So sánh sự khác biệt giữa군요và –네요
군요và -네요 là ngữ pháp để thể hiện việc lần đầu tiên biết đến một sự thật nào đó.
날씨가 좋군요! (O)
Thời tiết đẹp quá!
날씨가 좋네요! (O)
Điểm khác nhau như sau:
- Nếu có nhiều người cùng lúc tiếp cận thông tin một cách trực tiếp thì sử dụng -네요.
■ (Sau khi 가 và 나 cùng thấy một cái đẹp) 가: 옷이 예쁘네요! (O) Áo đẹp quá.
■ (Sau khi 가 và 나 cùng thấy một cái đẹp) 나: 옷이 예쁘군요! (X)
- 군요và -네요 được sử dụng trong câu hỏi xác nhận một sự thật mà ta mới biết. Tuy nhiên 군요 được sử dụng khi xác nhận một sự thật mà ta phỏng đoán, còn 네요 được sử dụng để xác nhận một sự thật hiển nhiên.
■ (Nhìn thấy khuôn mặt đen của đối phương)여행 갔다왔군요? (O) Bạn mới đi du lịch về à?
■ (Thấy cuốn hộ chiếu của đối phương) 여행 갔다왔네요? (O)
- -군요được sử dụng khi bạn đã nhận được thông tin trong quá khứ nhưng chưa nhận ra ý nghĩa của thông tin đó mà phải đến bây giờ mới nhận ra thông tin đó.
■ (Sau khi đã nghe về lý do Ju Young khóc) 아, 그래서 그렇게 많이 울었군요! (O) À vì vậy nên khóc nhiều ghê!
■ (Sau khi đã nghe về lý do Ju Young khóc) 아, 그래서 그렇게 많이 울었네요! (X)
- -네요không được sử dụng để chỉ về một sự thật được truyền đạt thông qua người khác. Sau khi trực tiếp xác nhận độ chính xác của sự thật ấy, bạn nên sử dụng -네요.
가: 한국 사람이에요? 저도 한국 사람이에요. Anh là người Hàn Quốc à? Tôi cũng là người Hàn Quốc.
나: 그렇군요! / (Sau khi xem chứng minh thư) 그렇네요! Ra là thế.
- -네요được sử dụng trong đời sống thường ngày nhiều hơn 군요
So sánh sự khác biệt giữa ‘-어 봤다’, ‘은 적이 있다’
‘-어 봤다’ và ‘은 적이 있다’ là ngữ pháp biểu hiện kinh nghiệm “Đã từng làm gì đó…”
Tôi đã từng đi du lịch một mình.
Dưới đây là sự khác nhau:
- ‘-어 봤다’ không được sử dụng khi các hành động không theo ý muốn của chủ thể.
– Bạn gái tôi đã từng chiếm hết cuộc sống của tôi.
- ‘-어 봤다’ không sử dụng trong trường hợp chủ ngữ của câu là vật vô tri.
– Cái xe đã từng đột nhiên bị hỏng
So sánh sự khác biệt giữa ‘-는 것 같다’와 ‘-나 보다’
‘-는 것 같다’와 ‘-나 보다’ cả hai ngữ pháp này đều có thể sử dụng khi biểu hiện sự suy đoán.
Chắc đã học chăm chỉ lắm.
Dưới đây là sự khác nhau:
- ‘-나 보다’ không sử dụng khi suy đoán về điều gì đó mang tính chủ quan không có căn cứ.
Hình như là cửa đã đóng rồi.
- ‘는 것 같다’ có thể sử dụng trong trường hợp nói nhẹ nhàng.
Hình như cái áo đó không phù hợp.
- ‘-나 보다’ không sử dụng khi chủ ngữ là tôi nói chung.
Xin lỗi nhưng mà có lẽ ngày mai tôi hơi bận.
So sánh sự khác biệt giữa ‘-는다고 해요’, ‘는대요’
‘-는다고 해요’와 ‘는대요’ là ngữ pháp dùng để trích dẫn gián tiếp.
Nghe nói ngày mai trời mưa.
Dưới đây là sự khác nhau:
- Không sử dụng ‘-는대요’ trong trường hợp phải nói trang trọng.
Nghe tin tức đã có khoảng 200 người thiệt mạng do động đất.
- Không sử dụng ‘-는대요’ khi người nói tự trích dẫn lời nói của mình.
가: Không sao.
나: Bạn vừa mới nói gì?
가: Tôi nói là không sao.
2-1. Bạn có thể sử dụng trích dẫn gián tiếp viết tắt khi bạn trích dẫn các từ của riêng mình mà bạn cho rằng đối phương có thể biết.
– Dù ghét nhưng sao cứ như thế!
– Tôi đã nói là tôi không trễ…