So sánh Từ đồng nghĩa trong Tiếng Hàn – phần 17

  1. 쏟다, 붓다 : đổ, rót, giội, dội, xối, chắt.

Những từ này có nghĩa “chuyển  đổi lần lượt theo chỗ khác nhau  như là chất lỏng hoặc bột. Nhưng mà những từ này có sự khác nhau về phương hướng của hoạt động đó. “쏟다”는 biểu thị những hoạt động di chuyển nội dung từ bên ngoài còn “붓다”는 trái lại nó biểu thị hoạt động di chuyển nội dung với đối tượng cụ thể hoặc chứa đựng nội dung bên trong.

Ví dụ :

Anh ấy đã đổ món súp mà mình không tích ăn ra ngoài cửa sổ.

Mọi người đổ cát hay bất cứ cái gì vào bao trên con đường có tuyết rơi.

Ví dụ:

Young Hee cho cà phê hòa tan vào ly và rót nước nóng vào rồi khuấy từ từ.

Anh trai trồng cây rồi tưới nước.

Nghi thức đổ dầu lên đầu ở nước Israel là việc làm dành cho vua hoặc là nhà chức sắc tôn giáo.

Vì vậy “쏟다”는  chủ yếu sử dụng khi vứt bỏ những thứ không có mục đích hay những thứ không cần thiết. Trái lại “붓다”는 hoạt động đó là phải có mục đích.

Ví dụ :

Người nuôi bò sữa đã biểu tình và  đổ 1tr lít sữa xuống  cánh đồng để chống đối lại việc  sụt giảm giá sữa.

YoungHee đã sơ xuất làm đổ cà phê lên váy.

Nhân viên phục vụ đã làm đổ rượu vang vào bộ vest của anh ấy.

Ví dụ:

Anh ấy đã rót rượu vào ly của tôi.

YoungHee đổ bột mỳ vào tô nước rồi nhào.

“쏟다”는  cũng có thể dùng cho những cái khác ngoài chất lỏng hoặc bột.

Ví dụ :

Cô ấy đổ ào rổ khoai tây vào bồn rửa chén rồi gọt vỏ.

Do đi bị ngã nên anh ấy đã làm đổ đồ ăn lên  sàn.

Trẻ em hứng thú với việc đổ đồ chơi ra rồi lại nhặt vào lại.

Cô ấy đổ đồ vật trong túi xách lên giường.

“쏟다”는  cũng có ý nghĩa: “ bộc lộ những suy nghĩ hay lời nói trong lòng mình ra bên ngoài”, “ thiên về bất kỳ đối tượng nào như là sức mạnh, tính cách hay tâm hồn”, “chảy nước mắt, chảy máu, đổ mồ hôi”. “붓다”는 không mang ý nghĩa như thế này và trong trường hợp này  cũng không thể dùng để thay thế cho “쏟다”는  được.

Ví dụ :

Tôi đã khóc về hình ảnh bà ngoại đang lặng lẽ đón nhận( tận hưởng) những giây phút (khoảnh khắc) cuối cùng của cuộc  sống.

Ở sân vận động các học sinh nam đổ mồ hôi trong lúc say mê chơi bóng rổ.

Ví dụ :

Khi tôi đi học tôi chỉ tập trung vào việc học nên bọn trẻ gọi tôi là ông lão nhàm chán.

Công ty này trong lúc đang khó khăn về mặt tài chính thì lại dồn hết sức lực vào việc phát triển kỹ thuật.

Khi mà con nít làm những hành động có tính phản kháng thì tôi hiểu rằng thì ra chúng “cần sự quan tâm” và phải thể hiện sự quan tâm và yêu thương chúng  nhiều hơn.

Anh ấy hễ cứ mở miệng ra là thể hiện sự bất mãn nên làm cho những người xung quanh mệt mỏi.

Tâm trạng thoải mái vì nói chuyện với bạn bè.

  1. 아래, : dưới, bên dưới, cấp dưới, đáy, tận cùng, nguồn gốc, cội rễ, nền tảng, căn nguyên.

