So sánh Từ đồng nghĩa trong Tiếng Hàn – phần 5

  1. 기부(하다), 기증( 하다) Tặng, biếu, hiến tặng, đóng góp

Những từ nêu trên đều có ý nghĩa là “cho những thứ của bản thân mình có cho những người không có”

“기부” về cơ bản có nghĩa là “보태다 : Bù đắp/Bổ sung thêm” thiên về ý nghĩa “Bù đắp giúp cho những người thiếu thốn bằng những thứ mình có” còn mặt khác “기증” về cơ bản có nghĩa “Gửi/cho đi luôn” thiên về ý nghĩa “Cho thứ gì đó cho người cần thiết hơn”

Ví dụ :

Tôi đã nộp đơn cho các chương trình đóng góp tài năng để đóng góp cho xã hội bằng cách tận dụng những tài năng mà tôi có.

Cô gái thợ làm tóc đến viện dưỡng lão để đóng góp tài năng của mình và cắt tóc miễn phí cho phụ nữ.

“재능 (Tài năng)” không phải là thứ có thể được trao cho người khác, và ở trường hợp này, ta không thể dịch thành “quyên góp”. Tất nhiên, “quyên góp tài năng” không có nghĩa là “trao tặng tài năng” mà là “đóng góp” tức là “giúp đỡ người khác “, vì vậy “quyên góp tài năng” có nghĩa là “giúp đỡ người khác thông qua tài năng”.

장기/Nội tạng 기부/기증 (Hiến tặng)

개인 소장품 (Vật sở hữu cá nhân) 기부/기증 (Quyên góp)

“기부”  dùng chủ yếu là tiền hoặc những thứ có thể quy ra tiền, mặt khác “기증” thì dùng với những thứ không thể quy ra tiền được.

Ví dụ : Người ấy đóng góp toàn bộ tài sản của mình cho quỹ học bổng của trường.

Dạo gần đây, trại trẻ mồ côi chúng tôi nhận được một số tiền lớn quyên góp từ 1 người nào đó giấu tên.

Tôi có suy nghĩ sau này khi chết đi sẽ hiến nội tạng cho những người cần thiết.

Ông đã đóng góp bảo vật lâu đời của gia đình cho viện bảo tàng.

  1. 기쁘다, 즐겁다, 유쾌하다 Vui

Những từ này mang nghĩa phổ biến là “Có cảm giác tốt về sự thật hay sự việc nào đó”

Ví dụ :

Tôi không vui cả ngày hôm nay.

Đứa con trí tuệ khiến cho người cha vui còn đứa con ngốc nghếch là nỗi lo của người mẹ.

Người đó phát biểu thành công trong việc chế tạo được kim cương nhưng thực tế do môn đệ của ông vì muốn làm hài lòng thầy của mình mà đã cố tình đặt kim cương tự nhiên vào.

“기쁘다:vui” có nghĩa là “Mang lại cảm giác tốt đẹp khi tiến hành được một việc mà mình mong muốn hoặc được lấp đầy những gì mình thiếu thứ gì đó”, quan trọng là việc phán đoán mang tính tâm lí về sự thật nào đó hay gắn với việc khác. Vì thế khi biểu đạt thì chỉ dùng ở ngôi thứ nhất còn khi đặt câu hỏi thì chỉ có thể dùng cho ngôi thứ hai.

Ví dụ :

Tôi rất vui khi được gặp bạn.

Tôi rất vui khi đứa em trai bỏ nhà đi trở về.

Tôi/bạn/người ấy mang bộ dạng không vui rồi quay ra sau ngồi.

“즐겁다” có nghĩa là “Ở trạng thái bình thường, xuất hiện cảm giác tốt do có điều kiện tích cực xuất hiện thêm”. Vì thế, khi nói câu “Gặp và nói chuyện với bạn bè thì vui” thì việc “gặp bạn bè và nói chuyện” khiến chủ thể hài lòng, mặt khác câu “Việc gặp và nói chuyện với bạn bè thì vui”  so với “Thời gian, quá trình gặp và nói chuyện với bạn” sẽ nhấn mạnh hơn về  trải nghiệm với sự hài lòng.

 Ví dụ :

Thật vui mắt khi xem bức tranh này.

Những đứa trẻ chạy nhảy vui vẻ ở sân vận động.

Học được bất cứ thứ gì hữu ích hay mới mẻ đều khiến tôi cảm thấy vui.

Ví dụ :

즐거운 /기쁜 (여행,휴가, 방학): chuyến du lịch/ kì nghỉ, nghỉ hè vui

“유쾌하다:phấn khởi/thích thú” có nghĩa chủ yếu là “ở trạng thái sảng khoái/thoải mái được tạo ra bởi một thứ gì đó khác”, nó mang tính thụ động hơn là “기쁘다,즐겁다: vui”

Ví dụ :

Cho dù việc liên quan đến nhau đã kết thúc nhưng việc nghe tiếng cúp máy điện thoại khiến trong lòng không thoải mái tí nào.

Ở một môi trường không thoải mái thì cho dù có chuyện gì xảy ra cũng không thể khiến trong lòng vui được.

