chủ ngữ, động từ, tân ngữ, tính từ, định ngữ,… và nắm rõ vị trí của chúng

 

Đầu tiên bạn cần hiểu được rõ ràng các thành phần của một câu văn trong tiếng hàn, vị trí nó khác với tiếng mẹ đẻ của mình thế nào. Sau khi hiểu bạn phải chấp nhận loại ngôn ngữ này vốn dĩ nó là vậy.Và bạn hãy xem sự khác biệt này chính là sự thú vị, thúc đẩy mình tò mò, khám phá nhiều hơn.

Phân tích những câu dài thành những cụm nhỏ để dễ dịch, sau đó sắp xếp thứ tự dịch. Có thể tham khảo các sách về ngữ pháp để nắm những kiến thức căn bản về ngữ pháp tiếng Hàn và làm nhiều bài tập để làm quen.

7Áp dụng ngữ pháp vào giao tiếp thật khó hãy cho chúng em phương pháp ?

 

Chưa nắm vững ngữ pháp, ngại giao tiếp.

 

Khi chưa đưa ngữ pháp vào trong giao tiếp được, chứng tỏ bạn chưa học ngữ pháp đó trôi chảy, bạn chỉ dừng lại ở việc hiểu và ghi nhớ thôi. Chứ chưa biến nó thành một phần trong tâm trí nhớ bạn. Vậy để thực hiện được thì điều đầu tiên trong mọi bối cảnh thường nhật xảy ra hãy nói ngay một câu tiếng hàn liên quan đến cấu trúc đó, dần dần sẽ tạo thành phản xạ để bạn nói được khi vào đúng văn cảnh với người Hàn.
8Cách phân biệt những ngữ pháp hoặc từ vựng có nghĩa giống nhau?

 

– Phong phú vốn từ.

– Từ địa phương.

 

– Đa phần các từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau.

– Dựa vào ngữ cảnh hoặc học từ theo cụm liên quan.

– Tra cách sử dụng, ngữ cảnh của những ngữ pháp tương đương tại nguồn uy tín.

9Tại sao phải chia đuôi câu?Trong tiếng Hàn nếu không chia đuôi câu sẽ bị coi như nói “ trổng:”Nắm rõ cách sử dụng đuôi câu kết thúc.
10Khi nào dùng 다, khi nào dùng 요?Đuôi “다” thì lịch sự nhưng trang trọng( giữ khoảng cách) còn đuôi câu “ 요” thì vừa lịch sự vừa thân thiện, gần gũi.Tùy thuộc vào mối quan hệ hoặc tình huống mà sử dụng một trong hai đuôi câu này nhưng khi gặp ai đó lần đầu thì nên dùng đuôi câu “ 다”.
11Làm sao biết câu có định ngữ hay không và định ngữ ở đâu để chia công thức?Định ngữ là công thức để biến đổi một động từ thành một danh từ và trong câu thì chỉ có thể sử dụng một động từ. Vì thế có thể hiểu nôm na là khi trong câu có “ hai động từ hoặc hai mệnh đề” thì phải sử dụng định ngữ để biến một động từ thành danh từ

Đặt nhiều câu dịch ra tiếng Hàn có sử dụng định ngữ.

13Nếu đảo trật tự câu thì người Hàn có hiểu không?

 

Không hiểu nghĩa của câu, chỉ hiểu nghĩa từ vựng. Nếu hiểu là do người Hàn đó đoán được ý bạn muốn nói  và đó là sự khác biệt trong câu trúc Hàn – Việt– Cấu trúc Việt : S + V + O

– Cấu trúc Hàn : S + O + V

– Để dịch từ Hàn – Việt thì chủ ngữ chính (nằm ở đầu câu), và động từ chính (nằm ở cuối câu) được dịch trước, tân ngữ (nằm ở giữa) dịch cuối

14게 dịch bao nhiêu nghĩa? – A게 Biến tính từ thành trạng từ ( một cách)

– V게 Chỉ mục đích, mục tiêu (để, để cho,..)

– 게 = 것이 (cái)

15찮아요 có phải là viết tắt của 지 않다 không? V/A + 잖아요 : nhấn mạnh hay nhắc lại điều mà người khác đồng ý hay cung cấp 1 lý do, sửa chữa lại lại nói, lời nhận xét.

V/A + 지 않다: không V/A

16의 dùng như thế nào? Trợ từ/ tiểu từ 의

Chúng ta đã quen thuộc với nghĩa sở hữu của 의 nhưng để hiểu cặn kẽ các hoàn cảnh sử dụng thì 표준국어대사전 Đại từ điển quốc ngữ chuẩn có liệt kê 21 ý nghĩa của trợ từ 의 khi kết hợp sau danh từ.

17 Khi nào dùngV기,khi nào dùng V는 것, khi nào dùng V음/ㅁ?

 

Chưa chịu khó tìm tòi, học hỏi trên mạng-기 được dùng cho các hành động chưa hoàn thành (chưa kết thúc) hoặc các câu thành ngữ, nó thường được sử dụng với các tính từ cảm xúc hoặc một vài động từ chỉ hành động.

VD: 이곳은 보석을 보관하기에 좋습니다.

Nơi này tốt cho việc bảo quản châu báu.

혼자 있기 싫어요.

Tôi ghét ở một mình

집 찾기가 어려웠어요

Việc tìm nhà đã rất khó khăn

사업이 잘되시기를 기원합니다.

Chúc công ty sẽ làm ăn phát đạt

눈이 아프기 시작했습니다.

Mắt tôi bắt đầu đau

오늘 숙제를 같이 하기로 약속했어요.

Đã hứa sẽ làm bài tập cùng nhau

식은 죽 먹기

Như ăn cháo nguội -> Một việc dễ dàng

하늘의 별 따기

Như hái sao trên trời -> Một việc không thể làm được, đạt được

-(으)ㅁ  được dùng cho các hành động đã hoàn thành (kết thúc) hoặc hành động đã xảy ra, vì vậy có thể thêm thì quá khứ vào trước 음.

민수의 이야기가 거짓임이 알려졌다.

Câu chuyện của Minsu đã lộ ra sự giả dối

이미 늦었음을 깨달았다.

Tôi nhận ra là đã quá trễ

환경보호의 중요함을 주장했다.

Anh ấy khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường

비가 가을이 왔음을 알려 주고 있다.

Trận mưa cho chúng ta biết mùa thu đã đến

뭔가를 숨기고 있음을 분명하다.

Rõ ràng là anh ấy đang giấu diếm điều gì đó

범죄를 저질렀음을 알고 있었다.

Tôi đã biết anh ấy phạm tội

Nó thường được dùng với các tính từ hay động từ mà hầu hết mang ý nghĩa “ý kiến, cách nhìn, đánh giá, sự hiểu biết, những thực tế, báo cáo, tuyên bố hay những hành động đã hoàn thành”. Chúng ta cũng sử dụng 음 để rút ngắn câu cuối của các văn bản, tài liệu

사람을 찾음 Tìm người

사실과 다르지 않음을 증명합니다. Tôi chứng minh rằng nó không khác sự thật

-는 것 (-는 거) thì linh hoạt và mềm dẻo hơn

-기 hay -음. Bạn có thể dùng -는 것 thay cho -기 hoặc -음 ngoại trừ một vài ngữ pháp cố định như -기에 좋다, -기를 바라다/희망하다/기원하다, -기 시작하다, -기로 (약속)하다, -기만 하다, -기도 하다…

집에 혼자 있는 것이 싫어요. – 집 찾는 것이 어려웠어요. = 집에 혼자 있기 싫어요.

