Hồi ký CỰU TỔNG THỐNG HÀN QUỐC LEE MYUNG-BAK KHÔNG CÓ GÌ LÀ HUYỀN THOẠI 신화는 없다.

PHẦN CUỐI CÙNG

Tương lai nằm ở phương Bắc.

Nếu sự hợp tác giữa kinh tế hai miền nam bắc được thiết lập, thì đường bộ nối liền phương bắc sẽ được kết nối. Khi đó khối kinh tế Đông Bắc Á sẽ bắt đầu hoạt động như một khối kinh tế cụ thể. Để có thể chịu đựng được áp lực từ các khối kinh tế như NAFTA, EU, Trung Quốc và Nhật Bản thì ngoài con đường thống nhất hai miền nam bắc, chúng ta không còn phương pháp nào khác.

ĐI TÌM MIỀN ĐẤT MỚI

Tháng 3 năm 1988, tôi trở thành Chủ tịch của công ty xây dựng Huyndai. Là đợt thăng tiến sau 11 năm, kể từ khi trở thành giám đốc, và sau 23 năm kể từ khi tôi vào công ty. Năm đó, tôi 46 tuổi.

Truyền thông có vẻ như chờ đợi sẵn, bùng nổ, họ gắn luôn từ vựng sử dụng phép ẩn dụ ‘Thần tượng của những người làm công ăn lương”.

Nhưng tôi thì không để ý đến những tò mò và quan tâm xảy ra ở ngoài công ty.

Việc thăng tiến của tôi gắn liền với vụ việc tháng 2 năm 1987, khi có một sự thay đổi rất lớn trong thượng tầng lãnh đạo của tập đoàn. Khi ấy Chủ tịch công ty Oto Huyndai là Jung Se Yong trở thành chủ tịch của tập đoàn, Chủ tịch Jung Chu Yong trở thành chủ tịch danh dự và rút lui khỏi công việc trên danh nghĩa. Tuy nhiên thực tế thì thuyền trưởng điều hành tập đoàn Huyndai vẫn là ông Jung Chu Yong.

Tập đoàn Huyndai đã bắt đầu đa ngành hóa vào đầu những năm 80. Tháng 5 năm 1982, ông Lee Chun Lim và ông Kim Yong Chu lần lượt trở thành chủ tịch của công ty công nghiệp nặng và công ty Công nghệ Huyndai. Sau đó, những doanh nhân thuần túy phụ trách kinh doanh một mảng, một mảng khác thì ông Jung và anh em của ông hoặc con cháu ông lần lượt chịu trách nhiệm vận hành. Khi đó, những nhà doanh nhân thuần túy chuyên môn phụ trách các công ty thành viên thường phải làm công tác tịnh tiến để nhường bước cho thế hệ tiếp theo của gia đình họ Jung.

Ở thời điểm những nhà kinh doanh thuần túy và thế hệ thứ hai gia đình ông Jung cùng làm việc với nhau, tôi trở thành Chủ tịch. Ở Huyndai, người ta không thể không cân nhắc đến vị trí của tôi. Tôi bắt đầu cảm nhận đã đến lúc mình rời khỏi công ty. Thế hệ kinh doanh thứ 2 không phải là thế hệ của tôi. Như đã nói với con trai cả quá cố của ông Jung, tôi là những nhà kinh doanh cùng thế hệ với ông Jung. Tôi không thể lãng phí thời gian trong khi được đối xử như một nguyên lão ở đây. Tôi không ngồi chờ tương lai. Đó là phương pháp ai cũng có thể làm. Như tôi đã làm việc, như đã điều khiển công việc trước đây, tôi sẽ bước vào tương lai và biến tương lai thành cái của mình.

Sau khi trở thành Chủ tịch, tôi suy nghĩ đến việc phải làm cuối cùng cho doanh nghiệp. Đây cũng là thời kỳ mà Huyndai cần sự thay đổi tuyệt đối về mặt nội bộ. Nhìn lại thì thấy cứ chu kỳ 10 năm là công ty xây dựng Huyndai lại chuyển theo một phương hướng mới. Những năm 60, nó là công ty xây dựng đầu tiên của Hàn Quốc ra nước ngoài đấu thầu xây dựng, năm 1970 thì tham gia vào thị trường Trung Đông và bắt đầu trở thành doanh nghiệp toàn cầu. Những năm 70, nguồn động lực tăng trưởng đột phá của Hàn Quốc chính là sự hoạt động của những công ty như Huyndai cùng với sự nỗ lực của chính phủ.

Doanh nghiệp không tiến lên thì nó thụt lùi. Không có chuyện dừng. Nó phải biến tương lai thành hiện thực thông qua đổi mới chính bản thân mình. Giữa những năm 1980, toàn bộ Huyndai lấy tinh thần khai phá ra nước ngoài làm hình ảnh của doanh nghiệp và yêu cầu những sân chơi mới. Và phải phát triển với bàn đạp là những sân chơi đó.

Chủ tịch Jung Chu Yong sau khi phải điều trần trước quốc hội nền cộng hòa thứ 5 vì vấn đề ‘Thanh toán nền cộng hòa thứ 5” đang cảm thấy đau đớn vì bị phản bội và sự thất vọng giành cho quyền lực chính trị. Mối quan hệ khó chịu giữa chủ doanh nghiệp và nền cộng hòa thứ 6 đã ảnh hưởng đến bầu không khí làm việc của toàn thể công ty. Một lối thoát cần thiết cho bầu không khí doanh nghiệp đang lắng xuống nghiêm trọng, nghĩa là một tầm nhìn mới, đang là lúc cấp bách.

Khi đó, tôi nhìn chằm chằm vào bản đồ thế giới.

Điểm đến mới của Huyndai, và cả của tôi là ở đâu?

Tôi bắt đầu suy nghĩ về phương bắc. Phương bắc ở đây là những nước cộng sản tiếp giáp với bán đảo Hàn Quốc theo hướng bắc, bao gồm Liên xô cũ, Trung Quốc, Đông Âu và cả Bắc Hàn.Với chúng tôi, một đất nước phải chịu bi kịch đau thương vì đồng tộc phải chĩa họng súng vào nhau, trở thành vật hy sinh của cuộc chiến tranh lạnh sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, thì phương bắc vốn là địch thù. Họ là đối tượng của nỗi sợ hãi và ngắm nhìn từ xa. Tất cả hoạt động của chúng tôi chỉ có là một nửa. Thế hệ chúng tôi luôn coi hệ tư tưởng của họ là một thứ gì đó bất bình thường.

Ở trên phương diện ngoại giao Hàn Quốc thì ngoại giao phương bắc, chính sách phương Bắc đều đang hướng vào một mục tiêu cuối cùng đó là Bình Nhưỡng. Moscova và Bắc Kinh chỉ là con đường vòng để đi đến Bình Nhưỡng mà thôi.

Nếu không nói đến chính trị, chỉ nói đến kinh tế thì ý tưởng trên đúng là góc nhìn chật hẹp. Liên xô cũ và Trung Quốc là con đường vòng để đi đến Bắc Hàn nhưng không phải vậy. Hai nước này đang tạo ảnh hưởng quyết định lên chính trị, kinh tế và văn hóa của cả bán đảo Triều tiên và tầm ảnh hưởng đó trong tương lai sẽ còn tiếp tục rất lớn.

Tuy đi khắp thế giới vì công việc của công ty, nhưng tôi lại không thể rũ bỏ được cái cảm giác xẩu hổ vì cứ giữ một góc nhỏ bé trong lòng. Tôi tự hào mình đi khắp, lấy thế giới làm vũ đài kinh doanh, nhưng thực thế thì mình chỉ đặt chân lên một nửa của quả địa cầu, nhiều khi tôi cảm thấy xấu hổ không thể đặt chân lên những nước cộng sản.

Trung Quốc thì không nói, những vùng duyên hải của Liên xô cũ (hiện nay gọi là Primoski) hay vùng Siberia về mặt địa lý là rất gần. Việc chúng ta đang làm bạn với Mỹ, một đất nước ở bên kia Thái Bình Dương thì gần cả nửa thế kỷ nay, chúng tôi đang coi hai nước to lớn ngay bên cạnh mình là thù địch khiến tôi không thể không tiếc nuối. Kẻ địch đáng sợ nhất ở ngay trên đầu thì làm sao mà chào đón thế kỷ 21 được?

Việc tham gia vào thị trường phương Bắc chính là dự án cuối cùng của tôi trên tư cách là một doanh nhân.

NHÌN THẤY TIA HY VỌNG

Suy nghĩ rằng tác phẩm cuối cùng của Huyndai, dự án mang lại cả sức sống cho doanh nghiệp và cả đất nước với tư cách là một doanh nhân sẽ bắt đầu ở vùng Siberia mênh mông dần dần hiện trở nên rõ ràng hơn với tôi. Nhưng con đường còn rất dài. Điểm đến đã định ra, nhưng vẫn chưa có đường đến đó. Thời ấy, chúng tôi không những không có quan hệ ngoại giao với Liên xô, mà cũng không có bất cứ giao lưu chính thức nào cả. Không thể tìm ra con đường cho một doanh nghiệp- thứ không phải là cơ quan chính phủ- để tiếp cận.

Nhưng khả năng càng nhỏ thì cảm giác mãn nguyện lại càng tăng lên gấp nhiều lần. Nếu trong con mắt tôi, khả năng thành công là nhiều thì trong con mắt người khác cũng như vậy. Chúng ta phải thử thách những điều gì gọi là không thể. Cũng như chúng tôi đã từng mạo hiểm, đã từng thử thách, tôi nghĩ công ty chúng tôi phải làm điều này.

Trong lúc tôi đang tìm cách để tiếp cận với Moscova thì người của công ty Nissho iwai Nhật bản tìm đến. Nissho iwai  là đối tác cùng xây dựng nhà máy phát điện Almusaibu tại I rắc. Anh ta nhìn thấy tôi chỉ đạo tiến hành công việc trôi chảy nên rất tin tưởng tôi.

“Ở Trung Đông không có việc làm, đang căng quá. Chúng tôi cần một nơi nào đó mới và rộng hơn. Những nước như Liên Xô thì tốt quá, giá như mà mình được làm những công trình ở mảnh đất bao la rộng lớn ấy.

Tôi thăm dò ý ông ta bằng lời nói gợi ý vậy.

“Ông có quan tâm đến Liên Xô?”

‘Cũng không có kế hoạch cụ thể nào. Chúng ta đã làm những công trình trên sa mạc 40 độ, nhưng chưa bao giờ làm ở những công trình âm 40 độ cả”.

