PHẦN 6. BƯỚC RA THẾ GIỚI
Thủ tướng Mahathir đang diễn thuyết, tự nhiên lại có tiếng cười ồ lên từ phía khán đài. Mặc dù chẳng hiểu chuyện gì nhưng tôi cũng cười theo cho hợp với bầu không khí. Một viên quản lý người Malaysia hích vào hông tôi “Giám đốc Lee, anh có biết ông ta vừa nói gì không mà cười vậy? Ông ta nói rằng Công ty xây dựng Huyndea chính là Alibaba (những tên trộm), chúng ta phải nhanh nhanh học hỏi để đuổi cái đám trộm này về đấy”.
Phần 1. Đặt chân lên đất nước Irắc và thị trưởng Wahab
Trong quá trình nhận thầu công trình tại Ả Rập Xê-út, Giám đốc và Trưởng chi nhánh của Huyndai thường trú tại đây bị bắt. Vụ án này liên quan đến âm mưu liên kết giữa một số nhân sĩ hoàng thất Ả Rập Xê-út và các tập đoàn của các nước tiên tiến. Vụ việc này đã cho thấy các công ty xây dựng của những nước kém phát triển muốn nhảy vào thị trường nước ngoài và giành lấy thị trường xưa nay vốn chỉ có những tập đoàn các nước tiên tiến thì phải gặp khó khăn thế nào.
Hoàng thất Ả Rập Xê-út đơn phương phạt Huyndai 100 triệu USD mà chẳng cần đưa ra bất cứ tòa án chính thức hay cuộc phân trần nào. Không những thế, họ còn phạt không cho Huyndai tham gia đấu thầu tại Ả Rập trong vòng 2 năm, một tiền lệ chưa từng có trước đó.
Công ty cố gắng hết sức tìm cách để giải quyết vụ hai cán bộ cao cấp của công ty bị bắt giam. Chúng tôi mời Chang Wo Chu, giám đốc công ty xây dựng nước ngoài thuộc Bộ xây dựng làm người kế nhiệm chức vụ giám đốcc thường trú tại nước ngoài. Ông ấy là người thành thực, rất giỏi ngoại ngữ và đã vất vả trong 10 năm làm việc cho Huyndai (hiện nay ông đang vận hành học viện Kinh doanh Hanmi và chúng tôi vẫn duy trì mối quan hệ tốt về mặt cá nhân cho đến ngày hôm nay và thỉnh thoảng gặp nhau).
Chúng tôi thường nói chuyện qua điện thoại khá lâu để tìm cách giải quyết vấn đề này. Với phía Ả Rập, đây cũng là vấn đề quan trọng. Họ tìm mọi cách để nghe lén chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi phải nói chuyện với nhau theo nội dung khác bằng cách tạo ra những chữ tín hiệu riêng. Ví dụ như là “Đã gặp người ở cơ quan hành chính” thì có nghĩa là “ đã gặp bộ trưởng Nội vụ”.
Ông Jung thường xuyên cử tôi sang giải quyết vấn đề này. Tôi ở lại Ả Rập những 2-3 tháng và cố gắng nhưng việc giải quyết lại chẳng dễ dàng gì. Nhân dịp này, tôi quyết định tìm thị trường mới và rút khỏi Ả Rập Xê-út càng sớm càng tốt.
Sau khi cuộc cách mạng của Saddam Hussein thành công, Irắc trở thành nước Xã hội chủ nghĩa, họ cũng không cấp visa cho doanh nhân Hàn Quốc vì không có quan hệ ngoại giao. Nhân vật Saddam tôn kính lại chính là Kim Nhật Thành nên cũng chẳng có lý do gì để công ty Hàn Quốc được chào đón ở đây cả. Bức tường trở ngại chính trị đang rất lớn, nhưng sau Ả Rập thì giờ đây , với tôi Irắc lại trở thành một thị trường hấp dẫn.
Chính phủ Irắc đặt rất nhiều tham vọng vào những kế hoạch đầu tư. Họ bỏ ra tận 45 tỷ USD để thực hiện 3 lần kế hoạch 5 năm từ 1976 cho đến những năm 80, và dự tính sẽ tiếp tục bỏ ra 75 tỷ USD cho đến kế hoạch 5 năm lần thứ 4 đến năm 1985. Đây là thị trường lớn thứ 2 Trung Đông sau Ả Rập Xê-út. Đặc biệt, so với Ả Rập đã đạt đến điểm giới hạn về đầu tư xã hội gián tiếp thì Irắc, một nước đang ở giai đoạn bắt đầu, càng có sức hấp dẫn.
Tháng 3 năm 1978, Huyndai thành công trong việc đặt bước chân đầu tiên lên thị trường Irắc. Đoàn tham gia đấu thầu do Phó gia1m đốc Chon Kap Won dẫn đầu đã trúng thầu với giá thấp nhất trong dự án thầu quốc tế công trình xây dựng xử lý nuớc thải giai đoạn 1 của thành phố Baghdad, thành phố lớn thứ hai Irắc. Chúng tôi đã dự tính trước sẽ trúng thầu bởi giá thầu của chúng tôi thấp hơn các công ty cạnh tranh khác của châu Âu. Và dĩ nhiên là chúng tôi phải sử dụng khổ nhục kế để đặt được bước chân đầu tiên vào thị trường này.
Khi đó, tôi đang tổng phụ trách công ty mảng thị trường trong nước. Ông Jung lại ra chỉ thị “Trong nước cũng bận, nhưng cậu cũng phải tham gia việc bên ngoài nữa”. Để giải quyết các vấn đề như bảo lãnh lãnh sự, nhập cảnh cho các lao động và đội ngũ chuyên gia, tìm phương pháp cụ thể để tiến hành công trình tại Irắc, một đất nước chúng tôi chưa có quan hệ ngoại giao, tôi quyết định đi vào bằng đường bộ qua hướng Kuwait. I rắc là mảnh đất mâu thuẫn vì tôi là giám đốc của công ty trúng thầu công trình, nhưng lại không được phép xuất hiện một cách chính thức trên vùng đất này. Tôi hướng về Baghdad giống hệt như một nhân vật chính trong bộ phim gián điệp vậy.
“Ơ! Công ty Nam Triều Tiên làm sao lại trúng thầu được?”.
Phản ứng đầu tiên của những người phụ trách các cơ quan mà tôi gặp sau cuộc hành trình bí mật là kinh ngạc, phản ứng tiếp theo là không thể thể có chuyện đó.
