- 탈무드의 지혜 – TRÍ TUỆ CỦA TALMUD
(TALMUD – Tiếng Do Thái – nghĩa là giảng dạy, học tập. Là một văn bản trung tâm (bộ kinh) của giáo sĩ Do Thái Giáo. Nó tổng hợp ý kiến của hàng ngàn giáo sĩ Do Thái về pháp luật, đạo đức, triết học, phong tục, lịch sử, thần học, truyền thuyết, …)
“사람에게 가장 중요한 것은 무엇일까요?”
“Đối với con người điều gì là quan trọng nhất?”
하고 묻는다면 여려분은 무엇이라고 대답하겠습니까?
Nếu được hỏi như vậy thì các bạn sẽ trả lời như thế nào?
‘값비싼 보물’ 이라고 대답하는 사람도 있겠지요. 그런가 하면 ‘지식’ 이라고 대답하는 사람도 있고, ‘명예’ 나 ‘높은 직위’ 라고 대답하는 사람도 있을 것입니다.
Chắc sẽ có người trả lời là: “Báo vật vô giá”. Nếu vậy thì cũng sẽ có người trả lời là: “Tri thức”, hoặc là “Danh dự”, hoặc là “Địa vị”.
그러나 탈무드의 대답은 전혀 다릅니다.
Nhưng câu trả lời từ TALMUD hoàn toàn khác.
“사람에게 가장 중요한 것이 무엇인가?”
하고 물을 때, 탈무드는 ‘지혜’ 라고 가르쳐 줍니다.
“Đối với con người điều gì là quan trọng nhất?” – Câu trả lời mà TALMUD sẽ dạy cho chúng ta, đó chính là TRÍ TUỆ.
물론 값비싼 보물이나 지식도 중요하겠지요. 그러나 보물은 잃어버리거나 도둑이 훔쳐 가 버리면 사라져 없어지고 맙니다.
Tất nhiên “Bảo vật vô giá” hay “Tri thức” cũng quan trọng, nhưng “Bảo vật” nếu như chúng ta làm mất đi hoặc bị trộm mất thì sẽ hoàn toàn biến mất.
지식은 소중한 것이긴 하지만 지식에는 도덕이 없을 때가 있습니다. 그래서 좋은 지식을 나쁜 일에 이용한다면, 그런 지식은 차라리 없는 것이 더 나을지도 모릅니다.
“Tri thức” cũng vậy, cũng quan trọng nhưng nếu chúng ta sử dụng tri thức vào việc xấu thì tri thức đó là TRI THỨC KHÔNG GIÁ TRỊ. Tri thức như vậy, thà rằng không có còn tốt hơn.
명예나 높은 직위 역시 전쟁이나 혹은 무인도에 표류했을 때 무슨 소용이 있을까요?
“Danh dự” hoặc “Địa vị” khi phải lưu lạc, rày đây mai đó bởi SỰ VÔ NHÂN ĐẠO VÀ CHIẾN TRANH, thì “Danh dự” và “Địa vị” đó có tác dụng gì?
하지만 지혜만은 아무리 환경이 바뀌어도 사라지는 것이 아닙니다.
Thế nhưng chỉ có TRÍ TUỆ là sẽ không biến mất đi dù hoàn cảnh có thay đổi như thế nào.
오히려 고통과 시련이 크면 클수록 더욱 반짝이며 빛나는 것입니다.
Trái lại, nỗi đau và sự thử thách càng lớn thì nó càng lấp lánh và tỏa sáng hơn.
그래서 탈무드는 가장 중요한 것으로 지혜를 꼽는 것입니다.
Chính vì điều đó mà TALMUD đã chọn TRÍ TUỆ là điều quan trọng nhất đối với con người.
유태인들은 오랜 세월 동안 나라를 잃은 채 전세계를 떠돌며 살았습니다.
Vì mất nước nên người Do Thái phải sống lưu vong trên thế giới trong một thời gian dài.