Người của công ty Nissho iwai  nhanh chóng đáp lại

“Chúng tôi có chi nhánh ở Moscova. Chẳng phải chúng tôi là công ty có giao dịch nhiều nhất với phía Liên Xô trong số các doanh nghiệp Nhật bản sao”.

“Chúng tôi muốn đi thăm Liên Xô một lần xem sao, có cách nào không nhỉ?

“Cũng không dễ đâu. Chỉ cần phía Đảng Cộng sản cho mời là OK.. công ty chúng tôi lâu lắm rồi cũng không gặp họ, để tôi tìm hiểu xem sao”.

Không phải vị lãnh đạo công ty Nhật bản vì mối quan hệ với tôi mà vui vẻ nhận lời giúp. Mà vì họ muốn cùng bắt tay với Huyndai để tham gia vào thị trường Liên Xô để cùng có lợi vì thế họ muốn đứng giữa làm trung gian. Kinh doanh không phải là con đường một chiều. Chỉ khi nào hai bên cùng có lợi thì hợp tác mới thành hiện thực.

Mặc dù phía Nissho iwai  đã rất tích cực, nhưng con đường đến với Moscova cũng vẫn chưa mở ra một cách dễ dàng. Không có quan hệ ngoại giao vì vậy phía Liên Xô không thể mời tôi một cách chính thức. Thật là khó chịu và mệt mỏi vì đích đến đã định xong nhưng không tìm ra con đường để đi.

Tia hy vọng đã tìm thấy.

Mùa thu năm 1988. Cuối cùng thì phía công ty Nissho iwai cũng liên lạc đến.

Một quan chức của Phòng thương mại và công nghiệp Liên xô trên đường đi Nhật, ông ta nói sẽ ghé Hàn Quốc và trực tiếp gặp tôi rồi sẽ quyết định.

Gặp quan chức của phòng thương mại và công nghiệp Liên Xô, tôi có dự cảm là tốt đẹp. Ông ta đánh giá cao sự hợp tác với phía Hàn Quốc, và cũng rất tò mò về Huyndai. Sau khi trở về Liên Xô, ông ta họp báo và đánh giá “Cuộc gặp ở Hàn Quốc là thành công”. Ông ta gửi điện cho tôi nói rằng “Chúng tôi sẽ mở đường mời ông sang và hãy cho chúng tôi danh sách ai sẽ sang”.

Khi đó, ông Jung vẫn chưa biết gì về dự án này vì tôi tiến hành khá âm thầm.

“Chủ tịch, chúng ta đi Liên xô một chuyến vậy”.

Phải đến ngày có thư mời sắp sang thì tôi mới nói với ông Jung. Ban đầu ông Jung không hào hứng:

“Ầy, Cái xứ lạnh ấy có cái gì mà làm mà sang. Chủ tịch Lee đi đi”.

Ông Jung không quan tâm đến Liên Xô. Nhưng đây là chuyến thăm đầu tiên sang Liên Xô, lại với tư cách là doanh nhân thì Chủ tịch danh dự hiệp hội các doanh nghiệp như ông dẫn đầu đoàn tốt hơn tôi nhiều chứ.

Sau khi nói với ông Jung về chuyện đi Liên Xô, có dịp tôi cùng ông sang NewYork công tác. Trong máy bay, suốt16 giờ đồng hồ tôi nói với ông thật lòng về vấn đề đầu tư vào Liên xô. Với ông Jung thì phải giải thích theo hướng kinh doanh ông mới dễ hiểu.

“ Liên Xô là đất nước có ý nghĩa với chúng ta còn nhiều hơn cả Mỹ. Đất nước có nhiều tài nguyên nhất trên thế giới chính là Liên Xô. Còn chúng ta thì lại là nước nghèo tài nguyên nhất. Lý do sâu xa mà chúng ta phải sang Liên Xô là nằm ở đây. Chúng ta có thể đưa khối tài nguyên khổng lồ ấy về nước ta bằng đất liền. Nếu chúng ta cứ lơ là Bắc Hàn họ có mở đường cho chúng ta không thì không cần. Bởi vì Bắc Hàn cũng là nước rất cần tài nguyên, không thể không mở đường. Vào thế kỷ 21, chúng ta cần còn cần nhiều nguồn năng lượng hơn nữa. Nếu chúng ta đưa được tài nguyên đó về nước không phải bằng đường biển mà bằng đường đất liền thì chẳng khác gì nước ta cũng có tài nguyên vậy”.

Ông Jung bắt đầu có vẻ quan tâm. Trên máy bay từ NewYork về Hàn Quốc, tôi nhấn mạnh về tính chính đáng, hiệu quả và ý nghĩa lịch sử của việc làm này và nói thêm:

“Cũng đã đến lúc Chủ tịch phải nghĩ về tuổi tác của mình. Nếu chúng ta tham gia vào thị trường phương bắc, một thị trường rộng lớn thì không những cả phương diện quốc gia, mà cả phương diện là một doanh nhân, ông cũng đã làm đẹp thêm cho phần cuối cuộc đời”.

“Vậy hả, vậy thì đi thử coi. Tôi cũng thích tuyết, chúng ta đi ngắm tuyết vậy”.

Về đến Seoul, tôi lập tức xúc tiến việc đi thăm. Tất cả các bộ ngành chính phủ Hàn quốc đều cảm thấy ngạc nhiên. Không ai ngăn cản cả. Vì họ cũng chẳng chờ đợi gì. Nhưng Bộ tình báo thì lại phản ứng khá nhạy cảm. Chúng tôi phải học tập và cam kết “không vượt quá phương diện kinh tế” thì chính phủ mới đồng ý cho đi.

Để thăm Liên Xô, chúng tôi chuẩn bị nào là áo lạnh, giày chống lạnh. Chúng tôi lo về cái lạnh khốc liệt ở đó cũng một phần, nhưng có lẽ chúng tôi sợ cái lạnh đến từ chuyến thăm một nước là cái nôi của chủ nghĩa cộng sản, của sự khác biệt về ý thức hệ hơn.

Thành phần đoàn chúng tôi có tất cả 5 người, gồm ông Jung và tôi. Trong số đó thì có 2 người phải sang trước chuẩn bị cho công việc nên đã sang Moscova từ ngày 5 tháng 1 năm 1989, Ba người chúng tôi thì quá cảnh ở Tokyo, ngày 7 tháng 1 đặt chân đến Moscova.

Chúng tôi ngồi lên chiếc máy bay Ilyushin của hãng hàng không quốc gia Liên xô Aeroflot, cảm giác vừa háo hức vừa lo lắng khiến chúng tôi đùa qua đùa lại. Máy bay bay qua vùng đất quanh năm tuyết phủ của Siberia mênh mông không đường chân trời ở vĩ độ 62. Đó là thánh địa, nơi xuất phát của tương lai Huyndai, tương lai của tôi và của bán đảo Triều Tiên trong thế kỷ thứ 21.

DÙNG VODKA ĐỂ XUA TAN BĂNG GIÁ BẮC CỰC

8h sáng ngày 10 tháng 1 năm 1989, lần đầu tiên chúng tôi bắt đầu đàm phán với phía phòng Thương mại và công nghiệp Liên Xô tại Moscova.

Chúng tôi đưa ra đề nghị trước. Phải xây dựng chế độ để các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể hợp tác kinh tế với phía Liên Xô. Và dự án đầu tiên của chương trình này là Huyndai muốn tham gia vào dự án phát triển vùng Siberia.

Phía Liên Xô hỏi về lĩnh vực mà các doanh nghiệp Hàn Quốc muốn đầu tư.

Chúng tôi đề xuất thành lập ủy ban hợp tác kinh tế Hàn Xô. Một đề xuất có tính đột phá ở cuộc gặp mặt lần đầu. Ở Hàn Quốc, người ta đánh giá cao chuyến thăm Liên Xô của đoàn doanh nhân Hàn Quốc. Điều đó cũng có nghĩa là bức tường ngăn cách giữa hai nước rất lớn. Phía Liên Xô họ cũng chỉ mong muốn hợp tác kinh tế với các doanh nghiệp, không ồn ào, việc mở ra con đường chính thức kiểu như thành lập ủy ban hợp tác kinh tế thì họ chưa tính đến.

Phía Liên Xô có vẻ hoảng hốt. Tuy họ cho rằng việc hợp tác kinh tế với các doanh nghiệp Hàn Quốc, về mặt đối ngoại là đúng thời điểm, nhưng họ lại cho thấy sự thận trọng. Có lẽ họ không thể không quan tâm đến mối quan hệ với Bắc Hàn.

Nhưng suy nghĩ của chúng tôi thì khác. Mục tiêu của chúng tôi không phải đơn giản chỉ là hợp tác kinh tế giữa Liên Xô và doanh nghiệp Hàn quốc và Huyndai. Tôi thì nghĩ rằng nhân cơ hội này phải làm thế nào để xây dựng mối quan hệ ban đầu để có thể thiết lập quan hệ ngoại giao. Dự án lớn hơn mà chúng tôi có thể để lại cho thế hệ tiếp theo là không để Liên Xô trở thành một kẻ thù mà phải là một nước láng giềng hữu nghị.

Phía Liên Xô cực lực cự tuyệt đề nghị của chúng tôi. Thậm chí đến mức là cuộc họp đầu tiên còn có thể nói là không thực hiện được. Cuộc họp được tiến hành theo phương thức tôi là đại diện phía Hàn Quốc, thỉnh thoảng báo cáo với ông Jung và xin ý kiến, việc bàn bạc giữa hai bên ngay từ đầu đã gặp trở ngại, ông Jung mất hứng

“ Thôi về nước tốt hơn, Nói với họ là họ làm thế thì mình về thôi. Còn không thì cậu chịu trách nhiệm tiếp tục đàm phán tìm lối đột phá. Rất nhiều các doanh nghiệp Hàn Quốc đang chờ đợi một kết quả tốt đẹp từ chúng ta, vậy mà…”

Chúng tôi vừa nói ý là sẽ quay về. Họ tỏ thái độ “về cũng được”. Cuộc bàn luận đầu tiên đi vào ngõ cụt. Nếu mà thế này thì không những các doanh nghiệp Hàn Quốc khó mà làm ăn tại Liên Xô, mà con đường bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước cũng ngày càng trở nên xa vời. Thật nguy.

Nguyện vọng của ông Jung là kiểu gì thì kiểu, vẫn phải tiếp tục bàn bạc. Vấn đề nằm ở phía Liên Xô. Tôi chú ý đến việc cuộc gặp gỡ này không phải thực hiện ở thế giới tự do, mà là thực hiện với Liên xô nơi có Đảng cộng sản và KGB đang chi phối. Với các nước phương Tây, việc bàn bạc chỉ cần bàn với đương sự là xong. Nhưng vấn đề ở đây không thể giải quyết ở tầm những người đang ngồi đàm phán. Chúng tôi cho rằng có lẽ cần có sự quyết định của Gorbachev.