Chúng tôi ở lại Baghdad trong nhiều ngày và tìm kiếm mọi cách để tiếp nối đường dây với Chính phủ cách mạng Irắc. Có vẻ như chẳng còn con đường nào khác. Khi tôi đang ở quán rượu Mulengchuru cùng với một số quản lý người I rắc để thu thập thông tin về lãnh đạo thì có một phụ nữ phương Đông tự nhận là người Nhật và ngồi bên cạnh chúng tôi.
Tôi đứng dậy định đi vệ sinh, người phụ nữ Nhật bản đó cũng đi theo tôi rồi quan sát xung quanh. Sau khi xác nhận ở hành lang không có ai, cô ấy rồi lên tiếng:
“Anh từ Hàn Quốc đến sao?”
Thì ra cô ta là người Hàn Quốc. Tôi cứ nghĩ đoàn Huyndai chúng tôi là những người Hàn Quốc đầu tiên đặt chân lên mảnh đất Irắc nay sau cách mạng, nhưng người phụ nữ Hàn Quốc này đã đến trước chúng tôi.
“Người ta nói sang đây kiếm được tiền nên tôi tìm cách kết hôn giả với người nước ngoài và sang đây. Nếu họ biết tôi là người Hàn Quốc họ sẽ đuổi tôi ngay. Mà chú sang đây có việc gì?”.
Sống mũi tôi cay cay. Một người phụ nữ yếu đuối một thân một mình, sang một đất nước Hồi giáo xa lạ, lại là một nước Xã hội chủ nghĩa chưa có quan hệ ngoại giao với chúng tôi chỉ để kiếm tiền. Chẳng phải công ty xây dựng Huyndai chúng tôi cũng là công ty đại diện cho Hàn Quốc sao? Nếu cùng một mục đích là kiếm đôla về cho đất nước thì Huyndai chúng tôi và người phụ nữ đơn độc ấy có khác gì nhau. Ở cái quán rượu lâu năm tại Baghdad , tôi có thêm tinh thần chiến đấu để đặt chân vào mảnh đất này.
Vài ngày sau, cuối cùng thì có hy vọng xuất hiện, đó là gợi ý hãy gặp thị trưởng Baghdad Wahap của một người dân bản địa. Wahap là nhân vật có quan hệ rất sâu sắc với cách mạng Irắc, thời ông ta học trường luật, Saddam Hussein từng lấy nhà ông ta làm căn cứ của cách mạng. Chúng tôi thì chẳng lại chẳng hiểu gì, thậm chí chính phủ Irắc gồm những ai chúng tôi cũng không biết. Trước khi xuất phát, chúng tôi có tìm hiểu thông tin qua sứ quán Mỹ, nhưng cũng chỉ ở mức là thông tin trong quyển từ điển bách khoa mà thôi.
Chúng tôi đề nghị gặp ông Wahab mấy lần nhưng đều bị từ chối lạnh lùng. Tôi khẩn cầu nhân viên thông dịch của tòa thị chính.
“Hãy chuyển lời là tôi muốn gặp một lần, đừng nghĩ tôi là đại diện của một công ty đến từ phía nam bán đảo Triều Tiên, xin hãy nghĩ rằng những người đến từ phương Đông này chỉ hâm mộ những nhà cách mạng trẻ như ngài ấy nên muốn gặp.”.
Cùng là quốc gia Trung Đông như Ả Rập, nhưng Irắc lại là đất nước không có chế độ cho các công ty trong nước tham gia đấu thầu. Đất nước này rất trong sạch, quà hối lộ chính thức hay không chính thức đều không được chấp nhận. Để gặp được lãnh đạo đất nước đề cao tính đạo đức và thanh liêm như thế, ngoài cách tiếp cận bằng tình cảm, không còn cách nào khác.
Cuối cùng thì vị thị trưởng kia cũng đồng ý gặp, thời gian cho phép là 10 phút. Văn phòng của ông bố trí rất đơn giản và khiêm tốn. Thị trưởng là chức vị thuộc phía dân sự nhưng ông vẫn mặc quân phục và lưng đeo một khẩu súng ngắn. Tôi mở lời:
“Đúng như là mọi người vẫn nói, có vẻ như ông sinh ra để hy sinh cả cuộc đời cho cách mạng. Đàn ông sinh ra hy sinh cống hiến cho đất nước mình thì còn gì là hạnh phúc hơn nữa”.
“Đúng thế”.
Và ông ta tiếp lời.
“Một ngày tôi chỉ ngủ 4-5 tiếng. Làm việc để xây dựng mới đất nước thì từng ấy cũng là thiếu thời gian. Và tôi đang giành thời gian rất quí báu ấy của mình để gặp ông đây”.
“Tôi cũng chưa bao giờ ngủ quá 4-5 tiếng đồng hồ một ngày, biết đâu giữa tôi và ông lại có sự đồng cảm đấy”.
“Ông làm kinh doanh thì việc gì mà một ngày chỉ ngủ 4-5 tiếng chứ?”.
Wahab bắt đầu cảm thấy hứng thú. Thời gian 10 phút cho phép cũng nhanh chóng trôi qua.
“Đất nước mà chúng tôi sinh ra vốn là một nước nghèo, đến bây giờ vẫn còn nghèo. Chúng tôi vẫn đang cố sức làm việc ngày đêm, rút ngắn thời gian nghỉ ngơi để có thể đẩy lùi được nghèo đói và xây dựng được một đất nước giàu mạnh hơn nữa. Việc làm là vì công ty, nhưng ở những nước tư bản, công ty là trọng tâm, vì vậy việc làm vì công ty đó cuối cùng là vì đất nước mà thôi. Tôi vốn sinh ra trong nghèo khó. Vì vậy, việc khắc phục đói nghèo không những là nhiệm vụ của tôi mà còn là sứ mệnh tôi phải thực hiện với đất nước. Bây giờ, tôi muốn dùng kinh nghiệm xây dựng kinh tế nước tôi để đến đây làm việc. Chúng tôi trúng thầu công trình nhưng còn có quá nhiều khó khăn. Công việc không tiến triển được. Không giống với các công ty châu Âu. Chúng tôi chăm chỉ và thẳng thắn. Chúng muốn làm việc trên tinh thần đồng chí của những người đứng lên từ nghèo đói. Lần đầu tiên tôi thấy một đất nước có cộng đồng công chức trong sạch như đất nước của ông. Tôi thực sự rất muốn làm việc ở đất nước như thế này.”
