So sánh Từ đồng nghĩa trong Tiếng Hàn – phần 12

  1. Cột, buộc, thắt

Những từ này có nghĩa là tạo một nút thắt bằng cách treo sợi dây hoặc móc một chuỗi  với nhau.

Ví dụ :

Chồng của tôi cúi đầu xuống và đang thắt dây giày.

Bok Nam đã buộc dây giày thể thao 1 cách chắc chắn và chuẩn bị chạy.

Cô ấy đội chiếc mũ có vành nhỏ và buộc ruy băng ở dưới cằm.

Những từ này cũng có nghĩa là giữ đồ vật,người,con vật vào đối tượng nào đó có thể giữ được .

Ví dụ :

Ông chủ buộc con chó vào cây cột.

Anh ấy buộc con ngựa vào cây.

Anh ấy buộc chặt chiếc xích đu vào cây để bọn trẻ có thể chơi 1 cách an toàn.

묶다Có nghĩa là tập hợp và cố định một đối tượng nào đó bằng dây hoặc sợi,lúc này không thể đổi và không thể sử dụng với “매다”

Ví dụ :

Cột (tay của tội phạm,tóc,cơ thể,bó)

Ví dụ :

Cô ấy gội đầu và cột tóc gọn gàng bằng sợi dây màu đỏ.

Anh ta tháo sợi dây trói tay và bỏ trốn.

Những người lính xông vào sát thủ và trói chặt họ lại.

Sau khi anh ấy gói hộp thuốc bằng vải rồi anh ta cất sau trong tủ quần áo.

“매다” Nó được sử dụng khi cài và cố định cơ thể hoặc cột để xuất hiện 1 cái nút giống như cà vạt hoặc sợi dây và không thể đổi cũng như không thể sử dụng với “묶다”

Ví dụ :

Anh ấy vì không biết thắt cà vạt nên luôn luôn nhận sự giúp đỡ của vợ.

Để đề phòng tai nạn khi di chuyển bằng xe hơi thì nhất định phải thắt dây an toàn.

Trước khi ông Kim lên bục để phát biểu,ông ấy sửa và thắt lại dây nịt .

  1. 문명, 문화, 문물 (văn minh, văn hoá, văn vật).

Văn minh đề cập đến trạng thái mà đời sống xã hội và tinh thần của con người đã phát triển hơn trước và văn hóa đề cập đến cuộc sống chung của một quốc gia hoặc xã hội. Văn minh có liên quan đến phát triển, văn hóa thì không.

Ví dụ :

– Bốn nền văn minh lớn trên thế giới trải dài bốn vùng, đã phát triển nền văn minh đầu tiên trên thế giới. Có những con sông trong tất cả các khu vực này, bao gồm văn minh Lưỡng Hà, văn minh Indus, văn minh sông Hoàng Hà và nền văn minh Ai Cập.

– Gyeongnam GimHae là quê hương của Gaya, nơi từng là một nền văn minh / văn hóa sắt nổi bật.

Ví dụ đầu tiên ở trên cho thấy cuộc sống của con người phát triển ra khỏi xã hội hoang sơ nên sử dụng “văn minh” thì tự nhiên. Tuy nhiên, ví dụ thứ hai có thể hoặc không thể được phát triển, vì vậy “văn minh” và “văn hóa” đều sử dụng được.

– Văn hóa thường được sử dụng dưới hình thức “văn hóa~” và được dùng nhiều khi chỉ “xu hướng đặc trưng hoặc các xu hướng chung xuất hiện trong một số lĩnh vực nhất định” và cũng chỉ “các lĩnh vực và hoạt động liên quan đến nghệ thuật”.

Ví dụ :

– Có nhiều sự kiện văn hóa vào mùa thu.

– Hoàng là một người đàn ông sống trên đảo nhưng vẫn có những hoạt động văn hoá như nghe báo và nghe radio.

– Mặc dù nói là các lĩnh vực văn hóa của đất nước chúng ta đang được thúc đẩy, nhưng vẫn chưa có nhiều người tìm đến các buổi hòa nhạc.

Văn vật có nghĩa là “sản phẩm của mọi nền văn minh và văn hóa do con người tạo ra”, bao gồm cả vật chất và tinh thần.

Ví dụ :

– Có hơn 3.000 cổ vật quý hiếm và xác ướp của phụ nữ được bảo tồn nguyên vẹn trong các ngôi mộ ở Trung Quốc.

– Sự trao đổi văn hóa giữa Goguryeo, Baekje và Vương quốc Silla tiếp tục cho đến khi Silla thống nhất cả ba vương quốc.

  1. 미래, 장래, 앞날, 훗날 (Tương lai)

Tất cả những từ này đều có một ý nghĩa chung là chỉ thời gian “sẽ đến”.

Ví dụ :

– Những người nghĩ về tương lai của đất nước rất xem trọng giáo dục.