그들은 수없는 전쟁 속에서 집이 불타고 재산을 빼앗기고 가족이 뿔뿔이 흩어지고, 온갖 멸시와 박해를 받으며 살아왔습니다.
Trong vô vàn những cuộc chiến, họ bị đốt nhà cửa, bị cướp mất tài sản, gia đình thì ly tán và sống trong sự miệt thị của người đời.
그래서 유태인 어머니라면 자녀를 키울 때 자녀들에게 반드시 어런 질문을 합니다.
Vì vậy, nếu là một người mẹ Do Thái, khi dạy dỗ con cái của mình, nhất định họ sẽ hỏi con cái của mình như thế này:
“ 만약 네가 사는 집이 불타고 모든 재산을 다 빼앗기는 일이 생긴다면 너는 대체 무엇을 가지고 도망치겠느냐?”
“Nếu như ngôi nhà con đang sống bị cháy và toàn bộ tài sản bị cướp mất đi thì các con sẽ mang gì theo để bỏ chạy?”
그러면 대개의 아이들은 돈이라든가, 금이라든가 또는 다른 값나가는 물건의 이름을 댑니다.
Nếu vậy thì, hầu hết những đứa con sẽ trả lời là: “tiền”, “vàng”, hay “một đồ vật có giá trị” nào đó.
“그게 아니란다. 그것은 모양도 없고 빛깔도 없고 냄새도 없는 것이란다.”
하며, 어머니는 다시 한 번 묻습니다.
“Không phải những cái đó. Nó là một thứ không có hình dạng, không màu, không mùi.” Người mẹ trả lời như vậy và hỏi lại một lần nữa.
그래도 아이들이 바른 대답을 못하면, 어머니는,
“위급할 때 가지고 가야 할 것은 돈이나 금이 아니고 지혜란다.”
하며 지혜의 소중함을 가쳐 줍니다.
Dù vậy những đứa con cũng không thể đưa ra câu trả lời đúng.
Khi đó người mẹ Do Thái sẽ nói là: “Khi nguy cấp, cái mà chúng ta phải mang đi, không phải là tiền hay vàng bạc mà chính là TRÍ TUỆ.”
Rồi bà dạy cho các con của mình sự quan trọng của TRÍ TUỆ.
전쟁이 나서 패하게 뒤면 다른 모든 것은 다 빼앗길 수 있지만 아무리 힘센 군대라도 지혜만은 빼앗을 수 없습니다.
Khi chiến tranh xảy ra, chúng ta sẽ bị tổn hại, mọi thứ khác có thể bị cướp mất đi, nhưng chỉ có TRÍ TUỆ là thứ không thể cướp lấy, dù cho quân đội có hùng mạnh đến mức độ nào.
지혜란 그 사람이 죽지 않는 한 항상 몸에 지니고 다닐 수 있기 때문입니다.
Vì TRÍ TUỆ chính là thứ không bao giờ chết nên nó là thứ mà người ta có thể cất giữ trong người và mang đi mọi lúc.
그럼 지혜가 왜 소중한지, 지혜란 어떤 것인지, 재미있는 지혜의 이야그를 예로 들어 보이겠습니다.
Vậy thì bằng những câu chuyện thú vị về “TRÍ TUỆ” sau đây, chúng ta hãy thử tìm hiểu xem “TRÍ TUỆ” là gì?, tại sao “TRÍ TUỆ” lại quan trọng?
- 묘목을 슴는 뜻 – Ý NGHĨA CỦA VIỆC TRỒNG CÂY CON
따뜻한 봄날, 할아버지가 뜰에서 묘목을 심고 있었습니다.
Vào một ngày xuân ấm áp, có một ông lão đang trồng một cây con trong vườn.
그 때 지나기던 나그네가 고개를 갸거리며 물었습니다.