Cuộc bàn bạc tạm thời ngưng lại. Tôi ngồi uống vodka đến tận khuya với ông Golanop phó chủ tịch thường trực phòng thương mại và công nghiệp Liên Xô. Người ta có nói muốn chơi với người Nga thì phải biết uống wodka và điều đó là sự thật. Người Liên xô đối xử với người uống tốt vodka như những người bạn lâu năm. Cũng giống như những người nước ngoài đến Hàn Quốc, nếu uống giỏi rượu Soju hoặc Makori thì chúng tôi cũng cảm thấy thân thiện với họ hơn. Đêm đó chúng tôi uống khá nhiều wodka. Chúng tôi đã cảm nhận được tình cảm con người hai bên qua chai vodka.

Trời càng khuya, tôi lại lấy câu chuyện đàm phán ra để nói.

“Nếu các ông khó quyết định, sao không cho chủ tịch chúng tôi gặp Chủ tịch phòng thương mại công nghiệp các ông? Các ông nói chủ tịch các ông không ở Moxcova nhưng chúng tôi không nghĩ như thế”.

Tôi có thể hiểu lý do tại sao họ không đưa người đứng đầu ra làm việc. Đàm phán với một nước chưa có quan hệ ngoại giao chính thức, nếu có gì đó thiếu sót thì chẳng hay ho gì. Đó là cách đàm phán lâu nay của họ. Sau khi nói thẳng ấn tượng của mình, cuối cùng tôi nói thêm về ý nghĩa của đợt đàm phán lần này:

“ Người đi cùng tôi Ông Jung là đại diện thực tế của giới doanh nhân Hàn Quốc. Ông ta làm Chủ tịch hiệp hội các doanh nghiệp Hàn quốc 10 năm, bây giờ đang là chủ tịch danh dự. Còn tôi thì đang giữ chúc vụ phó Chủ tịch phòng thương mại và công nghiệp năm thứ 13. Vì thế, cuộc đàm phán lần này nếu đặt nền móng hợp tác thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự hợp tác của các doanh nghiệp Hàn Quốc với Liên Xô. Không cần quan hệ ngoại giao chính thức thì phòng thương mại công nghiệp là cơ quan dân sự, hoàn toàn có thể làm đầu mối được”.

Tôi nói thêm vè những thành công mà doanh nghiệp Hàn Quốc đã tham gia vào khu vực Đông Nam Á và Trung Đông, nhấn mạnh rằng chúng tôi sẽ giúp ích rất nhiều cho phát triển kinh tế của Liên Xô.

“Chúng tôi đến đây đơn thuần chỉ với tư cách doanh nhân, không có ý chính trị nào cả. Cũng hoàn toàn không có vấn đề sẽ khích động Bắc Hàn. Mong ông hãy chuyển những lời chúng tôi nói với những nhà lãnh đạo cao nhất của chính phủ các ông. Họ sẽ hiểu tấm lòng thật của chúng tôi”

“Tôi hiểu rồi, ngày mai chúng ta bàn lại vậy”.

Dù kết quả chuyến thăm đầu tiên không có đi chăng nữa, thì cũng chẳng có ai phê phán chúng tôi cả. Hoàn toàn có thể đưa ra rất nhiều lý do cho việc đàm phán thất bại, nào là khác biệt về thể chế, hiệu quả đầu tư thấp, vv… Nhưng tôi thì không lùi bước.

Cuộc hội đàm bắt đầu tiếp vào sáng hôm sau. Buổi chiều, phòng thương mại và công nghiệp Liên xô liên lạc đến.

“Có tin vui. Chúng tôi có ý định sẽ ký. Chúng ta chuẩn bị lễ ký vậy”

Cuộc hội đàm vốn đi vào ngõ cụt, thậm chí là sẽ đổ vỡ bây giờ lại thành công.

Ngày 11 tháng 1 năm 1989, văn bản chính thức đầu tiên trong lịch sử giữa Hàn Quốc và Liên Xô ra đời.

Với doanh nghiệp, không có giây phút nào hạnh phúc hơn giây phút ký hợp đồng. Giây phút ký kết xong, đóng nắp cây bút cảm giác mãn nguyện trong tôi không thể tả bằng lời.

Tuy không có bất cứ nội dung thỏa thuận cụ thể về vấn đề kinh doanh nào, nhưng tôi cảm thấy rất vui mừng vì lần đầu tiên đã xây dựng nền tảng chính thức hợp tác kinh tế với Liên Xô, đất nước là đối địch với chúng tôi trong vòng 30 năm. Ông Jung cũng rất hài lòng.

Tối hôm đó, chúng tôi tổ chức tiệc.

Chuyến thăm lần đầu tiên mở ra một con đường và chúng tôi liên tục thăm Liên Xô cho đến năm 1991. Chỉ riêng ban lãnh đạo của Huyndai cũng đã 7 lần sang thăm. Từ phía tây cho đến phía đông, từ Moscova đến Lenigrad, Nakhodka, Sakha, Vostochny.. tất cả những chỗ nào doanh nghiệp Hàn Quốc có thể làm ăn được chúng tôi đều đi hết. Có lẽ cũng chẳng có người nước ngoài nào mà đi tất cả mọi nơi ở nước Nga như chúng tôi.

Mỗi ngày, chúng tôi dậy sớm chuẩn bị, hoặc gặp lãnh đạo liên bang hoặc các nước cộng hòa, hoặc thăm hiện trường. Thậm chí nhiều khi còn làm đến cả 12 giờ đêm, tất cả các cuộc họp nhằm xây dựng mối quan hệ thân thiện cứ tiếp tục. Có ngày chúng tôi đi trực thăng những 12 tiếng, quan chức địa phương nôn mửa và ngã cả ra.

Không hiểu tại sao, dù những cuộc hành quân khốc liệt, dù có qua cả những cánh đồng động lớn của Siberia thì chủ tịch Jung và tôi vẫn chịu đựng tốt và không hề gì. Không phải là chịu đựng, mà là tích cực tìm kiếm những nơi có thể làm ăn được, kể cả những việc nhỏ nhất chúng tôi cũng xác nhận và ghi chép. Chúng tôi giống như trẻ lại.

Có thể nói đó là chúng tôi tràn đầy tâm trạng hưng phấn vì kéo gần được tương lai và lịch sử. Nếu không có tinh thần sứ mệnh và lòng tự hào đó, chúng tôi không thể chịu đựng được cuộc siêu hành quân thế này.

Mấy vị lãnh đạo Liên Xô thấy chúng tôi như vậy đều rất ngạc nhiên. Có vị lãnh đạo còn thổ lộ rằng nhiều người từ các nước châu Âu hoặc các nước cộng nghiệp đến nhưng họ chưa bao giờ thấy ai tiếp cận sự việc một cách nhiệt huyết như những doanh nhân đến từ mảnh đất bé tí ở cực đông chúng tôi.

Thành quả là rất to lớn. Chúng tôi đã thỏa thuận được rất nhiều nội dung, xây dựng nhà máy luyện nhôm ở Lenigrad, thành lập công ty liên doanh sản phẩm hóa dầu, xây dựng nhà máy giấy Pulp ở cảng Volga, khai thác than và xây dựng đường sắt ở Ilkhinsco, khai thác ga ở cộng hòa Sakha.

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ 1989 đến 1991, có thể nói mọi kế hoạch kinh doanh của Huyndai ở Liên Xô đã được thành lập xong nhờ việc trực tiếp tìm hiểu thị trường. Trong những kế hoạch này cũng khá nhiều việc đã bước vào giai đoạn thực hiện và phần khá còn sẽ thực hiện trong thời gian tới. Tất cả đều là những dự án trọng yếu trở thành nền tảng cho nền kinh tế Hàn Quốc ở thế kỷ 21.

Trong số đó, dự án tôi quan tâm nhất chính là khai thác ga ở nước cộng hòa Sakha.

ĐƯA KHÍ GA TỰ NHIỀN TỪ SIBERIA VỀ HÀN QUỐC

Năm 1989, lần đầu tiên khi sang Liên Xô, rất nhiều nhà báo tâp trung ở sân bay Kimpo, trong số đó có một phóng viên ban thời sự của đài MBC ngồi cùng xe với tôi ra sân bay.

“Sang Liên Xô ông dự định sẽ làm gì?”

“Họ là một đất nước hoàn toàn mới lạ, cũng chưa có kế hoạch cụ thể gì cả”

“Nhưng ít ra thì cũng phải có ước mơ gì chứ ạ”.

Sau khi anh ta cam kết là sẽ không đưa tin, tôi mới nói giấc mơ của mình

“Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của nhiên liệu sạch. Trong nhiên liệu hóa thạch thì chỉ có duy nhất ga thiên nhiên là nhiên liệu sạch mà thôi. Nhu cầu sẽ tăng đột biến. Tuy ở các nước tư bản cũng có nhiều ga, nhưng phải vận chuyển đường biển vì vậy có rất nhiều khó khăn. Để vận chuyển được đường biển thì phải hóa lỏng, và để hóa lỏng thì lại cần nhà máy. Đặc biệt là phải có thiết bị vận chuyển nữa, có cả hạ tầng để cất giữ, trang thiết bị, qui trình để lại khí hóa ga trước khi sử dụng là rất phức tạp. Không những thế, ở những nước tư bản thì những chỗ nào có ga đảm bảo tính kinh tế thì người Nhật chiếm trước hết rồi. Nơi mà Nhật Bản chưa thể động tới hiện nay là Nga. Qua tài liệu ta thấy là ở vùng đất gần với nước có rất nhiều ga thiên nhiên, giấc mơ của tôi là đưa ga qua Bắc Hàn bằng đường bộ về ”.

Tôi nhấn mạnh chỉ là ước mơ thôi. Dặn anh phóng viên rằng đây là vấn đề khó khăn chưa giải quyết được bằng lý luận kinh tế thông thường vì vậy nói ra người ta cười cho nên đừng có đưa tin. Anh phóng viên cam kết giữ lời hứa.

Nhưng sau khi trở về từ Liên Xô, tôi mới biết là đêm tôi xuất phát đi Liên Xô, giọng nói tôi xuất hiện trên truyền hình. Té ra là anh phóng viên lén ghi âm rồi đưa lên. Và ngày hôm sau, trên báo chí cũng viết bài viết đặc biệt với chủ đề “Ga thiên nhiên từ Siberia sẽ đến Hàn Quốc qua Bắc Hàn”.

