Chia sẻ BÍ QUYẾT học Tiếng Hàn: PHƯƠNG PHÁP ĐỌC HIỂU

  1. Xin cho hỏi đọc hiểu nghĩa là gì? Và làm thế nào để hiểu?

Đọc hiểu được định nghĩa rằng gồm đọc (thầm) và hiểu: Muốn hiểu được thì cần phải có các yếu tố như sau: Từ vựng + ngữ pháp + cách diễn đạt + khái niệm vấn đề cần nói.

Đọc hiểu được cấu thành bởi hai yếu tố: Đọc và hiểu có nghĩa rằng người đọc sẽ phải nắm bắt được ít nhất các yếu tố sau.  

  1. Đâu là ý chính, trọng tâm của bài viết
  2. Mối tương quan so sánh đúng, sai trong bài viết là gì
  3. Bài viết muốn truyền đạt thông điệp gì?
  4. Có thể trả lời được các câu hỏi đặt ra
  5. Phân tích được các thành phần 5W+ 1H trong bài văn

Để hiểu được sự việc, có người sẽ đọc và tự tư duy để hiểu. Nhưng cũng rất nhiều người sẽ sử dụng phương pháp dịch sang tiếng Việt để hiểu. Phương pháp dịch rồi mới hiểu khiến bạn tốn rất nhiều thời gian và công sức. Đọc hiểu không phải là môn dịch, vì thế không nên quá chú trọng vào việc chuyển đổi sang ngôn ngữ mẹ để rồi mới tìm cách hiểu ý của bài. 