뭔가 숨기고 있는 것이 분명해요. = 뭔가 숨기고 있음을분명해요.

범죄를 저지른 것을 알고 있었다. = 범죄를 저질렀음을 알고 있었다.

18Làm thế nào để sử dụng đúng tất cả các ngữ pháp “vì…nên” như là 으니까, 아/어/여서, 은/는데, 때문에…Chưa chịu khó tìm tòi, học hỏi trên mạng* Giống nhau:

– Cả 3 cấu trúc này đều là cấu trúc chỉ nguyên nhân, kết quả và có nghĩa tương đương tiếng Việt là “vì…..nên….”

– Cả 3 cấu trúc đều dùng được với Danh từ, động từ, tính từ

*Khác nhau:

ĐT, TT 아/어서

DT(이)라서

– Vế 1: Không chia với thì quá khứ

– Vế 2: Không chia ở dạng mệnh lệnh, rủ rê, đề nghị

– Nhấn mạnh hệ quả ở vế 2 hơn là lý do

– Dùng trong câu nêu nguyên nhân – kết quả thông thường, thường dùng khi nói lý do để cảm ơn, xin lỗi.

비가 와서 학교에 안 가요. Vì mưa nên không đến trường

늦어서 미안해요. Xin lỗi vì đến muộn

학생이라서 돈 많이 없어요. Vì là học sinh nên không có nhiều tiền.

ĐT, TT (으)니까

DT (이)니까

– Vế 1: Có thể chia quá khứ

– Vế 2: Chia dạng mệnh lệnh, rủ rê, đề nghị

– Nêu bối cảnh ở vế 1 để đưa ra mệnh lệnh, rủ rê, đề nghị ở vế 2

바가 오니까 등산하지 마세요. Vì mưa nên đừng leo núi.

추우니까 밖에 나가지 마세요 . Vì trời lạnh nên đừng đi ra ngoài

지난주에 그 영화를 봤으니까 다른 영화를 봅시다. Vì tuần trước đã xem phim đó rồi nên hãy xem phim khác đi

추우니까 밖에 나가지 마세요

. Vì trời lạnh nên đừng đi ra ngoài

지난주에 그 영화를 봤으니까 다른 영화를 봅시다. Vì tuần trước đã xem phim đó rồi nên hãy xem phim khác đi

너는 남자니까 그렇게울지마세요. Vì cậu là con trai nên đừng khóc kiểu vậy.

  ĐT 기 때문에

DT 때문에

( thường dùng trong ý tiêu cực. Dịch tương đương tiếng Việt là ” tại, do…”)

– Vế 1: Được chia quá khứ

– Vế 2: Không chia mệnh lệnh, rủ rê

– Nhấn mạnh vào lý do

너 때문에 난 늦었어요.. Tại cậu mà tớ bị muộn rồi.

열심히 공부하지 않았기때문에 시험에떨어졌어요. Tại không học hành chăm chỉ nên đã thi trượt

감기에 걸렸기 때문에 병원에 가야 돼요. Do bị cảm nên phải đi bệnh viện

게으르기 때문에 학업이 뒤쳐지다. Vì lười bên học kém

19Làm thế nào để phân biết V을/ㄹ 테니까 và V/A을/ㄹ 텐데Nghe giảng không kĩ hoặc chưa chịu khó tìm tòi, học hỏi trên mạng

 

‘텐데’ trong ‘-(으)ㄹ 텐데’ là từ rút gọn của ‘터인데’ còn ‘테니까’ trong ‘-(으)ㄹ 테니까’ là từ rút gọn của‘테어니까’. Nếu tham khảo ý nghĩa của ‘-ㄴ데’ và ‘-니까’ thì có thể nắm bắt được sự khác biệt về ý nghĩa của ‘텐데’ và ‘테니까’

‘-ㄴ데’ là vĩ tố liên kết được sử dụng khi nói trước về tình huống, hoàn cảnh có liên quan ở vế trước để thuyết minh, hỏi, yêu cầu hoặc yêu ra đề nghị ở vế sau.

‘-니까’ là vĩ tố liên kết thể hiện vế trước là nguyên nhân hoặc căn cứ, tiền đề cho vế sau và nó cũng là vĩ tố liên kết được sử dụng khi trước tiên trần thuật về một sự việc nào đó rồi có một sự việc khác liên quan đến sự việc đó được tiếp nối.

20Làm thế nào để phân biệt 못 V và V을/ㄹ 수 없다.

 

Chưa chịu khó tìm tòi, học hỏi trên mạng

 

2 ngữ pháp này đa số có thể dùng thay cho nhau. Về sự khác biệt thì rất khó để phân biệt nhưng theo 국립국어원:

+ ‘못’은 일반적으로 능력이 없음을 나타내고

+ ‘-ㄹ 수 없다’는 의도가 없음을 나타내지만 둘 다 능력이나 의도와 관계없이 상황이 그러하지 않음을 나타낼 수도 있습니다.

=> Khác nhau:

1. 못 : không có khả năng làm

2. ㄹ 수 없다 : không có ý đồ , ý định làm

Cả hai có thể xảy ra tình huống khác không liên quan đến “năng lực” hay “ý định”

21Làm thế nào để phân biệt V/A을/ㄹ 것 같다 và V/A겠다, V/A을/ㄹ 거예요 khi mang ý nghĩa là “ chắc sẽ ”.

 

Chưa chịu khó tìm tòi, học hỏi trên mạng

 

비가 오겠어요.

비가 올 거예요

비가 올 것 같아요.

Cả 3 câu đều được dùng như nhau, không có khác biệt gì quá lớn

Thế nhưng, khác với ‘-ㄹ 것 같다’ chỉ được dùng khi thể hiện sự dự đoán, ‘-ㄹ 거이다’ ngoài ý nghĩa dự đoán còn thể hiện ý chí của người nói (저는 내일 떠날 거예요), ‘-겠-’ ngoài diễn tả sự dự đoán, suy luận còn thể hiện khả năng (나도 그만큼 먹겠다) và nó cũng thể hiện ý đồ, ý chí của người nói.

22Nhiều khi động từ và tính từ  khó phân biệt được, làm thế nào để phân biệt cho đúng ? – Tính từ : là những từ chỉ tính chất của sự vật, sự việc

– Động từ : là những từ thể hiện 1 hành động

23Tại sao lại phải chia đuôi câu ?

 

 – Để biết được câu nói là thuộc thì nào(quá khứ,hiện tại,tương lai)

– Để biết được mức độ của mối quan hệ giữa 2 người đang nói chuyện

– Để thể hiện rõ ràng được sự tôn kính hay không…..

– Để biết đâu là câu hỏi, đâu là câu trả lời

24Phân biệt Động từ và tính từ có từ có 하다 có từ chỉ có 다. – Xem từ đó thể hiện hành động hay tính chất.

– Tính từ: là những từ chỉ tính chất của sự vật, sự việc.

– Động từ: là những từ thể hiện 1 hành động.

25Tại sao phải chia đuôi câu ? Chia đuôi câu để thể hiện sự tôn trọng hoặc vai vế với người mình nói chuyện.
26Có phải lúc nào cũng nên sử dụng kính ngữ, đuôi câu 세요 (tôn kính) trong cả mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp để thể hiện sự lịch sự, tôn trọng? Khi mối quan hệ là bạn bè thân thiết thì không sử dụng đuôi 세요, còn bạn bè mức độ bình thường không thân thiết hay đồng nghiệp trong công ty thì nên sử dụng kính ngữ 세요.

 

27Sự khác nhau giữa 는지  알다/ 모르다 và  는  줄  알다/모르다? – 는 줄 알다/모르다 : biết hay không biết là….