Viên thị trưởng cởi bao súng, rồi gọi tôi lại ngồi gần bên cạnh ông ta. Có vẻ như thành kiến về đất nước có quan hệ chặt chẽ với Mỹ – đất nước thù địch của đất nước ông- dần dần được xóa mờ. Tôi giải thích cho ông những công trình chúng tôi đã làm và những nội dung đã đấu thầu, ông tỏ ra rất quan tâm. Ông ta gọi thư kí rồi nói rằng ông cần nói chuyện thêm, đừng cho người khác vào.
Cuộc hẹn chỉ có 10 phút lại kéo dài tận 2 tiếng đồng hồ. Chúng tôi phát hiện ra rằng chúng tôi có rất nhiều điểm tương đồng trong cái nhìn về đất nước, về nhiệt huyết công việc, về lịch sử Trung Đông, châu Á cũng như về cả con người. Như những người bạn 10 năm tri kỷ vậy. Tôi nói với ông rằng tháng tới tôi sẽ lại đến Baghdad, liệu ông có tiếp tôi được không, ông ta vui vẻ hứa sẽ chờ tôi.
“Tôi có mang đến một vật tặng ông để trưng bày trong phòng làm việc. Nếu ông nhận thì thật vinh hạnh cho tôi quá.”
“Vật gì vậy?”.
“Tôi để ngoài phòng thư ký”.
Tất cả các quà cáp đều bị cấm, chính vì vậy tôi phải để chiếc thuyền mô hình con rùa ở phòng trợ lý và nhờ bảo quản hộ. Wahab gọi thư ký đồ vật đó vào.
“Đây là chiếc thuyền con rùa, hình dạng chiếc thuyền thiết giáp đầu tiên trên thế giới. Chiếc thuyền ấy từng được vị tướng nổi tiếng của chúng tôi Lee Sun Sin làm ra để đẩy lùi quân xâm lược đến từ Nhật. Tôi để chiếc thuyền là tượng trưng của chiến thắng này ở văn phòng của ông và hy vọng mọi việc của ông sẽ tốt đẹp”.
“Một vật trưng bày tốt !” ông ta vui mừng.
Và thế là con thuyền mang linh hồn danh tướng Lee Sun Sin đã ở bên cạnh một nhà cách mạng trẻ tuổi của Baghdad.
Phần 2. Được những người anh em của chính phủ cách mạng chào đón.
Sau khi gặp Wahab, tôi quay về nước và khắc phục những chướng ngại vật thực sự. Đó là vấn đề visa của người lao động và thợ kỹ thuật. Chúng tôi chỉ mới quen được Wahab chứ những vấn đề có tính hiện thực thì vẫn còn nguyên đó.
Hai nước chưa thiết lập quan hệ ngoại giao nên chúng tôi phải trải qua những thủ tục rất phức tạp, công nhân chúng tôi phải đi đến Kuwait, đất nước có đường biên giới bộ với Irắc, chờ ở đó khoảng 10 ngày tới một tháng để lấy visa. Không những thế, không phải visa nhóm mà là cấp cho từng cá nhân một nên chúng tôi không thể xây dựng được kế hoạch nhân lực. Ít ra thì cũng phải lập lãnh sự quán thì mới tiến hành dự án được, chúng tôi dò hỏi Bộ ngoại giao thì họ trả lời rằng quan hệ hai nước vẫn chưa tiến triển đến mức thiết lập lãnh sự quán.
Tôi quay lại Irắc, xin gặp thị trưởng Wahab lần nữa. Ông ấy gửi điện nói là gặp ở câu lạc bộ Hunting trong thành phố Baghdad lúc 12h trưa.
Địa điểm gặp mặt là Club Membus, nơi chỉ giành cho những quan chức cao cấp cỡ Bộ trưởng trở lên. Thị trưởng Wahab hỏi về tình hình Hàn Quốc. Chúng tôi vừa ăn cơm vừa chia sẻ về mô hình phát triển kinh tế của Hàn Quốc. Bỗng nhiên ông ta nói:
“Irắc chúng tôi và Bắc Hàn có quan hệ ngoại giao gần gũi nên ở đây ông phải hành động cẩn thận. Sẽ có rất nhiều khó khăn đấy.
Ông ta đã mở nút thắt câu chuyện mà tôi muốn nói. Tôi tìm cách bắt đầu gợi ý sao cho tự nhiên nhất.
“Đúng, thực sự có rất nhiều khó khăn. Vấn đề quan trọng ở đây không phải khó khăn của chúng tôi, mà dự án của đất nước ca1cc ông không thể khởi công được. Tôi là giám đốc công ty mà bản thân tôi còn phải chờ ở Kuwait 4 ngày mới nhập cảnh được. Người lao động bình thường càng phải mất trên 1 tháng. Hàng trăm người lao động không thể vào cùng lúc thì làm sao thi công được. Chúng ta phải có đối sách gì thôi”.
“Vậy thì làm thế nào?’
“Các ông hãy cho chúng tôi visa block để nhập cảnh theo nhóm. Các nước khác vẫn cho người lao động nhập cảnh như thế”.
“Được, vậy các ông cứ nộp hồ sơ để xin visa tập thể đi”.
Sau khi ăn xong, khi chia tay, Wahab ôm chầm lấy tôi và nói:
“Tôi rất vui vì gặp được người bạn tốt. Chúng ta cứ như anh em vậy. Không, tôi và anh là anh em”.
Wahab là người có khả năng cảm thụ và tri thức văn học rất phong phú. Khi đối thoại, ông rất hay dẫn dụng các câu văn, đoạn trích từ các tác phẩm văn học Đông Tây, và có vẻ ông cũng thích thể hiện khả năng văn học ấy của mình. Mặc dù ông ở môi trường chính trị lạnh lùng nhưng lại mang trong mình hình ảnh một người có tư tưởng nho nhã văn thơ. Wahab đã giữ lời hứa của mình. Ngày hôm sau có điện thoại đến.
“Bộ ngoại giao chúng tôi nói rằng sẽ tạo điều kiện đặc biệt cho người lao động của công ty ông”
Nhờ sự giúp đỡ của Wahab, vấn đề về visa tập thể của người lao động đã được giải quyết.
Một tháng sau, tôi lại sang Irắc lần thứ 3. Lần này, tôi liên lạc với thị trường Wahab với lý do là lần trước ông đã mời tôi một bữa thịnh soạn nên lần này tôi muốn mời lại. Tôi đặt một nhà hàng quan trọng ở Baghdad và ông ta nói ông sẽ mang hai người bạn tốt đến cùng.