Khi đó, có một kẻ lang thang đi ngang qua trông thấy bèn ghé đầu vào hỏi:
“할아버지, 그 묘목이 커서 열매가 열리려면 몇 년이 지나야 되는지 아십니까?”
할아버지가 대답했습니다.
“Ông ơi, ông có biết cây con đó phải mất bao lâu mới lớn lên rồi ra hoa, kết trái không?
“알고말고요. 한 70년 지나면 열매를 맺을 거요.” 나그네가 다시 물었습니다.
Ông lão trả lời rằng: “Dĩ nhiên là ta biết chứ. Khoảng 70 năm thì sẽ ra hoa kết trái.”
“그럼 할아버지가 앞으로 70년이 넘도록 더 사시게 됩니까?”
Rồi kẻ lang thang lại hỏi: “ Vậy thì ông sẽ sống lâu hơn 70 năm nữa chứ?”
“아니오. 내 나이가 몇인데 그렇게 오래 살겠소? 그렇지만 내가 태어났을 때 우리 과수원에는 온갖 열매가 풍성했다오. 그 나무는 내가 태어나기 전에 아버님이 나를 위해 이렇게 작은 묘목을 심어 주셨기 때문이지요. 나도 아버님처럼 하는 것뿐이라오.”
“Không, tuổi của ta đã bao nhiêu rồi mà có thể sống lâu được như thế chứ? Nhưng mà khi ta sinh ra, thì cây trong vườn nhà ta đơm hoa, kết trái. Cái cây đó chính là cây mà cha của ta đã trồng trước khi ta sinh ra đời. Ta cũng chỉ làm một việc giống như cha của ta thôi.
지금 당장의 이익을 위해서가 아니라 먼 앞날의 더 크 이익을 위해 일한다는 것, 이것이 바로 탈무드가 가르치는 지혜랍니다.
Lời Bình: Chúng ta làm một việc không phải vì lợi ích ngay lúc này mà vì một lợi ích lớn lao hơn trong tương lai. Điều đó chính là TRÍ TUỆ mà TALMUD dạy chúng ta.
이처럼 평범하면서도 소중한 지혜는 누구에게나 있지만 생각을 하지 않으면 지혜는 떠오르지 않습니다.
Giống như câu chuyện ở trên, TRÍ TUỆ là một điều gì đó dù quan trọng nhưng cũng rất đỗi bình thường, TRÍ TUỆ thì ai ai cũng có nhưng nếu không suy nghĩ thì sẽ không thể hiểu ra.
- 아버지의 유서 – BỨC DI THƯ CỦA CHA
예루살렘에서 멀리 떨어진 곳에 살고 있던 지혜로운 유태인이 귀여운 외아들을 예루살렘에 있는 학교에 보냈습니다.
Có một người Do Thái đầy thông thái sống ở một nơi cách xa thành Jerusalem, đã gửi người con trai duy nhất của mình vào một ngôi trường ở thành Jerusalem.
아들이 예루살렘의 학교에서 공부를 하고 있는 동안 아버지는 그만 깊은 병에 걸려서 아들을 만나러 갈 수가 없었습니다.
Trong thời gian người con trai đang học ở ngôi trường đó thì người cha lâm bệnh nặng.
“아! 이제 아들도 못 보고 죽을 것 같구나.”
아버지를 간호하고 있던 노예가 말했습니다.
“À, bây giờ đứa con trai duy nhất ta cũng không thể gặp, mà ta chắc cũng sắp chết rồi.”
“주인님, 제가예루살렘까지 뛰에가서 도려님을 모셔 오겠습니다.”
Nghe vậy, người nô lệ đang chăm sóc cho người cha nói rằng: “Chủ nhân, tiểu nhân sẽ chạy đến thành Jerusalem rồi đưa thiếu gia về cho ngài.”
“아니다. 네가예루살렘에 갔다 올 때까지 내가 살아 있지 못할 것 같구나.”
