- 교포, 동포, 교민
Từ vựng này dùng để chỉ ra người có cùng một dân tộc.
Từ ”동포” dùng để chỉ ra người mang trong minh cái suy nghĩ về dân tộc, trong 1 dân tộc không phân biệt xuất thân ở đâu hoặc có cùng 1 dòng máu.
Trái với đó từ 교포 được dùng để nói ra số ít người đồng bào sống và làm việc ở nước ngoài.
Từ 동포 thì mang tính tình cảm và chứa đựng cảm tình về tinh thần dân tộc nên thường xuyên sử dụng để nhấn mạnh tình cảm dân tộc.
Từ 교민 dùng để nói về những đồng bào đang sống ở nước ngoài và phân biệt với người dân đang sống trong nước . Trong khi từ 교포 thì nhấn mạnh bản sắc của người nào đó ở nơi nào đó, còn 교민 thì nhấn mạnh ý nghĩa với tư cách của một thành viên đang xây dựng cộng đồng.
- 구분하다/ 구별하다
_ Tất cả 2 từ trên đều có ý nghĩa là “phân chia hay phân biệt một cái gì đó”
Ví dụ :
Anh ấy không thể phân biệt được chuyện công chuyện tư và đã làm việc riêng cho bản thân mình ở công ty
Người chồng bảo rằng muốn có cả 2 con không phân biệt nam hay nữ.
_구분 có ý nghĩa là “chia toàn thể ra thành mấy phần”. Chính vì vậy việc được chia ra nó có liên quan từ toàn thể tập hợp cho đến một cá nhân. Nên khi này chúng ta không thể sử dụng 구별 được.
Ví dụ :
Thân mình con kiến được chia thành đầu, ngực và bụng . (dùng 구분)
Việc phân chia thời đại ra thành nguyên thủy, cổ đại, trung đại và cận đại là mang tính tổng quát (dùng 구분)
Trong nhà chúng ta thì nhà tắm và nhà vệ sinh được phân chia ra (dùng 구분)
_ 구별 có ý nghĩa là “tùy theo chủng loại và tính chất mà phân chia rạch ròi ra nhằm biết được điểm khác biệt đó”. Chính vì vậy 구별 cần trên 2 đối tượng có điểm khác biệt nhau, đồng thời nó không được dùng trong trường hợp không lấy sự khác biệt làm tiền đề để phân chia ra. Khi này thì những đối tượng có sự khác biệt cũng có thể sẽ không liên quan từ toàn thể tập hợp đến cá nhân chúng. Chúng ta không thể sử dụng từ 구분 trong mối quan hệ như vậy.
Ví dụ :
Người mù màu thì không thể phân biệt được màu xanh và màu đỏ. (dùng 구별)
Giỏ xách này hầu như được làm giống y như hàng hiệu thật nên những chuyên gia cũng khó mà phân biệt được giỏ xách này có phải là hàng thật hay hàng giả.
_ Tuy nhiên việc được chia ra hay việc được phân biệt có thể có liên quan đến toàn bộ của một cá nhân hay không thì có thể sử dụng cả 구별 và 구분 trong một số trường hợp mơ hồ, không phân định được.
Ví dụ :
Phân biệt công và tư hay phân chia công và tư.
phân biệt nam và nữ hay phân chia thành nam và nữ.
- 구하다/ 찾다
_ Cả 2 từ trên đều mang ý nghĩa là “muốn nhận cái mà bản thân mình cần”.
Ví dụ :
Sau khi xem kĩ máy móc một lúc thì tôi đã có thể tìm kiếm được cái mình cần.
Anh ấy nhờ bạn bè kiếm việc cho mình.
Bố tôi đã đi lang thang đây đó để tìm việc làm.
_ 구하다 được sử dụng cùng với “cái không tồn tại đối với bản thân mình”, ngược lại 찾다 có ý nghĩa rộng hơn, được sử dụng cùng với “cái không tồn tại đối với bản thân mình hoặc tồn tại đối với bản thân mình tuy nhiên hiện tại là nó không hiện hữu”
Ví dụ :
Vợ chồng chúng tôi vay mượn tiền khắp nơi, khó khăn lắm mới tìm được căn nhà thuê. (dùng 구하다)
Tôi đã đi tìm kiếm lời khuyên về vấn đề đó cho vị tiền bối mà tôi quen biết thân. (dùng 구하다)
Tôi đã mở đèn pin để tìm kiếm chiếc chìa khóa bị rơi trên sàn nhà. (dùng 찾다)
Mẹ tôi đã đi và lục lọi khắp trong làng để tìm kiếm đứa em đã bị mất. (dùng 찾다)
_ 찾다 cũng được dùng trong trường hợp cho dù không nỗ lực cố gắng thì cũng có thể tình cờ phát hiện ra được, tuy nhiên 구하다 chỉ được sử dụng trong hoàn cảnh nếu không nỗ lực cố gắng thì không thể nhận được.