Những từ này có ý nghĩa “ cho dù là cái gì mang tính trừu tượng hay chi tiết đi chăng nữa thì nó vẫn ở vị trí thấp hơn bất kỳ tiêu chuẩn nào”.

Ví dụ :

Nghe nói rằng ở dưới tán cây lớn thì cây nhỏ không thể phát triển tốt được.

Tỷ giá giảm mạnh, 1 USD giảm xuống 1080 won.

“아래”는 nếu là vị trị thấp, ngang hay dọc thì cũng không liên quan đến trọng tâm tiêu chuẩn nào cả nhưng mà “밑”는 chủ yếu lại biểu hiện vị trí thấp theo chiều dọc của trọng tâm theo tiêu chuẩn nào đó. Theo đó “아래”và “밑” khi biểu hiện vị trí thấp theo chiều dọc thì có thể thay thế cho nhau được.

Ví dụ :

Chiếc tàu đắm thì cuối cùng cũng chìm dưới sông.

Không để đồ ở dưới bàn để chân có thể di chuyển thoải mái.

Nước chảy ở dưới nhà tôi.

“ 우리 집 아래”는 ở ví dụ này cũng có nghĩa là con suối chảy vào nơi đất thấp ở bên ngoài ngôi nhà và cũng có nghĩa là mạch nước ngầm chảy trong lòng đất. Nhưng “ 우리 집 밑”은 lại có nghĩa là tầng hầm của ngôi nhà.

Tuy nhiên khi không phải là trường hợp biểu thị vị trí thấp theo chiều dọc giống như sau thì  “아래” không thể thay đổi và sử dụng bằng “밑” được.

Ví dụ :

Anh ấy chới với giữa dòng nước rồi bị cuốn xuống sông.

Khi biểu thị dưới đáy của sự vật thì chủ yếu sử dụng “밑”.

Ví dụ :

Nước rút ở dưới đáy chum.

Anh ta trải vải ở dưới đáy thùng để con mèo có thể nghỉ ngơi thoải mái.

“아래” và “밑”  tất cả đều mang ý nghĩa là:  trong phạm vi ảnh hưởng điều kiện ở đằng sau danh từ trừu tượng. Tuy nhiên, “아래” có thể được sử dụng ở đằng sau danh từ đa dạng hơn so với “밑”.

Ví dụ :

Dan Square đã nắm giữ chức phó tổng thống của Mỹ dưới chính quyền Bush.

Việc được học tiểu thuyết dưới Thầy Kim là may mắn lớn đối với tôi.

Sự hiện đại hóa của Châu Á được triển khai dưới điều kiện và bối cảnh hoàn toàn khác với hiện đại hóa phương tây.

Ví dụ :

Việc làm hết mình dưới hoàn cảnh  được định sẵn là triết lý sống của tôi.

Vào những năm 2000,  Nhật Bản thúc  đẩy cải cách đại học dưới mục tiêu là phát triển nguồn lực con người và nâng cao sức cạnh tranh công nghiệp.

Đảng bảo thủ của Anh đã cố gắng nỗ lực để tự thay đổi  dưới nhận xét rằng “ cứ như thế này thì không thể nào giành lại được chính quyền”.

Nếu nhìn thấy những danh từ trừu tượng giống như sau thì có thể đưa vào trước “아래” và “밑”.

Từ phía trước아래
Giáo viên, nguyên tắc, điều kiện, chính quyền, bối cảnhOO
Vai trò, mục đích, phương châm, hoàn cảnh, bình minh, suy nghĩ, phán đoán(nhận xét), tư tưởng, niềm tin.OX
  1. 아쉽다, 서운하다, 섭섭하다

Những từ vựng này đều mang nghĩa chỉ “sự tiếc nuối và thất vọng vì không thể đạt được mong ước, ý nguyện”

Ví dụ :  

벌써 헤어지게 되어서 아쉽다/서운하다/섭섭하다.

à Vì chia tay rồi nên thấy rất buồn.