– 는지 알다/모르다 : Biết hay không biết 1 thứ gì đó , hỏi xem người nghe biết hay không biết thông tin trong câu hỏi của mình, thường dùng với từ để hỏi phía trước.

28Sự khác nhau giữa 다가 và 았/었/였다가? Khác biệt giữa 다가 và 았었다가 là phần quá khứ 았/었 mang nghĩa đã hoàn thành việc làm rồi và không làm việc đó nữa trong khi 다가 thì chỉ mang nghĩa trong khi đang làm gì thì xảy ra việc gì đó.
29Sự khác nhau giữa 던 và 았/었/였던?

 

 – Động từ/Tính từ + 던

1. Ngữ pháp diễn tả một việc, hành động ở quá khứ chưa kết thúc vẫn còn đang dang dở.

2. Ngữ pháp diễn tả việc trong quá khứ hay làm mà giờ không làm nữa. Trước nó hay đi cùng với từ: 자주, 여러번,지금까지 계속…(thường xuyên, nhiều lần, cho đến bây giờ vẫn…)

– V/A + 았/었던

Biểu hiện nghĩa hồi tưởng lại một sự việc, hành động, trạng thái đã xảy ra trong quá khứ nhưng tình huống đó không được hoàn thành và bị đứt quãng.

30Sự khác nhau giữa 나 보다 và 는  것  같다? – 는 것 같다

1. Sử dụng để dự đoán đơn giản dựa vào trực quan (không liên quan đến việc có căn cứ hay không)

* Người nói không đưa ra chứng cớ hay căn cứ khách quan mà chỉ dự đoán theo cảm nhận chủ quan.

2. Sử dụng để đánh giá/ cảm nhận/ phán đoán sau khi trải nghiệm trực tiếp.

3. Sử dụng khi nói chuyện về trải nghiệm mà không nhớ chính xác.

* Người nói không nhớ chính xác về sự việc nào đấy mình đã trải nghiệm trong quá khứ.

4.  Sử dụng với dự đoán trước khi sự việc xảy ra (một việc trong tương lai

* Trường hợp này đưa ra giả định về sự việc trong tương lai, hoặc tình trạng nào đó mà chưa có kinh nghiệm. Việc dự đoán này có thể dựa trên căn cứ, sự thật nào đó về tình trạng có khả năng xảy ra hoặc có thể dự đoán chủ quan.

5. Sử dụng để nói giảm nói tránh khi từ chối hoặc thể hiện sự tôn trọng.

* Trường hợp này dùng khi thể hiện ý nghĩa từ chối hoặc tôn trọng với ý đồ để giảm áp lực cho người nghe và giảm gánh nặng của người nói.

– 나 보다

1. Sử dụng để dự đoán nguyên nhân dựa trên chứng cứ khách quan.

2. Sử dụng để dự đoán dựa trên thông tin gián tiếp.

* Người nói không trải nghiệm trực tiếp nhưng thông qua người khác mà có được thông tin xác nhận một cách gián tiếp rồi đưa ra dự đoán một cách khách quan.

31Sự khác nhau giữa V고 있다 và V+아/어/여  있다

 

 *V+아/어/여  있다

 – Diễn tả hành động đó được hoàn thành và vẫn đang duy trì trạng thái đó.

 – Thường sử dụng với nội động từ & động từ bị động.

Ex: Bình hoa được đặt trên . -> 꽃병이 책상 위에 놓어 있다.

( Lúc mình nhìn thấy thì bình hoa đã được đặt trên bàn rồi và bây giờ vẫn còn trên bàn. )

*V고 있다

– Diễn tả hành động đang diễn ra.

 – Thường sử dụng với ngoại động từ và động từ chủ động.

Ex: Mai đang đến Việt Nam

 -> 마이 씨는 베트남에 가고 있다.

(có nghĩ là bạn Mai đang trên đường đi đến Việt Nam thôi.)

32Tại sao trong tiếng hàn lại có nhiều cấu trúc ngữ pháp? – Thứ nhất vì nó một ngôn ngữ mới và khác hoàn toàn với tiếng Việt nên chúng ta sẽ cảm thấy khó và nhiều ngữ pháp.

 – Thứ 2 Nhiều nhưng thật ra cũng không nhiều. Chỉ cần chúng ta nắm chắc ngữ pháp gốc hay nói cách khác ngữ pháp cơ bản, sơ cấp.

– Thứ 3 Những ngữ pháp về sau nếu hiểu rõ chúng ta cũng có thể thấy nó được ghép từ những ngữ pháp cơ bản.

33Đuôi văn viết cũng dùng trong văn nói luôn phải không? Em coi phim hay thấy nói “ 좋다, 간다,…” – Có những ngữ pháp dùng cho văn viết nhưng đôi khi vẫn được dùng trong các buổi thuyết trình, diễn thuyết.

– A다! Cũng là kiểu văn nói thuộc dạng cảm thán mà người nói trực tiếp trải nghiệm hay thấy.

34Trong văn nói có cần phải nói trợ từ “ 은/는/을/를…” không mà em nghe phim nhiều câu không nói?

 

 – Nếu một đơn theo cấu trúc S O V thì mình có thể lược và nghe vẫn hiểu.

Nhưng nếu câu có nhiều thành phần hơn mình phải dùng trợ từ để chỉ rõ hơn thì người nghe mới hiểu được ý của người nói.

Ex: Ê… Hôm qua Mai tặng hoa cho anh tui á!

 -> 저 마이 씨 내 형 꽃 줬어 ( nếu nhìn vào câu tiếng hàn như vậy. Không thể hiểu được là anh tặng cho Hoa hay Hoa tặng anh??? )

35Ngữ pháp tiếng Hàn nhiều thế có dùng hết khi nói chuyện không?

 

Ngữ pháp tiếng Hàn tuy nhiều, nhưng vẫn dùng trong văn nói thông thường lẫn văn viết.Nên phân loại cấu trúc ngữ pháp theo từng cấp độ sơ-trung-cao. Cái nào hay dùng-ít dùng. Cái nào dùng trong văn nói-văn viết.

Cần có 1 quyển sổ riêng để viết cấu trúc ngữ pháp, nghĩa của nó, cách dùng, các ví dụ minh họa cụ thể. Và thường xuyên xem.

36에 và 에서 sử dụng như thế nào? -에

+Đứng sau danh từ chỉ nơi chốn, chỉ nơi mà hành động hướng đến, đi với động từ di chuyển

+Đứng sau danh từ chỉ nơi chốn, chỉ nơi mà chủ ngữ tồn tại (있다: ở, 없다: không ở…)

+Chỉ nguyên nhân của hành động

+Dùng kèm với danh từ đơn vị đếm

-에서

+Chỉ ra địa điểm diễn ra hành động

+Chỉ điểm xuất phát của hành động : Từ…

37Trong tiếng Hàn có bao nhiêu đuôi câu khác nhau? – Đuôi câu trang trọng.

– Đuôi câu thân mật.

– Đuôi câu cảm thán.

– Đuôi câu mệnh lệnh, rủ rê, yêu cầu.

– Đuôi câu trong văn viết.

38Quy tắc phiên âm tên tiếng Việt sang Quy tắc phiên âm này không có một chuẩn mực nào cụ thể cả. Quan trọng là phần phát âm tiếng Việt như thế nào, để phiên sang tiếng Hàn cho dễ đọc và giống nhất có thể. Ví dụ như thên Thanh. Thì tiếng Hàn không có phụ âm cuối “nh” như tiếng Việt nên thường sẽ được viết thành 탄 hoặc 타잉 tuỳ vào cách phát âm.
39Có bảng thống kê những động từ bất quy tắc như tiếng Anh không?