Hai người đi cùng ông ta là Bộ trưởng Bộ xây dựng nhà ở và Bộ trưởng Bộ công thương. Cũng giống như Wahab, hai vị Bộ trưởng đều là người thuộc phái cải cách. Đặc biệt, Bộ trưởng Công thương được coi là nhân vật có thực quyền . Wahab giới thiệu họ.
“Những người này đều đáng tuổi anh tôi cả. Ông muốn làm ăn ở đất nước này thì nhất thiết sẽ cần đến sự hỗ trợ từ họ”.
Wahab nói như ông nhìn thấu ruột gan tôi vậy. Bộ trưởng Bộ xây dựng nhà ở chính là người có thẩm quyền cao nhất trong dự án của chúng tôi. Nếu dùng chính sức mình để gặp ông ấy thì không biết phải mất bao nhiêu thời gian. Hai vị bộ trưởng đều bày tỏ cảm tình tốt với tôi. Và chúng tôi trở thành bạn của nhau. Đó chính là sự thân thiện mà người ta khó có thể cảm nhận được ở bất cứ nước Trung Đông nào khác. Chính tôi không thể không ngạc nhiên.
Khi tôi giải thích về tập đoàn Huyndai, Bộ trưởng Bộ công thương tỏ ra rất quan tâm. Ông đặc biệt chú ý đến năng lực thi công phát điện nguyên tử. Sau khi hai người ra về, chỉ còn lại tôi và Wahab, tôi nói chắc phải lập lãnh sự quán để công việc được suôn sẻ, Wahab có vẻ khó xử, ông không nói lời nào cả.
Một tháng sau, khi tôi nhập cảnh lại vào Baghdad và đang tháo hành lý của mình thì nhận được liên lạc của những người bạn mới quen, họ đã nhận được thông tin qua mạng tình báo riêng của mình về việc tôi nhập cảnh. Bộ trưởng Bộ công thương nói mời cơm tôi trước. Không bao lâu sau, bộ trưởng xây dựng lại mời cùng ngày, tôi trả lời là có hẹn trước khiến ông rất tiếc.
Nhà hàng nơi tôi hẹn với Bộ trưởng Bộ công thương là một nơi rất sang trọng, có truyền thống đến gần 400 năm và tọa lạc trên một ngọn đồi cạnh bờ sông Tigris. Đến nơi, thì Bộ trưởng Công thương, bộ trưởng xây dựng nhà ở tưởng là không gặp được hôm trước, Thị trưởng Wahab và thêm “một người bạn mới nữa”, tất cả 4 người đang chờ sẵn. Thị trường Wahab giải thích rằng nghe tin tôi sang, mọi người đều muốn mời cơm nên cuối cùng thống nhất mời thành một lần luôn. Tiếp đó, ông giới thiệu người bạn mới kia.
“Đây là Bộ trưởng Bộ khai khoáng và công nghiệp. Lần trước chẳng phải ông nói rằng ông có nhiều kinh nghiệm xây dựng trạm phát điện còn gì? Chúng tôi cần rất nhiều trạm phát điện và ông ấy là người phụ trách việc đó”.
Càng ngày họ càng làm cho thêm cảm kích. Chúng tôi một loại rượu giống như Sochu đến tận khuya. Tên nó cũng giống như Sochu, trong ngôn ngữ Trung Đông, có rất nhiều từ giống tiếng Hàn. Ví dụ như bố thì gọi là ebi, mẹ thì gọi là emi. Chẳng phải chúng ta đã từng biết rằng văn hóa và hàng hóa và người Ả rập đã đến nước ta từ thời Sinla đấy thôi. Suy nghĩ kĩ mới thấy Irắc và Hàn Quốc có thể được xem như hai đầu của con đường tơ lụa. Chúng tôi say sưa nói về dòng chảy và mối nhân duyên văn hóa lâu đời, cùng nhau tâm sự hết lòng mình.
“Đến ngày hôm nay, chúng tôi đã làm việc với nhiều chính phủ cũng như nhiều công ty các nước tiên tiến như Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp, vv… Nhưng vẫn chưa thể xem họ là đối tác chân chính được. Từ giờ, chúng tôi rất muốn làm việc lâu dài với các ông. Chúng tôi hứa sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích vì vậy mong các ông chiến thắng một cách đường hoàng trong cuộc cạnh tranh với công ty các nước khác”.
Sau bữa cơm tại nhà nhàng ven song Tigis, tôi lại được Bộ trưởng công nghiệp và khai khoáng mời cơm. Và ông ta nói với tôi câu nói trên.
Nhờ vào những suy nghỉ như vậy của những nhà lãnh đạo kinh tế của I rắc, chẳng bao lâu sau Huyndai trúng thầu dự án nhiệt điện Almusaibu trị giá 720 triệu USD với phương thức “chìa khóa trao tay”. Dự án nhà máy phát điện là kết quả từ cuộc cạnh tranh gay gắt đến từ các doanh nghiệp Nhật Bản. Nhưng nói thật, Huyndai vẫn chưa đủ năng lực để thực hiện dự án này theo hình thức chìa khóa trao tay. Phía Irắc cũng biết chính xác điều này.
Tuy nhiên, họ lại khuyên “ nên nhập nguyên vật liệu từ Nhật Bản, cũng nên nhờ họ giúp đỡ về mảng kỹ thuật để thi công” và có rất nhiều lý do họ muốn giao dự án quốc gia cho chúng tôi. Trong những lý do đó, điều quan trọng nhất chính là lợi ích đất nước của họ. Lòng tự tôn đặc hữu của người dân Iraq không cho phép họ cúi đầu trước sự vênh váo của các nước tiên tiến. Và cũng trong số đó tình bạn của tôi với những người “bạn”, “người anh em” vĩnh viễn ấy cũng đóng góp một phần.
Bộ xây dựng cũng ký với chúng tôi hợp đồng xây dựng khu nhà ở Samara Paluga trị giá 820 triệu USD theo hình thức trao tay. Tôi tin chắc chắn rằng chính phủ Irắc đã bắt đầu coi Huyndai và các công ty Hàn Quốc chân thực là những đối tác tuyệt vời của họ. Có thể nói là Huyndai đã tìm được một thị trường hoàn toàn mới, bù đắp được cho việc mất thị trường ở Ả Rập Xê-út.
