- 까다, 벗기다
Những từ này đều mang ý nghĩa loại bỏ của vật chất bên ngoài đang quấn lấy một vật thể nào đó.
Ví dụ :
– 나는 손으로 귤껍질을 까서/벗겨서 입으로 넣었다.
– 어머니는 칼로 밤 껍질을 깠다/벗겼다.
– 껍질을 깐/벗긴 사과는 금방 색이 변한다.
“까다” đặt trọng tâm vào việc loại bỏ vỏ bên ngoài của vật và làm lộ ra cái có bên trong, ngược lại “벗기다” lại đặt trọng tâm vào việc lột bỏ vỏ bên ngoài vật. Theo đó “벗기다” không dùng với bản thân của vật thể không có vỏ.
Ví dụ :
– 나는 귤을 까서 알맹이를 아이에게 주었다.
– 밤을 까니 하얀 알맹이가 드러났다.
– 어머니는 나에게 마늘을 까서 알맹이만 달라고 부탁하셨다.
Đối với trường hợp quần áo của con người hoặc da của động vật thì chỉ có thể sử dụng “벗기다”“ lúc này không thể sử dụng “까다”. Vì “까다” đặt trọng tâm vào việc làm lộ cái bên trong của vật chất.
Ví dụ :
– 엄마는 아이를 씻기기 위해 아이의 옷을 벗겼다.
– 이 가죽은 동물의 가죽을 벗겨 만든 진짜 가죽이다.
Với trường hợp các câu tục ngữ “알을 까다”, “엉덩이를 까다” “이마를 까다” thì có thể sử dụng “까다” vì đặt trọng tâm vào việc làm lộ bên trong ra ngoài.
Ví dụ :
– 우리 집 닭은 알을 많이 깐다.
– 엉덩이에 얼마나 멍이 들었는지 보게 어덩이 좀 까 봐.
– 너 이마 예쁜 거 자랑하려고 일부러 이마 까고 다니는 거지?
- 껍데기, 껍질
Tất cả những từ này đều mang ý nghĩa vật chất đang quấn bên ngoài của vật thể nào đó.
“깝데기” là nói đến những vỏ cứng như hàu, ốc,…
Ví dụ :
– 조개의 껍데기를 밟자 와작 소리가 났다.
– 달걀은 껍데기가 쉽게 깨지므로 세게 쥐면 안 된다.
“껍질” là nói đến những vỏ không cứng ví dụ như trái cây, rau củ,…
Ví dụ :
– 나는 손으로 귤 껍질을 깠다.
– 나는 사과 껍질을 칼로 깎았다.
– 어머니는 나에게 양파 껍질을 벗겨 달라고 부탁하셨다.
Với trường hợp thức ăn mà con người ăn, “껍질” vì là vỏ không cứng nên có từ “껍질째” – đồ ăn còn vỏ. Nhưng “껍데기” là vỏ cứng nên không thể ăn “껍데기째”.
Ví dụ :
– 나는 사과를 껍질째/ 굴을 껍데기째 먹었다.
“껍데기” bởi vì cứng nên nếu bỏ phần lõi, nhân bên trong đi thì sẽ xuất hiện một không gian nên sẽ có những từ như “빈 껍데기” hoặc “껍데기 속”. “껍질” thì không có những từ biểu hiện như vậy.
Ví dụ :
– 나는 바다에서 소라의 빈 껍데기를 주워 왔다.
– 나는 꼬챙이로 고둥의 껍데기 속에 있는 알맹이를 뺐다.
- 꼬리, 꽁무니, 꽁지
꼬리 là từ chỉ bộ phận mỏng và dài nằm ở phía sau của động vật.
Ví dụ :
Con chó vẫy đuôi để thể hiện sự vui mừng hoặc bày tỏ tình cảm.
Đuôi thằn lằn dù bị cắt đi thì không lâu sau sẽ mọc trở lại.
Khi lạnh, con cáo sẽ quấn đuôi quanh thân thể để chống đỡ cái lạnh.
꽁무니 là từ dùng để chỉ bộ phận mông của người, thú, côn trùng hoặc chim.
Ví dụ :
Con đom đóm có phần đuôi (mông) phát ra ánh sáng.
Con trâu có tập tính theo đuôi (mông/phía sau) con vật đi trước.
Thuyền trưởng đeo súng ở bên hông (mông).
꽁지 là từ dùng để chỉ phần lông đuôi của chim.
Ví dụ :
Khi bay, lông đuôi có nhiệm vụ điều chỉnh phương hướng, khi đi bộ hoặc ngồi, nó giúp chim giữ thăng bằng.
Con chim công đực có cái đuôi dài và đẹp để thu hút con chim công cái.
Do lông đuôi của con vịt ngắn nên khi bơi trên mặt nước, nó chịu ít lực cản từ nước hơn.
꼬리 và 꽁무니 có thể dùng để chỉ phần phía sau của vật thể. 꼬리 chủ yếu dùng để chỉ phần sau của xe hơi, xe đạp, xe kéo.
Ví dụ :
Đuôi (máy bay, diều, sao chổi, xe lửa)
Đuôi diều giúp giữ thăng bằng cho diều và giúp diều bay trên bầu trời.
Sao chổi càng gần mặt trời thì càng sáng và đuôi cũng dài hơn.
Đuôi (taxi, xe đạp, xe tải, xe đẩy)
Tôi vẫy tay cho đến khi không nhìn thấy đuôi xe taxi chở bạn tôi nữa.
Từ phía đuôi chiếc xe tải cũ, làn khói đen được nhả ra.
- 꾸다, 빌리다, 대출하다
Những từ này để chỉ ý nghĩa hứa sẽ trả lại sau này hay nhận lại tiền còn lại hoặc đồ vật.