 

 Hiện tại tài liệu tiếng Việt thì giáo trình của Kanata ở các sách thì cũng có. Nhưng nếu HV muốn tổng hợp thì đường link của Wikipedia Hàn Quốc, bạn thử tham khảo :

(https://ko.wiktionary.org/wiki/분류:한국어_불규칙활용_동사)

40Định ngữ là gì? Định ngữ hay còn gọi là bổ ngữ. Là phần động từ hay tính từ hoặc thậm chí là cả mệnh đề nằm trước danh từ tiếng Hàn nhằm mục đích bổ ngữ, là rõ nghĩa cho N đó.
41Cách xác định định ngữ.Để giỏi định ngữ trước tiên bạn cần giỏi tiếng Việt, tức là bạn phải biết phân biệt loại từ, phân biệt các thành phần bộ phận trong câuB1 : Xác định phần nào là định ngữ, đâu là DANH TỪ CHÍNH, ĐỘNG TỪ CHÍNH trong câu.

B2 : Xác định xem danh từ chính vừa tìm là BỘ PHẬN GÌ trong câu.

B3 : Xác định từ cần chia định ngữ thuộc TỪ LOẠI NÀO (động từ, tính từ?), ở thì nào (quá khứ, hiện tại, tương lai?)

B4 : Làm câu như bình thường, chia động từ/ tính từ theo công thức định ngữ + DANH TỪ CHÍNH + trợ từ theo sau.

Phân tích câu, xác định rõ các bộ phận, từ loại trong câu trước khi làm sẽ giúp ích rất nhiều.

42Tại sao người Hàn lại sử dụng quá nhiều đuôi câu? – Hàn Quốc là một quốc gia trọng lễ nghĩa, phân chia vai vế cấp bậc rất rõ ràng. Mỗi đuôi câu có 1 cách sử dụng khác nhau, dùng cho từng loại người khác nhau, dùng trong từng hoàn cảnh khác nhau, thể hiện sắc thái khác nhau. Bạn không thể dùng đuôi câu thân mật nói chuyện với người lớn (dù có thật sự thân thiết), bạn cũng không thể dùng đuôi câu trang trọng với người thân thiết.
43Cách biến động từ thành bị động và cách dùng?

 

 Có 4 cách :

1. Danh từ hán hàn + đuôi 되다

VD : 배달되다(Được giao hàng), 이용되다(Được sử dụng)

2. V아/어지다 : Được gắn vào thân động từ hành động để thể hiện hành vi nào đó tự động hoặc nhận ảnh hưởng của cái khác để đạt được hoặc trở thành trạng thái như thế.

Ví dụ :

– 전화가 갑자기 끊어져서 통화를 길게 하지 못했어요.

(Điện thoại đột nhiên bị ngắt nên đã không thể kéo dài cuộc gọi được)

– 공부를 하고 있는데 갑자기 방에 불이 꺼졌어요. (Tôi đang học bài thì đột nhiên điện ở phòng bị tắt đi.)

3. Gốc của một nhóm động từ kết hợp tương ứng với các đuôi bị động 이/리/기/히 tạo thành những động từ bị động.

  •     Loại động từ bị động 이

깎다 : cắt, gọt – 깍이다: bị cắt, bị gọt, bị cắt giảm

놓다 : đặt, để – 놓이다: được đặt, được để

바꾸다 : đổi – 바뀌다: bị đổi

보다 : xem – 보이다: được xem

쌓다 : chồng chất – 쌓이다: được chồng chất

풀다 : tháo, gỡ – 풀리다: được tháo, gỡ

  • Loại động từ bị động 기

감다 : gội – 감기다: được gội

씻다 : rửa – 씻기다: được rửa

안다 : ôm – 안기다: được ôm

쫓다 : đuổi đi, đuổi theo – 쫓기다 : bị đuổi, bị đuổi theo

찢다 : xé, làm rách – 찢기다 : bị xé, bị rách

  • Loại động từ bị động 히 (thường là gốc động từ có patchim ㄱ, ㅂ)

먹다 : ăn – 먹히다: bị ăn thịt

밟다 : giẫm, đạp – 밟히다: bị giẫm đạp

읽다 : đọc – 읽히다: được đọc

잡다 : bắt – 잡히다: bị bắt

접다 : gấp, xếp – 접히다: được gấp lại, được xếp

Ví dụ :

–  밥을 먹다 (Ăn cơm) -> 밥이 먹기다 (Đút cơm, cho ăn cơm)

– 범인을 잡아요 (Bắt phạm nhân) -> 범인이 잡혀요 (Phạm nhân bị bắt)

4. V/A게 되다: Trở thành, bị, trở nên, phải, được…

Là cấu trúc động từ bổ trợ. Khi kết hợp với động tính từ thì thể hiện sự bị động của động tính từ đi kèm, và thường đi với các trạng từ như 결국 (kết cục), 마침내 (cuối cùng), 드디어 (cuối cùng) hoặc với hình thức hoàn thành “었”.

Ví dụ :  

–         점점 날이 밝아집니다 : Trời sáng dần (chỉ sự biến hoá của trạng thái)

–         내일부터 매일 만나게 되었어요 : Từ ngày mai chúng ta sẽ (được, phải) gặp nhau hàng ngày.

44Phân biệt các Sẽ trong tiếng Hàn. 1. V (으)ㄹ 거예요 / 것이다

– Có thể sử dụng cho cả ngôi 1, ngôi 2 và ngôi 3. Ngôi 1 thể hiện kế hoạch, ý chí của người nói. Ngôi 2 để hỏi đối phương về kế hoạch của họ. Ngôi 3 dự đoán.

내일 학교에 갈 거예요.

Tôi sẽ đến trường vào ngày mai.

내일 학교에 갈 거예요?

Ngày mai bạn có đến trường không?

내일 철수 씨는 학교에 갈 거예요.

Chắc mai Chulsoo sẽ đến trường.

– Có thể sử dụng cho cả động từ và tính từ.

2. V(으)ㄹ게요  chỉ có thể sử dụng cho ngôi 1. Sử dụng với chủ ngữ  제가

이따가 김치를 먹을게요. Tí nữa tôi sẽ ăn kimchi (O)

제 누나가 이따가 김치를 먹을게요. Tí nữa chị tôi sẽ ăn kimchi (X)

Chú ý : (으)ㄹ게 chỉ có thể sử dụng cho động từ.

Khi dùng (으)ㄹ게 là mình sẽ làm hành động đó ngay lập tức.

갈 게요 Tôi đi đây (đi ngay)

3. V겠다 :  Khác với ‘을 거예요’ ở chỗ ‘겠다’ mang tính chất ‘trang nghiêm’ hơn và thế hiện ý chí mạnh mẽ hơn. Chủ yếu dùng trong công ty, hội họp….còn ‘을 거예요’ thì hay được dùng trong sinh hoạt hằng ngày hơn.

– 겠다 có thể sử dụng cho cả động từ và tính từ (phỏng đoán)

– 겠다 phỏng đoán khi dùng cho ngôi 3

지금은 한국에 눈이 오겠어요. Chắc là bây giờ ở Hàn Quốc tuyết đang rơi.

* Cảm thán :

와~ 맛있겠다 . Woa~ ngon thế/ chắc là ngon lắm đây.

Chú ý : Sắp xếp theo thứ tự từ tương lai gần nhất đến tương lai xa hơn.

