- 보수, 봉급, 월급, 임금, 페이 : TIỀN LƯƠNG
이 단어들은 모두 “일한 대가로 받는 돈”을 의미한다.
Những từ này đều có nghĩa là “tiền trả cho công việc”.
Ví dụ :
내가 일하는 곳은 일이 힘든 만큼 보수/ 봉급/ 월급/임금/페이를 많이 준다.
Nơi tôi làm việc trả tôi mức lương ( 보수/봉급/월급/임금,페이) tương đương với lượng công việc tôi làm.
친구는 지금 일하는 곳이보수/ 봉급/ 월급/임금/페이가 낮다며 다른 곳으로 옮길 거라고 말했다.
Bạn tôi nói với tôi rằng sẽ chuyển đến một nơi làm khác vì nơi làm việc hiện tại trả lương (보수/봉급/월급/임금/페이) thấp.
직원들은 사장님께보수/ 봉급/ 월급/임금/페이를 올려 달라고 요청했다.
Các nhân viên yêu cầu sếp tăng lương (보수/봉급/월급/임금/페이).
“봉급/ 월급/임금”은 주로 정기적으로 받는 돈을 의미하는 데 반해, “보수”와 “페이”는 정기적으로 받는 돈이 아닌 경우에도 쓸 수 있다.
“Tiền lương (봉급/월급/임금) “chủ yếu được sử dụng khi trả định kỳ, trong khi “tiền lương (보수 và페이)” có thể được sử dụng ngay cả khi chúng không được trả định kỳ.
Ví dụ :
우리 회사는 십 년 넘게 일해도 봉급/ 월급/임금/*보수/ *페이를 많이 올려 주지 않는다.
Dù đã làm việc hơn 10 năm nhưng công ty của chúng tôi không tăng lương (봉급/월급/임금/*보수/*페이)
나는 몇 십 년 동안 일해서 받은 봉급/ 월급/임금/*보수/*페이를 모아 집을 마련하였다.
Làm việc mấy chục năm tôi đã mua được nhà nhờ tiết kiệm từ tiền lương (봉급/월급/임금/*보수/*페이).
Ví dụ :
하루 일한 것 치고는 보수/페이/*봉급/*월급/*임금이 좋았다.
Tôi đã nhận được tiền lương ((보수/페이/*봉급/*월급/*임금) nhiều hơn so với công việc mà tôi đã làm một ngày.
나는 삼 일밖에 일을 하지 않았지만 사장님은 오 일 치의 보수/페이/*봉급/*월급/*임금을 주셨다.
Tôi chỉ làm việc trong ba ngày thế nhưng ông chủ đã cho trả tôi lương (보수/페이/*봉급/*월급/*임금) làm năm ngày.
“봉급”은 기간이 정해져 있지 않지만 주로 월 단위로 지급되기 때문에 “월급”과 큰 차이 없이 쓰인다. “봉급”보다는 “월급”이 더 많이 쓰인다.
Thuật ngữ “tiền lương(봉급)” không có thời hạn cố định, nhưng nó được trả hàng tháng, vì vậy nó không khác nhiều so với “tiền lương(월급)”. “Tiền lương(월급)” được sử dụng nhiều hơn “tiền lương(봉급)”.
Ví dụ :
나는 한 달 치 봉급/월급 중에서 반을 부모님께 드렸다.
Tôi đã đưa một nửa số tiền lương của tôi cho bố mẹ.
회사에서는 직원들에게 열 달째 봉급/월급을 주지 않고 있다.
Công ty không trả 10 tháng lương cho nhân viên.
“임금”은 주로 전문적인 영역에서 쓰인다.
“Tiền lương(임금)” chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực chuyên môn dịch thuật.
임금법/임금 인상/임금 정책/ 임금 제도/ 임금 협상
Luật tiền lương / Tăng lương / Chính sách tiền lương / Chế độ tiền lương / thỏa thuận tiền lương)
Ví dụ :
노사 양측이 임금 협상을 타결하고 나서야 파업은 끝이 났다.
Cuộc đình công đã kết thúc cho đến khi cả lao động và quản lý kết thúc các cuộc thỏa thuận tiền lương.
정부는 해마다 힘들게 일하는 노동자들을 위해 임금 안정화 정책을 내놓고 있다.
Chính phủ đang công bố chính sách ổn định tiền lương cho những người lao động làm việc mỗi năm.
- 보호(하다), 보존(하다), 보전(하다)
Những từ vựng này đều thể hiện ý nghĩa trông coi cẩn thận và bảo vệ.