Tôi bị anh phóng viên lừa, nhưng ước mơ mà tôi nói với anh ta dần dần trở thành hiện thực qua nhiều chuyến thăm.

Đầu năm 1990, khi thăm Moscova, lần đầu tiên Văn phòng trung ương Đảng cộng sản mời chúng tôi và họ giới thiệu về tình hình hai nước cũng như triển vọng trong tương lai. Người phụ trách quốc tế của văn phòng Trung ương Đảng nói như sau:

“ Chúng tôi theo dõi đến Hàn Quốc từ rất lâu rồi. Hàn Quốc là đất nước tiêu biểu phát triển kinh tế thành công trong các nước mới ra đời, là đối tượng quan tâm của Liên Xô kể cả trước thời Tổng thống Gorbachop. Khi tham gia Olympic, ở ban quốc tế văn phòng Trung ương đảng chúng tôi cứ nghĩ là Hàn Quốc vốn thân với Mỹ nên sẽ có nhiều chống đối. Chính vì thế chúng tôi đã đưa sang nhiều nhà nghệ thuật và đoàn nghệ thuật có đẳng cấp thế giới. Chúng tôi muốn làm giảm bầu không khí thân Mỹ chống Xô. Nhưng sang đến nơi mới thấy là cảm giác thù dịch giành cho Liên xô không nhiều như chúng tôi nghĩ.Thậm chí chúng tôi còn nghĩ có khi đoàn Mỹ cử đoàn vận động viên sơ sài hơn chúng tôi nữa. Cũng nhờ đó mà lần đầu tiên Liên Xô ra mắt thành công ở Hàn Quốc. Chúng tôi đã tiến hành điều tra và có tư liệu về các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Huyndai, Samsung và Deawoo. Chúng tôi cũng đã đánh giá sẵn là hợp tác với doanh nghiệp nào thì sẽ có kết quả như thế nào. Tôi nghĩ Huyndai là công ty có trọng tâm là xây dựng và công ty công nghiệp nặng nên sẽ là đối tác rất phù hợp để thực hiện chung các dự án lớn khai thác ở Siberia của Nga.”

Ngày hôm đó, phó Thủ tướng Chatip của cộng hòa tự trị Sakha cũng có mặt. Trưởng ban hợp tác quốc tế của văn phòng trung ương Đảng lần lượt nhìn tôi và nhìn phó Thủ tướng và nói:

“ Việc phát triển nước cộng hòa Sakha thì hợp tác với tập đoàn như Huyndai là vấn đề cực kỳ quan trọng. Phó Thủ tướng đích thân bay đến đây để gặp lãnh đạo của Huyndai, các ông làm quen với nhau đi”.

Từ nước cộng hòa Sakha bay đến Moscova hết 7 tiếng đồng hồ. Phó Thủ tướng vừa mở dữ liệu mình đã mang đến và trình bày toàn bộ về tài nguyên của nước cộng hòa Sakha. Nghe thì mới thấy đúng là một kho báu tài nguyên đáng ngạc nhiên.

Có câu chuyện thế này về Liên Xô

“Thuở xưa, ông trời tay cầm tài nguyên và đi khắp quả đất rắc cho mỗi nơi một ít đều đặn, nhưng khi đến nước cộng hòa Sakha thì hai tay lạnh quá nên đành bỏ hết lại tài nguyên ở đây”

Chính vì thế cho nên người ta mới nói đùa là ở Sakha, mỏ kim cương, mỏ than, mỏ vàng, nỏ sắt, ngoài những quặng đặc biệt ra còn có cả ga, dầu mỏ, và cả trữ lượng tầm thế giới”.

“Chắc chắn phải đến thăm nước cộng hòa các ông mới được”.

Chúng tôi hẹn với nhau như vậy, và tháng 6, chúng tôi thăm nước cộng hòa Sakha.

Chúng tôi đặt chân đến thủ đô Yakutsk, Phòng tiếp khách có vẻ như mới sơn xong để chuẩn bị đón tiếp chúng tôi nên mùi sơn còn mới. Sau khi gặp Thủ tướng và Phó Thủ tướng, chúng tôi đi xuống hiện trường.

Nơi chúng tôi đi đầu tiên đó là giếng ga Khisil ở ngoại ô thành phố Vilyuysk cách thủ đô chừng 2 giờ máy bay. Giếng dầu chưa khai thác này lớn thứ 2 tại Liên Xô và qui mô thì đạt tầm thế giới. Những ngọn lửa đốt khí ga thải tự nhiên đang thả hơi ấm vào bầu trời đông cứng vì những đêm trắng của Liên Xô. Với những gã đàn ông đến từ mảnh đất không có lấy một chút ga thì hình ảnh ngọn lửa đó thật ghen tị.

Từ đó, chúng tôi ngồi trực thăng và đi thăm mỏ kim cương lộ thiên ở gần thành phố Mirunui. Họ tự hào đây là mỏ kim cương có sản lượng lớn thứ 2 sau nước cộng hòa Nam Phi. Ở gần đó có cả nhà máy gia công kim cương.

Ngày thứ 2, chúng tôi lên trực thăng lúc 9h và đi thăm mỏ vàng ở nam thành phố Alan, một lần nữa ngắm nhìn mỏ than lộ thiên Neryungri. Qui mô của cái mỏ than lộ thiên lớn nhất thế giới này lớn đến mức khiến cho chúng tôi ngộp thở.

Than đá chất như núi, với những doanh nhân đền từ nước nghèo tài nguyên như chúng tôi thì đó là những quang cảnh không thể không trầm trồ. Chỉ nhìn cảnh cứ vậy đào là ra than, tôi không thể không nhớ đến những công nhân than khổ sở dưới đường hầm sâu 300 mét ở tỉnh Kangwon. Những thiết bị vận tải ở đây cũng phải phù hợp với qui mô mỏ than nên toàn là những loại siêu lớn cỡ 80-120 tấn. Nhật Bản đã bắt đầu mua mỗi năm vài triệu tấn than ở đây.

Mỏ than mà Chính phủ cộng hòa Sakha cho chúng tôi thấy là mỏ than chưa khai thác, có tên là Ykhinscora gần với thành phố Neryungri. Mỏ than này tính kinh tế cũng rất cao nhưng vẫn chưa được khai thác. Cùng khai thác và xuất khẩu về Hàn Quốc chính là tham vọng của chính phủ nơi đây.

Đó là phối cảnh nối với đường tàu đi xuyên qua Siberia từ Ykhinscora, nối đến Vladivostok, từ Vladivostok nối với cảng Posietkoy ở phía bắc sông Tuman, từ đó dùng đường bộ hoặc đường thủy chở về Hàn Quốc. Có nghĩa là sẽ phải làm đồng thời hai dự án, vừa khai thác than vừa xây dựng đường sắt kết nối với đường sắt chạy qua Siberia. Chúng tôi và chính phủ Sakha bắt đầu thực sự nghiên cứu về dự án này. Đặc biệt chúng tôi quan tâm nhất chính là vấn đề chỉ cần đi qua được Bắc Hàn qua sông Tuman thì có thể vận chuyển bằng đường bộ về Hàn Quốc.

Mỗi ngày, chúng tôi đều cùng với lãnh đạo của nước Cộng hòa Sakha đi trực thăng, thăm hết chỗ này chỗ kia. Có khi 12 giờ đêm rồi chúng tôi vẫn còn làm việc

Nói gì thì nói, điều khiến chúng tôi rung động nhất tại nước cộng hòa Sakha chính là khí ga. Nghe nói ở đó trữ lượng là 6 tỷ tấn, đây là khối lượng mặc dù lượng tiêu thụ ga của Hàn Quốc ngày càng tăng vẫn có thể dùng trong vòng 50 năm. Trữ lượng ở đây là nguồn tài nguyên không thể không xuất khẩu vì dân số chỉ có 2 triệu người.

Nhưng xuất khẩu đi đâu, Sang châu Âu thì xa quá nên hoàn tòan không có tính kinh tế. Kết cục thì nó là món hàng hóa bán cho vùng cực đông là phù hơp nhất. Chỉ cần vận chuyển 3800 km là đến Hàn quốc. Lượng ga này chính là tài nguyên để cho Hàn Quốc tồn tại trong thế kỷ 21. Tôi vô cùng cảm ơn trời đất vì mình đã phát hiện ra một nguồn tài nguyên trời phú ở một nơi gần đất nước chúng tôi, một đất nước nghèo tài nguyên.

Để sử dụng những tài nguyên này thành nền tảng của đất nước chúng ta thì còn có quá nhiều khó khăn phải vượt qua. Đầu tiên là vấn đề thủ tục, dù có thỏa thuận xong với chính phủ Sakha thì cũng còn phải tiếp tục được chính phủ Liên bang đồng ý.

Và nếu vấn đề thủ tục giải quyết xong thì còn một vấn đề lớn nữa là làm thế nào để có thể chịu đựng được điều khiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt mà chúng tôi chưa từng trải nghiệm. Vào mùa đông khi nhiệt độ xuống dưới -30, -40 độ thì 24/24 là buổi đêm lạnh giá, còn vào mùa hè thì khi nhiệt độ lên đến 30, 40 độ thì lại 24/24 là ban ngày nóng bức. Vì điều kiện thời tiết khắc nghiệt như thế này nên nhiều doanh nghiệp và chính phủ nước khác đến nhưng đành nuốt nước miếng ra về.

Với các nước châu Âu thì nó không có tính kinh tế, lại thời tiết khí hậu khắc nghiệt, nhưng điều đó lại là sức hấp dẫn đối với chúng tôi. Vì điều khiện có khăn, không ai có thể làm được thì chúng ta phải làm, có phải vậy không nhỉ?

Phải kết nối dự án này thành dự án qui mô lớn, nó vượt qua đại lục bao la, qua bắc Hàn, nối với ống ga của Hàn Quốc và đi cả sang Nhật bảng bằng đường hầm dưới biển.

Vào thế kỷ 21, khi chúng ta đưa khí ga, thứ cần thiết tuyệt đối cho phát triển kinh tế kết nối với đất nước chúng ta nó có hiệu quả chẳng khác gì nước chúng ta tự sản xuất được khí ga. Nói một cách khái quát hơn thì có vẻ đó là hiệu quả đã xây dựng một lãnh thổ rộng lớn ở miền phương Bắc.  

Châu Âu đã khai thác giếng dầu ở phía đông dãy núi Urac và tiếp nhận khí ga của Nga thông qua đường ống dầu dài 6500 km. Nếu so sánh thì mới biết là đường ống ga đến nước ta chỉ là 3800 km. Chỉ bằng một nửa đi châu Âu. Muốn đến cả Nhật Bản thì chỉ cần nối thêm 200 km đường ống dưới biển.