(으)ㄹ 게요 ➔   (으)ㄹ 거예 ➔   겠다

Ví dụ dễ hiểu nhất so sánh độ xa của tương lai trong 3 ngữ pháp :

한국에 갈게요. Tôi sẽ đi Hàn Quốc (đi luôn, mang tính chắc chắn, mang tính hứa hẹn)

한국에 갈 거예요. Tôi sẽ đi Hàn Quốc (cảm giác chắc chắn. Mang tính ý chí nhưng không cao)

한국에 가겠어요. Tôi sẽ đi Hàn Quốc (cảm giác còn lâu mới đi, chưa chuẩn bị, nhưng có dự định, ý chí quyết tâm đi)

45Khi nào dùng 은/는. Khi nào dùng 이/가 Cả은/는 và 이/가 đều có thể làm trợ từ cho chủ ngữ, nhưng이/가 và 은/는 có các điểm khác sau :

이/가 Nhấn mạnh chủ ngữ, còn 은/는 muốn người nghe chú ý đến hành động, yếu tố khác trong câu hoặc nhấn mạnh những thành phần khác trong câu (tân ngữ, thời gian, nơi chốn,..)

Ví dụ :

이름이 뭐예요? (Ý nhấn mạnh “Tên” là gì?)

제 이름은 철수예요. (Muốn người nghe chú ý đến tên 철수)

저는 밥을 먹어요. (Chú ý hành động ăn cơm)

Trong câu có 2 chủ ngữ thì chủ ngữ đầu sử dụng 은/는, chủ ngữ thứ hai sử dụng 이/가  và nhấn mạnh chủ thể nào thì dùng 이/가 với danh từ chủ thể đó.

Ví dụ : 이식당은 김밥이 맛있어요 . Nhà hàng này món Kim Bap ngon. (Chủ thể Kimbap thuộc trong chủ thể nhà hàng. Đặt trong hoàn cảnh gia đình bạn đến nhà hàng ăn, bạn giới thiệu với gia đình rằng ở nhà hàng này có món Kimbap ngon)

김밥은 이 식당이 맛있어요 . Món Kimbap thì ở nhà hàng này ngon (Đặt trong hoàn cảnh gia đình bạn muốn ăn Kimbap, bạn muốn thể hiện rằng đối với món Kimbap, trong số nhiều nhà hàng bán thì nhà hàng này bán ngon)

Dùng trợ từ 은/는 khi mang ý nghĩa so sánh, liệt kê…

Ví dụ : 저는 베트남 음식을 좋아하지만 남동생은 한국 음식을 좋아해요. (Tôi thích món ăn Việt Nam nhưng em trai thì thích đồ ăn Hàn Quốc)

Dùng trợ từ이/가 khi phía sau là tính từ, là chủ ngữ phụ trong vế định ngữ hoặc phủ định của Danh từ: N이/가 아니다 (Không phải là N)

Ví dụ : 김치가 매워요.(Kim chi cay)

어머니가 자주 만드는 음식은 불고기예요.(Món ăn mẹ hay làm là món Bulgogi)

학생이 아니에요. (Không phải là học sinh)

이/가 được dùng cho chủ thể mới, còn은/는 dùng cho chủ thể đã biết.

46Phân biệt ngữ pháp sẽ :

겠다 – (으)ㄹ거예요 – (으)ㄹ게요 – (으)ㄹ것이다 – (으)ㄹ겁니다

 ➢   Điểm giống nhau là tất cả đều nói về một việc gì đó sẽ làm trong tương lai. “SẼ…”

➢   Khác biệt :

❖    (으)ㄹ 거예요 : thể  hiện kế hoạch, dự định trong tương lai của mình mà không liên quan đến người nghe.

❖    (으)ㄹ게요 : nói về ý chí ,lời hứa mạnh mẽ của bản thân và có liên quan đến người nghe.muốn truyền đạt ý,lời hứa của mình đến người nghe.

가 : 다음 달에 무엇을 합니까?

 1. 다음 달에 가족과 함께 여행할게요. (X) tháng sau tôi sẽ (hứa sẽ )đi du lịch với gia đình tôi (Người nghe ( người hỏi) không phải là người tham gia vào chuyến đi cùng gia đình bạn.(không có mối liên hệ))

 2. 다음 달에 가족과 함께 여행할 거예요 .(O) tháng sau tôi sẽ đi du lịch với gia đình tôi.

(Đây là kế hoạch của bạn và không liên quan đến người nghe( người hỏi))

❖    (으)ㄹ 거예요 : có thể dùng cho câu hỏi

❖    (으)ㄹ게요 : không thể dùng cho câu hỏi

1. 한국에 갈게요? (X) bạn sẽ đi Hàn sao?

2. 한국에 갈 거예요? (O) bạn sẽ đi Hàn sao?

❖    (으)ㄹ게요 : chỉ dùng với động từ và chủ ngữ ngôi 1.

가 : 수업이 끝나고 만날까요? học xong chúng ta gặp nhau nhé?

나 : 네,그럼 이따가 제가(묻는 사람에게) 전화할게요. vâng, vậy lát nữa tôi sẽ gọi lại cho cậu( người hỏi)

❖    (으)ㄹ 거예요 : dùng được với cả động từ, tình từ và danh từ.Chủ ngữ ca 3 ngôi.Khi chủ ngữ là ngôi 3 mang ý nghĩa phỏng đoán một sự việc,hiện tượng nào đó mang tính chủ quan “CHẮC SẼ LÀ…, CHẮC SẼ…” (dùng được với tình từ)

1. 내일은 날씨가 추울 거예요. Ngày mai chắc là sẽ lạnh.

➢   ~겠다 : “SẼ…, NHẤT ĐỊNH SẼ….”

❖    Nếu chủ ngữ ngôi thứ nhất:thể hiện ý chí mạnh mẽ của bản thân “TÔI SẼ…, TÔI NHẤT ĐỊNH SẼ…., TÔI CHẮC CHẮN SẼ….”.

❖    Ý chí mạnh mẽ,chắc chắn hơn (으)ㄹ 거예요.

1. 제가 한국어를 열심히 공부하겠습니다.tôi nhất định sẽ học tiếng Hàn chăm chỉ.

2. 그 집을 사겠어요.Tôi chắc chắn sẽ mua ngôi nhà đó.(nhất định sẽ mua)

3. 그 집을 사겠어요.Tôi sẽ mua căn nhà đó.( có thể mua hoặc không.Ý định có thể thay đổi)

❖    Có thể sử dụng để hỏi :

1. 유학할 거예요? (O) Cậu sẽ đi du học chứ?

2. 유학하겠어요? (O) Cậu sẽ đi du học chứ?

❖    Khi chủ ngữ là ngôi thứ 3 có nghĩa phỏng đoán một tình trạng, sự việc nào đó “CHẮC SẼ…, CHẮC LÀ SẼ…”.không mang tính chủ quan mạnh mẽ chính xác như (으)ㄹ 거예요.

1. 비가 오겠어요. Chắc là sẽ mưa đó (độ chắc chắn thấp, có thể mưa hoặc không)

2. 비가 올 거예요. Chắc là sẽ mưa (độ chính xác thường cao hơn 겠다)

➢   (으)ㄹ 겁니다 : Thể lịch sự của (으)ㄹ 거예요

졸업 후에 한국에 갈 거예요.

2. 졸업 후에 한국에 갈 겁니다.

Ø (으)ㄹ 것이다 : Thường dùng trong văn viết của thì tương lai( báo chí, luận văn…).

47Cách sử dụng 은/는, 이/가 Đều là trợ từ chủ ngữ.Đứng sau chủ ngữ của câu.

이/가 : nhấn mạnh chủ ngữ

은/는 : nhấn mạnh vế sau

1. 가 : 구가 놀러 나갔어요? Ai đã đi ra ngoài chơi vậy?