Ví dụ :
후손들을 위해 환경을 보호하기/ 보존하기/ 보전하기 위한 노력을 지속해야 한다.
Chúng ta phải tiếp tục nỗ lực bảo vệ môi trường vì thế hệ sau
그린벨트는 도시의 무질서한 확산을 방지하고 도시 주변의 자연환경을 보호하기/ 보존하기/ 보전하기 위해 제정한다.
Vành đai xanh được ban hành nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên của đô thị và phòng tránh sự vô trật tự lan rộng ở thành phố
이 단체는 거제도의 아름다운 생태계를 보호하고/ 보존하고/ 보전하고 무분별한 개발에 경종을 울리기 위해 결성된 시민 모임이다.
Đoàn thể này là tập hợp những người dân thành thị để gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc khai phá vô ý thức và bảo vệ hệ sinh thái tươi đẹp ở đảo Geo Jae.
보호 thể hiện ý nghĩa trông coi và chăm sóc để không rơi vào trạng thái nguy hiểm, 보존 mang nghĩa giữ gìn để những vật có giá trị tồn tại đúng với trạng thái nguyên thủy của nó, còn 보전 nhấn mạnh ý giữ gìn một cách nguyên vẹn.
Ví dụ :
옷은 추위나 더위를 막아 주고 우리의 몸을 보호해 주는 구실을 합니다.
Quần áo có tác dụng ngăn chặn cái lạnh hoặc cái nóng để bảo vệ cơ thể của chúng ta.
국가는 국민의 생명과 재산을 보호한다.
Quốc gia phải bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân
문화재는 파손되거나 잃어버리지 않도록 적극적으로 보호해야 한다.
Phải bảo vệ tích cực các di sản văn hóa để không bị hư hại và đánh mất
Ví dụ :
그녀는 제주도의 노래와 춤을 보존하고 전송하기 위해서 많은 노력을 기울였다.
Cô ấy đã nỗ lực rất nhiều để bảo vệ và truyền bá những điệu nhảy và bài hát của đảo Jeju
최근에는 혈액을 저온으로 보존하게 되었다.
Dạo gần đây đã lưu trữ được máu ở nhiệt độ thấp
환경오염이 심해질수록 깨끗한 물을 보존하기는 더욱 어렵다.
Ô nhiễm môi trường càng trở nên trầm trọng thì việc bảo vệ nguồn nước sạch sẽ càng khó khăn hơn
Ví dụ :
난세에는 목숨을 온전히 보전하기가 지극히 어려웠다.
Trong thời loạn, việc bảo vệ tính mạng một cách lành lặn cực kỳ khó.
전쟁터에서 고스란히 생명을 보전하는 것만도 대단한 일이다.
Việc bảo vệ tính mạng an toàn trên chiến trường cũng là điều tuyệt vời rồi.
수려한 자연환경도 그것을 아끼고 보전하려는 노력이 없으면 곧 황폐해져 버린다.
Nếu không có nỗ lực tiết kiệm và bảo vệ điều đó thì môi trường tự nhiên xinh đẹp của chúng ta cũng trở nên hoang phế ngay.
Những từ đi cùng | 보호 | 보존 | 보전 |
아이, 노동자, 기업, 재산… | O | X | X |
자연, 환경, 자원, 생태계, 문화재, 유산… | O | O | O |
생명, 목숨, 명 | O | X | O |
- 부끄럽다, 창피하다, 수치스럽다.
Những từ này tất cả đều thể hiện trạng thái ngại ngùng, có sự e dè.
부끄럽다, 창피하다 thể hiện trạng thái tự mình không thể đối diện tự tin với một đối tượng, sự thật nào đó nên không bộc lộ được một cách mạnh dạn.
Ví dụ :
새우젓이나 된장을 반찬으로 싸 온 도시락이 부끄러워서/ 창피해서 나는 혼자 도망쳐서 점심을 먹었다.
Tôi xấu hổ với hộp cơm được gói tép muối và đậu tương làm món ăn phụ nên trốn đi ăn trưa một mình
준희는 교무실에서 쩌렁 쩌렁 야단맞는 자신의 모습을 들킨 것이 부끄러웠다/ 창피했다.
Jun Hee xấu hổ vì bị lộ hình ảnh của mình bị mắng oang oang trước lớp
아이는 허름한 집에 사는 것이 부끄러워서/ 창피해서 친구를 초대하지 않았다.
Đứa trẻ mắc cỡ với việc sống trong ngôi nhà tồi tàn nên không mời bạn bè đến.