Phần 3. Xe tải loại nhỏ Poni tại Irắc
Trong thời gian tôi đang ở I rắc, một hôm thị trưởng Wahab mời tôi lên xe, nói sẽ giới thiệu cho tôi một người rồi chạy thẳng đến Dinh Tổng thống.
“Người chúng ta sắp gặp thực tế là người chủ trì chính sách kinh tế đất nước chúng tôi. Tuy trên danh nghĩa là Phó Thủ tướng nhưng ông ấy là nhân vật thứ hai ở đất nước này đấy”.
Ở Irắc, ngoài nội các còn có Ủy ban cách mạng, mọi chính sách quan trọng đều được thiết lập và điều chỉnh ở đây. Chủ tịch Ủy ban cách mạng cũng là là Tổng thống và cũng chính là Thủ tướng Saddam Hussein, nhưng nhân vật chủ trì các cuộc họp của Ủy ban lại là nhân vật đứng thứ hai, Phó Thủ tướng. Người mà tôi được giới thiệu. Tôi hỏi Wahab
“Tôi nên nói gì với Phó Thủ tướng?”
“Chẳng phải lần trước ông nói với tôi về việc thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước còn gì, ông cứ mạnh dạn nói vấn để này ra”.
Ông ta đúng là người sâu sắc. Lần trước, khi tôi định nói chuyện này, ông có vẻ khó xử nên không nói nữa. Ông không nói gì nhưng vẫn giữ trong lòng và tìm cơ hội như thế này cho tôi.
Đi vào phòng Phó Thủ tướng thì thấy camera đài truyền hình đã chờ sẳn. Tối ngày hôm đó trên truyền hình phát sóng tôi và Phó Thủ tướng bắt tay nhau trong bản tin thời sự. Sau khi chào hỏi theo nghi lễ Phó Thủ tướng nói trước.
“Đây là lần đầu tiên tôi gặp công ty xây dựng nước ngoài. Tôi nghe nói các anh rất mong muốn đến đất nước tôi và làm nhiều việc. Nếu các anh chăm chỉ thì chắc chắn sẽ có kết quả tốt thôi.”
“Chúng tôi sẽ làm thật nhiệt huyết, nhưng để mọi chuyện được thuận lợi, tôi có một vấn đề cần nhờ ngài đây ”.
“Chuyện gì?”
“Hiện nay, số lao động phía chúng tôi có mặt ở đây cũng khá nhiều, nhưng sắp tới vẫn cần phải có thêm lao động thì dự án mới hoàn thành được. Vấn đề là hai nước chúng ta chưa thiết lập quan hê ngoại giao nên chuyện xuất nhập cảnh vẫn còn rất nhiều trở ngại, trong công việc có quá nhiều khó khăn.”
Nét mặt Phó Thủ tướng đăm chiêu. Chỉ cách đây vài hôm, Bắc Hàn cử một đoàn đại biểu hơn 30 người do Phó Thủ tướng Park Sang Chul dẫn đầu sang chúc mừng ngày lễ cách mạng. Khi đó, Phó Thủ tướng Bắc Hàn đã kháng nghị lên Chính phủ Irắc về việc các công ty Nam Triều Triên vào và yêu cầu đuổi ngay các công ty này. Khi đó, người chặn những phản đối của Bắc Hàn chính là thị trưởng trẻ Wahab.
“Nếu những công việc mà Huyndai đang làm mà công ty các ông làm được thì xin mời. Chẳng phải các ông không làm được còn gì. Chỉ là làm việc với người Nam Triều Tiên, chứ quan hệ với Chính phủ thì chẳng có gì thay đổi so với trước cả.”
Chính phủ Irắc chẳng có cách nào an ủi Bắc Hàn tốt hơn. Vấn đề này lại xuất hiện nên với ông, đây là phản đương nhiên thôi.
“ Ý tôi không phải là yêu cầu thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước ngay. Tôi chỉ nói là nếu chúng tôi đã vào đây làm việc, phía Irắc chấp nhận chúng tôi thì phải tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi hoàn thành công việc. Nếu có phương pháp nào đó, chỉ cần xử lý được nghiệp vụ lãnh sự cũng là tốt rồi”.
“ Vấn đề này cần phải nghiên cứu thận trọng.”
Câu trả lời của Phó Thủ tướng chưa hẳn là đồng ý, nhưng cũng không phải từ chối. Cho dù chỉ có chút khả năng nhỏ nhoi thì đều phải nắm bắt khoảng trống đó để thực hiện chính là chính là chiến lược sống còn trong hoạt động ngoại giao và hoạt động công ty. Tôi thảo luận vấn đề này với Wahab. Sau một hồi suy nghĩ, ông nói:
“Các ông yêu cầu chính phủ chúng tôi một quyết định khó khăn. Huyndai lấy gì để thể hiện thành ý của mình đây?”
“Chúng tôi có sản xuất xe ôtô, Huyndai sẽ tặng 50 chiếc xe do chúng tôi sản xuất”.
Lý do tôi muốn tặng xe Huyndai là vì nếu những chiếc xe do chúng tôi sản xuất chạy đi chạy lại trong thành phố Baghdad, thì đó sẽ là tượng trưng cho hợp tác giữa hai nước.
“Xe ô tô thì chúng tôi có đủ rồi, công ty ông có sản xuất xe tải nhỏ không”.
“Đương nhiên là có”
“Vậy thì các ông cho từng ấy xe tải nhỏ. Việc thành lập lãnh sự quán tôi sẽ cố gắng xúc tiến”.
“Rất cám ơn ông, người anh em của tôi. Tôi cũng sẽ dồn hết tâm huyết của mình cho đến khi hoàn thành công việc ở nơi đây”.
Tôi quay về Hàn Quốc, báo cáo với Dinh Tổng thống.
‘Tôi đã yêu cầu họ phải thiết lập Tổng lãnh sự, họ cũng trả lời theo hướng khá tích cực. Nhân dịp này chúng ta có thể thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức .
Tôi lo Chính phủ Hàn Quốc còn phải quan tâm đến thái độ của Mỹ nên có thể họ sẽ không đồng ý việc tặng xe tải, vì vậy tôi cố tình nhấn mạnh đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao.
Nóng lòng chờ suốt 1 tuần, cuối cùng Dinh Tổng thống cũng cho phép tặng xe. Từ đó, chúng tôi cải tạo chiếc Poni trên dây chuyền riêng thành chiếc xe tải loại nhỏ và nhanh chóng gửi bằng tàu đến Kuwait. Lễ trao tặng hoành tráng đến mức cảm giác cứ như là lễ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức của hai nước.