“Không, chắc ta không thể sống đến khi ngươi về đâu.”
아버지는 사랑하는 나들과 다시 만날 수 없음을 알고 유서를 썼습니다.
Người cha biết rằng mình không thể gặp lại được người con trai mà mình yêu thương, nên đã viết một bức di thư.
귀여운 내 아들아, 나는 곧 하느님 나라로 간다. 그래서 네게 마지막 부탁을 하는 것이니 아비의 말대로 하기 바란다. 내가 소유한 전재산은 모두 노예에게 주기로 했다. 다만 너는 내 재산 주에서 네가 원하는 한 가지만 가지기 바란다.
“Con trai yêu quý của ta. Ta sắp phải lên thiên đàng rồi. Vì vậy ta có một ước nguyện cuối cùng mong con thực hiện theo ý của ta. Ta đã quyết định sẽ giao toàn bộ tài sản của ta cho người nô lệ này. Riêng con thì chỉ mang đi duy nhất một thứ mà con muốn có nhất trong số tài sản của ta thôi.”
유서를 다 쓴 아버지는 얼마 지나지 않아 세상을 떠났습니다.
Viết xong bức di thư thì người cha qua đời
하루 아침에 전재산을 차지하게 된 노예는 너무 기뻐서 어쩔 줄 몰랐습니다.
Người nô lệ có được toàn bộ tài sản chỉ trong buổi sáng một ngày, quá đỗi vui mừng đến nỗi không biết phải làm sao.
노예는 자기가 물려받은 재산을 단단히 간수해 놓고는 한달음에 예루살렘으로 뛰어가서 아들에게 유서를 넘겨 주었습니다.
Ông ta trông coi tài sản mà mình được thừa kế một cách cẩn thận, rồi chạy nhanh đến thành Jerusalem và đưa bức di thư cho người con trai.
아버지의 유서를 받아 본 아들은 몹시 슬퍼했습니다.
Người con trai nhận bức di thư của cha mình rồi thì quá đỗi đau lòng.
그리고 아버지의 장례가 끝나자 다시 한 번 유서의 내용을 살펴봤습니다.
Và rồi ngay sau khi tang lễ của người cha xong thì anh ta đọc kĩ lại nội dung của bức di thư một lần nữa.
“아버지는 왜 내게 한푼의 재산도 남기지 않고 모두 노예에게 준 것일까? 나는 한 번도 아버지를 화나게 한 적이 없는데…”
“Tại sao cha không để lại tài sản cho mình mà lại cho tên nô lệ đó tất cả? Mình chưa bao giờ làm cho cha buồn…”
아들은 아버지의 유서 내용을 이해할 수가 없었습니다. 그래서 그 마을에 사는 지혜로운 랍비를 찾아갔습니다.
Người con trai không thể nào hiểu được nội dung bức di thư của người cha nên anh ta tìm đến một Nhà học giả (Rabbi) thông thái sống trong làng.
“랍비님, 아버지는 왜 이런 유서를 쓰셨을까요? 너무 아파서 정신이 없었던 게 아닐까요?”
“Thưa ngài, cha của tôi tại sao lại viết một bức di thư như vậy? Không phải ông ấy bệnh quá nặng nên mất hết lý trí hay sao?”
아들의 말을 들은 랍비는,
“ 아니다. 아버지는 너를 누구보다 사랑하셨다. 그리고 대단히 제혜로운 분이었지. 이 유서를 보면 너의 아버님이 바란던 게 무엇인지 알 수 있지 않니?” 라고 말했습니다.
Người học giả nghe lời nói của người con trai rồi nói rằng: “Không đâu, cha ngươi yêu ngươi nhất trên đời này, và ông ấy là một người rất thông thái. Khi đọc bức di thư này, ngươi đã không hiểu được điều mà cha ngươi mong muốn là gì phải không?”