나 : 오빠가 놀러 나갔어요. Anh tôi đã đi ra ngoài chơi. Nhấn mạnh người đi chơi là anh tôi.(không phải ai khác)

2. 가 : 누가 놀러 나갔어요?Ai đã đi ra ngoài chơi vậy?

나 : 오빠는 놀러 나갔어요. Anh tôi đã ra ngoài chơi.(nhấn mạnh hành động đi chơi của anh trai.Anh ấy đi chơi chứ k phải đi làm gì khác)

은/는 : dùng trong những câu có ý so sánh đối chiếu 2 vế

1. 저는 고기를 싫어하지만 언니는 좋아해요. Tôi ghét thịt nhưng chị tôi lại thích.

2. 이것은 싸지만 저것은 너무 비싸요.cái này rẻ nhưng cái kia thì mắc.

Trong câu nếu có hai chủ ngữ thì 은/는  thường(không phải lúc nào cũng thế) dùng cho chủ ngữ đầu, dùng 이/가  cho những chủ ngữ sau đó.

그 옷은 모양이 예쁘고  값이 싸요.cái áo đó kiểu dáng đẹp và giá rẻ.

이 식당이 음식이 맛있어요. (O)

이 식당은 음식이 맛있어요. (O)

Những cấu trúc mặc định dùng 이/가 :

N이/가 아니다 : không phải là N

N이/가 되다 : Trở thành N

N이/가 들다 : Mất, tốn N

48Cách sử dụng ngữ pháp thì tương lai : 겠다, (으)ㄹ거예요, (으)ㄹ게요, (으)ㄹ것이다

 

 겠다 :

– V + 겠다 :

Khi chủ ngữ là ngôi 1 :Thể hiện ý chí mạnh mẽ. “Tôi sẽ làm V, tôi nhất định , chắc chắn sẽ làm V.”

Động từ bỏ 다sau đó + 겠다.

저는 김밥을 만들어 먹겠어요.

Tôi nhất định sẽ làm món cơm cuộn ăn.

Khi chủ ngữ là ngôi 2: hỏi dự định của đối phương

김밥을 먹겠어요? Cậu  ăn cơm cuộn  không?

Khi chủ ngữ là ngôi 3 : dự đoán, phỏng đoán một sự việc, hiện tượng nào đó. “Chắc là sẽ…” (Có thể dùng với tính từ)

내일은 비가 오겠어요.

오늘 밤에 날싸가 덥겠어요.

Đêm nay chắc trời sẽ lạnh.

(으)ㄹ 거예요 :

Nếu động từ có patchim + 을 거예요.

Nếu động từ không patchim + ㄹ 거예요.

Nếu động từ kết thúc bằng ㄹ thì xem như động từ đó không có patchim và sau đó  + ㄹ거예요.

Nếu chủ ngữ ngôi 1 : nói về kế hoạch, dự định trong tương lai của bản thân không liên quan tới người nghe “TÔI SẼ….”

1. 졸업 후에는 제가 유학할 거에요.

2. 이번 주말에 영화를 보러 갈 거예요.

·        Nếu chủ ngữ là ngôi 1 : hỏi về kế hoạch, dự định của đối phương.

1. 저녁에 무엇을 할 거예요?

   Nếu chủ ngữ là ngôi 3 :phỏng đoán một điều gì đó “CHẮC LÀ SẼ….,CHẮC SẼ….”.dùng với cả tính từ.

1. 눈이 많이 와서 차가 막힐 거예요.

2. 날씨가 추울 거예요.

Ø V (으)ㄹ게요 : thể hiện ý chí mạnh mẽ của bản thân, truyền đạt như lời hứa hẹn của mình đến người nghe. “TÔI SẼ…, TÔI HỨA SẼ….”.chủ ngữ luôn là ngôi thứ nhất và chỉ dùng với động từ.

V có patchim + 을게요

V không patchim + ㄹ게요

V kết thúc bằng  ㄹthì xem như nó không có patchim sau đó + ㄹ게요.

1. 저녁을 사 줄게요. Tôi sẽ mua bữa tối cho cậu.

2. 엄마, 제가 일을 열심히 할게요. Mẹ ơi, con sẽ (hứa với mẹ sẽ) làm việc chăm chỉ.

Ø (으)ㄹ것이다 : “SẼ…”. Thường dùng trong văn viết.Cách dùng giống với (으)ㄹ거예요./(으)ㄹ 겁니다

1. 대학교에 갈 것이다.

2. 일기 예보에 따르면 오늘 비가 올 것입니다.

49Sử dụng  아/어서, (으)니까, (으)ㄹ텐데  như thế nào https://hoctienghan.com/noi-dung/cach-luyen-nghe-tieng-han-hieu-qua-ma-ban-nen-hoc-theo.html

http://hanquoc9.com/vi-sao-ban-phat-trong-tieng-han-chua-chuan/

50Phân biệt (으)세요. (으)십시오.Chưa để ý cơ chế hoạt động của Ngữ pháp.

 

Gv hướng dẫn thêm.

(으)새요 2 nghĩa:

  1. Hãy

2. Trang trọng, hệ liệt của (으)시

(으)십시오: Trang trọng của Hãy (으)세요

51Phân biệt ㄴ/은/는/ㄹ/을 것 같다, ㄴ/은/는/ㄹ/을 모양이다, 나/가 보다

 

 1. ㄴ/은/는/ㄹ/을 것 같다:

  • A(으)ㄹ것 같다: Phỏng đoán mơ hồ không chắc chắn
  • A았/었을 것 같다Phỏng đoán quá khứ A
  • A(으)ㄴ 것 같다: Dường như có lẽ Phỏng đoán sau khi nghe được việc gì đó.
  • N인 것 같다
  • N일 것 같다
  • V(으)ㄴ 것 같다  
  • V는 것 같다
  • V(으)ㄹ 것 같다

2. ㄴ/은/는/ㄹ/을 모양이다 :

  • A았/었던 모양이다
  • A(으)ㄴ 모양이다.
  • A(으)ㄹ 모양이다
  • V(으)ㄴ 모양이다
  • V는 모양이다.
  • V(으)ㄹ 모양이다.
  • N였던 모양이다
  • N이었던 모양이다
  • N인 모양이다

3. 나/가 보다

  • V나 보다. A(으)가 보다.
  • A. -는 것 같다 có 5 ý nghĩa:

1. Sử dụng để dự đoán đơn giản dựa vào trực quan (không liên quan đến việc có căn cứ hay không)

Ví dụ:

– 글쎄… 긴 것이 아마 오인것 같아요.

Xem nào, quả dài chắc là quả dưa chuột.

* Người nói không đưa ra chứng cớ hay căn cứ khách quan mà chỉ dự đoán theo cảm nhận chủ quan.

2. Sử dụng để đánh giá/ cảm nhận/ phán đoán sau khi trải nghiệm trực tiếp.

Ví dụ:

– 저는 두 개 제품을 다 사용해 봤는데, 이 제품이 더 좋은 것 같아요.

Tôi đã sử dụng cả hai sản phẩm thì thấy sản phẩm này có vẻ tốt hơn.

* Người nói đã dùng trực tiếp sản phẩm và đưa ra đánh giá, cảm nhận, phán đoán của mình. Trong trường hợp này có thể dùng cùng với biểu hiện 제가 보기에(는), 제 생각에는 thì nghĩa sẽ rõ ràng hơn. Ngoài ra vì không có các căn cứ tiêu chuẩn đánh giá mà chỉ có cảm nhận khách quan nên dùng -는 것 같다 khi đánh giá sẽ tự nhiên hơn.