Tặng xe xong, về Seoul, một viên chức của Bộ tình báo quốc gia gặp tôi và nói thế này:
“ Chúng tôi dự định thiết lập quan hệ ngoại giao với Irắc. Bộ tình báo chúng tôi cũng đã tiến hành đối thoại với họ đều đặn thông qua đại sứ quán ở Kuwait và sự việc đã có nhiều tiến triển ở một mức độ nhất định. Ở mức độ nào đó thì sẽ tiến hành thông qua mối liên hệ chính thức của hai chính phủ. Vì vậy, mấy công ty kinh doanh như các ông đừng tham gia vào nữa chỉ khiến tình hình lộn xộn thêm.”
Việc thiết lập quan hệ ngoại giao với một đất nước có quan hệ chặt chẽ với Bắc Hàn ở thời điểm đó có thể coi là một “công lao” to lớn. Chắc họ muốn chứng tỏ rằng công lao đó là kết quả từ những hạt giống họ đã gieo. Họ muốn ngăn chặn sự hiểu lằm rằng có được kết quả đó là nhờ vào công ty dân sự.
Tôi thừa nhận ‘sự vất vả’ của họ.
“Tôi biết rồi. Chúng tôi tặng xe và gặp gỡ cũng chỉ vì mong muốn hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao sớm để chúng tôi còn làm việc. Không phải là muốn giành công lao gì. Thiết lập được quan hệ ngoại giao thì công lao là của các anh.”
Mấy ngày hôm sau, một quan chức của Bộ ngoại giao cũng điện thoại đến với nội dung tương tự, họ nói rằng Bộ ngoại giao sẽ tiến hành nên khuyên Huyndai đừng đứng ra nữa.
Nói thật tôi cũng chẳng làm việc gì cả. Đó chỉ là một kết quả ngoài dự kiến trong quá trình nỗ lực giúp công việc chúng tôi được diễn ra trôi chảy mà thôi. Nhưng tôi cũng không ngạc nhiên việc các cơ quan chính phủ đột nhiên muốn đứng ra đòi công lao.
Dù quá trình có thế nào đi nữa, chúng tôi cũng đã thiêt lập quan hệ lãnh sự với I rắc. Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, tôi mời người bạn và người anh em của mình là thị trưởng Wahab, Bộ trưởng công thương sang Hàn Quốc chơi. Họ đã đến Sukguram cúi lạy tượng Phật tôn nghiêm và ca ngợi văn hóa Hàn Quốc hết lời.
Cũng từ đó, các công ty thương mại Hàn Quốc ào ạt đổ vào thị trường Irắc, các công ty xây dựng cũng bắt đầu mơ giấc mơ Trung Đông thứ 2.
Nhưng giấc mơ này lại chẳng kéo dài được bao lâu. Ngay năm sau, đầu năm 1979, cách mạng Hồi giáo Khomeini xảy ra ở Iran. Tháng 9 năm 1980, chiến tranh Iran Irắc bùng nổ và họ bước vào cuộc chiến dài kì tiêu tốn công sức. Vì thế các công ty Hàn Quốc phải rút khỏi thị trường xây dựng mà chúng tôi đã dày công khai phá.
Phần 4. Ra đi khỏi Baghdad.
Cuộc chiến tranh Iran và Irắc không những gây cho tôi mà cả cho công ty Huyndai những khó khăn khó diễn tả.
Người đời có câu rằng trận chiến thì thắng, nhưng cuộc chiến thì thua. Tôi đã đưa ra một tín hiệu thắng trận qua cuộc đổ bộ vào Irắc. Nhưng vì cuộc chiến Iran Irắc nên “cuộc chiến” của tôi trở nên thất bại.
Có một sự thật rằng vì chiến tranh và nhiều việc khác nữa nên công ty chúng tôi vẫn chịu nhiều nỗi đau. Nhưng tôi tin chắc một ngày nào đó nhất định Irắc sẽ trở thành thị trường lớn thứ 2 tại Trung Đông này và sẽ giúp ích cho nền kinh tế Hàn Quốc. Tôi cũng tin chắc chắn rằng họ sẽ không bao giờ quên được nước bạn và Huyndea.
Ở trong nước, tin đồn “vì dự án ở Irắc mà Chủ tịch Jung và giám đốc Lee Myung Bak đường ai nấy đi” lan ra. Nào là tôi đi công ty khác, nào là tham gia chính trị, nào đã được mời tham gia chính phủ . Đúng là đủ mọi loại tin đồn thất thiệt.
Dù nguyên nhân có là gì đi nữa, khi công ty gặp thiệt hại thì những người liên quan phải gánh chịu mọi trách nhiệm là một nguyên lý lạnh lùng của tố chức. Tuy chiến tranh bùng nổ và chúng tôi không thu được tiền thi công và phải quyết định lấy dầu để bù, cũng có thể ông Jung cho rằng trách nhiệm của việc không thực hiện theo ý muốn phải thuộc về tôi, người khai phá thị trường đó.
Nhưng giữa tôi và ông Jung chưa bao giờ thể hiện sự ganh ghét, hay tranh cãi về một phương án nào mà tôi đưa ra. Chỉ là một bầu không khí lạnh và không có sự đối thoại với nhau. Tuy nhiên, việc thay đổi bầu không khí như vậy là một sự việc không thể bỏ qua trong mói quan hệ lâu năm giữa tôi và ông Jung.
Mối quan hệ hai bên vẫn tiếp tục khó chịu. Có việc tôi và ông Jung cùng phải ngồi cùng bàn cơm tối với nhau. Một quan chức chính phủ có quen biết với tôi muốn gặp ông Jung và nhờ tôi làm vai trò cầu nối.
Trong bữa cơm tối, không biết có phải vì ông ấy thấy quan hệ tôi và ông Jung không còn được như trước hay không mà bỗng nhiên buông một câu đột ngột thế này:
“Chủ tịch Jung à, giám đốc Lee là người tôi rất tôn kính. Mong ông quan tâm đến ông ấy”.
Tôi không biết ông ta nói vậy để cảm ơn tôi đã giới thiệu, hay thể hiện phép lịch sự đối với một ông chủ của tôi, một lãnh đạo của giới tài phiệt. Nhưng điều khiến tôi ngạc nhiên hơn cả chính là câu trả lời của ông Jung.