유쾌한 (기분,성격) : Tâm trạng/Tính cách thoải mái

“즐겁다,우쾌하다” không chỉ sử dụng cho trạng thái về tâm lí mà chúng ta có thể tùy vào hoàn cảnh đề nói về bầu không khí như ” 즐거운/유쾌한 분위기”

  1. , 거리, 도로, 가도

Tất cả những từ này đều dùng chỉ những con đường do con người tạo ra để con người di chuyển nhưng bên cạnh đó nó cũng bao hàm ý nghĩa chỉ những con đường được tạo ra một cách tự nhiên.

Ví dụ :

– 길/거리/도로/가도에는  많은 차들이 빠른 속도로 달리고 있다. 

Nhiều xe chạy tốc độ nhanh trên đường.

– 길/거리/도로/가도 위로 따가운 햇살이 내리쬐고, 바람 한 점 불지 않는 여름이다. 

Đó là mùa hè mặt trời nóng gay gắt chiếu trên mặt đường và không có lấy một chút gió.

“길”  được sử  dụng phổ biến nhất với nghĩa là con đường trải dài ở đất liền, biển, bầu trời và con người thường xuyên đi lại, ngoài ra còn dùng để gọi những con đường trong tự nhiên như 산길 – đường núi, 오솔길 –  đường mòn.

Ví dụ :

– 하늘에도  길/거리/도로/가도가 있고 바다에도 길/거리/도로/가도가 있다.

– 산속에는 사람들이 다녀 생긴 작은 길/거리/도로/가도가  나  있다.

  1. 산길/오솔길

“길”  ngoài nghĩa cơ bản là chỉ đường thì nó còn mang ý nghĩa giống với “도중” (trên đường, trong khi, trong lúc), và mang ý nghĩa chỉ phương pháp làm việc gì đó hoặc nó cũng mang ý nghĩa chỉ  mục tiêu trong cuộc sống, đạo lý mà con người phải giữ trong đời.

Ví dụ :

– 오는 길/거리/도로/가도에 급하게 골목을 빠져나가는 사람을 보았다.

– 먹고 살 길을 찾아 많은 사람들이 도시로 몰려들었다.

– 우리는 그를 살릴 길이 없어서 발만  동동 구르고 있었다.

“거리” là từ dùng để chỉ đoạn đường có các tòa nhà và các thiết bị xung quanh đó. Ví dụ như 카페거리, 장터거리 (khu chợ), đó là những đoạn đường mà ở đó có các tòa nhà các khu mua bán ăn uống như quán café,…

Ví dụ :

– 카페 거리/길/도로/가도는 구경 나온 인파들로 본적였다.

– 휴일이면 장터거리/길/도로/가도를 돌아다니면 이곳저곳을 둘러보는 것이 나의 취미이다.

– 그의 취미는 시장 거리/길/도로/가도를 돌아다니는 것이었다.

“도로” là nói đến đường được làm trên đất, được làm nhẵn bề mặt để đi lại dễ dàng và trên đất đó người ta có thể dựng lên các trụ, các cột. Vì vậy mới có từ “고가 도로 – cầu vượt (đường trên cao)” chứ không có từ 고가 길, 고가 거리, 고가 가도.

Ví dụ :

– 시청에서는 많은 고가 도로, 육교, 지하도를 만들고 길을 넓히고 한편 지하철 공사도 하였다.

도로 tuy là nói đến đường được làm nhẵn bề mặt để dễ di chuyển nhưng cái đó có thể vẫn chưa được tráng nhựa hoặc đổ bê tông. Theo đó thì những con đường chưa tráng nhựa thì được gọi “비포장도로”  và ngược lại “가도”  được dùng để chỉ đường đã được tráng nhựa, đổ bê tông và cũng không bao giờ sử dụng từ “비포장 가도”

Ví dụ :

– 마을 위쪽으로 난 포장도로는 이제 막 닦으려는 비포장도로와 이어져 있던 것 같다.

– 철도와 고속 도로의 발달로 우리나라는 거의 “1일 생활권”이되었다.

“가도” là một từ khá lâu,khá cũ diễn tả con đường chính lớn được làm nhẵn bề mặt và không có những vật chướng ngại như đèn tín hiệu giao thông, vạch trắng dành riêng cho người đi bộ,…nên có thể dùng cùng với từ “무패, 연승”

Ví dụ :

– 용별들의 눈부신 활약으로 우리 팀이 2 대 1로 대역전에 성공, 상태 팀의  무패 가도에 제동을 걸었다.

돌풍을 일으키고 있는 이 팀은 5위인 팀과의 인천 홈경기에서 시즌 첫 만루 홈런 등 장단 19 안타를 쳐 20대 6으로 대승하며 5연승 가도를 달렸다.

“가도” thường được dùng với ý nghĩa ẩn dụ ví dụ như “ 승진 가도/ 출세 가도를 달리다”

Ví dụ :

– 그 사람은 젊은 시절 경리 사원으로 입사하여 남들보다 빠른 출세 가도를 달렸다.

– 보수적인 공무원 조직 사회에서 꾸준히 승진 가도를 달려 온 비결이 무엇이 나는 질문에 신 보좌관은 “한 우물을 팠기 때문”이라고 답했다.

Tác giả: Cho Min Jun, Bong Mi Kyong, Son Hie Ok, Cheon Hu Min

Thực hiện: Trường Hàn ngữ Việt Hàn Kanata

________________

Mời các bạn tham khảo ngay Khóa học cho người mới bắt đầu:

________________
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ TƯ VẤN
FACEBOOK: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở: 
  • Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
  • Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
  • Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
  • Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, F8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102
0 0 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x