아이들은 집에 돌아가기가 아쉬운/서운한/섭섭한 모양이었다.

à Những đứa trẻ có vẻ rất tiếc vì việc phải quay về nhà.

“서운하다, 섭섭하다” được sử dụng để biểu hiện những cảm xúc mạnh khi xảy ra những kết quả không như mong muốn bởi hoàn cảnh hoặc do người khác. Mặt khác, dùng “아쉽다” sẽ tự nhiên hơn khi các kết quả không mong muốn xảy ra do hoàn cảnh hoặc do hành động của bản thân người nói.

Ví dụ :  

그 사람이 아무 말 없이 떠나서 서운해요/섭섭해요.

à Tôi rất nuối tiếc vì người đó ra đi mà không nói lời nào.

저한테만 연락하지 않으셨다니 정말 서운하네요/섭섭하네요.

à Tôi thật sự rất buồn vì chỉ với mỗi tôi là không thèm liên lạc.

그는 하고 싶은 말을 솔직하게 다 하는 성격 때문에 친구들을 서운하게/섭섭하게 하곤 했다.

à Bởi vì tính cách luôn nói thẳng tất cả những gì muốn nói nên anh ấy thường hay khiến những người bạn buồn lòng.

Ví dụ :  

더 완벽한 경기를 보여 드리지 못해서 아쉬워요.

à Tôi rất tiếc vì không thể cho thấy một trận đấu hoàn hảo.

이번 여행에 함께 갈 수 없어서 아쉽습니다.

à Lần này bởi vì không thể cùng đi du lịch nên tôi rất tiếc.

아쉽지만 더 자세한 얘기는 다음 기회에 하도록 하겠습니다.

à Rất tiếc nhưng mà lần sau khi có cơ hội tôi sẽ kể câu chuyện cụ thể hơn.

* Ngoài ra아쉽다 còn có nghĩa chỉ sự khó khăn bởi vì thiếu thốn cái gì đó. Trong trường hợp này không thể thay thế bằng “서운하다, 섭섭하다” được.

Ví dụ :  

실업자가 되면 당장 아쉬운 것이 돈이다.

à Nếu trở thành người thất nghiệp thì khó khăn trước mắt đó là tiền.

작품 내용에 비하여 배우들의 연기가 아쉬운 공연이었다.

à So với nội dung của tác phẩm thì đây là buổi công diễn mà diễn xuất của những diễn viên vẫn còn hơi thiếu.

  1. 어기다, 위반하다

Những từ này tất cả đều có nghĩa là “không giữ đúng những lời hứa hoặc những gì đã được định ra”.

Ví dụ :

법을 어기고/위반하고 죄를 지은 사람은 처벌을 받게 되어 있다.

à Những người làm trái luật và gây ra tội bị xử phạt.

“어기다” được sử dụng khi không giữ đúng những lời hứa mang tính xã hội như “luật pháp, quy tắc, trật tự” hoặc những lời hứa mang tính cá nhân như “cuộc hẹn, thời gian, giáo huấn gia đình”. Tuy nhiên “위반하다” chỉ có thể được sử dụng cho những lời hứa mang tính cộng đồng.

Ví dụ :  

그는 갑자기 학교에 일이 생겨서 약속을 어기게/위반하게 되었다고 말했다.

à Anh ấy nói là vì tự nhiên có việc đột xuất ở trường nên phải thất hẹn.

민호는 효성이 지극하여 부모의 뜻을 어기는/위반하는 일이 없었다.

à Minho là một người cực kì hiếu thảo nên không có chuyện làm trái với ý ba mẹ.

Ví dụ :  

교통 법규를 어기는/위반하는 운전자들에게 벌금을 부과하기 위해 감시 카메라를 설치하기로 했다.

à Đã quyết định lắp đặt các camera giám sát để bắt phạt những tài xế vi phạm luật giao thông.

구급차는 사이렌을 울리며 신호를 어기면서/위반하면서 달렸다.

à Còi báo động của xe cấp cứu reo lên và chạy bỏ qua đèn tín hiệu.

