Hồi ký CỰU TỔNG THỐNG HÀN QUỐC LEE MYUNG-BAK KHÔNG CÓ GÌ LÀ HUYỀN THOẠI 신화는 없다.

Hồi ký CỰU TỔNG THỐNG HÀN QUỐC LEE MYUNG-BAK

KHÔNG CÓ GÌ LÀ HUYỀN THOẠI 신화는 없다.

THẦY GIÁO CỦA TÔI CHÍNH LÀ SỰ NGHÈO ĐÓI VÀ NGƯỜI MẸ’

Ký ức đầu tiên của tôi về thành phố biển Pohang chính là sự nghèo đói. Cái nghèo đói bám chặt vào đại gia đình chúng tôi như cái vỏ sò đeo bám tôi cho mãi đến khi tôi vào tuổi 20.

 Phần 1. Cái tặng thêm của Cha tôi.

Tháng 11 năm 1945, cả gia đình chúng tôi có 8 người khăn gói rời Osaka Nhật bản. Chúng tôi gồm Cha mẹ, anh cả, anh hai, chị, em gái và tôi leo lên chiếc thuyền tạm dùng chở khách hướng về phía Busan. Đây là cuộc hồi hương sau nhiều năm xa cách của gia đình. Tất cả tài sản mà gia đình chúng tôi gom được ở mảnh đất Nhật Bản chứa đầy khổ cực và cay đắng chỉ là mấy đồng tiền, mấy bộ quần áo cũ và mấy thứ đồ dùng sinh hoạt hằng ngày.

Con thuyền hồi hương chở đầy người Hàn Quốc, nhưng rồi thuyền đắm trước quần đảo Susima, tất cả mọi người đều được cứu sống, nhưng tất cả hành lý thì cuốn theo dòng nước xuống đáy đại dương. Và chúng tôi về nước với hai bàn tay trắng đúng nghĩa.

Khi được vớt lên khỏi hòn đảo và đặt chân lên mảnh đất quê hương, tôi mới 4 tuổi. Tôi chẳng còn chút ký nức nào về hành trình hồi hương ngày ấy, ký ức ghi nhớ duy nhất đầu tiên trong tâm trí của một đứa bé 4 tuổi hồ hương chính là cái nghèo đói của góc chợ Pohang. Giữ được cái mạng sống trở về quê hương đã là may mắn lắm rồi. Những gì chào đón chúng tôi tại đây chỉ là sự nghèo đói. Giống như cái vỏ còn sót lại của một con nhộng khô, cái nghèo đói xác xơ ấy nó dai dẳng, đeo đuổi gia đình chúng tôi mãi đến năm tôi hai mươi tuổi.

Cha tôi là con út trong một gia đình 3 anh em có một gia tài là một mảnh đất nhỏ bé, có lẽ Cha tôi dành nó cho hai anh trai còn mình thì sớm tha hương khi tuổi đời còn trẻ. Cũng giống như cuộc đời và bước đi của bao nhiêu thanh niên khác sống cuộc sống của người dân mất nước dưới ách thực dân, ông đã làm đủ nghề để kiếm sống, ông còn thành thạo kỹ thuật chăn nuôi bò và heo với số lượng lớn.

Cha tôi cùng với các bạn trẻ khác ra đi tìm con đường sống cho mình và trôi dạt đến nước Nhật, tại đó, ông được tuyển vào làm việc tại nông trường gần thành phố Ôsaka. Ông thành người nông dân vắt sữa, cắt cỏ chăm sóc cho bò. Cuộc sống tuy buồn tẻ hơn ở quê hương, nhưng Cha tôi chuyên tâm vào công việc và ông đã có thể tiết kiệm được một ít tiền.

Khi công việc tại Nhật Bản đã ổn định phần nào, ông quay về quê lấy vợ, cô dâu là con nhà họ Che, ở Panyawol, bây giờ vùng ấy đã được gộp vào thành phố Daegu.

Hai vợ chồng tân hôn cưới nhau chưa được bao lâu thì lên đường sang Nhật, và bất chấp cuộc sống tha hương, Cha mẹ tôi đã sinh hạ 6 người con. Em út tôi thì sinh tại Hàn Quốc, sau khi chúng tôi đã hồi hương.

Về đến quê hương, mặc cho cuộc chiến tranh tàn khốc có tên 25 tháng 6, Cha tôi vẫn xin được việc. Đó là nông trại của Giám đốc Quĩ trường thương mại cấp 3 Dongji. Công việc thì chẳng có gì đặc biệt, nhưng có lẽ nó phù hợp với tính cách và kinh nghiệm của ông.