Việc lắp đặt đường ống, ngoài việc đơn thuần chỉ là cung cấp đường ống ga, nó còn có ý nghĩa to lớn là thúc đẩy hình thành vùng kinh tế tiểu Đông Bắc Á.

Để thực hiện những dự án to lớn ở khu vưc Primorsky, Tỉnh Cát Lâm, Tỉnh Hắc Long Giang và Bắc Hàn thì việc đảm bảo nguồn khí ga tự nhiên là điều bắt buộc. Đồng thời, những cơ sở hạ tầng đa dạng phục vụ cho việc giao dịch hàng hóa và tài nguyên nhiên nhiên một cách tự nhiên xung quanh vùng ống ga kéo dài cho đến tận Hàn quốc cũng là những điều cần phải làm tiếp theo.

Đây là việc một đất nước nhỏ như Hàn Quốc bắt buộc phải làm để có thể đứng vào hàng ngũ đầu trên thế giới. Và chúng tôi sinh ra bẩm sinh có sức mạnh đó. Thế giới thật rộng lớn, không kéo thế giới đó về phía mình, mỗi ngày ngồi trên bàn giấy và miệng thì cứ thế giới hóa, toàn cầu hóa cả trăm lần thì cũng chẳng có ích lợi gì.

Sau khi kết thúc chuyến thăm Sakha, chúng tôi soạn biên bản thỏa thuận trên một con thuyền trên sông Lena. Sông Lena chảy ngang qua Sakha là con sông lớn thứ 3 ở Liên Xô với chiều dài hơn 4000 km. Dòng sông tưới cho vùng đất Siberia và chảy ra biển Bắc này có chỗ rộng nhất là 12km, ở giữa sông không thể thấy bờ hai bên.

Những người ở đây cũng quả là những người đậm chất phong lưu, con thuyền du lịch mà họ mua về từ Hà Lan thật là sang trọng, những món ăn trên thuyền thật phong phú và xa xỉ.

Dù có phong lưu, món ăn có ngon đến mấy đi nữa thì kinh doanh vẫn là phép tính. Hai bên không cùng chung ý kiến về vấn đề tín dụng khiến cho cuộc bàn bạc có nguy cơ sụp đổ, trận chiến tâm lý 2 tiếng đồng hồ trên thuyền, có khi phải chia làm hai nhóm chụm đầu nhau để thảo luận, có khi cùng ngồi với nhau nhưng không nói năng gì.

Cuộc thương thảo sắp đỗ vỡ thì cuối cùng cũng tìm ra điểm thỏa thuận. Sau những nỗi đau, sự đồng thuận càng làm cho chúng tôi vui gấp 2 lần. Cuộc thương thảo đối đầu căng thẳng vì lập trường và vị trí của hai bên nhưng sau khi tìm được điểm thống nhất, chúng tôi hiểu nhau sâu hơn về mặt con người, chúng tôi cảm thấy tình cảm ấm áp giống anh em với nhau.

Ở trong quá trình thương thảo quốc tế lạnh lung và đầy tính sát phạt nhau ấy, thỉnh thoảng cũng có những cuộc gặp gỡ đầy tình người khiến cho cuộc sống này đáng sống hơn. Những hy vọng về thế giới con người cũng bắt đầu từ hy vọng như thế này.

Và cuối cùng, biên bản thỏa thuận với nội dung khai thác tài nguyên mỏ, dầu, ga, xây dựng đường sắt với nước cộng hòa Sakha đã soạn xong. Chúng tôi bay ngay về Moscova và bàn bạc xong với chính phủ Liên Bang. Trên con thuyền ở sông Moscova, chúng tôi tiến hành lễ ký kết, Phó Thủ tướng Chatip, Chủ tịch Jung và tôi cùng ký tên.

Dự án này sau đó bị trì hoãn vì Huyndai quá tập trung vào chính trị, ngoài ra việc khởi động nó cũng gặp khó khăn vì mối quan hệ với Bắc Hàn và tình hình chính trị của Liên Xô cũ trở nên xấu đi. Tuy nhiên, đây là dự án bắt buộc phải làm vì vậy nó sẽ sớm được triển khai lại, và để làm được điều đó thì người có tầm nhìn ra phía trước lại phải đổ mồ hôi.

LÒNG VÒNG ĐƯỜNG GẶP GORBACHOP.

Tháng 11 năm 1991, chúng tôi có chuyến thăm thứ 7 sang Liên Xô. Đến Moscova thì lập tức có liên lạc đề nghị gặp mặt của người quen lâu nay, ông Petrakopro, trợ lý kinh tế của Gorbachop. Nhưng ông ta nói tôi đến một mình. Tôi dự cảm có điều gì đó quan trọng.

Tôi bước vào văn phòng của ông ta ở đối diện với điện Kremlin. Ông ta nói thẳng luôn

“Các ông có ý định gặp Tổng thống Gorbachop không?”.

“Tại sao lại không chứ? Gặp Tổng thống luôn là mong muốn lớn của chúng tôi mà. Chúng tôi muốn nói về những điều phía Liên Xô phải làm và cũng muốn biết ý ông ấy thế nào”.

Tôi nghĩ nếu đây là thăm dò ý kiến của tôi thì chắc là cũng đã nói qua với Gorbachop. Một việc đột phá.

“Các ông chuẩn bị danh sách những người gặp Tổng thống đi, tuyệt đối việc này phải bí mật”.

Ông Jung nghe tôi nói vậy, rất hào hứng. Ông ấy nói luôn

“Này, phải chuẩn bị những nội dung khi nói chuyện với Tổng thống mới được. Với lại phóng viên của KBS có tham gia ở đây đúng không, nhớ nói làm thế nào cho họ vào cùng với nha”.

Sáng hôm sau, ông Petrakopro lại liên lạc tới, cũng là nói tôi đi một mình

“Chiều mai 5h gặp Tổng thống ở điện Kremlin.Danh sách cuối cùng có Jung Chu Yong, Lee Myung Park, một phiên dịch phía Hàn Quốc. Hãy cho tôi tên phiên dịch”.

Nhưng mọi chuyện lại nẩy sinh bắt đầu từ lúc này.

Chúng tôi rảnh rỗi cho đến 5 chiều ngày hôm sau. Và đó là nguồn gốc của cơn họa. Vốn dĩ trưởng chi nhánh của Huyndai tại Moscova có đề nghị cần phải gặp cho được Thủ tướng Nga vì có thể bán được rất nhiều hàng ở đây, chúng tôi đã đăng ký trước nhưng chẳng hiểu sao 2h ngày hôm trước thì xác nhận xong cuộc họp với Tổng thống Gorbachop. Tôi, chủ tịch Jung và giám đốc chi nhánh Huyndai 3 người vào phòng Thủ tướng nga.

Việc gặp gỡ với Thủ tướng trôi chảy. Chúng tôi ký vào biên bản thỏa thuận có ghi rõ là phía Huyndai sẽ cung cấp hàng tiêu dùng mà cộng hòa Nga cần thiết và sẽ nhận lại bằng nguyên liệu và tài nguyên. Camera truyền hình hai nước đều quay cảnh này.

Nhưng trong cái bản thỏa thuận ấy thì lại có cả phần dầu mỏ. Một số các tài nguyên quí như dầu, ga, vàng thì chính phủ trực tiếp quản lý. Chúng tôi quên mất điều này. Nội dung thỏa thuận này được đăng lên báo Nga và truyền hình Nga vào ngày hôm sau.

Petrakhopka tìm tôi với giọng khẩn cấp. Có cảm giác điều gì không lành. Tôi chạy vào văn phòng của công ty. Ông ta đang rất nổi giận. Ông ta không thèm nói gì một lúc.

“Các ông đã phạm sai lầm lớn. Các ông phá vỡ qui định của đất nước chúng tôi. Không những phải hủy chuyến thăm, mà chúng tôi sẽ không hỗ trợ cho các ông trong các hoạt động sắp tới”.

Đúng là sấm đánh giữa trời quang. Nhưng tôi cũng có cái lý của mình

“Làm sao lại có thể thế này được. Chúng tôi đâu có biết cái hiệp định đó. Nếu nói rằng phía có trách nhiệm thì phải là phía cộng hòa Nga vì họ biết qui định đó mà vẫn làm chứ. Không gặp Tổng thống cũng không sao, nhưng quyết định không hỗ trợ cho chúng tôi trong thời gian sắp tới thì tôi không thể hiểu được.”
“Chúng tôi quyết định vậy rồi. Các ông về đi.”

Ngay trước cuộc gặp với Gorbachop mà cuộc họp bị hủy thế này, Ông Jung rất thất vọng. Về đến khách sạn ông ấy đóng cửa phòng luôn.

Lối vào thị trường phương bắc như vậy là bị phong tỏa.

Thời ấy, mâu thuẫn giữa Tổng thống Gorbachop và Tổng thống Nga Yeshin đã lên đến đỉnh điểm. Không thể quay lại được nữa. Chúng tôi không biết sự thật này nên không có cách nào để ứng xử cho phù hợp, cuối cùng la chúng tôi bị lôi vào trong cuộc chiến giữa Gorbachop và Yeshin.

Trước tiên, tôi cố trấn tĩnh lại.

Có phương pháp nào thuyết phục Petrakhop bằng tình cảm không nhỉ?’

Tôi gặp phải một bức tường tối đen.

Đúng vậy, ở nước Nga, muốn truyền đạt một cái gì đó có tình cảm thì dùng tiếng Anh thật khó. Cần phải có phiên dịch, Tôi tìm ông Lyu Hak Ku. Ông ta sinh ở Chin chu, sau vụ 6.25 thì trốn sang miền Bắc và cuối cùng thì ổn định tại Liên Xô. Ông ta là học giả về lịch sử, là trưởng khoa phương Đông viện nghiên cứu quốc gia Moscova. Chúng tôi đã đưa tên anh vào danh sách phiên dịch khi sẽ đi gặp Tổng thống 9 sau này anh ta là người phiên dịch cho cuộc hội đàm thưởng đỉnh giữa Tổng thống No Tea Woo và Tổng thống Gorbachop).

Tôi cùng với anh Luy yêu cầu gặp Petrakhop. Nhưng đăng ký gặp mấy lần đều bị từ chối.

Tôi nói “Chúng tôi chuẩn bị về. Có điều muốn nói cuối cùng” thế là họ mở cửa văn phòng. Khoảng 5h chiều, tôi bày tỏ tình cảm của mình qua anh Lyu Hak Ku.