국민이 법을 어기는/위반하는 경우 법에 따라 재판을 받는다.

à Theo luật pháp, những trường hợp người dân làm trái luật sẽ bị xét xử.

 “위반하다” ngoài việc chỉ có thể sử dụng trong trường hợp đối với những lời hứa mang tính xã hội, thì còn thường xuyên được sử dụng trong các lĩnh vực chuyên môn, văn viết hoặc trong những phát biểu mang tính chính thức.

Ví dụ :  

법을 위반하여 사회의 공익을 해친 사람에 대해 국가가 처벌을 한다.

à Nhà nước xử phạt đối với những người vi phạm luật pháp và làm tổn hại đến lợi ích của xã hội.

“위의 기업은 교묘한 방법으로 노동법과 노동자 고용법을 위반하고 있기에 탄원합니다.”

à Doanh nghiệp trên bị kiến nghị về việc đang vi phạm luật lao động và luật sử dụng lao động một cách tinh vi”

  1. 어른, 성인, 대인

Những từ này đều nói đến người đã trưởng thành;

“어른” có thể được sử dụng trong một phạm vi rộng, bao gồm những người đã trưởng thành về mặt thể chất lẫn tinh thần, những người có địa vị hay tuổi cao hơn.

Ví dụ :

Trẻ em không nên đi xa khi không có người lớn

Tôi cũng muốn nhanh trở thành người lớn giống bố mẹ tôi.

Trước ngày cưới tôi đã mời người lớn hai bên gia đình đến và dùng bữa.

“어른” và “대인” chỉ những người trên một độ tuổi nhất định, thường là từ 20 tuổi trở lên, cũng có sự khác biệt trong sử dụng thực tế.

“성인” thường được sử dụng ở dạng viết là “성인 남녀”

Kết quả của một khảo sát hỏi đáp trên 3.000 nam nữ trưởng thành như sau.

Một người đàn ông  trưởng thành trung bình cần 2300 đến 300 calo để làm việc mỗi ngày.

“성인 교육, 성인병” dùng để chỉ người  tuổi trung niên hơn là chỉ người lớn hơn 20 tuổi. “성인 교육” đề cập đến giáo dục sau giáo dục chính quy như “평생 교육, 노인 교육”  và “성인병”  đề cập đến các bệnh xảy ra chủ yếu ở tuổi trung niên và tuổi già.

Ví dụ :

Thông qua việc tăng  cường giáo dục người lớn , người cao tuổi cần thích nghi với môi trường thay đổi.

Xơ cứng động mạch là một bệnh trưởng thành  xuất hiện những triệu chứng điển hình từ năm 40 tuổi nhưng nguyên nhân gốc rễ của bệnh có thể được tìm thấy trong cuộc sống khi còn trẻ.

Ý nghĩa của “성인” như “성인 영화, 성인 오락실, 성인 만화, 성인 용품, 성인 나이트, 성인 비디오” có ý nghĩa không lành mạnh và tục tĩu.

Ví dụ :

Hơn 75% học sinh trung học cơ sở và  trung học phổ thông được khảo sát đã từng xem video người lớn.

“대인” chủ yếu được sử dụng để phân chia lệ phí và phí vào cổng.

Ví dụ :

Phí vào cổng công viên quốc gia Naechangsan là người lớn 2000 won, thanh thiếu niên 1300 won, trẻ em 700 won.

Hội nghị triển lãm lần này được tiến hành là triển lãm trả phí với mức phí là người lớn 2000 won, trẻ em 1500 won, đoàn thể 1000 won.

Tác giả: Cho Min Jun, Bong Mi Kyong, Son Hie Ok, Cheon Hu Min

Thực hiện: Trường Hàn ngữ Việt Hàn Kanata

________________

Mời các bạn tham khảo ngay Khóa học cho người mới bắt đầu:

________________
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ TƯ VẤN
FACEBOOK: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở: 
  • Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
  • Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
  • Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
  • Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, P8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102
0 0 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

0 Bình luận
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x