“ 아닙니다. 아버지는 저를 사랑하지 않았어요. 저를 사랑하셨다면 왜 모든 재산을 전부 노예에게 줍니까?”
아들은 몹시 서운한 듯이 말했습니다.
“Không phải, cha tôi không yêu thương tôi. Nếu yêu thương tôi, thì tại sao ông ấy lại để toàn bộ tài sản lại cho tên nô lệ kia?” Người con trai nói bằng giọng buồn rầu.
“그렇지 않다. 잘 생각해 보면 너의 아버지가 얼마나 훌륭한 유산을 남겼는지 알 수 있을 거야.”
“Không phải như vậy. Nếu suy nghĩ kĩ thì ngươi có thể hiểu được cha của ngươi đã để lại một bức di thư thông thái biết bao nhiêu.”
그러나 아들은 아무리 생각해 봐도 유서의 뜻을 알 수 없었습니다.
Nhưng mà, người con trai dù có suy nghĩ như thế nào thì vẫn không thể hiểu được.
“랍비님, 저는 아버지의 뜻이 무엇인지 도무지 알 수가 없습니다.”
“Thưa giáo sĩ, tôi hoàn toàn không thể hiểu được suy nghĩ của cha tôi.”
“그런가? 그럼 내가 설명해 주지. 아버님은 돌아가실 때 네가 없었기 때문에 그냥 죽으면 노예가 재산을 모두 가지고 도망치거나 다 써 버릴 거라고 생각했다. 그리고 너에게 자기가 죽은 일조차 알리지 않을까 걱정이 되신 거지. 그래서 전재산을 노예에게 준다고 한 것이다. 그러면 노예는 기뻐서 빨리 너를 만나러 갈 것이고, 또 재산도 모두 소중히 간직할 것이 아니냐? 그리고 너는 그 재산 중에서 하나만 가지면 되는 것이고….”
“Vậy à? Vậy thì ta sẽ giải thích cho ngươi hiểu. Cha của ngươi khi qua đời, vì không có nhà ngươi bên cạnh nên lọ sợ tên người hầu sẽ mang toàn bộ số tài sản đi hoặc là tiêu xài hết, nếu vậy thì phải làm sao? Và ông ấy cũng lo lắng là thậm chí việc ông ấy mất nhà ngươi cũng không biết. Vậy nên ông ta mới quyết định giao toàn bộ tài sản cho người hầu. Nếu làm vậy thì người hầu sẽ vui mừng và nhanh chóng chạy đến gặp nhà ngươi, không chỉ vậy hắn ta còn giữ gìn toàn bộ tài sản hết sức cẩn trọng. Còn nhà ngươi thì chỉ việc chọn một trong số tài sản của cha ngươi thôi…”
“그렇지만 그게 무슨 소용입니까? 재산을 모두 노예에게 주라고 쓰섰는데요.”
“Nhưng mà điều đó thì có ích gì? Cha tôi đã viết là sẽ giao toàn bộ tài sản cho tên người hầu rồi…”
“허허허, 너는 아직 젊어서 지혜가 모자라는구나. 노예의 재산은 모두 주인의 것이라는 걸 모르는가? 너의 아버님이 하나만 너에게 준다고 하셨는데, 그 하나가 뭔가. 네가 노예를 선택하면 그 재산은 누구의 것이 되겠는가? 너의 아버님의 깊은 사랑과 현명한 생각을 아직도 모르겠나?”
“Hahaha…Ngươi hãy còn trẻ nên suy nghĩ vẫn còn nông cạn quá. Ngươi không biết rằng toàn bộ tài sản của nô lệ đều thuộc về chủ nhân của hắn hay sao? Không phải là cha của ngươi đã bảo ngươi chọn một thứ hay sao? Một thứ đó ngươi nghĩ là gì? Nếu như ngươi chọn tên nô lệ thì toàn bộ tài sản đó sẽ thuộc về ai? Đến bây giờ ngươi vẫn chưa hiểu được suy nghĩ và tình yêu của cha ngươi sao?”