– Hầu hết mọi người lập kế hoạch cho tương lai để đạt được mục tiêu tương lai dựa trên hiện tại.

“미래” và “장래” có ý nghĩa chỉ khả năng hoặc triển vọng, nhưng “미래” không thực tế mà chủ yếu được sử dụng cho các tình huống tương lai mơ hồ, trong khi “장래” được sử dụng cho các tình huống cụ thể hơn. Vì vậy, “장밋빛 미래” thì có thể, còn “장밋빛 장래” thì không được sử dụng, “미래 걱정” thì không thể, nhưng “장래 걱정” thì có thể được sử dụng.

Ví dụ :

– Do hậu quả của tranh chấp sắc tộc, những người trẻ tuổi với tương lai (미래/장래) tươi sáng, đang mất đi mạng sống quý giá.

– Với sự gia tăng thu nhập của nhiều người, tôi đã vẽ ra một tương lai (미래/장래) màu hồng rằng quần áo giá cao sẽ bán được nhiều.

– Chúng ta cần tìm giải pháp thay thế thực tế dựa trên phân tích về hiện thực tàn nhẫn hơn là niềm hạnh phúc trong tưởng tượng về tương lai (미래/장래)màu hồng.

– Hy vọng trong tương lai (장래/미래) của tôi là trở thành bác sĩ và điều trị cho người nghèo.

– Sinh viên đến để tư vấn về các vấn đề trong tương lai (장래/미래) sau khi tốt nghiệp.

Cả “앞날” và “훗날” chỉ có một ý nghĩa tạm thời là “tương lai” và không có ý nghĩa về “khả năng hoặc triển vọng”. “Tương lai” chủ yếu được sử dụng như một trạng từ.

Ví dụ :

– Cô ấy bắt đầu suy nghĩ về việc chăm sóc giáo dục con cái cũng như tương lai và việc sinh kế của chúng.

– Mọi người đều đang chuẩn bị sống trong khi sửa soạn những câu chuyện sẽ để lại cho tương lai.

– Trí tưởng tượng tuyệt vời của người Hy Lạp cổ đại sau này trở thành chủ đề của nhiều tác phẩm nghệ thuật.

– Để không mất đi con đường đúng đắn của bạn, hãy nghĩ đến ngày mai và tương lai xa là ngày hôm nay.

Nếu sắp xếp câu nói được dùng cùng với 4 từ vựng trên thì sẽ giống bảng sau :

앞에 오는 말올림말뒤에 오는 말
가까운, 먼 (국가, 사회)의 장밋빛미래사회, 산업, 세계
미래의삶, 주역, 주인공
미래가다가오다, 없다
미래를내다보다, 두려워하다, 준비하다, 예견하다
(나라, 국가, 민족)의장래(의)포부, 희망, 계획
장래를걱정하다, 계획하다
(조국, 민족, 인류)의 밝은앞날이막막하다, 불투명하다, 캄캄하다, 순탄하다
앞날을기약하다, 내다보다, 생각하다
훗날을기약하다, 생각하다, 위해
  1. 바뀌다, 변하다

Những từ này thể hiện ý nghĩa là “hình dáng vốn dĩ trở nên thay đổi”

“바뀌다” dùng để biểu hiện thứ ban đầu biến mất và được thay thế bởi thứ khác.

Ví dụ :

– 약속 시간이 2시에서 3시로 바뀌었다/변했다.

Giờ hẹn chuyển từ 2h sang 3h.

– 주인공이 상경함에 따라 무대 장치가 시골에서 도시로 바뀌었다/변했다.

Theo việc nhân vật chính chuyển lên thành phố thì bối cảnh sân khấu cũng được chuyển từ nông thôn thành thành phố.

– 이 케이블 방송국은 원래 교육 전문 채널이었는데 최근에 골프 전문 채널로 바뀌었다/ 변했다.

Kênh truyền hình cáp này ban đầu vốn là kênh chuyên về giáo dục nhưng bây giờ đã chuyển thành kênh về golf.

Khi thể hiện thuộc tính của một đối tượng nào đó thay đổi về mặt bản chất thì dùng “변하다” sẽ tự nhiên hơn.

Ví dụ :

– 얼음이 녹아 물로 변했다/ *바뀌었다.

Đá tan chuyển thành nước.

– 오랜 흡연으로 인해 몇 년 전부터 그의 이가 검게 변했다/ *바뀌었다.

Do hút thuốc trong thời gian dài nên vài năm trước răng anh ta đã chuyển thành màu đen.

콩은 메주로 변하고/ *바뀌고 메주는 된장으로 변해서/ *바뀌어서 항아리에서 2년 숙성된 뒤에야 사람들 입으로 들어간다

Đậu chuyển thành đậu tương, từ đậu tương thành tương, sau khi lên men trong vại 2 năm thì vào miệng của mọi người.

