PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP KINH DOANH CỦA NGƯỜI HOA KIỀU – CHƯƠNG 57: Tiềm lực đủ xây dựng được trường đại học ở nước khác.

Mọi người cùng nhau đọc và suy ngẫm nhé!!!

____________________

Singapore tuy chỉ là một đảo rất nhỏ nhưng có tới hai trường đại học. Một là trường Đại học công lập Singapore thuộc chính phủ, còn lại là trường Đại học dân lập Nam Yang do người Hoa lập.

Trường Đại học dân lập Nam Yang được thành lập sau khi thế chiến thứ 2 kết thúc. Đây là trường đại học duy nhất ở Đông Nam Á giảng dạy bằng tiếng Hoa.

Trong chiến tranh, quân Nhật đã chiếm được hòn đảo này. Khi cuộc chiến chấm dứt, quân Nhật buộc rút lui, nước Anh lấy lại được quyền cai trị, vì Singapore chịu sự quản lý của Anh từ trước đó trong suốt 140 năm. Đế quốc Anh vốn không đồng ý thành lập trường đại học do Hoa Kiều đề xuất.

Ông Lý Quang Truyền, một đại diện của người Hoa sinh ở Phúc Kiến, xuất thân từ trường sư phạm, mỗi ngày đều đăng bài báo mang tựa đề “Vì một trường đại học cho người Hoa!” trên nhật báo Thành Châu, một tờ báo doanh nhân ở Nam Yang. Kết quả là, ông Trấn Lục Sư, một tài phiệt người Hoa đã hiến tặng gần 500 ngàn mét vuông đất thuộc quyền sở hữu của mình, để xây trường.

Vào thời điểm đó, gần như câu chào cửa miệng của người dân là “Cùng nhau xây trường đại học!”. Đến các tài xế taxi đều nói với từng khách hàng lên xe là “Chúng ta hãy cùng quyên góp.” rồi cả cuộc vận động quyên góp lập quỹ xây trường. Ông Lý Quang Truyền tuyên bố chắc nịch rằng: “Người dân góp tổng cộng bao nhiêu, bản thân tôi sẽ góp bằng đúng tổng số tiền đó”. Ngay lập tức, câu nói của ông chiếm vị trí đầu trang trên mọi mặt báo. Cuối cùng, một mình ông đã đóng góp 1,5 triệu đô la vào thời điểm đó.

Vậy là trường Đại học Nam Yang ra đời. Trường đã mời ông Lâm Ngữ Đường, một Hoa Kiều đã sống ở Mỹ từ lâu về làm hiệu trưởng. Ông Lâm là một nhà triết học, nhà văn hóa học, được tất cả người Hoa trên thế giới nể trọng, đến mức được gọi là “Đại diện người Trung Quốc”. Nghe tin ông về trường, các giảng viên trên khắp thế giới cũng tề tựu về đây.

Chỗ ở cho các giảng viên cũng được xây trong khu đất của trường. Nhờ địa thế tự nhiên nên các giảng viên đã có được nơi ở tuyệt đẹp, rất gần gũi với thiên nhiên, và còn được hưởng các đãi ngộ tốt nhất. Trừ ngành Y thì các ngành còn lại, ở Nam Yang đều có khả năng đào tạo hết.   

Phía chính quyền Anh quốc ban đầu nghĩ rằng, cộng đồng người Hoa có thể xây được một ngôi trường bề thế nhưng không thể nào gánh nổi chi phí quản lý, cơ sở vật chất cấp cho dàn giảng viên. Nhưng cuối cùng, trường không hề gặp bất kỳ trở ngại về tài chính nào, mà còn quy tụ đủ số lượng giảng viên cần có. Vì vậy, chính quyền Anh không thể không phê duyệt.

Ông Lý Quang Truyền là người có công lớn trong việc xây dựng nên trường Đại học Nam Yang, nhưng ông đã bầu ông Trấn Lục Sư, người hiến đất cho trường lên làm chủ tịch hội đồng quản trị, còn mình hài lòng ở vị trí thành viên giám đốc thuộc hội đồng quản trị. Tuy nhiên, đáng tiếc là vào năm 1980, trường Đại học dân lập Nam Yang tuyên bố giải thể, sát nhập vào trường Đại học công lập Singapore.

____________________
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ TƯ VẤN
WEB: https://kanata.edu.vn
FACEBOOK: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở:
Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, F8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102

0 0 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

0 Bình luận
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x