아들은 그제서야 유서의 뜻을 깨달을 수 있었습니다.
Đến lúc đó thì người con trai mới hiểu ra được ý nghĩ của bức di thư mà cha mình đã viết.
오직 하나만 선택하라는 것은 바로 노예를 선택하라는 뜻이었느니까요.
Đó chính là “ Thứ duy nhất mà bản thân anh ta phải chọn đó là người hầu”
랍비의 말을 들은 아들은 아버지의 재산 중에서 오직 하나 노예를 선택함으로써 재산도 모두 차지하게 되었습니다.
Nghe xong lời nói của nhà học giả, thì người con trai đã chọn người hầu của cha mình và anh ta có được toàn bộ số tài sản mà cha mình để lại.
그리고는 노예를 해방시켜 주었습니다.
Sau đó anh ta phóng thích người nô lệ rồi tu dưỡng trở thành một giáo sĩ thông thái.
그 후부터 아들은 입어릇처럼
“나이 많은 사람의 지혜에는 따르지 못한다.” 라고 하면서 어른을 한층 더 존경했습니다.
Lời Bình: Chúng ta không thể nào theo đuổi kịp sự hiểu biết của ông, cha mình. Vậy nên đối với người lớn tuổi, lúc nào chúng ta cũng phải luôn thể hiện lòng tôn kính sâu sắc.
- 그릇 – CÁI CHÉN
매우 총명하고 학문이 뛰어난 랍비가 있었습니다.
Ngày xưa có một vị học giả rất thông thái và lỗi lạc.
이 랍비는 어느 날 로마 황제 의 공주를 만나게 되었습니다.
Một ngày nọ, vị giáo sĩ này gặp công chúa nước La Mã.
공주는 랍비에게 온갖 어려운 질문을 했지만 랍비는 무슨 질문이든 막힘없이 다 대답하였습니다.
Công chúa đặt vô số câu hỏi khó, nhưng vị học giả này đã trả lời toàn bộ một cách lưu loát.
그러자 공주가 말하기를,
“그토록 총명한 지혜가 어쩌면 그렇게 볼품없이 못생긴 그릇에 들어 있을까.”
하고 놀렸습니다.
Sau đó, công chúa vì muốn làm khó vị học giả nên mới nói thế này:
“Trí tuệ thông thái đến thế kia mà làm sao lại chứa đựng trong một “cái chén” (ý nói bề ngoài của vị học giả) xấu xí đến như vậy”
그 말을 들은 랍비는 웃으며 말했습니다.
“공주님, 이 왕궁 안에 술이 있습니까?”
Nghe lời nói đó thì vị học giả vừa cười vừa nói rằng: “ Thưa Công chúa, trong cung của nàng có rượu không?”
공주가 머리를 끄덕이자 랍비는 다시,
“그 술은 어떤 그릇에 들어 있습니까?” 하고 물었습니다.
Ngay khi Công chúa gật đầu, thì vị giáo sĩ lại hỏi tiếp: “Thế rượu đó thì đựng ở đâu?”
“술은 보통 항아리나 주전자에 들어 있지요?.”
Công chúa mới trả lời rằng: “ Thì đựng trong bình rượu hay chum rượu chứ đựng vào đâu nữa?”
공주의 말을 들은 랍비는 깜짝 놀라면서,
“로마의 공주님처럼 훌륭하신 분이 금그릇이나 은그릇도 많을 텐데 왜 그런 보잘것없는 그릇에 술을 담아 두십니까?” 라고 말했습니다.
Nghe Công chúa nói vậy, vị học giả vừa ngạc nhiên vừa nói rằng: “ Một người quyền uy như Công chúa đây, tại sao không để rượu trong chén vàng, chén bạc mà lại để trong một đồ vật tầm thường thế kia?”