“Tuy kết quả là chúng tôi vi phạm chính sách của chính phủ Liên bang, nhưng chúng tôi không cố ý. Anh chính là người chịu trách nhiệm về việc này và cũng đã hướng dẫn cho đoàn chúng tôi rất nhiệt tình. Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã kết hợp được nguyện vọng đầu tư của chúng tôi và phát triển kinh tế của Liên Xô và chúng ta đã xây dựng quan hệ hợp tác trên cả mong đợi. Nhưng nếu chỉ vì chúng tôi không biết mà vi phạm một qui định mà phá bỏ mọi thành quả chúng ta vun đắp trong thời gian vừa qua thì quả là quá lãng phí”.

Tôi phải nài nỉ. ban đầu ông ta có vẻ không muốn nghe, nhưng ông Luy vừa giải thích bằng tiếng Nga thì ông ấy có vẻ như bắt đầu lắng tai

“Tôi kêu gọi ông với tư cách là con người. Không gặp được Tổng thống thì không những chúng tôi thiệt hại mà cũng là một tổn thất lớn cho Liên Xô. Tôi không biết lý do tại sao chúng ta lại tự làm thiệt hại cho mình”.

Ông ta ra vẻ suy nghĩ một lát rồi nói hãy chờ ở văn phòng mình. Vậy là có một tia hy vọng nhỏ nhoi? Chúng tôi cực kỳ hồi hộp. Trong lúc đang chờ thì ông Jung gọi điện thoại đến. Ông ấy cũng đang rất lo lắng.

Một lát sau, Petrakhop quay lại.

“Tôi hiểu ý các anh, Chúng tôi có một đề nghị. Các ông tiến hành họp báo cùng với hãng thông tấn Tass với nội dung như sau đi”.

Nội dung của văn bản họp báo chính là nội dung hủy bỏ bản cam kết đã ký kết vì không biết qui định của chính phủ liên bang. Họ nói là sau khi họ thấy nội dung này trên báo rồi họ sẽ quyết định tiếp. Đúng là cảnh chúng tôi lâm vào giữa cuộc đấu sức giữa chính phủ liên bang và nước cộng hòa Nga một cách không mong muốn.

Chúng tôi cũng không biết là trong tương lai, vị trí của chính phủ liên bang và nước cộng hòa Nga sẽ thay đổi như thế nào. Vội vàng đứng về một bên sau lại khó xử.

Tôi quyết định phải họp báo. Nhà báo sẽ do phía Petrakhop gửi đến. Không còn thời gian nữa vì nội dung họp báo đó phải xuất hiện trên báo trước 5h ngày 12, ngày gặp Tổng thống.

Sáng ngày hôm sau, nhà báo từ hãng thông tấn Tass đến. Anh ta biết hết nội dung sẵn. Tôi giải thích toàn bộ câu chuyện cho vị phóng viên. Nhưng tôi đã sửa một vài chỗ trong bảng họp báo mà Petakhop gửi đến. Cần phải suy tính cho cả chính phủ liên bang và cả nước cộng hòa Nga. Chúng tôi đưa ra một số cách thể hiện gián tiếp như “Chúng tôi không vi phạm nội dung này” “ Chúng tôi chỉ muốn nói sự thật rằng khó có thể đạt được hiệu lực với hợp đồng sai của cả hai phía”.

Nội dung họp báo của tôi ngày hôm sau xuất hiện trên báo. Có điện của Petrakhop yêu cầu gặp mặt. Tôi không thể không biện minh cho phần sửa chữa nội dung họp báo

“Hôm qua ông nói là phải hủy cái thỏa thuận, nhưng tôi nghĩ chỉ hủy khi nào cái cam kết đó là cam kết đúng đắn. Lần này thì hợp đồng vi phạm trái qui định nên không thể phát sinh hiệu lực, không dùng từ hủy bỏ mà dùng không thể phát huy hiệu lực thì có thể có ý nghĩa mạnh hơn”.

Petrokhop gật đầu, ông ta tạm đi đâu đó rồi quay lại. Nét mặt tươi tỉnh.

“Tốt, như kế hoạch, 5 giờ chiều sẽ gặp Tổng thống”.

Tôi xin phép Petrakhop và ngay lập tức điện thoại cho ông Jung. Nhân tiện, tôi yêu cầu thêm một điều nữa, đó là yêu cầu cho nhóm phóng viên KBS đang ở Moscova cùng tham gia. Ông ta lấy vấn đề an ninh, tỏ nét mặt khó xử nhưng rồi cuối cùng đồng ý.

Đoàn chúng tôi đến điện Kremlin đúng giờ và ngồi chờ ở phòng chờ. Đúng 5 giờ, nhân viên phòng trợ lý xuất hiện và xin thông cảm.

Ông nói rằng đang tiếp khách chưa xong vì vậy muộn một chút. Hãy chờ 10 phút.

10 phút sau, anh ta lại xuất hiện, lần này thì đề nghị chờ 15 phút. Tôi thấy có sự khác biệt gì đó từ Gorbachop. Thông thường, một doanh nghiệp gặp nguyên thủ của một quốc gia thì chờ 30 phút hay 1 tiếng cũng chẳng có cách nào là phải chờ. Nhưng cứ mỗi lần muộn như vậy thì Gorbachop lại cho người ra giải thích.

Cuối cùng thì cũng gặp được Gorbachop. Sau khi đứng cho phóng viên chụp hình, ông ấy mời ngồi và xin lỗi:

“Tôi phải trao 5 thư bổ nhiệm cho đại sứ 5 nước, công việc bận quá không trao từng người được nên vừa gọi tất cả họ trao một lần. Trao xong lại phải uống một ly trà và nói chuyện. Đại sứ vốn nói nhiều mà. Các ông thông cảm”

Ông ta có tri thức chính xác về mối quan hệ lịch sử giữa Nga và Hàn Quốc, lại rất thẳng thắn. Ông nói kinh tế Liên Xô khó khăn vì vậy cần sự hợp tác của doanh nghiệp Hàn quốc.

“ 200 năm trước, một học giả đã từng thành lập Học viện Liên Xô nói rằng “ Động lực để phát triển nước Nga đến từ vùng Viễn Đông”. Để phát triển được khu vực Viễn Đông của Liên Xô thì cần phải có sự hợp tác từ các nước ở khu vực cực đông. Đặc biệt, chúng tôi chờ đợi Hàn Quốc sẽ đóng vai trò lớn”.

Tiếp theo, ông ta nói luôn cả những câu nói khiến chúng tôi ngạc nhiên đến mức không nghĩ ông là Tổng thống của một nước sản sinh ra chủ nghĩa cộng sản.

“Thời Bán đảo Triều Tiên chia thành hai miền Nam Bắc, công nghiệp của Bắc Hàn phát triển hơn và thu nhập quốc dân cũng cao hơn. Còn Nam Hàn chỉ hòn toàn dựa vào nông nghiệp. Nhưng bây giờ thì ngược lại, bắc Hàn còn nghèo hơn nam Hàn. Các anh có biết tại sao không?

Chúng tôi không hiểu ông ta nói thế với ý gì, đang chưa biết làm thế nào thì ông ta giải thích thế này

“Vì Bắc Hàn chọn chủ nghĩa cộng sản, nam Hàn chọn chủ nghĩa tư bản”.

Lời nói của Tổng thống Liên Xô với doanh nhân của một đất nước chưa thiết lập quan hệ ngoại giao quả đúng là thẳng thắn. Tôi nghĩ ông là người có tầm nhìn đúng về hiện thực, vì vậy sẽ lãnh đạo đất nước sang một trang mới ổn định có tính lịch sử mà không có bất cứ sự hỗn loạn lớn nào nào trong quá trình thay đổi hệ tư tưởng.

Câu nói của ông tiếp theo còn ấn tượng hơn

“Liên xô chính là nước tác động để Bắc Hàn chọn xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế Liên Xô có trách nhiệm lớn với vấn đề Bắc Hàn. Trước khi chia làm hai miền nam bắc thì là một dân tộc cùng sử dụng một ngôn ngữ, cùng một nền văn hóa. Không biết là đến bao giờ, nhưng chúng ta hợp tác kinh tế giữa Hàn Quốc và Liên xô và có kết quả thì phải chia sẻ thành quả đó với Bắc Hàn. Liên Xô cũng phải có trách nhiệm về mặt đạo lý như thế”.

Thật là những câu chuyện đồng cảm. Tôi nghĩ đó chính là ý nghĩa của hợp tác kinh tế Hàn Xô. Gorbachop nói thẳng về tương lai hai nước mà không có bất cứ ngần ngại nào và cũng nhấn mạnh về tính cần thiết của việc thiết lập quan hệ mới giửa hai nước để hướng đến tương lai. Ông ta cũng không quên cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động tại Liên Xô.

Chuyến gặp Gorbachop là thành công rất lớn. Đặc biệt ông Jung có tự tin rất lớn. Ông ấy nói “Nhân tiện việc này gặp luôn Bush’ vậy rồi bay luôn sang Mỹ, thăm cả Trung Quốc và cuối cùng là sang cả Bình Nhưỡng. Sau chuyến thăm Gorbachop, ông ấy nghĩ mình có thể là một nhân vật đóng vai trò chính trị lớn. Sự thật, việc tham gia vào thị trường phương bắc của ông là đi trước hơn tất cả nhà chính trị nào. Chính vì thế ông rất tự hào.

 PRIMORSKY, NƠI XUẤT PHÁT CỦA THẾ HỆ CỔ CAO LY MỚI

Primorsky là vùng đất gần gũi với đất nước chúng ta, nó cũng là nơi “lánh nạn” của dân tộc chúng ta vào cuối thời kỳ Triều Tiên, nếu nhìn xa hơn nữa thì cùng với vùng đất Mãn châu ngày nay, nó cũng là mảnh đất hùng hồn mà người Cổ Cao ly đã từng vươn tới. Kể cả bây giờ thì những kiều bào thời ông, cha chúng ta vẫn đang sinh sống.

Mỗi lần nghĩ đến phương bắc, tôi lại nghĩ ngay đến vùng đất này. Nếu tính ngược thời gian 100 năm trước, nếu tổ tiên chúng ta sớm hòa vào dòng lịnh sử, sớm nhận ra dã tâm tham vọng của chủ nghĩa đế quốc thì bây giờ lãnh thổ của đất nước chúng ta đã bao gồm và vùng Primorsky và cả một phần vùng Mãn Châu, và chúng ta đang nổi lên đường đường chính đáng như một nước có vai trò chủ đạo ở vùng kinh tế Đông Bắc Á.