Theo sau 꾸다 có thể không có danh từ cụ thể nhưng theo sau 빌리다 bắt buộc phải có danh từ cụ thể. Vì thể có thể sử dụng 돈을 꾸다/돈을 빌리다 nhưng với những thứ dù có sử dụng cũng không thể biến mất như 책, 옷 thì chỉ dùng 빌리다.
Ví dụ :
Đây là số tiền mượn (꾸다, 빌리다) khẩn cấp cho chi phí phẫu thuật nên tôi sẽ chịu trách nhiệm trả lại.
Tôi không bộ com lê nào đứng đắn nên đã mượn (*꾸다/빌리다) từ chị gái rồi mặc.
Tôi không mượn (*꾸다/빌리다) rồi đọc tiểu thuyết của tác giả mình yêu thích mà phải mua về rồi đặt lên giá sách thì mới hài lòng.
대출하다 được sử dụng trong những điều kiện đồng ý cho mượn từ những cơ quan chính thức có trách nhiệm cho mượn, ví dụ như ngân hàng, thư viện.
Ví dụ :
Việc ngân hàng cho những người không có nhà nhận tiền vốn dài hạn là việc làm đúng đắn
Vì tôi trả sách trễ cho ngân hàng nên phải nộp tiền phạt.
Nơi đây hỗ trợ những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với khó khăn vì tiền vốn bằng việc cho mượn với mức tiền lời thấp.
Phạm vi sử dụng của từ 빌리다 rộng nên có thể thay thế cho 대출하다 nhưng 꾸다 chủ yếu chỉ sử dụng thay thế cho việc mượn giữa các cá nhân.
Tôi mượn (빌리다, 대출하다,*꾸다) tiền từ ngân hàng và khởi nghiệp.
Tôi mượn (빌리다, *대출하다,꾸다) tiền từ bố và khởi nghiệp.
Ai | Mượn từ ai | Mượn cái gì | 꾸다 | 빌리다 | 대출하다 |
Chulso | Bạn | Tiền | O | O | X |
Chulso | Bạn | Sách, quần áo | X | O | X |
Chulso | Ngân hàng, thư viện | Sách, tiền | X | O | O |
- 꿰매다, 깁다
꿰매다 dùng để chỉ khâu lại và đính hai bộ phận lại với nhau. So với 꿰매다, thì 깁다 dùng trong phạm vi nhỏ hơn, như “khâu và đính những bộ phần sờn mòn hoặc rách như quần áo, vớ, vải, vân vân.” Theo đó, khi sửa chữa những đồ vật dùng đã lâu nên bị sờn, ta đều có thể sử dụng hai từ trên.
Ví dụ :
Cô ấy khâu phần tay áo bị rách cho tôi. (Dùng cả 2 từ)
Chunghee đang vá lại cái áo bị rách. (Dùng cả 2 từ)
Vì bà muốn tự tay khâu lại đôi vớ truyền thống nên đã bảo tôi xỏ chỉ vào lỗ kim. (Dùng cả 2 từ)
꿰매다 có thể dùng khi muốn làm những đồ vật mới từ vải. Còn 깁다 thì không được.
Thợ may Kim cắt và may thử bộ com lê của tôi. (꿰매다, *깁다)
Bà may những miếng vải thành một và làm thành cái chăn. (꿰매다, *깁다)
Cô gái đính những viên đá và trang trí đôi găng tay dài của mình. (꿰매다, *깁다)
깁다 có thể được lý giải bằng ý nghĩa may lại những miếng vải đã mòn hoặc vá lại lỗ thủng bằng cách đặt miếng vải khác lên và may lại.
Ví dụ : (dùng 깁다)
Vợ tôi dùng miếng vải khâu lại phần bị thủng trên vớ cho tôi.
Chiếc quần của anh ấy, một bên đầu gối được may bằng vải đen, bên còn lại được may bằng vải xám.
Cánh buồm của con tàu ấy được khâu lại một cách sặc sỡ.
깁다 còn được sử dụng với ý nghĩa bổ sung nội dung còn thiếu của sách hoặc câu chữ và sử dụng với các biểu hiện từ như 깁고 보태서 hoặc 깁고 고쳐 còn 꿰매다 thì không có ý nghĩa như vậy.
Cuốn sách này là cuốn sách mà Yoo Chung Lim đã bổ sung vào năm 1766 dựa trên tác phẩm Kinh tế Lâm nghiệp của Hong Man Sun. (깁고 보태서)
Tôi đã viết bổ sung một bản thảo bất ngờ theo sự yêu cầu trước đây và gửi cho nhà xuất bản. (깁고 보태서)
Ngữ pháp của chúng ta (우리말본) được xuất bản lần đầu vào năm 1937 và được sửa chữa và tái bản vào năm 1955. (깁고 고쳐)
꿰매다 sử dụng với ý nghĩa khâu lại những nơi mà thịt bị rách, còn 깁다 thì không sử dụng với ý nghĩa này được.
Ví dụ :
Trong khi bác sĩ khâu trán bị thương cho DongChul thì tôi liên tục đợi ở ngoài phòng phẫu thuật. (꿰매다, *깁다)
Bác sĩ mau chóng luồn chỉ vào kim và khâu lại vết thương cho đứa bé rồi băng bó lại. (꿰매다, *깁다)
Tay của tôi bị tấm sắt sắc bén làm bị thương và khâu đến 24 mũi. (꿰매다, *깁다)
Tác giả: Cho Min Jun, Bong Mi Kyong, Son Hie Ok, Cheon Hu Min
Thực hiện: Trường Hàn ngữ Việt Hàn Kanata
________________
Mời các bạn tham khảo ngay Khóa học cho người mới bắt đầu:
- Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
- Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
- Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
- Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, F8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102