  1. Em đọc xong và thường quên luôn, không thể nắm bắt được ý của bài, vậy nên làm thế nào?
  • Có thể do bạn chưa có kỹ năng để hiểu bài: Trước tiên, bạn cần phải tìm hiểu xem yêu cầu đặt ra là gì. Nếu yêu cầu đặt ra là tìm thời gian sự việc, thì bạn chỉ cần tìm thời gian và bỏ qua các thứ khác. Bạn chỉ cần gạch chân những từ ngữ, câu liên quan đến vấn đề thời gian để tìm đáp án
  • Có thể do chưa có từ vựng đầy đủ, bạn sẽ phải dùng phương pháp vừa đọc vừa đoán, nhưng nếu số lượng từ mới quá nhiều, chiếm trên 30% thì có thể bạn sẽ khó hiểu hết nội dung bài. Cố gắng tìm cách tăng khối lượng từ vựng, nhất là từ vựng âm Hán Việt vì các bài đọc hiểu thường dài, sâu, chuyên môn cao.
  • Có thể chưa quen với cách hành văn của người Hàn Quốc: bạn cần phải hiểu rõ ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa diễn đạt của họ.
  • Có thể do không có khái niệm về sự việc: Bạn chưa đi xe điện thì cũng khó có thể biết trình tự đi tàu điện thế nào. Bạn còn quá trẻ để hiểu một bài về nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương hay vấn đề bảo vệ môi trường. Vì thế để đọc hiểu thì kiến thức thông thường là điều rất quan trọng.
  • Do bị lẫn lộn vì thông tin quá nhiều, do khối lượng từ vựng, câu v.. khá nhiều. Bạn nên dùng bút viết để gạch chân những yếu tố quan trọng nhất của bài văn: ai, làm gì, ở đâu, như thế nào vv.. Sau đó bạn sẽ đọc qua một lượt và sẽ có cách nhìn tổng thể về bài viết.
  • Đọc xong bài, bạn cần tự tư duy bằng cách tóm tắt nội dung bài và trả lời các câu hỏi sau: Bài này nói về nội dung gì, ý người ta muốn nói là gì, tại sao người ta lại đặt câu hỏi đó.
  • Nên đọc trên hai lần để có thể hiểu chính xác hơn.
  • Bạn cũng có thể nhớ về hình ảnh được tạo ra trong bài viết thay vì nhớ từng từ trong đó: “ Một khuôn trường đầy nắng, các bạn học sinh vui đùa” hay hơn là nhớ từng từ “trường học, nắng, học sinh, chơi”.
  1. Cho em biết là khi đọc hiểu thì nên đọc câu hỏi trước hay đọc bài trước?
  • Nếu là đề thi, đọc câu hỏi là điều bắt buộc trước khi đọc bài, nó giúp cho bạn định hình phương hướng câu trả lời sẽ là gì khi đọc bài. Ghi nhớ là câu hỏi khác với chọn ¼ đáp án.
  • Với đáp án, có nên đọc trước hay không, tùy trường hợp để có nên đọc trước hay không. Nếu đọc trước cũng sẽ tạo ra định hướng bài làm, nhưng với 4 câu trả lời sẽ khiến cho bạn lẫn lộn khá nhiều thông tin. Vì thế khi đọc đáp án trước thì bắt buộc bạn cần phải dùng bút để gạch chân những phần chú ý nhất.
  • Nếu không phải là đề thi, chỉ là dạng bài đọc trả lời câu hỏi, bạn cũng nên đọc câu hỏi trước để tìm định hướng
  • Nếu chỉ là bài viết để tham khảo, không có câu hỏi thì bạn cứ đọc, tốt nhất là nên đọc kỹ và bắt buộc phải có gạch chân.
  1. Khi đọc hiểu, gặp từ mới nhiều quá thì giải quyết thế nào?
  • Nếu có thời gian để tra từ vựng, thì dùng từ điển, hỏi thăm bạn bè vv để tra hoàn thiện và đúng nhất. Tuy nhiên nếu từ mới quá nhiều thì rất mất thời gian.
  • Nếu không có thời gian để tra từ vựng, thì nên tự đoán ý nghĩa của từ đó nhờ vào những từ vựng và ý nghĩa câu trong bài. Việc hiểu lờ mờ, không diễn đạt thành ngôn ngữ mẹ đẻ cũng có thể chấp nhận trong trường hợp này.
  • Đọc hiểu chủ yếu là hiểu, khác hoàn toàn với dịch, vì thế không cần phải quá chi tiết phải chuyển đổi sang ngôn ngữ khác hoàn thiện như dịch. Chỉ cần nắm bắt ý chính của bài và yêu cầu đề ra là được.
  1. Em đọc khá chậm, xin cho biết lý do và cách giải quyết:
  • Có thể do thói quen, hoặc không quen với việc đọc: cần phải tự tìm cách thay đổi.
  • Có thể do bạn quá cố chấp vào việc phải hiểu hết câu vừa đọc nên đã mất nhiều thời gian. Không nên từ nào cũng tra từ điển và nhiều khi cần phải bỏ qua bạn chỉ có thể hiểu hết bài đọc sau khi đã đọc toàn bài chứ không phải chỉ một vài câu, vì vậy hãy cố gắng đọc hết bài.
  • Chưa bỏ được thói quen dịch câu để hiểu. Chỉ cần nắm bắt ý chính là đủ.
  • Nên luyện tập theo qui trình đọc hiểu như sau: Nên đọc theo các trình tự như sau: đọc hữu âm (Vocal Reading), đọc lẩm bẩm (Mumbling) , đọc thì thầm (Whisper Reading), đọc trong miệng (Vibrator Reading) và cuối cùng là đọc vô âm, đọc bằng mắt (Subsonic Reading). 
  1. Trong tiếng Anh, có 1 thứ tự cụ thể để đặt các tính từ trong câu văn, ví dụ như màu sắc – chất liệu – hình dáng – trạng thái. Tiếng Hàn có trật tự tương tự như vậy không? Làm thế nào để hiểu nhanh nhất ý của một câu văn.
  • Về cơ bản tiếng Hàn là ngôn ngữ có trật tự cấu trúc ngữ pháp khá tự do, tuy nhiên về cơ bản sẽ theo cấu trúc: 주어+목적어+부사어+서술어 (Chủ ngữ, tân ngữ bổ ngữ và động từ ). Việc thay đổi trật tự này diễn ra thường xuyên trong văn nói và có cấu trúc khá ngược với tiếng Việt, khiến cho nhiều người mới bối rối.
  • Cách hiểu nhanh nhất của một câu văn tiếng Hàn sẽ là đọc và ước định ý nghĩa , cách thứ hai là dịch hoàn thiện câu để hiểu. Cả hai phương pháp này đều nên sử dụng các trình tự sau đây:
  • Nếu là câu đơn: Xác định xác định chủ ngữ, chủ ngữ hay đi với 은/는, 이, 가, tiếp theo sẽ xác định thành phần động từ và hiểu (dịch) từ chủ ngữ và dưới lên. Câu có hai động từ thì nên xác định động từ 1 và 2 là cái gì.
  • Với câu phức, có các vế, được phân cách bởi các mẫu câu như: nếu, trong trường hợp, với điều kiện là thì có thể dịch từ phần này trở về trước, sau đó dịch tiếp phần còn lại. Tất nhiên cách hiểu từ dưới lên cũng không phải là cách tồi.
  1. Phần định ngữ khá nhiều khiến cho nhiều khi đọc nhưng cảm thấy rối, cách xử lý thế nào?
  • Bạn cần phải hiểu bản chất định ngữ trong tiếng Hàn là gì, vai trò của nó thế nào và đặt ở đâu. Về định ngữ, bạn cần có mối tương quan so sánh với tiếng Việt để dễ hiểu
  • Khác với tiếng Việt, các ngôn ngữ khác đều có xu thể sử dụng định ngữ trước danh từ để tạo ra một cấu trúc. Vì thế câu tiếng Hàn thường phải đọc hết cả câu thì mới có thể hiểu hết ý của đoạn văn.
  1. Nếu đọc hiểu mà không hiểu từ vựng thì xử lý thế nào?