수치스럽다 cũng thể hiện ý nghĩa tương tự với 부끄럽다, 창피하다 nhưng mang màu sắc nghiêm trọng hơn.
Ví dụ :
간통이라는 것이 차마 입에 꺼내기조차 부끄러울 정도로 수치스러운 일임에 틀림없다.
Sự thông gian chắc chắn là việc xấu hổ đến mức chỉ cần đề cập đến cũng thấy mất mặt.
그는 돈을 훔친 일이 탄로 난 것이 무섭고 수치스러웠다.
Anh ấy hổ thẹn và sợ vì chuyện ăn trộm tiền bị bại lộ.
부끄럽다 không chỉ là việc không tự tin, thẳng thắn mà còn thể hiện trạng thái không quen thuộc nên ngại ngùng và không bộc lộ được một cách mạnh dạn.
Ví dụ :
첫 입맞춤을 하고 난 영희는 부끄러워서 얼굴을 들지 못했다.
Young Hee e thẹn với nụ hôn đầu nên không thể ngẩng mặt lên.
“보잘것없는 제가 이런 큰 상을 타게 되다니 부끄럽습니다”.
Người tầm thường như tôi nhận được giải thưởng lớn thế này thật là xấu hổ.
제가 쓴 소설을 이렇게 많은 사람들 앞에서 직접 소개하려니 부끄럽네요.
Thật ngại ngùng khi trực tiếp giới thiệu tiểu thuyết của tôi viết trước mặt nhiều người như vậy.
- 부딪다, 부딪치다, 부딪히다, 부닥치다.
Những từ này đều mang ý nghĩa đụng vào hoặc va chạm mạnh vào sự vật nào đó.
Ví dụ :
그는 뱃전에 부딪는 잔물결만 멀거니 내려다보았다.
Anh ấy thẫn thờ nhìn những con sóng li ti va chạm vào mạn thuyền.
자전거가 미끄러져 가로수에 부딪쳐 쓰러졌다.
Vì trơn nên xe đạp va phải cây bên đường té ngã
문기둥에 부딪혀서 이마가 시퍼렇게 됐어요.
Vì va phải cột cửa nên trán bị bầm tím.
우산들끼리 서로 부닥치는 통에 취객들의 걸음은 더욱 더뎌졌다.
Do những cây dù va vào nhau nên bước chân của những người khách say rượu càng trở nên chậm chạp hơn.
부딪다 chỉ thể hiện va vào một vật cụ thể nhưng 부딪치다, 부딪히다, 부닥치다 có thể dùng được với ý nghĩa trực diện, đối mặt với vấn đề, tình huống, sự thể nào đó…
Ví dụ :
그는 앞창 유리에 부딪고 있는 그 눈송이들을 바라보며 이를 악물었다.
Anh ấy nghiến răng dõi theo những bông tuyết đang va đập vào khung cửa kính phía trước
Ví dụ :
저희들은 지금 부모님의 반대에 부딪쳐 결혼을 할 수 없을 지경입니다.
Chúng tôi vấp phải sự phản đối của bố mẹ đến mức bây giờ vẫn chưa thể kết hôn.
부모님들이 부딪히는 육아 문제 해결에 일정한 공식이란 없다.
Không có công thức nhất định nào trong việc giải quyết vấn đề nuôi dạy trẻ mà cha mẹ gặp phải.
사람들은 때때로 역경에 부닥치게 되면 재수가 없다는 말을 한다.
Mọi người thỉnh thoảng nói rằng không gặp may mắn nếu vấp phải nghịch cảnh.
부딪다 ở mức thấp nhất và thường được sử dụng trong các tác phẩm văn học hơn trong đối thoại hằng ngày, và 부닥치다 mang đến ngữ cảm nhấn mạnh hơn so với 부딪히다, 부딪치다.
Ví dụ :
나뭇등걸을 부둥켜안았더니 잘라낸 나뭇가지의 흔적들이 내 턱에 부딪고 있었다.
Tôi ôm chặt gốc cây nên những vết tích của cành cây bị chặt vẫn còn lưu lại trên cằm tôi
배는 울렁거리는 물살에 휩싸여 무섭게 바위에 가서 부닥쳐 산산조각이 나버렸다.
Con tàu bị bao phủ bởi dòng nước chảy xiết dồn dập trôi đến tảng đá, và va đập một cách đáng sợ nên đã trở thành những mảnh vụn
그의 몸은 돌에 부닥치고 가시에 찢겨서 온몸이 피투성이가 되었다.