Khi tiến vào phương bắc, tôi cảm thấy được cái cảm giác chật chội khi nghĩ đến quá khứ và cả tương lai của đất nước chúng ta. Đường chia cắt hai miền nam bắc là thứ cần phải loại bỏ càng sớm cảng tốt. Tôi không có thời gian để bày biện các lý do dài lê thê kiểu như là chính trị, nào là tính đồng nhất lâu đời của một dân tộc đồng nhất, nào là tính lặp lại của lịch sử. Tôi chỉ hiểu thống nhất và hợp tác kinh tế nam bắc theo lý thuyết của kinh tế học.

Thế giới đang bước vào một trật tự thương mại chung, kinh tế thế giới cũng chung. Ý tôi muốn nói rằng kinh tế sẽ chỉ vận hành dựa vào lý thuyết kinh tế. Bây giờ, thế giới này không có cái nào không bao gồm lý thuyết về kinh tế. Tôi nghĩ lý do cơ bản mà Liên Xô và các nước Đông Âu cũ đều bị ý thức hệ quay lưng xuất phát từ “bánh”. Bánh không được sản xuất và lưu thông theo nguyên lý kinh tế.

Lý luận thống nhất kinh tế của tôi sẽ bắt đầu từ vùng Primorsky, đi đến hợp tác kinh tế Nam Bắc, quay trở về thành vùng kinh tế Đông Bắc Á. Lý luận thống nhất kinh tế này chính là tương lai của dân tộc ta, là triển vọng trong thế kỷ 21 của bán đảo Triều Tiên.

Khi hợp tác kinh tế với Liên Xô, tôi quan tâm trước tiên đến gỗ vùng Primorsky.

Khi thăm Liên Xô lần thứ 3 vào tháng 10 năm 1989, chúng tôi đã thỏa thuận về việc thành lập công ty liên doanh ngành lâm sản, hai người đại diện là Grabosky của Liên hiệp sản xuất Lâm nghiệp vùng Primorsky và Phó giám đốc Ju Kang Song của công ty cổ phẩn sản xuất gỗ Huyndai. Theo thỏa thuận này thì công ty liên doanh sẽ làm rất nhiều lĩnh vực, thuộc đất trồng rừng, khai thác gỗ, vận chuyển, sản xuất và xuất khẩu sản xuất gia cụ, gỗ miếng vv.

Bản thỏa thuận này được trao đổi qua lại và đến năm 1990 thì chúng tôi bắt đầu, và nó đã xuất khẩu nhiều sản phẩm về Hàn quốc và nước thứ 3. Sự hợp tác về liên hiệp Hàn Xô của vùng Primorsky đã lập kỷ lục là một dự án thu được thành công duy nhất trong các dự án hợp tác với nước ngoài ở Liên Xô dưới thời khó khăn của Tổng thống Gorbachop.

Hàn Quốc là nước phải nhập khẩu đến 90% tài nguyên gỗ, nhưng tương lai chúng tôi sẽ vận chuyển bằng đường bộ và phát triển lâm nghiệp rộng lớn của vùng Primorsky mặc dù đó không phải là đất của Hàn Quốc. Cùng với khí ga, nó cho thấy tính cần thiết của việc phải liên kết bằng đường biển và cả đường bộ của vùng vùng kinh tế Đông Bắc Á trong tương lai.

PHẢI MỞ CỬA BẮC HÀN THÌ MỚI BƯỚC VÀO ĐƯỢC THẾ KỶ 21

Khi chúng tôi bắt đầu dự án hợp tác khai thác lâm nghiệp ở vùng Primorsky thì những thợ lâm nghiệp Bắc Hàn họ bắt đầu bỏ trốn khỏi vùng làm lâm nghiệp này. Những người thợ Bắc Hàn đang chạy ra khỏi thể chế, còn chúng tôi thi đang đi vào vòng ngoài của thể chế đó. Sự giao thoa một cách tình cờ ở vùng Primorsky một đất nước thứ 3 là một sự kiện tượng trưng cho thấy sự thay đổi nhanh chóng của hai miền Nam Bắc. Một tín hiệu cho rằng theo lý luận kinh tế thì Nam và Bắc sẽ sớm gặp nhau.

Hiện tại, vùng Primorsky là lãnh thổ của nước Nga. Những đồng bào đang lấy vùng đất này làm “quê hương” này đã phải di dân đến rất nhiều vùng khu vực Trung Á theo chính sách di dân bắt buộc của Stalin nhưng đại đa số họ đều muốn trở về vùng Primorsky. Và nếu như vậy thì Primorsky không phải là lãnh thổ của Hàn Quốc nhưng vùng đất này lại có thêm một ý nghĩa mới, đó là vùng lãnh thổ nối dài của cuộc sống dân tộc chúng ta.

Về mặt kinh tế, thì các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào đại lục, “lãnh thổ dân tộc” này sẻ trở thành cầu nối chắc chắn cho Hàn Quốc. Từ đây, chúng ta có thể vươn ra đại dương, bằng đường sắt, chúng ta có thể kết nối với châu Âu. Nếu so với đường biển hàng hóa xuất phát từ cảng Busan có thể đi qua eo biển Malaka, thông qua kênh đào Sue và bằng đường bộ đi vào các vùng đất châu Âu thì việc kêt nối trực tiếp bằng đường sắt trực tiếp đến Châu Âu rõ ràng là tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Đường bộ chắc chắn phải thuận tiện hơn.

Với tiền đồ là Nam Bắc sẽ sớm thống nhất, cùng với 3 tỉnh Đông Bắc của Trung Quốc, tầm quan trọng của khu vực này sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

Cùng với vùng Primorsky, chúng tôi tập trung giành sự quan tâm vào vùng Pociet của nước Nga, nằm bên kia sông Tuman. Posey Ett sẽ là cứ điểm rất quan trọng trong tương lai.
Hiện tại, số kiều bào của chúng ta đang sống ở 3 tỉnh của đông bắc Trung Quốc gồm Cát Lâm, Hắc Long Giang và Liêu Ninh là 1,5 triệu người. Ngày mà những kiều bào này sẽ vươn cánh ra thế giới sẽ đến. Ở khu vực này không có con đường ra Thái Bình Dương. Cảng biển Posey Ett chính là nơi nằm giữa sông Tuman và Vladivostock.
Khu vực này chỉ cách biên giới Trung Quốc chừng 40 km.
Không những thế Posey Ett còn là vùng trọng tâm của tam giác được cầu thành bởi các tiếp điểm kinh tế của Nga, Trung Quốc và Bắc Hàn và Hàn Quốc.
Dự án phát triển sông Tuman mà Bắc Hàn đang thực hiện, hiện nay cũng lấy đối tượng kết nối 3 vùng gồm Vladivostok, Trường Xuân của Trung Quốc và Najin của Bắc Hàn, trong trường hợp này thì trung tâm của nó vẫn là Posey Ett.
Nếu dự án này thành công, thì không chỉ là đồng bào chúng ta đang sống ở Nga và Trung Quốc ở khu vực này trở thành trung tâm của kinh tế, mà nó còn kết nối với bán đảo Triều Tiên và trở thành một trung tâm mới nổi của vùng kinh tế Đông Bắc Á. Việc tham gia vào phương bắc có tính kết nối chặt chẽ với tương lai của dân tộc ta là thế.
Tôi lạc quan vào tương lai của nền kinh tế Hàn Quốc. Nền kinh tế chúng ta vốn phát triển trải qua rất nhiều khủng hoảng và tăng trưởng. Những năm 1960 nhờ vào Việt Nam, những năm 1970 là Trung Đông, và những năm 1980 tiếp tục phát triển nhờ vào làn sóng xây dựng ở khu vực Đông Nam Á. Sự tăng trưởng của kinh tế Hàn quốc cũng là sự tăng trưởng của thị trường xây dựng.
Vào những năm 1990, thì bước chuyển đổi chính là hợp tác kinh tế hai miền Nam Bắc. Trong đó bao gồm cả phương bắc, có cả Nga, Trung Quốc.
Hợp tác kinh tế Nam Bắc không chỉ có nghĩa phát triển kinh tế Nam và Bắc. Về phương diện hiệu quả trong việc đối phó với hiện tượng block hóa của kinh tế thế giới thì đây cũng là một điều rất quan trọng. Khi đó, chúng tôi rất muốn thực hiện, tối thiểu là 1 ý tưởng trong những ý tưởng của ông Jung. Nhưng lý luận kinh tế đã phải hy sinh cho lý luận về chính trị. Khi đó, nếu hợp tác kinh tế thành công thì chắc chắn là con đường thống nhất cũng rút ngắn được rất nhiều. Thật là một việc đáng tiếc.
Trong khi thế giới chia làm 4 vùng kinh tế là NAFTA, EU, Nhật Bản và Trung Quốc thì phương pháp duy nhất để chúng ta có thể chịu đựng được áp lực từ phía Trung Quốc và Nhật bản chính là thống nhất Nam Bắc.
Có một số người dự đoán rằng nếu thống nhất thì cả Nam và Bắc sẽ tụt hậu về mặt kinh tế vì vấn đề chi phí thống nhất, tuyệt đối không phải như vậy. Hợp tác kinh tế Nam Bắc không phải là chúng ta đơn phương giúp đỡ cho Bắc Hàn. Đây không phải là viện trợ, mà là hợp tác kinh tế. Mục tiêu cùng phát triển cả Nam và Bắc Hàn.
Trước tiên là vấn đề về nhân lực. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp vấn đề khó khăn, khi đầu tư vào Bắc Hàn sẽ rất hiệu quả. Kỹ thuật và thiết bị của doanh nghiệp vừa và nhỏ đất nước chúng ta tuy thua so với các nước tiên tiến, nhưng khi đầu tư vào Bắc Hàn thì vẫn có thể hoạt động tốt trong một khoảng thời gian nhất định. Còn phía Bắc Hàn, cùng với việc phát triển kinh tế thông qua các doanh nghiệp vừa và nhỏ chúng ta, họ cũng sẽ dần dần học chủ nghĩa tư bản.
Trình tự tiếp theo là các doanh nghiệp lớn sẽ tham gia vào và xây dựng cầu nối tiến vào đại lục. Khi đó, con đường kết nối đến Ấn Độ, Trung Đông, Châu Âu sẽ mở ra. “Con đường tơ lụa” mới bắt đầu từ Busan sẽ ra đời.
Một thống kê của nước ngoài cho biết, năm 2002 sức mua của Trung Quốc sẽ là 640 tỷ USD, Nhật Bản sẽ là 520 tỷ USD. Nếu chúng ta tính toán xuất nhập khẩu thì một lượng lưu động hàng hóa một năm trị giá 2000 tỷ USD sẽ phát sinh trong đó Hàn quốc làm trọng tâm. Hoàn toàn phụ thuộc vào việc chúng ta sẽ ứng xử thế nào với một thị trường khổng lồ như thế này. Trong số đó, chắc chắn một phần sẽ là của chúng ta.
Nhưng không cẩn thận, chúng ta sẽ bị hút vào vùng từ trường của lõi kinh tế này.
Nguyên nhân cần thiết hợp tác kinh tế và thống nhất Nam Bắc không đâu xa xôi, nó xuất phát từ lý do thiết thực của toàn cầu hóa để ứng phó với trật tự kinh tế mới.