Cha tôi luôn mang trong mình những giá trị quan về truyền thống Nho giáo, vì vậy ông luôn nhấn mạnh sự yêu thương và đùm bọc giữa anh em với nhau, từ cách chào hỏi cho đến cách cung phụng người lớn, những điều đó đã ảnh hưởng đến nhân cách của anh em chúng tôi.

Thực ra, trong một gia đình nghèo khó, việc giữ được uy quyền của người chủ gia đình không phải là một điều đơn giản. Ở trong hoàn cảnh đó, người ta thường sẽ dùng bạo lực đòn roi thay cho lời nói vì họ cảm thấy bất lực, hoặc họ thường phủ nhận sự tồn tại của mình. Nhưng Cha tôi vẫn giữ được nét uy nghiêm trong gia đình dù nghèo khổ.

Khi Cha tôi làm việc ở nông trường, cuộc sống của gia đình chúng tôi cũng tạm ổn định, nhưng rồi chiến tranh ngày 25 tháng 6 nổ ra khiến cái tổ ấm đơn giản của chúng tôi tan vỡ thành từng mảnh nhỏ. Phía đông tuyến phòng ngự sông Nakdong là nơi giao tranh kịch liệt giữa quân đội hai bên.

Khi quân phương Bắc chiếm được Pohang, cả gia đình tôi tạm lánh xuống một khu vực gần xã Hunghe quê tôi. Nhưng Cha tôi vẫn kiên quyết không rời nông trường vì ông muốn ở lại chăm sóc đàn gia súc. Gia chủ đã bỏ đi, nhưng ông vẫn ở lại làm tròn phận sự của mình chăm sóc trang trại. Và khi chiến tuyến được lập lại, tất cả gia đình quay lại Pohang thì ông lại trở thành người thất nghiệp.

Tôi bắt đầu làm việc từ những năm đầu tiểu học, tôi đi theo hình bóng cao dong dỏng của Cha tôi, đi khắp các chợ vùng lân cận của Phohang như Yongtuk, Honghe, Ankang và Kokkang.

Khi ấy Cha tôi bán vải theo lời khuyên của những người tị nạn từ phương Bắc xuống. Cái nghề buôn vải, lời lãi hay không phụ thuộc vào cái vạch đo. Những người buôn vải từ phương bắc xuống bày cho Cha tôi khi đo phải trùng lặp một tý, còn lại thì cho rằng đó là khuyến mãi. Kết quả là đó là cái trò lừa bán 6 thước nhưng lại cứ làm cho người ta tưởng cho thêm mấy tấc. 

Cha tôi thì không vậy, ông đo sáu thước đủ 6 thước, và thêm thì là thêm. Và ông lại thường bán nợ, thậm chí chẳng còn hỏi cả người mua nợ họ tên gì và địa chỉ ở đâu. Ông chỉ ghi lại cái kiểu ăn mặc của khách hàng đã mua, sau này, khách không trả tiền thì cũng chẳng có cách nào mà nhận ra họ. Lương tâm của ông không cho phép lừa người khác.

Thời trẻ, Cha tôi có tới nhà thờ, nhưng rồi khi 28 tuổi, ông tranh cãi kịch liệt với mục sư và từ đó không bao giờ ông đi nữa. Nguyên do là ở nhà thờ vùng quê, có nhiều người thường đóng thêm tiền ngoài việc tặng tiền vào mùa Trung thu. Nhưng và mục sư thì đọc tên và cầu nguyện cho những người nào đóng góp tiền bạc hoặc lương thực mà thôi và đó là nguyên nhân của mọi ngọn ngành.

“Tại sao ông lại cầu nguyện cho những người đóng góp, đáng ra ông phải cầu nguyện nhiều hơn cho những người muốn đóng góp nhưng không có khả năng đóng góp hơn chứ”.

Cha tôi đã không thể tha thứ cho ông mục sự vì ông ta đã biến tình yêu của chúa Jesu thành lòng tâm vật chất tầm thường. Nhưng cha tôi thì không bao giờ can ngăn các thành viên trong gia đình đi nhà thờ. Cha tôi cũng không bao giờ nói đến tình yêu tín ngưỡng mạnh mẽ của mẹ tôi.

Qua việc ông bán vải, cảnh ông tranh cãi với vị mục sư, tôi hiểu một sự thật rằng người có lương tâm không bao giờ lừa người khác chính là người luôn hành động theo nguyên tắc và nguyên lý. Nguyên lý và nguyên tắc là những điều đơn giản nhất, nhưng đó lại là sức mạnh to lớn nhất.

 

0 0 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x