랍비의 말을 들은 공주는 항아리에 담겨 있던 술을 모두 금그릇이나 은그릇에 옮겨 담도록 했습니다. 그러자 술맛이 변해서 먹을 수 없게 되었습니다.
Công chúa nghe lời vị giáo sĩ nên bắt người hầu cho tất cả rượu vào trong chén vàng, chén bạc. Nhưng mà khi cho rượu vào trong chén vàng, chén bạc thì mùi vị của rượu bị biến đổi nên không thể uống được.
며칠 후 술맛이 변한 걸 안 황제는 크게 화를 내면서,
“어느 놈이 이런 그릇에다 술을 담았느냐?” 하고 고함을 쳤습니다.
Mấy ngày sau, nhà vua biết chuyện nên tức giận trách mắng: “Ai đã để rượu vào trong những cái chén này?”
공주는 당황하여
“잘못했습니다. 황제께서 드시는 술은 금그릇이나 은그릇에 담아야 될 것 같아서 그랬습니다.” 하고, 용서를 빌었습니다.
Công chúa lo sợ cầu xin nhà vua tha tội: “Con đã sai rồi, xin cha thứ tội. Vì con nghĩ rượu cha uống thì phải đựng trong chén vàng, chén bạc…”
공주는 추한 얼굴의 랍비를 찾아가서,
“이봐요, 당신은 어쩌자고 술을 금그릇이나 은그릇에 담으라고 했나요?”
하며 화를 냈습니다.
Sau đó, Công chúa tức giận đi tìm vị học giả xấu xí : “ Này tên kia, chính ngươi bảo ta đựng rượu trong chén vàng, chén bạc. Bây giờ ngươi bảo ta phải làm sao đây?”
“공주님, 저는 공주님에게 아무리 훌륭하고 귀중한 것이라 해도 때로는 보잘것없는 그릇에 넣어 두는 것이 더 좋을 수도 있다는 사실을 알려 드리고 싶있을 뿐입니다.” 랍비는 태연히 말했습니다.
Trước sự tức giận của Công chúa, vị học giả trả lời một cách thản nhiên rằng: “Thưa Công chúa, thần chỉ muốn cho nàng biết rằng thứ quý giá đôi khi cất giữ ở một nơi tầm thường thì lại tốt hơn.”
그렇습니다. 사람은 외모만 보고 평가할 수는 없습니다.
Lời Bình: Quả đúng như vậy. Con người ta không thể chỉ nhìn bề ngoài rồi đánh giá.
얼굴이 잘생기고 좋은 옷을 입고 맛있는 음식을 먹는다고 해서 그 사람이 훌륭하다고 존경한다는 것은 얼마나 어리석은 짓일까요.
Không phải cứ là người ăn ngon, mặc đẹp hay có vẻ ngoài ưa nhìn thì là người xuất chúng hay là người đáng để ta tôn trọng.
겉으로 뻐기고 잘난 체하는 사람일수록 속이 보잘것없다는 것은 분명한 일입니다. 그래서 유태인들의 격언에는이런 말이 있습니다.
항아리에 동전 하나만 있을 때는 시끄러운 소리를 내지만 동전이 가득 찬 항아리는 스끄러운 소리를 내지 않는다.
Thường thì những người bên ngoài càng khoe khoang, càng ra vẻ ta đây thì bên trong sẽ chẳng có gì. Người xưa thường bảo: “Thùng rỗng kêu to.”
______________
Mời các bạn tham khảo ngay Khóa học cho người mới bắt đầu:
- Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
- Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
- Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
- Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, P8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102
- Cơ sở 4: 144 Đinh Tiên Hoàng, P.1, Quận Bình Thạnh, 028.6270 3497
- Cơ sở 5: 193 Vĩnh Viễn, Phường 4, Quận 10, 028.6678 1913
Trí tuệ và tư tưởng của người Do Thái có gì đó rất sâu sắc và huyền bí, hay lắm ạ, cảm ơn trung tâm