PHẦN KẾT
Đón chào một thế giới khác.
Gần đây, cứ đến ngày Chủ nhật là tôi đến nhà thờ mình thường đi để hướng dẫn mọi người đậu xe. Công việc của tôi là cứ mỗi sáng, dậy sớm hơn người khác chờ rồi hướng dẫn lối đi, đậu xe cho giáo dân.
Tôi đã làm được 2 năm, tôi thích thú với công việc này. Những cơn gió sáng thoải mái, sáng sáng chào hỏi giáo dân đi lễ cũng thật là tình cảm, tôi cũng cảm ơn trời đất và nhà thờ đã giành cho tôi cơ hội để mở ra một ngày nghỉ mới giành cho hoạt động tình nguyện. Tuy nó là việc nhỏ, nhưng tôi nghĩ nó là một tượng trưng cho cột mốc mà cuộc sống của tôi sẽ phải bước tiếp trong tương lai.
Tôi sống nửa cuộc đời trong lĩnh vực kinh tế.
Nghĩ lại quá khứ, đó đúng là thời phát triển kinh tế ngạt thở. Tôi cùng những đồng nghiệp của mình đã chạy hết chỗ này đến chỗ kia. Chúng tôi đã dành hết tình cảm và sức lực hơn bất cứ ai trên thế gian này, giành những kết quả vượt qua những mục tiêu ban đầu. Nhờ vào sự phát triển với tốc độ chóng mặt, công ty chúng tôi đã trở thành những công ty hàng đầu thế giới, Hàn Quốc cũng đã bước vào nền kinh tế top 10 toàn cầu.
Tuy nhiên, cũng như có ánh sáng thì cũng có bóng râm, có phát triển thì cũng có cái bóng của nó.
Trong tương lai, sẽ còn rất nhiều những người lao động, người thợ xây dựng, những doanh nhân sẽ phải hy sinh hoặc gặp thất bại. Sự phồn vinh của kinh tế chúng ta lấy nền tảng là nước mắt và mồ hôi hiến thân của họ, vì thế tôi luôn nghĩ họ là những người có công lao mà không thể nào quên.
Hiện nay có rất nhiều vấn đề, đó là bất bình đẳng kinh tế, mâu thuẫn về phân phối dẫn đến mâu thuẫn giữa các giai cấp, văn hóa truyền thống bị phá hoại. Với trường hợp của chúng ta thì lại càng nhiều hơn vì chúng ta đã phải trải qua nền cấu trúc kinh tế áp đặt trong thời gian rất dài.
Bây giờ, chẳng phải là lúc chúng ta cần nghiên cứu thật nghiêm túc và thực hiện những điều kiện đảm bảo một cuộc sống nhân văn hơn và phát triển về chất nhiều hơn?
Nhiều người vẫn nói tôi là nhân vật chính trong phát triển, trong thời gian qua, với tư cách là một doanh nhân, tôi cũng đã đóng góp một phần nào trong việc xây dựng phát triển kinh tế, thoát khỏi cái vòng đói nghèo, nhưng tôi nghĩ , từ nay, tôi cũng có một phần trách nhiệm trong việc tạo ra một xã hội có chất lượng thật tốt, giúp đỡ để có thể chia sẻ đều những thành quả kinh tế đó.
“Myung Park ah, ai mà cho gì đừng có ăn, đến giúp rồi về nha”
Tôi lại nhớ đến lời dạy của mẹ đã mất cứ sáng sáng cầm đèn bin bước đi trong con đường còn tinh sương. Mẹ dạy tôi sự đường hoàng tồn tại, sự chính trực và thành thật, dạy cho tôi phải hoàn thành công việc mình đã đảm nhiệm bằng cuộc sống của mình. Mẹ cũng dạy cho tôi nếu không hiến thân thì đó không phải là phụng sự. Nếu mẹ tôi còn sống, chắc mẹ đã nói những lời như thế này với tôi:
“Từ giờ trở đi, có lẽ con phải quan sát thật kỹ hơn, và đã đến lúc phải dẹp bỏ những cái bóng râm của sự phát triển . Chính trị cũng chính là phụng sự.”
Thời tuổi 20 tôi là học sinh hoạt động phong trào.
Sau khi liên lụy đến vụ 6.3, tôi phải vào tù và tôi đã suy nghĩ từ điểm khởi đầu về việc mình có thể làm gì cho đất nước nghèo đói này. Ngoài đường, người thất nghiệp đầy rẫy, tốt nghiệp đại học ra cũng không có việc để làm. Tôi cho rằng điều cần làm đầu tiên cho đất nước thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu chỗ ngủ chính là phải xây dựng kinh tế. Với tôi, kinh tế không phải là lý luận hay hành chính, mà là thực hiện thông qua tham gia trực tiếp, chính vì vậy tôi trở thành người làm kinh tế.
Tuy nhiên tôi đang đưa mình vào thế giới khác. Tôi đang quay lại điểm xuất vốn đau đớn vì cơn sốt chính trị của lứa tuổi 20.
Vậy thì 27 năm vừa qua, nó để lại gì cho tôi ngày hôm nay? Tôi nghĩ tôi đã học được rất nhiều điều nếu tôi ở lại giới chính trị thì chắc chắn không thể học được.
Làm kinh doanh, tôi học cách làm việc chung với mọi người, học cách kiếm tiền. Học cách phân tích thông tin, xây dựng chiến lược, quản lý tổ chức. Tôi cũng học và biết được kinh tế địa phương, kinh tế đất nước và kinh tế thế giới nó liên quan đến nhau thế nào về mặt hữu cơ.
Tuy nhiên, hơn tất cả, thứ tôi có thể tự tin nói rằng tôi đã học được chính là tinh thần của một doanh nhân.
Doanh nhân không phải là dân buôn. Một doanh nhân chân chính là một nhà phát minh làm từ không thành có. Một doanh nhân chân chính là người giải quyết mọi việc, có thể chuyển điều không thể thành có thể. Doanh nhân chính là nhà cách tân, chuyển từ phi hiệu quả sang hiệu quả. Doanh nhân thì yêu công việc hơn tiền bạc và đặt ý chí của mình vào sự mãn nguyện trong công việc.
Hiện nay đang là lúc trật tự kinnh tế thế giới đang tái cấu trúc mới. Và cùng vời điều đó, mọi thứ đang thay đổi theo thời đại kinh tế là chính trị và chính trị là kinh tế. Và như vậy, việc những doanh nhân tham gia vào chính trị cũng phải tham gia với tinh thần của doanh nhân. Phải ứng dụng những bí quyết đổi mới trong kinh doanh đã lĩnh hội được với tư cách là một doanh nhân để ứng dụng vào chính trị.
Chúng ta phải xây dựng một chính phủ đưa ra được những dự án mới, tạo ra được những giá trị gia tăng. Phải đảm bảo vị thế cạnh tranh của đất nước, phải xây dựng chiến lược tăng tổng doanh số bán và lợi nhuận ròng chứ không phải là phản đối hay tán thành một cách mù quáng. Phải tạo ra những công chức và tổ chức chính phủ lấy trọng tâm là khách hàng, hiệu quả và năng suất thay cho những công chức và tổ chức chính phủ có tính đàn áp và lãng phí, bàng quan. Phải mang lại sự hài lòng về cuộc sống cho nhân dân, những người khách hàng của chúng ta.
Chúng ta phải vận hành đất nước theo hình thức đầu tư dài hạn, nhắm tới lợi ích 10 năm, 20 năm chứ không phải là chỉ để ý đến phiếu bầu của người dân. Phải vận hành nó thiện nguyện, hiến thân vì toàn thể đất nước chứ không phải là để vì mình mà thống trị.
Những nước tiên tiến có nền chính trị tiên tiến đang làm như vậy. Gần đây, nước Mỹ cũng đã tuyên bố tinh thần doanh nghiệp trong việc tái cấu trúc các cơ quan chính phủ, các trưởng đoàn thể chính trị địa phương của Nhật Bản vốn thành công cũng không ngoại lệ, họ đều có đầu óc kinh doanh. Thậm chí là các đảng phái cầm quyền và không cầm quyền đều đưa giám đốc các doanh nghiệp vào làm chính trị gia.
Nếu chúng ta nói rằng quân đội là tổ chức tiên tiến nhất cho nửa đầu thế kỷ 20 thì doanh nghiệp chính là tổ chức tiên phong nhất đã dẫn dắt thế giới nửa sau của thế kỷ 20.
Tuy nhiên có một sự thật là doanh nghiệp và chính phủ, doanh nghiệp và nhà nước là những thứ rất khác nhau. Vì nói gì thì nói, doanh nghiệp theo đuổi giá trị cực đại hóa lợi ích cho mình, còn chính phủ thì phải đặt mục tiêu chung, vì lợi ích chung. Nếu chúng ta hiểu và hài hòa được sự khác biệt đó thì tinh thần của nhà doanh nghiệp sẽ đóng góp rất nhiều trong thời đại cạnh tranh không giới hạn và toàn cầu hóa.
Dù vận hành doanh nghiệp hay kinh doanh đất nước, thì bản chất kinh doanh chẳng phải giống nhau hay sao? Tôi tin như vậy. Chính vì vậy tôi quyết định quay lại tuổi 20. Một thời tôi đã vất vả để khơi sáng tăng trưởng cho doanh nghiệp, thì bây giờ sẽ phải nỗ lực hơn nữa để hướng đến sự phát triển của tất cả chúng ta.
Khi quyết tâm và bắt tay viết quyển sách này mới thấy mình có nhiều điều muốn nói. Nhưng tương lai còn rất nhiều việc phải làm, vì vậy chúng ta phải hướng ngòi bút tới tương lai.
Những năm 2000 đầy thay đổi đang chờ đón chúng ta.
Hỡi những người bạn trẻ.
Không có gì là thần thoại cả. Nhưng bây giờ là lúc chúng ta phải thử thách để tạo ra một thần thoại mới.

Tháng 1 năm 1995_Lee Myung Bak.

0 0 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

0 Bình luận
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x