3. Sử dụng khi nói chuyện về trải nghiệm mà không nhớ chính xác.

Ví dụ:

– (사진 속의 사람들을 보고) 이 사람은 전에 한 번 본 적이 있는 것 같아요.

(Đang xem ảnh) Hình như người này tôi đã từng gặp một lần trước đây rồi.

* Người nói không nhớ chính xác về sự việc nào đấy mình đã trải nghiệm trong quá khứ.

4. Sử dụng với dự đoán trước khi sự việc xảy ra (một việc trong tương lai) mà không có kinh nghiệm.

Ví dụ:

– (저는 오늘 김 선생님의 딸을 봤다) 김 선생님 딸은 이 다음에크면 예쁠 것 같아요.

(Hôm nay tôi đã gặp con gái thầy Kim) Con gái thầy Kim sau này lớn lên chắc sẽ xinh lắm đây.

* Trường hợp này đưa ra giả định về sự việc trong tương lai, hoặc tình trạng nào đó mà chưa có kinh nghiệm. Việc dự đoán này có thể dựa trên căn cứ, sự thật nào đó về tình trạng có khả năng xảy ra hoặc có thể dự đoán chủ quan.

5. Sử dụng để nói giảm nói tránh khi từ chối hoặc thể hiện sự tôn trọng.

Ví dụ:

가: 내일 시간이 있어요? 같이 인사동 축제에 갈래요?

나: 미안해요. 내일은 약속이 있어서 못 갈 것 같아요.

A: Ngày mai bạn rảnh không? Cùng đi đến lễ hội Insadong không?

B: Xin lỗi, ngày mai tôi không đi được vì có hẹn.

* Trường hợp này dùng khi thể hiện ý nghĩa từ chối hoặc tôn trọng với ý đồ để giảm áp lực cho người nghe và giảm gánh nặng của người nói.

  • B. -나 보다, -는 모양이다 có 2 ý nghĩa

1. Sử dụng để dự đoán nguyên nhân dựa trên chứng cứ khách quan.

Ví dụ:

– (식당에서 많은 사람들이 비빔밥을 먹는 것을 보고) 이 식당은 비빔밥이 제일 맛있나 봐요. / 맛있는 모양이에요.

(Nhìn thấy nhiều người trong quán ăn ăn bibimbap) Chắc là nhà hàng này ngon nhất món bibimbap.

– (영수 씨가 김치를 먹은 후에 물을 계속 마시는 것을 보고) 영수 씨, 김치가 매운가 봐요/ 매운 모양이에요.

(Nhìn Yeongsu ăn kimchi xong liên tục uống nước) Anh Yeongsu, chắc là kim chi cay.

* Người nói dựa trên sự thật mình nhìn thấy trực tiếp, lấy nó làm căn cứ, dự đoán

sự việc. Cấu trúc -나 보다, -는 모양이다 dùng khi người nói trực tiếp nhìn, nghe, cảm nhận vì vậy phù hợp khi dùng để dự đoán nguyên nhân sự việc dựa trên chứng cứ khách quan.

2. Sử dụng để dự đoán dựa trên thông tin gián tiếp.

Ví dụ:

– 뉴스에서 들었는데 이번 태풍 때문에 피해가 큰가 봐요/ 큰 모양이에요.

Tôi nghe thời sự, do cơn bão lần này chắc có nhiều thiệt hại.

* Người nói không trải nghiệm trực tiếp nhưng thông qua người khác mà có được thông tin xác nhận một cách gián tiếp rồi đưa ra dự đoán một cách khách quan.

Hầu hết các trường hợp -나 보다, -는 모양이다 đều có thể thay thế cho nhau nhưng vẫn có những khác biệt giữa hai cấu trúc này. Cấu trúc -나 보다 nhấn mạnh 현재성 tính hiện tại, 현장성 tính hiện trường nên dùng tự nhiên với các trường hợp nói ngay khi sự việc lấy làm căn cứ xảy ra.

Còn -는 모양이다 ,xuất phát từ danh từ 모양 (hình dạng) nên cảm nhận được hình dạng, hình thái, hình dáng của chứng cứ cụ thể hơn -나 보다.

  • C. Trường hợp dùng cả 3 -는 것 같다, -나 보다, -는 모양이다.

1. Khi áp dụng mở rộng dự đoán chủ quan sang dự đoán khách quan.

Ví dụ:

a. 죄송합니다. 제가 실수한 것 같습니다.

b. 죄송합니다. 제가 실수했나 봅니다.

c. 죄송합니다. 제가 실수한 모양입니다.

Xin lỗi, tôi là người có lỗi.

* Câu a mang nghĩa phán đoán đánh giá chủ quan còn câu b, c mang tính thể hiện thái độ khách quan, thể hiện không phải đánh giá của mỗi bản thân. Sử dụng -나 보다, -는 모양이다 trong trường hợp người nói là chủ ngữ còn ngầm tạo khoảng cách tâm lý, né tránh trách nhiệm.

2. Khi áp dụng mở rộng dự đoán khách quan sang dự đoán chủ quan

Ví dụ:

a. 집에 아무도 없는 것 같아요/ 아무도 없나 봐요/ 아무도 없는 모양이에요.

(Không nhấc máy) Có vẻ không có ai ở nhà

b. 이 책은 제 동생이 읽기에 너무 쉬운 것 같아요/ 너무 쉬운가 봐요/ 너무 쉬운 모양이에요.

Có vẻ cuốn sách quá dễ để em tôi đọc.

c 불이 난 것 같아요/ 불이 났나 봐요/ 불이 난 모양이에요.

(Thấy xe cứu hỏa và xe cấp cứu, nhiều người ở xung quanh) Có vẻ có cháy.

* Trong trường hợp này cấu trúc -는 것 같다 dự đoán chủ quan dựa trên thông tin khách quan, -나 보다, -는 모양이다 dự đoán dựa trên chứng cứ khách quan thông qua việc nhìn, chứng kiến.

52Trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu là như thế nào?Chưa học thuộc các bài khóa và câu ví dụDịch nhiều lên

Chủ Ngữ đứng đầu câu dịch trước, Vị Ngữ dịch ngược từ phía sau lên phía trước. Trong Vị Ngữ thường chứa tính từ hoặc động từ hoặc cả hai.

53Trạng từ, phó từ, thời gian, nơi chốn nên để ở đâu là tự nhiên nhất

 

Chưa để ý các mẫu câu trong sáchTìm các sách luyện dịch, bài báo. Dịch nhiều lên.

Tùy câu. Thông thường Thời gian đặt đầu câu hoặc trước động từ (Lưu ý động từ thường có tân ngữ đi kèm (tân ngữ là danh từ bổ nghĩa cho động từ phía sau nó)).

Vd: 9 시에 일어나다.

Trạng từ Phó từ bao la và đa dạng cách thêm. Thông thường người ta sẽ đặt nó phía sau 을/를:

음악을 즐겁게 듣습니다.

54Tại sao trong tiếng hàn có những từ phải chuyển bất quy tắc còn những từ khác thì lại không chia như vậy mặc dù hình thức cũng giống nhau? (Thí dụ: 짓다, 낫다, 듣다,…chia theo bất quy tắc. Còn như 벗다, 웃다, 잡다,받다,…thì vẫn giữ nguyên)? Quy tắc đã được quy định trong tiếng Hàn.
55Phân biệt khi nào dùng 은/는, khi nào dùng을/를Hay nhầm lẫn không biết khi nào dùng 을/를

 

은/는 gắn vào danh từ để biến danh từ đó thành chủ thể thực hiện hành động, hoặc dùng trong câu trúc 이다. Nhấn mạnh vào vế sau.