Cơ thể của anh ấy va vào đá và bị đâm vào gai nên toàn thân dính đầy máu.
부딪다, 부딪치다 có thể sử dụng thành ngoại động từ .
Ví dụ :
차력사는 계속 차돌을 이마에 부딪쳐 두 쪽을 내고야 말았다.
Người biểu diễn sức mạnh liên tục đập trán vào đá thạch anh và cuối cùng vỡ ra làm hai
그는 머리를 벽에 부딪치고는 기절해 버렸다.
Anh ấy va đầu vào tường và bị ngất xỉu
Tóm tắt cách dùng 4 từ vựng trên như sau :
Từ đi cùng | 부딪다 | 부딪치다 | 부딪히다 | 부닥치다 |
(철수)가 (벽)에 | O | O | O | O |
(철수)가 (머리)를 (벽)에 | O | O | X | X |
(철수)가 (문제, 역경)에 | X | O | O | O |
- 부리다, 피우다, 내다, 떨다.
Những từ vựng này mang nghĩa rằng con người bộc lộ ra cho thấy một thái độ hoặc một hành vi riêng biệt nào đó. Và những từ này mang đặc tính được lựa chọn tùy theo danh từ phía trước đó.
Ví dụ :
Vì anh ấy cố chấp là sẽ không đi nên tôi đã rất khó xử.
Vì đứa bé làm nũng nên người mẹ không còn cách nào khác đã nhặt con búp bê lên.
Ông lão/ bà lão không giận lắm mà đang nói chuyện.
“Đừng do dự vì lo sợ vô nghĩa/ vô lý”.
Từ “부리다” thường được dùng với từ thể hiện tính cách hoặc hành động của con người như: cố chấp, làm nũng, điều vớ vẩn, sự thất thường, sự lề mề, kiểu cách, sự cưỡng ép, sự tham vọng, sự cáu kỉnh, sự nhảm nhí, sự bực bội. Thường xuyên dùng để thể hiện tính cách hoặc hành động nào đó của con người. Và được sử dụng nhiều hơn “피우다”.
Ví dụ :
Đứa trẻ cư xử thất thường đột nhiên nói là sẽ ăn mì.
Những đứa trẻ cãi nhau và việc hành động không phù hợp với nhau là chuyện rất đỗi bình thường.
Nữ nhân viên kêu ca rằng nhân viên giao pizza hôm nay lề mề.
Từ “피우다” vì được dùng với những từ: cố chấp, làm nũng, vớ vẩn, sự náo loạn, sự lười biếng, sự kiêu căng, ngoại tình, sự phóng đãng nên mang nghĩa là một người thể hiện một thái độ hay hành động cá biệt nào đó.
Ví dụ :
Thầy giáo vừa nhìn chằm chằm về phía cửa quán rượu vừa nói một mình những điều linh tinh.
Đã viện cớ lười biếng rất nhiều lần nhưng sang năm mới nhất định sẽ leo núi 20 lần.
Sooyoung đã không còn là đứa trẻ vừa chơi vừa làm nũng nữa.
Từ “내다” chủ yếu được dùng với những từ như: tham vọng, sự giận dữ, sự cáu kỉnh, sự chán ghét và chủ yếu biểu hiện sự biểu lộ tình cảm hoặc cảm giác như thế nào đó.
Ví dụ :
Nếu bạn có nỗi sợ là vận động thì lo rằng sẽ bị thương thì chẳng phải bạn sẽ mất bị mất đi cơ hội vận động một cách tự nhiên hay sao?
Tôi sống trên thế gian này và đã cố gắng để không nảy sinh những tham vọng khác hơn cái mà mình đang có.
Những người phụ nữ mệt mỏi trong việc trông coi con cái đã chán ngán và biểu hiện ra mặt một cách không kiểm soát.
Từ “떨다” được sử dụng với những từ như: ngạo mạn, sự tiều tụy, sự nhốn nháo, sự hối hả, sự ba hoa, sự xu nịnh và thể hiện một hành vi nào đó để cho người khác thấy.
Ví dụ :
Nhìn mấy đứa cháu ngoại làm trò đáng yêu với mình vào khi tuổi già đối với tôi là niềm vui.
Người đó tự hạ mình và xu nịnh chủ nhân.
Tác giả: Cho Min Jun, Bong Mi Kyong, Son Hie Ok, Cheon Hu Min
Thực hiện: Trường Hàn ngữ Việt Hàn Kanata
________________
Mời các bạn tham khảo ngay Khóa học cho người mới bắt đầu:
- Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
- Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
- Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
- Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, P8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102