Hồi ký CỰU TỔNG THỐNG HÀN QUỐC LEE MYUNG-BAK KHÔNG CÓ GÌ LÀ HUYỀN THOẠI 신화는 없다.

Hồi ký CỰU TỔNG THỐNG HÀN QUỐC LEE MYUNG-BAK KHÔNG CÓ GÌ LÀ HUYỀN THOẠI 신화는 없다.

Phần 11. Kẻ nhà quê thử sức

Ra viện, tôi lại tiếp tục công việc dọn rác và đi học. Ở nhà có chút thay đổi, khi tôi bước vào năm thứ 3 đại học, anh hai tôi tốt nghiệp và vào công ty Kolon làm việc, người anh mà Cha mẹ tôi dồn nhiều hy vọng nhất đã kết thúc việc học hành và bắt đầu ra ngoài xã hội. Công việc ở chợ Itaewon cũng chẳng có gì thay đổi, nhưng bầu không khí trong nhà thì tốt hơn lên được một chút.

Ngoài xã hội có quá nhiều thay đổi, phong trào dân chủ hóa của các trường đại học vốn lắng xuống do đàn áp của nền chính quyền quân sự 5.16 lại bắt đầu bùng lên, họ chống lại việc cuộc đàm phán Hàn Nhật, thứ vốn bị coi là nỗi nhục của chính quyền quân sự. Cuộc phản đối Hội đàm Hàn Nhật trở thành phong trào đấu tranh chống độc tài. Phong trào sinh viên vụ từ 4.19 không có tổ chức trước đây bây giờ đã được tổ chức đầy đủ, đối tượng và chủ thể của phản đối, lý luận phản đối của học sinh rõ ràng nên sức tập hợp của sinh viên rất to lớn.

Tinh thần phê phán và sức đoàn kết của sinh viên lên đến cao trào, các trường đại học đơn khoa bắt đầu bầu Chủ tịch hội sinh viên. Tôi quyết định đứng ra tham gia ứng cử Chủ tịch hội sinh viên trường mình.

Tôi không thể thực hiện đi vòng để diễn thuyết, tôi chẳng có bạn bè gì cả, tôi cũng chẳng có hội bạn học cũ ở trường. Chỉ có vài đứa bạn đồng hương. Chẳng có sinh viên nào biết sự tồn tại của tôi, và tôi ứng cử trong tình hình như vậy.

Từ thời còn học cấp 2 cấp 3, tôi chưa bao giờ đứng trước đám đông mà nói ra chính kiến của mình, vì tính tôi vốn hướng nội và nhút nhát. Tất nhiên trong lúc phong trào sinh viên đang trở thành đề tài chính trị, không thể không có lý do khi tôi tham gia ứng cử.

Tôi thực sự phải chiến đấu với cuộc sống của mình từng ngày cho đến năm thứ 2, tôi làm việc từ sáng sớm để kiếm học phí và duy trì sự sống của mình. Tuy cuộc sống của tôi như vậy nhưng nhờ vào môi trường đại học tôi đã dần mở rộng được tầm mắt khá nhiều. Tôi bắt đầu quan tâm đến dân tộc, dân chủ và phồn vinh của đất nước. Vấn đề hiện tại của tôi nằm ngoài những mối lo cơm áo gạo tiền. Tôi bắt đầu nghĩ rằng bổn phận của mình là gì khi số phận sinh tôi ra ở một đất nước nghèo khó?

Trong con mắt nhận thức của tôi, mục tiêu hoặc lý luận của đa số những học sinh biểu tình thời bấy giờ là thiếu thấu đáo. Trừ một số người chủ thể, số học sinh tham gia biểu tình theo kiểu phong trào và “thích” nhiều hơn.

Tôi cũng là một học sinh, nhưng vì đã sớm tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài, tôi có thể nhìn phong trào sinh viên với con mắt khách quan hơn. Trường học, mà sinh viên bỏ ra số tiền học phí đắt đỏ để đặt chân vào lại tồn tại theo phương thức này sao? Trường học phải sớm quay trở lại bình thường. Biểu tình của sinh viên không những gây hỗn loạn mà còn có nhiều trường hợp kích động sự bất mãn của người thất nghiệp hay những kẻ giang hồ. Nhìn cảnh xã hội và trường học ngày nào cũng biểu tình, bê bối, bạo động, lòng tôi nặng trĩu.

Mang trong mình khát khao rạo rực thay đổi bản thân, tôi muốn thoát khỏi thế giới một mình riêng tôi và bước vào xã hội. Tôi muốn thay đổi tính cách của mình theo hướng hướng ngoại và chủ động hơn.

Tôi chẳng có yếu tố gì để có thể giành thắng lợi trong cuộc bầu cử này, nhưng với tôi, dù thắng hay thua đều có ý nghĩa của nó. Dù tôi có thất bại thì ít nhất cái tên tôi cũng được người ta biết đến, tôi cháy bỏng với suy nghĩ “bây giờ tôi không còn là Lee Myung-Bak ngày xưa nữa, tôi đã là Lee Myung-Bak mới, cuộc bầu cử này là bước ngoặt lớn của tôi”.

Nhưng khi đăng ký ứng cử, tôi mới nhận ra cái thê thảm của của hoàn cảnh của mình. Gọi là bầu cử ở trường, nhưng nó cũng đầy đủ các yếu tố như ngoài xã hội. Uy tín của người ứng cử, khả năng lãnh đạo trong thời gian vừa qua, và điều cần thiết nhất chính là khả năng tổ chức và năng lực tài chính. Tôi chẳng có bất cứ yếu tố nào trong 4 yếu tố trên.