“Dù có xô ngã và đạp ông ta vào cổ thì ông ấy cũng không đầu hàng đâu. Chẳng cẩn phải ai quan tâm hay làm gì đâu”.
Tại đó, tôi chỉ cười cho qua chuyện nhưng dần dần lời nói đó lại hằn sâu trong tâm trí tôi như một chủ đề. Nếu phân tích từng phần một cách thể hiện của ông Jung thì tôi đang bị ngã, ai đó đang dẫm vào cổ tôi nhưng tôi vẫn không đầu hàng và đang chống cự. Cũng có thể hiểu một cách khác rằng “ tôi là một người khủng khiếp, thông minh vì vậy chẳng cần ai quan tâm cũng có thể một mình đứng dậy như một vị tướng chiến đấu dũng mãnh không cần lính vậy”.
Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, thì tôi vẫn nhận ra một sự thật rằng ông Jung sẽ dẫm vào cổ tôi một lúc nào đó.
Sự khó chịu trong mối quan hệ giữa tôi với ông Jung kéo dài không lâu thì tất cả được giải tỏa ở Irắc. Tôi và ông Jung cùng đi Irắc trong tình hình khói pháo còn dày đặc. Tháng 12 năm 1982, chúng tôi leo lên một chiếc máy bay cũ rích ở Kuwait. Không những bị lục soát gắt gao mà các cá nhân phải tự mình đưa hành lý của mình lên khoang hành lý. Phía sân bay có lẽ nghĩ rằng nếu có chất nổ thì không có chủ hành lý. Máy bay cũ đến mức vừa cất cánh lên lại phải hạ cánh liên tục. Chắc cũng có không ít Chủ tịch tài phiệt nào từng ngồi những máy bay như vậy.
Tôi và Chủ tịch Jung đến Baghdad, gặp lại những người bạn Irắc cũ. Họ cam kết sẽ quan tâm nhiều nhất đến công ty xây dựng Huyndai Chúng tôi thăm các dự án của công ty trong tầm bắn của pháo kích. Dù đứng trước chiến tranh, ông Jung vẫn hoàn toàn không run sợ. Thậm chí ông còn bất chấp nguy hiểm xông lên. Mấy ngày đi thăm công trình tại I rắc nơi đang tình trạng chiến tranh, ông luôn cho thấy dáng dấp một vị tướng kiệt xuất.
Bình thường, ông Jung không thích gì thì sẽ hét lên kiểu như “Mày viết đơn nghỉ việc đi”.
Một đêm trước khi rời Irắc, tất cả nhân viên phụ trách dự án của Huyndai đều tập trung về Baghdad. Tuy chiến tranh nhưng chúng tôi cũng cố gắng gom hết rượu ở chỗ này chỗ kia. Hơn 40 người đàn ông của Huyndai hát và nhảy thâu đêm cho đến khi say khướt.
Tôi vừa lên tiếng “Phát đơn xin nghỉ việc cho mọi người và về thôi” thì ông Jung hòa theo “ Ừ, trả lại hết đi” .
Ông Jung có vẻ cũng rất vui. Ông cùng với lũ chúng tôi uống rượu mãi đến 3h sáng, ngay trước lúc khởi hành. Sau này, ông Jung cứ nhắc mãi rằng bữa tiệc rượu ông uống ở Baghdad đêm ấy là vui nhất. Cuộc đời ông chưa bao giờ có buổi rượu giữa những người đàn ông sảng khoái như thế.
4 giờ sáng, chúng tôi đi đường bộ hướng về Kuwait. Từ Baghdad, chúng tôi phải đi liên tục 10 tiếng trên con đường biên giới về hướng Barxas. Đó là nơi chiến tranh ác liệt nhất. Chúng tôi treo mạng sống của mình để chạy giữa cái sa mạc đầy khói súng.
Sau khi đi kiểm tra công trình đầy khói súng về, quan hệ giữa tôi và ông Jung lại trở nên thân thiết như cũ. Chúng tôi có quá nhiều việc để làm hơn là cứ ngại ngùng với nhau mãi.
Phần 5. Cuộc chiến kéo dài 14 tiếng đồng hồ
Đối với doanh nghiệp, đàm phán chính là một cuộc chiến khốc liệt mà người ta sử dụng đủ mọi phương pháp. Tôi đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc đàm phán với các nhà công ty trên thế giới, kể cả đàm phán với các chính trị gia trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cuộc chiến đàm phán với Phó giám đốc của công ty Westinghouse của Mỹ, một công ty xây dựng thiết bị phát điện lớn nhất của thế giới đến nay tôi vẫn không thể quên.
Chúng tôi và Westinghouse biết nhau lần đầu tiên qua quan hệ nhà thầu chính và nhà thầu phụ. Đầu năm 1970, khi Hàn Quốc còn là một nước lạc hậu nhưng Chính phủ quyết chọn phát triển điện nguyên tử là quyết định sáng suốt. Tuy nhiên, kỹ thuật xây dựng các nhà máy phát điện phải hoàn toàn dựa vào các công ty nước ngoài. Công ty tham gia chính vào dự án nước ta bây giờ là Westinghouse.
Các công ty xây dựng trong nước vốn yếu về kỹ thuật, qui mô công ty lại nhỏ nên rất mong muốn thành nhà thầu phụ của Westinghouse. Không chỉ là vấn đề về lợi nhuận, đây là một cơ hội tuyệt vời để các công ty học hỏi được những kỹ thuật tiên tiến nhất.
Công ty xây dựng Huyndai đã rất may mắn khi cùng với công ty xây dựng Dongah có được cơ hội thành nhà thầu của Westinghouse thi công công trình trạm phát điện nguyên tử số 1 và số 2 Kori. Ban đầu, chúng tôi chỉ biết làm theo hướng dẫn của các chuyên gia Mỹ. Dần dần, Huyndai cũng đã học được rất nhiều từ công trình này.
Tôi thường thăm công ty mẹ của Westinghouse tại Pittsburgh để giải quyết và thảo luận các vấn đề về kỹ thuật. Ban đầu, tôi là giám đốc nhưng sang bên kia, họ cũng chỉ cử trưởng phòng ra tiếp.
Cuối những năm 70, thị trường trạm phát điện nguyên tử của Hàn Quốc do Westinghouse độc quyền dần trở thành thị trường cạnh tranh quốc tế. Các công ty nước ngoài muốn đấu thầu vào các dự án ở Hàn phải tập trung sức lực để tìm các nhà thầu trong nước, bởi trúng thầu hay không phụ thuộc rất nhiều vào nhà thầu phụ liên kết với họ. Điều đó cũng có nghĩa là các công ty trong nước cũng đã đạt đến một mức độ kĩ thuật nhất định.
