PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP KINH DOANH CỦA NGƯỜI DO THÁI – CHƯƠNG 74: Thời gian cũng là hàng hóa

Mọi người cùng nhau đọc và suy ngẫm nhé!!!

____________________

Trong châm ngôn kinh doanh của người Do Thái có câu “đừng đánh cắp thời gian”. Câu châm ngôn này là lời nói đúng đắn cho việc giải thích về phép tắc trong giới kinh doanh của người Do Thái hơn bất cứ câu châm ngôn nào.

“Đừng đánh cắp thời gian” là lời nhắc nhở: không được đánh cắp thời gian của người khác dù chỉ là một phút một giây. Người Do Thái suy nghĩ thời gian là vàng. Họ làm việc thời gian 8 tiếng một ngày với suy nghĩ một giây là rất quý báu. Những người đánh máy tiếng Anh khi đến thời gian ra về dù biết rằng là nếu viết thêm khoảng 10 dòng nữa tài liệu sẽ hoàn thành nhưng họ vẫn cứ thế ngừng công việc và ra về. Họ suy nghĩ rất rõ ràng và triệt để về cái gọi là “thời gian là vàng”. Việc đánh cắp thời gian cũng giống như việc ăn cắp vật phẩm, ăn cắp tiền, những tội phải bị tống cổ vào ngục.

Giả sử  khi một người Do Thái thu nhập 200 nghìn dollar một tháng. Vậy anh ta kiếm được khoảng 8 nghìn dollar một ngày, khoảng 1 nghìn dollar một giờ. Tính ra một giây anh ta sẽ kiếm được khoảng 17 đôla. Vì vậy nên trong thời gian làm việc, việc nói chuyện hay gặp những người vô bổ là hoàn toàn không có. Giả sử nếu sử dụng 5 phút cho những việc vô bổ sẽ tương đương với việc anh ta mất đi 85 dollar.

Trong số những người mà tôi biết có một nhân viên quản lý bộ phận bán hàng trẻ tuổi và tài năng của một trung tâm thương mại nổi tiếng. Trong một chuyến điều tra thị trường ở Mỹ anh ta đã tìm đến một trung tâm thương mại do người Do Thái điều hành và có ý định gặp trưởng phòng kinh doanh của trung tâm thương mại này. Anh ta đã trao đổi ý muốn của mình với bộ phận lễ tân. Một nhân viên nữ xinh đẹp với nụ cười thân thiện trên môi hỏi anh ta rằng “ông có hẹn lúc mấy giờ ạ”. Sau một vài giây bối rối. Anh ta đã bộc bạch rằng bản thân anh là một nhân viên thuộc bộ phận bán hàng của một trung tâm thương mại Nhật Bản đến Mỹ để khảo sát thị trường muốn gặp trưởng phòng kinh doanh để học hỏi những kinh nghiệm bổ ích và nhờ nhân viên chuyển lời cho gặp mặt.

“Xin lỗi ông”.

Anh ta bị đuổi ra ngoài một cách nhanh chóng sau đó.

Nguyện vọng tràn đầy tính tích cực của anh ta nếu là ở Nhật Bản thì sẽ là một việc đáng để ngợi khen. Việc gặp mặt không hẹn trước là một việc không bình thường nhưng nếu là ở Nhật Bản thì sẽ được nhận những lời khen như “Đúng là người tài, có lòng nhiệt huyết lớn với công việc là của hiếm trong những người trẻ thời nay” và sẽ không bị phê phán như là một kẻ thiếu ý thức. Tuy nhiên đây là điều chúng ta không thường thấy trong xã hội của người Do Thái mà câu châm ngôn “đừng đánh cắp thời gian” đã ăn sâu và trở thành một nét văn hóa kinh doanh.

“Tôi đi công việc gần đây….”, “Nếu không ghé thăm một chút thì không phải phép”.v.v….. những vị khách  tìm đến với những lý do này đối với người Do Thái chỉ là những kẻ làm phiền. Trong chiến lược kinh doanh của người Do Thái có câu “những vị khách bất ngờ tìm đến, hãy nghĩ rằng họ là những tên trộm”. Vì lí do đó nên khi họ muốn bàn bạc thảo luận về một vấn đề nào đó thì việc xác định thời gian hẹn “ngày mấy, mấy giờ, mấy phút” một cách rõ ràng là phần không thể bỏ sót.

Việc họ rút ngắn thời gian trò chuyện từ 30 phút xuống còn 10 phút thì có nghĩa rằng là vấn đề thảo luận, bàn bạc của hai bên không đáng để sử dụng 30 phút. Nói cách khác có nghĩa là 10 phút là đủ cho việc mà họ muốn bàn. Tuy vậy nhưng 10 phút cũng là một khoảng thời gian dài với người Do Thái. Nhiều doanh nhân người Do Thái còn thường xuyên sử dụng 5 phút hay 1 phút cho những cuộc gặp của mình. Hơn nữa việc đến muộn so với thời gian đã hẹn hay trò chuyện vượt quá thời gian đã giao ước là những điều không thể chấp nhận đối với người Do Thái. Nếu đi đến văn phòng của đối tác thì họ chỉ chào nhau một câu và ngay lập tức sẽ đi vào phần thảo luận.

“Xin chào anh, hôm nay là một buổi sáng thật đẹp, thời tiết tốt quá anh nhỉ. Tiết trời sang thu khí hậu dễ chịu hơn, cứ mỗi lần mùa thu đến là tôi lại nhớ về quê hương của mình ……… nhưng mà quê của anh ở đâu thế……quê anh ở…bla…..bla à? Cái này có phải tôi với anh có duyên không nhỉ? Chỗ đó là quê của chị dâu tôi đấy…bla…bla….bla……”

Những đoạn chào hỏi dài như thế thì dù là chị dâu có cùng quê với đối tác đi nữa cũng chỉ làm hỏng đi công việc.

Phương thức bàn bạc kinh doanh của người Do Thái nói một cách ví von nó giống như là những đoàn tàu lửa xuất phát ở không gian và thời gian trái ngược nhau trong một khoảnh khắc chạm mặt nhau trên đường ray rồi mỗi người đi một hướng. Nếu bạn không phải là người sử dụng từng phút từng giây để cạnh tranh vươn lên thì bạn không thể trở thành đối tác của người Do Thái.

____________________
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ TƯ VẤN
WEB: https://kanata.edu.vn
FACEBOOK: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở:
Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, F8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102

0 0 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x