Trong các ví dụ sau đây thì giữa “바뀌다” và “변하다” sẽ có sự khác nhau khi sử dụng

“레스토랑의 주인이 바뀌었다/변했다”: chủ nhân nhà hàng đã thay đổi

Nếu sử dụng “바뀌다” thì có nghĩa là nhà hàng này đã có chủ nhân mới. Nhưng nếu sử dụng “변하다” thì có nghĩa những thứ như hành động, tính cách, tấm lòng của người chủ nhân này đã thay đổi.

그 식당 음식 맛이 바뀌었다/변했다.

– Vị thức ăn này đã thay đổi.

Nếu sử dụng “바뀌다” thì mang ý nghĩa do đầu bếp hoặc nguyên liệu thay đổi nên dẫn đến vị thức ăn thay đổi. Nhưng nếu sử dụng “변하다” thì vẫn là người đầu bếp đó nhưng vị do tình trạng sức khỏe của vị đầu bếp không tốt nên dẫn đến vị thức ăn bị biến đổi.

Theo đó “음식 맛이 바뀌다” có thể được sử dụng như sau.

Ví dụ :

주방장이 바뀌어서 음식 맛이 바뀌었다

Đầu bếp thay đổi nên vị thức ăn thay đổi.

주방장이 그대로인데도 음식 맛이 변했다.

Dù đầu bếp vẫn như cũ nhưng vị thức ăn thay đổi.

  1. 바람(바라다), 소원(하다), 소망(하다), 염원(하다), 희망(하다)

Những từ này đều mang ý nghĩa “mong muốn điều gì đó một cách khẩn thiết vì mong chờ”

Ví dụ :

– Cả cuộc đời này ông tôi đã luôn cầu mong sự thống nhất.

할아버지는 평생 동안 통일이 되기를 간절이 바라셨다/소원하셨다/소망하셨다/염원하셨다/희망하셨다.

– 인간은 누구나 죽지 않고 오래 살기를 바란다/소원한다/소망한다/염원한다/희망한다

Con người bất cứ ai cũng luôn mong rằng mình sẽ không chết và sống thật lâu.

“바람”, “소원”, “소망” có thể được sử dụng ngay trong những việc cá nhân, những việc mang tính vật chất, việc mang tính cụ thể, nhưng “염원” lại được sử dụng nhiều trong những việc mang tính trừu tượng và lý tưởng mà cả dân tộc, quốc gia, nhân dân hi vọng và mong muốn, nên không thường được sử dụng trong những việc mang tính cá nhân và thường ngày.

Ví dụ :

– 아이는 이번 생일에 장난감을 갖기를 바랐다/소원했다/ 소망했다/*염원했다

Đứa trẻ mong rằng sẽ nhận được đồ chơi trong ngày sinh nhật.

– 나의 바람/소원/소망/*염원대로 내일 눈이 왔으면 좋겠다

Nếu mà ngày mai tuyết rơi như mong ước của tôi thì tốt biết mấy.

“바람”, “소원”, “소망” thường được dùng khi mong ước mang tính cá nhân, hoặc mong muốn người làm điều gì cho mình, hoặc dùng để cầu xin các vị thần.

Ví dụ :

–  “내가 들어줄 수 있을지는 모르겠지만 일단 네 바람/소원/소망/*염원이 뭔지 말해 봐”

“Ta cũng không biết có thể đáp ứng con được hay không nhưng trước hết hãy nói cho ta nghe ước muốn của con là gì?”

– “신이시여, 제 바람/소원/소망/*염원을 들어주세요”

“Ông bụt ơi, xin hãy lắng nghe mong ước của con”

Trái ngược với những từ trên là mang ý nghĩa “cầu nguyện và mong muốn” thì “희망” lại có nghĩa rằng “Tâm trạng kì vọng, chờ đợi điều gì đó”

 Ví dụ :

– 나는 내 꿈이 언젠가 이루어질 것이라고 희망을 끝까지 버리지 않았다.

Tôi đã không bao giờ từ bỏ hy vọng rằng giấc mơ của tôi một ngày nào đó sẽ trở thành hiện thực.

– 나는 이번 수술에 마지막 희망을 걸어 보았다.

Tôi đã thử đặt hy vọng cuối cùng vào lần phẫu thuật này.

– 그의 연구는 많은 암 환자들에게 나을 수 있으리라는 희망을 안겨 주었다

Nghiên cứu của anh ấy đã mang đến hy vọng cho những bệnh nhân ung thư rằng họ có thể khỏi bệnh

Tác giả: Cho Min Jun, Bong Mi Kyong, Son Hie Ok, Cheon Hu Min

Thực hiện: Trường Hàn ngữ Việt Hàn Kanata

________________

Mời các bạn tham khảo ngay Khóa học cho người mới bắt đầu:

________________
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ TƯ VẤN
FACEBOOK: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở: 
  • Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
  • Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
  • Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
  • Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, P8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102
0 0 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

0 Bình luận
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x