Ví dụ :
Tôi đã tình cờ tìm được dưới chân giường thuốc mà tôi từng nghĩ rằng nó đã bị mất (dùng 찾다)
Hôm nay khi dọn dẹp thì tôi đã tìm được đồ vật bị mất. (dùng 찾다)
Con cái dù chỉ để yên cho chúng thì chúng cũng tự biết mà tìm kiếm con đường sống tốt cho bản thân. (dùng 찾다)
_Khi thông thường không có người làm việc ở cửa hàng thì”사람을 구하다” được dùng với ý nghĩa là “tìm người để làm việc”. Tuy nhiên “사람을 찾다” thông thường được dùng với ý nghĩa là “tìm người bị mất”
Ví dụ :
Tôi xem quảng cáo tìm kiếm người làm việc và đã đi vào bên trong cửa hàng (dùng 구하다)
Trên poster tìm kiếm người thất lạc thì có bức ảnh của đứa trẻ bị mất tích. (dùng 찾다)
- 그르다 / 잘못되다
_그르다 là tính từ, đồng thời khi đứng nhìn từ góc độ phán đoán mang tính chuẩn mực thì 그르다 thể hiện trong trạng thái “những hành vi của con người hay những việc có liên quan đến những hành vi đó dần dần xa vời và trở nên sai lệch so với đạo lý hay lẽ phải hay đạo đức”. Và từ trái nghĩa với nó là 옳다, mang tính chất phụ thêm vào với ý nghĩa “có ít triển vọng đối với những việc hay những hoàn cảnh may mắn”
Ví dụ :
Đặt nặng tâm trí vào những việc vô vọng là không nên. (dùng 그르다)
Đối với việc giáo dục trẻ cá biệt thì người ta bảo rằng phương pháp khơi dậy cảm xúc trong lòng đứa trẻ rồi thức tỉnh cảm xúc đó thì có hiệu quả hơn việc giáo huấn cứng nhắc theo kiểu cái này đúng cái kia sai. (dùng 그르다)
Việc anh ấy cải tà quy chính là chuyện vô vọng. (dùng 그르다)
Sau khi tôi chết đi lên thiên đường là điều vô vọng. (dùng 그르다)
Anh ấy quần áo chỉnh tề rồi đứng xuống bậc thềm đá. Bây giờ việc học chữ đã chỉ còn là điều vô vọng. (dùng 그르다)
_ 잘못되다 là động từ ám chỉ việc “đang trong trạng thái thất bại sai lầm”. Khi này 잘못되다 không căn cứ vào phán đoán mang tính đạo đức mà thể hiện điều không đúng với những tiêu chuẩn đúng đắn hay giải đáp hay những kiến thức thường ngày được đưa ra làm chủ đề “cũng giống như thời gian, giải đáp, tính toán, phương pháp, suy nghĩ đã thất bại sai lầm”. Trong trường hợp như vậy thì không thể sử dụng thay thế với 그르다
Ví dụ :
Việc này nếu mắc sai lầm thì chúng ta sẽ phá sản.
Máy móc này đã bị hư hỏng cái gì đó.
덕산댁 sinh ra복남이 và vì việc ăn uống sau khi sinh không cử kiêng nên cuối cùng đã mắc chứng đột quỵ và nằm bất động trên giường bệnh.
Nếu như việc đặt trước bị trục trặc nên thời gian chuyển đổi máy bay không đúng thì có khi cũng sẽ bị lãng phí khoảng chừng 1 hay 2 ngày.
- 기르다 (Nuôi), 키우다 (Nuôi), 먹이다 (Cho ăn), 치다 (Nuôi)
Những từ vựng nêu trên có nghĩa là “Chăm sóc và cung cấp chất dinh dưỡng để sinh vật có thể phát triển tốt”
“기르다,키우다” dùng được tất cả cho người, động vật, thực vật. “먹이다,치다”chỉ dùng cho động vật, không dùng cho ý nghĩa chăm sóc vật nuôi trong nhà mà dùng cho trường hợp chăm sóc gia súc như “bò, heo”
Ví dụ :
Trẻ em mua cá vàng và nuôi chúng.
Dân tộc du mục vì nuôi (치다) cừu và cho gia súc ăn (먹이다) nên di chuyển nhiều.
Những trái táo mọc trĩu trịt trên cây táo do được hết lòng chăm sóc.
Chủ thể | Tân ngữ | 기르다 | 키우다 | 먹이다 | 치다 |
Bố | Em bé | o | o | x | x |
Chó | Chó/mèo | o | o | x | x |
Bố | Bò/heo | o | o | o | o |
Bố | Cây/Hoa/Rau | o | o | x | x |
“기르다,키우다” có thể dùng kết hợp với “năng lực, phẩm chất” và có nghĩa là “Cố gắng để cho tinh thần và năng lực trở nên thành thạo và ưu tú hơn”.
Ví dụ :
Môn xã hội là môn học về nuôi dưỡng kĩ năng tư duy và phẩm chất công dân của học sinh.
Đọc sách và viết chữ giúp cho giáo dục tư duy logic.
Những học sinh xem xét kĩ lưỡng về tác giả bài báo hoặc hình ảnh sẽ nuôi dưỡng được năng lực và thói quen thể hiện bản thân.
“키우다” được sử dụng cho người và còn có nghĩa “Nuôi dưỡng để phát triển về mặt tinh thần cũng như năng lực”.
Ví dụ :
Trường trung học này chuyên đào tạo nghệ sĩ.
Vì sự phát triển của công ty, cần nuôi dưỡng những nhân tài tài giỏi và khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên.
Người ấy nói sẽ tài trợ cho viện nghiên cứu văn hóa chính trị và nuôi dưỡng những nhà chính trị tài giỏi và có năng lực.
Tác giả: Cho Min Jun, Bong Mi Kyong, Son Hie Ok, Cheon Hu Min
Thực hiện: Trường Hàn ngữ Việt Hàn Kanata
________________
Mời các bạn tham khảo ngay Khóa học cho người mới bắt đầu:
- Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
- Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
- Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
- Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, F8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102