Tôi chẳng bàn bạc với ai, cứ đăng ký rồi bắt đầu đi gặp bạn cùng quê. Chúng tôi lần lượt uống theo vòng ly rượu makori ở cái quán cóc Itaewon và tôi kể chuyện mình ứng cử, tất cả bọn họ không tin vào tai mình “Cái gì, cậu mà ứng cử Chủ tịch hội sinh viên hả? Đã say đâu mà nói lung tung thế?”

Tôi nói ra lý do tại sao mình ứng cử, nhưng không có lý lẽ gì thuyết phục được các bạn của mình, thậm chí họ còn khuyên tôi là nếu việc học chán quá thì tìm việc khác mà làm, rồi bỏ ra về.

Tôi không dao động vì phản ứng của các bạn và bắt đầu vận động bầu cử. Trong khi có hai ứng cử viên, thì chắc là chẳng có sinh viên nào lại đi ủng hộ cái thằng nhà quê như tôi, kẻ xuất thân học bổ túc ban đêm, chẳng có bất cứ hành động nổi trội nào, hết giờ học thì biến mất. Đặc biệt là các bạn học cùng năm 3 với tôi cũng không mảy may hứng thú. Ngược lại, khi diễn thuyết, sinh viên năm 1 năm 2 lại có vẻ có cảm tình với tôi hơn.

Thời ấy, vận động tranh cử Chủ tịch hội sinh viên thường làm bằng cách thuê xe buýt cho các bạn đi thăm Bàn môn điếm, nhưng cái thằng tiền mua rượu makori cũng không có như tôi thì việc làm những chuyện mà các ứng cử viên thường làm chỉ là mơ mộng.

“Tôi không có năng lực để thể hiện lòng tốt của mình, nhưng nếu trúng cử, tôi sẽ cố gắng hết sức để có thể xây dựng trường học ra trường học, học sinh ra học sinh, tôi sẽ tập trung hết sức để những học sinh thực sự muốn học có thể học tập một cách đường hoàng tại nơi được gọi là trường học”.

Diễn thuyết của tôi tuy mộc mạc, nhưng chính trực và chân thật.

Đối thủ của tôi, ban đầu vốn chẳng màng để ý, nhưng khi chỉ còn 2 ngày nữa là bầu cử thì cử người đến gặp. Những người đến gặp lại là những người bạn đã khuyên tôi khi tôi nói với họ tôi sẽ tham gia ứng cử. Bạn bè tôi tưởng tôi bỏ cuộc, nhưng thấy tôi nhảy vào cuộc thế này đâm ra khó xử. Phía bên kia, cử bạn tôi đến làm “mật sứ”.

“Bên kia họ nói sẽ bồi thường tất cả chi phí ứng cử theo yêu cầu và yêu cầu cậu bỏ cuộc, Myung-bak à, cậu không có khả năng trúng cử đâu”.

“Tôi không nghĩ là mình có khả năng”.

“Vậy thì cậu tham gia đến cuối để làm gì, đến giờ này thì mọi người cũng đã biết sự tồn tại của cậu, lúc này cậu nhận lấy tiền và kết thúc chẳng phải được cả đôi đường sao”.

Nhưng tôi không lùi bước, tôi chẳng mất gì, tôi được nhiều hơn. Tôi không thể nào đồng ý cái thỏa hiệp hèn nhát đó. Cuộc thuyết phục kéo dài đến tận sáng, cũng có nhiều người về trước vì họ cho rằng “chẳng việc gì phải giúp cái thằng không có khả năng” như tôi cả, nhưng cũng có mấy người ủng hộ tôi đến cùng. Họ bỏ tiền tiêu vặt, mua thuốc lá gặp người này người kia thuyết phục bỏ phiếu. Những điếu thuốc của bạn chính là “chiến lược lương tâm” duy nhất của tôi.

Bỏ phiếu xong, tôi chờ mở phiếu. Đây là cuộc bầu cử mà nếu không có yêu cầu bỏ giữa chừng thì tôi cũng chẳng có gì oán hận cả. Tôi tin là tôi đã thắng về mặt đạo đức đối với cái chiến lược dụ dỗ đen tối của đối phương chứ không phải là kết quả bầu cử. Thua, tôi cũng chẳng trách gì nữa. Bây giờ, tôi không còn là thằng nhà quê nhút nhát xuất thân ở chợ Pohang nữa.

Nhưng kết quả mở phiếu, tôi đã trúng cử với hơn 40 phiếu thắng. Từ hôm đó, tôi đã liều lĩnh đặt chân mình vào một vùng đất mới, vùng đất xa lạ khác biệt hoàn toàn cuộc sống trước đây của tôi. Vậy là tôi đã thay đổi để trở thành Chủ tịch hội sinh viên tích cực, dám thử thách.

Sau khi trở thành Chủ tịch hội sinh viên của trường đại học, tôi cũng muốn thử thách mình với chức vụ Chủ tịch tổng hội sinh viên, nhưng chức vụ này là chức bầu cử gián tiếp qua các đại cử tri là các trường đại học đơn khoa. Và có một sự thật nữa là để thuyết phục được đại cử tri các trường, cần một số quĩ chính trị không nhỏ, tôi cho rằng việc này không mấy khả thi và chỉ nên quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch hội sinh viên của mình.

0 0 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

0 Bình luận
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x