Phải đoán theo từ xung quanh: 기자회견

Hiểu toàn bộ câu văn

Không nhất thiết phải hiểu toàn bộ.

  1. Xin cho biết các phương pháp luyện đọc hiểu có hiệu quả tốt nhất?
  • Nên đọc kỹ thay vì đọc đi đọc lại, thường chúng ta sẽ hình thành 80% ở lần đọc đầu tiên, vì thế nên đọc kỹ từng phần một, nếu đoạn nào chưa hiểu thì đọc lại ngay đoạn đó thay vì chờ đọc cả bài rồi mới đọc lại.
  • Đọc đến đâu nên dùng viết, bút để tô màu , nếu không sử dụng các phương pháp này sẽ khiến cho bạn hay mất tập trung.
  • Không nên nhớ từ vựng trong bài, nhớ bằng cảm nhận riêng hay bằng sự liên tưởng bằng cách hình ảnh .
  • Nên hiểu theo cấu trúc câu, không quá chú trọng vào từ vựng, hãy mở rộng tầm mắt của bạn để đọc hết câu.
  • Nên loại bỏ thói quen dịch, vì điều này rất mất thời gian và khác với tính chất của bài đọc hiểu. Bạn cố gắng hiểu bằng tiếng Anh, thay vì bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.
  • Cố gắng vừa đọc vừa tư duy với nội dung của bài: vấn đề môi trường thì thường sẽ như thế nào ? Sự liên kết này giúp bạn kết nối tri trức thông thường của bạn với bài viết do được kết nối một cách logic.
  • Không nên đọc quá chậm, vì như vậy sẽ mất sự tập trung, nhưng cũng không nên đọc quá nhanh, vì sẽ không hiểu, nên đọc ở mức độ duy trì sự tập trung cao nhất mà vẫn hiểu.
  • Nên tạo thói quen đọc hiểu : trên xe buýt, khi có thời gian, trước khi đi ngủ, việc này giúp bạn định hình và quen thuộc với cách hành văn của người Hàn Quốc. Cố gắng chọn các quyển sách mà mình quan tâm, yêu thích và hợp với trình độ của mình.
  • Sau khi đọc xong, tự đặt câu hỏi, tại sao, sao lại như thế, nên làm thế nào, tóm tắt ý để có thể hiểu được phần mình đã đọc.
  • Chú ý với những từ, ý quan trọng, bỏ qua những ý đơn giản hay quá tiểu tiết. Nhưng với trường hợp đi thi đọc hiểu thì phải chú ý tiểu tiết. Hết sức chú ý đến câu đầu tiên và câu cuối cùng.
  • Nên chia bài văn đọc thành các quãng mang những ý nghĩa chung : phần giải thích, phần khẳng định, phần phù định, phần phản biện ngược lại, phần kết luận vv..
  • Đọc theo qui trình : đọc – tóm tắt – đặt câu hỏi – trả lời

_Trích: Sách GIỎI TIẾNG HÀN NHÀN NHƯ ĂN GIMBAP – Tác giả Lê Huy Khoa_

Liên hệ mua sách:

https://kanata.edu.vn/sach-hay-tieng-han/  
https://tiki.vn/gioi-tieng-han-nhan-nhu-an-gimbap-p40052072.html

________________
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ TƯ VẤN
FACEBOOK: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở: 
  • Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
  • Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
  • Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
  • Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, F8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102
  • Cơ sở 4: 144 Đinh Tiên Hoàng, P.1, Quận Bình Thạnh, 028.6270 3497
  • Cơ sở 5: 193 Vĩnh Viễn, Phường 4, Quận 10, 028.6678 1913
5 1 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
Phạm Vi
Phạm Vi
2 năm cách đây

Em đang chuẩn bị thi topik, may quá lại gặp bí quyết này. Cảm ơn Kanata

1
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x