을/를 gắn sau danh từ để biến danh từ thành tân ngữ, trả lời cho câu hỏi “ai, cái gì”, động từ tác động lên tân ngữ nên sau 을/를 sẽ là động từ.

56Cách sử dụng của 도Do ảnh hưởng của tiếng việt nên gắn 도 rất lung tung

 

Gắn 도 vào chủ ngữ hoặc tân ngữ để diễn tả liệt kê, hoặc có thêm chủ ngữ, tân ngữ

1. 성민 씨는 한국 사람이예요.

저도 한국 사람이예요.

2. 저는 사과를 좋아해요.

배도 좋아해요

3. 토요일은 일을 안 해요.

일요일도 일을 안 해요.

57Khi nào thì dùng 무슨/어떤/어느 + N? 무슨  : Dùng để hỏi cho rõ hơn về đối tượng mà mình đang không chắc chắn hoặc không biết rõ là gì (không hỏi nội dung, tính chất)

어떤  : Dùng khi hỏi để rõ hơn về tính chất, nội dung của đối tượng mà mình đang nhắc đến như thế nào

어느 : Cái nào trong nhiều sự lựa chọn

58Tại sao cấu trúc V기(를) 바라다 khi chia đuôi câu요 lại thành V기(를) 바래요 mà không phải V기(를) 바라요.Do cách phát âm nên người Hàn thuận miệng đọc từ âm ㅏ thành ㅐ– V기(를) 바라다 => V기(를) 바라요 : Đây mới  là cách viết đúng theo quy chuẩn.

– V기(를) 바래요 : Không chính xác

59Không nói được Không chịu nói

Không có từ vựng ngữ pháp

Học thuộc câu, học chậm, nên xuống cấp dưới học.

Tập cho học viên nói nhiều hơn và tự tin giao tiếp trước đám đông, tăng cường dạy phát âm.

60Câu văn lủng củng khi diễn đạt ýTiếng Việt kém

Không được thuyết trình nhiều

Tăng cường thuyết trình
61 Sách bài tập ngữ pháp Có nhiều, có thể mua ở văn phòng
62 Học tiếng hàn trong thời gian bao lâu thì có thể nói lưu loát?– Bạn quá lo lắng khi giao tiếp tiếng Hàn với người bản ngữ

– Người Hàn Quốc hay sử dụng các từ ngữ địa phương và từ lóng

Người bản xứ thường không chú trọng quá nhiều đến ngữ pháp khi giao tiếp.

Tùy theo khả năng và sự chăm chỉ của mỗi người để có thể nói lưu loát tiếng Hàn. 3 tháng để có thể nói được, 6 tháng có thể lưu loát

– Thông thường để giao tiếp cơ bản cần hoàn thành 3 lớp sơ cấp

– Sau đó nếu muốn nâng cao khả năng thì học tiếp trung cấp

– Nếu chú trọng vào kỹ năng nói thì nên đăng ký lớp giao tiếp

– Việc tự luyện nói ở nhà cũng giúp tăng khả năng giao tiếp

63Tại sao khi học thì nói tiếng Hàn được với giáo viên Việt, còn khi gặp người Hàn thì không thể nói bằng? Cách khắc phục.– Ngữ điệu của người Việt

– Tốc độ nói của người Hàn

 

– Học theo cụm thay vì từ vựng

– Không nên quá áp đặt việc học ngữ pháp

– Học nghe rồi học nói qua phim, nhạc, game show…

– Ghi nhớ việc học là lâu dài, không nên gấp gáp

– Luyện tập phản xạ bằng cách tiếp xúc với môi trường có người có người bản xứ.

http://korea.net.vn/6-buoc-hoc-de-noi-duoc-tieng-han-hieu-qua.html

64Làm sao biết câu của có định ngữ hay không và định ngữ ở đâu để chia công thức?.Định ngữ là công thức để biến đổi một động từ thành một danh từ và trong câu thì chỉ có thể sử dụng một động từ  thôi. Vì thế có thể hiểu nôm na là khi trong câu có “ hai động từ hoặc hai mệnh đề” thì phải sử dụng định ngữ để biến một động từ thành danh từ

Đặt nhiều câu dịch ra tiếng Hàn có sử dụng định ngữ.

Vd : Người đang đọc báo đằng kia là ai thế?(trong câu này có hai động từ: “ đọc “ và “ là”)

저기서 신문을 읽는 사람이 누구입니까?

65Phải làm thế nào mới có thể sử dụng tốt ngữ pháp đã học ạ?Ít vận dụng– Nắm kĩ cách sử dụng của ngữ pháp. Làm bài tập, làm đi làm lại nhiều lần. Sử dụng nhiều nhất có thể. – Nếu không có môi trường giao tiếp thì cần phải nói chuyện với bạn bè và sử dụng ngữ pháp đó.
66Vì sao em học xong rồi hay quên hoặc nhầm với ngữ pháp khác ạ.Vì học ngữ pháp mới mà không ôn lại ngữ pháp cũÔn đi ôn lại hoặc kết hợp chung với ngữ pháp mới, vừa nhớ được ngữ pháp cũ, vừa học được ngữ pháp mới.
67Tiếng hàn có nhiều trúc câu , làm thế nào để áp dụng đúng theo ngữ cảnh?– Trước hết bạn phải hiểu được ý nghĩ của ngữ pháp và nó được sử dụng cho những bối cảnh hay tình huống như thế nào để áp dụng cho tốt.
68Trong tiếng Hàn có nhiều cấu trúc ngữ pháp tương tự nhau làm sao nắm vững cơ bản để sử dụng ngữ pháp chính xác và tự nhiên có tuyệt chiêu gì không ạ?Khi học ngữ pháp chỉ chú ý vào nghĩa của ngữ pháp mà sử dụng là không được.– Cần học cách sử dụng, bản chất của mỗi ngữ pháp. Để cải thiện vấn đề này bạn nên học ngữ pháp kỹ hơn, cả cách dùng và cách dịch, xem thêm các chương trình hàn quốc, phim ảnh, nghe nhạc, vừa thưởng thức vừa theo dõi những ngữ pháp quen thuộc để tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Kênh youtube có phụ đề tiếng hàn:

PLAYLIST ORIGINALS 플레이리스트 오리지널

69Sử dụng  아/어서, (으)니까, (으)ㄹ텐데     như thế nàohttps://hoctienghan.com/noi-dung/cach-luyen-nghe-tieng-han-hieu-qua-ma-ban-nen-hoc-theo.html

http://hanquoc9.com/vi-sao-ban-phat-trong-tieng-han-chua-chuan/

70Phân biệt 은/는/이/가Tiểu từ chủ ngữ, tiểu từ bổ trợ đều đứng sau danh từ chủ ngữ.

은/는: tiểu từ bổ trợ, được dùng khi muốn nói một thông tin cũ mà người khác biết rồi.

이/가: tiểu từ chủ ngữ, dùng khi muốn nói thông tin mà người khác không rõ.

Tiếng Hàn tổng hợp dành cho người Việt

71Phân biệt 은/는/이/가Vì đều gắn vào danh từ để biến danh từ thành chủ ngữ nên học sinh không rõ cách dùng cho chính xác은/는 gắn vào danh từ để biến danh từ đó thành chủ thể thực hiện hành động, hoặc dùng trong câu trúc 이다. Nhấn mạnh vào vế sau.

이/가 danh gắn danh từ để biến danh từ thành chủ ngữ, thường đi chung với tính từ, nhấn mạnh chủ ngữ để thể hiển hiện chủ ngữ có những tính chất nào.

________________
Mời các bạn tham khảo và mua sách tại:
Website: https://kanata.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở: 
Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, P8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102

0 0 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

0 Bình luận
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x