Mọi người cùng nhau đọc và suy ngẫm nhé!!!
______________________
Người Indonesia mỗi lần tình hình kinh tế, chính trị trong nước gặp khó khăn là họ đổ cái lỗi đó cho người Hoa Kiều rằng: Tất cả là do người Hoa Kiều kiếm quá nhiều tiền. Không biết có phải vì thế hay không nhưng họ luôn luôn đề cao sự cảnh giác với tất cả các Hoa Kiều. Ở một cửa hàng bán xe máy của Nhật Bản ở Jakarta họ xây tường cao đến 3m và mỗi lần kết thúc thời gian làm việc là họ đóng luôn cửa. Ở Thái Lan, người Thái gọi Hoa Kiều là những người Do Thái, những cửa hàng bán đồ trang sức hoặc những trạm xe xét gạo thì đa số là do người Hoa Kiều vận hành. Ở con phố WARARAT được gọi là China Town này thì bảng hiệu chữ Hán san sát nhau. Khách sạn, quán trà, cửa hàng vàng bạc đá quí, quán ăn, cửa hàng lúa gạo, nhiều sản phẩm và rất nhiều đồ kỷ niệm khác thì tiếp nối nhau. Trong số đó, các cửa hàng về đồ đá quí, vải vóc, công ty bảo hiểm, những tờ báo đại đa số có chủ nhân là người Hoa Kiều.
Sau đây là câu chuyện của một người Hoa Kiều buôn bán vàng bạc đá quí. Một thương nhân Nhật Bản muốn mua đá quí, ông ta sang Thái Lan, trong tay cầm một tờ giới thiệu của một người Hoa Kiều ở Tokyo. Ông ta đến sân bay và liên lạc với người Hoa Kiều đang buôn bán đá quí ở đó, thì được đưa ra một số các điều kiện.
Đầu tiên phải ở khách sạn sang nhất, phải thuê một chiếc xe hơi thật sang trọng, ở trên đó phải có tài xế riêng. Và đúng 10 giờ, khi ông ta đưa danh thiếp cho nhân viên hướng dẫn thì được hướng dẫn ở một căn phòng đặc biệt ở tầng 5. Căn phòng đó có một cánh cửa trông rất chắc chắn và tạo cho người ta cảm giác như đi vào một cái két sắt. Ông chủ cửa hàng buôn bán đá quí ngồi trên một chiếc ghế sopha cao cấp và mời khách ngồi vào cái ghế gỗ. Tâm trạng giống như là bị ngồi vào ghế bị cáo vậy.
Sau khi đưa trà ra, chủ nhân cửa hàng vàng bạc đá quí bắt đầu nói mọi thứ chuyện trên đời mà không đề cập gì đến câu chuyện kinh doanh thông qua phiên dịch. Vì thế thương nhân người Nhật Bản rất hoảng hốt, tuy nhiên cũng rất cố gắng làm ra vẻ thản nhiên. Một lát sau vị thương nhân Nhật Bản được hướng dẫn sang phòng bên cạnh để ăn cơm. Ở phòng bên cạnh tất cả các nhân viên đều mặc com lê đứng chờ sẵn và ở đó cũng không ai nói gì. Người thương nhân buôn bán đá quý cũng không nói chuyện làm ăn. Sau khi ăn trưa, họ mới quay lại căn phòng lúc nãy và bắt đầu nói chuyện. Tuy nhiên lần này thì ông ta lại cho xem đủ mọi loại đá quý trong vòng 3 ngày liên tục.
Một buổi sáng trước ngày về nước, nhân viên của cửa hàng đá quý tìm đến khách sạn và đưa thư mời. Vị thương gia người Nhật cầm thư mời và đi đến khách sạn. Tất cả nhân viên đều đồng loạt cười và chào đón vui mừng.
“Rất cảm ơn ông vì đã mua hàng chúng tôi lần này, việc thanh toán chi phí lần sau ông cứ thanh toán với công ty ở Tokyo” Và từ đó trở đi thương nhân Hoa Kiều đem lại cho ông một ưu đãi đặc biệt đó là có thể mua với số lượng bất cứ bao nhiêu mà không cần thanh toán trước.
Người Hoa Kiều khi họ cảm thấy họ có lợi thế hơn người khác thì họ luôn luôn bày tỏ một chủ nghĩa họ luôn quan trọng và không bao giờ mất đi việc mình là trọng tâm. Họ tính toán để làm cho đối phương hỗn loạn và nhìn thẳng vào sự việc một cách rất lạnh lùng.
Và nếu như họ thấy được những hàng động vội vã của đối phương thì họ sẽ lập tức chấm dứt. Và khi đã trải qua những kì thi của họ và mối giao dịch đã được hình thành thì họ sẽ sẵn sàng gởi hàng hóa mà không cần gởi tiền trước. Đó cũng chĩ là một trong những phương cách rất đặt biệt của người Hoa Kiều.
____________________
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ TƯ VẤN
WEB: https://kanata.edu.vn
FACEBOOK: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở:
Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, F8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102