Công ty xây dựng Huyndai đã hợp tác với Westinghouse từ trước nên chúng tôi cũng quyết định tiếp tục hợp tác với công ty này để đấu thầu các dự án tiếp theo.
Tôi sang tận Pittsbergh để bàn về vấn đề này. Khi ấy, Phó giám đốc thường trực ra tiếp và đối xử với tôi khá trịnh trọng. Họ cũng thừa hiểu nếu phía công ty xây dựng Huyndai không hài lòng, họ cũng sẽ không thể tham gia vào công trình trạm phát điện nguyên tử tại Hàn Quốc.
Ngay lập tức, vị phó giám đốc thường trực này sang Seoul và khơi mào cho trận chiến đàm phán có phần khó chịu và căng thẳng.
Buổi hội đàm bắt đầu từ lúc 10h sáng trong trụ sở của công ty Huyndai, tại phòng làm việc của tôi. Nội dung mấu chốt của cuộc đàm phán xoay quanh việc Westinghouse và công ty xây dựng Huyndai sẽ cùng tham gia vào trạm phát điện nguyên tử, trong đó, phạm vi mà công ty xây dựng Huyndai tham gia sẽ trải rộng hơn so với trước đây. Đây là vấn đề rất quan trọng vì nó liên quan đến lượng công trình, chuyển giao kỹ thuật và cuối cùng là liên quan đến lợi nhuận.
Vừa họp với công ty này, tôi vừa nghĩ đến công ty Pramaton của Pháp. Pramaton vốn là nhà thầu phụ của Westinghouse, nhưng sau họ nhận chuyển giao kỹ thuật và thành công ty đảm nhận các công trình phát điện nguyên tử nội địa của Pháp.
Bỏ qua bữa trưa, chúng tôi đàm phán liên tục 6 tiếng đồng hồ, nhưng chẳng tìm ra điểm chung. Ông ta đại diện cho toàn bộ quyền lực của của công ty Westinghouse sang đây, nhưng ông ta luôn phải điện thoại về nước nhận chỉ thị để xem xét những nội dung quan trọng. Trong quá trình họp, ông ta liên tục chỉ thị nhân viên cấp dưới của mình điện thoại sang Nhật Bản để nhận chỉ thị của công ty.
Tôi cũng biết những người của công ty Westinghouse, họ không gọi trực tiếp từ Seoul về công ty mẹ mà sang Nhật Bản gọi. Họ nghĩ rằng Cục tình báo trung ương Hàn Quốc sẽ nghe lén tất cả các cuộc gọi của họ. Người ngồi bàn đối diện với tôi 2-3 ngày trước cũng vừa sang Tokyo, điện thoại về công ty mẹ và quay trở lại.
Chúng tôi ngồi như thế liên tục 8 tiếng đồng hồ cho một cuộc họp marathon,ông ta chỉ uống cà phê đen. Có vẻ như càng uống thì ông ta càng khỏe. Ngược lại, trong tình trạng bao tử rỗng tuếch vậy, tôi uống cà phê vào chỉ thấy xót bụng và mất sức hơn mà thôi.
Quá 6h tối, tôi vào phòng thư ký, nói với trợ lý của mình:
“Nói với ông ta là hết cà phê rồi, từ giờ hãy đưa trà mạch ra”.
Uống trà mạch, tôi thì khoẻ ra, nhưng ông ta lại trông có vẻ mệt mỏi.
Chúng tôi tiếp tục đàm phán bỏ qua cả bữa tối. Lúc ấy đã quá 10h đêm. Tôi thấy ông ấy có vẻ lấy giờ giới nghiêm để làm giới hạn thời gian thì phải. Chắc hẳn người có kinh nghiệm nhiều lần sang Hàn QUốc như ông đã biết rằng điều mà người Hàn quốc phải quan tâm nhất chính là giờ giới nghiêm. Có lẽ ông ta đang dùng chiến lược “có trụ thì cũng sẽ chỉ trụ đến trước giờ giới nghiêm thôi”.
Nếu thòa thuận không được thì chắc chắn sáng ngày mai sẽ phải tìm đối tác khác, đúng là ngõ cụt. Nhưng phía lo lắng hơn lại là chúng tôi.
Tôi đã biết ông ta chơi chiến thuật kéo dài thời gian. Tôi đi ra ngoài, chỉ thị cho phòng trực đêm.
“Lấy cái đệm trong phòng ngủ đưa vào phòng họp”.
Một lát sau, cái đệm được đưa vào, vị phó giám đốc thường trực tròn xoe mắt.
“Cái gì thế?”.
“Nếu không thỏa thuận được thì chắc phải qua đêm ở đây. Cứ thế này đến giờ giới nghiêm, anh là người nước ngoài không sao, nhưng tôi không về nhà được đành ngủ ở đây vậy. Nào, bây giờ chúng ta tiếp tục nói chuyện cho thật thoải mái”
Ông ta tỏ rõ nét mặt mệt mỏi. Hình như hiểu chiến thuật của mình không đạt hiệu quả, ông ta bắt đầu chuyển từ thái độ lạnh nhạt sang tích cực hơn.
Kết cục, cuộc họp cũng đi theo hướng của chúng tôi mong muốn. Ký tên và trao đổi văn bản xong thì đã 11h 5 phút đêm. Một cuộc đàm phán 14 tiếng đồng hồ.
“Tôi vốn sang đây đâu phải để nhận kết quả này đâu…”
Ông ta nói giọng đầy bất mãn.
Thời ấy, nhà tôi ở tận phường Apkuchung. Chạy hết tốc lực rồi nhưng đến cầu Hankang thì barie chắn đường đã được giăng ra. Hiến binh chặn đầu xe lại.
“Tôi là Lee Myung Bak, giám đốc công ty xây dựng Huyndai. Tôi muộn vì vừa kế thúc cuộc đàm phán quan trọng từ sáng đến giờ với khách nước ngoài. Hãy cho tôi về nhà nghỉ ngơi đi,. Ngủ ngủ ở đồn cảnh sát một đêm nữa thì thực sự mệt mỏi lắm”.
“Về nhà ông hết bao nhiêu phút?”.
“Tôi ở phường Apkuchung, vì vậy đi không đến 5 phút”.
“Chúng tôi sẽ cho ông đi, nhưng nếu đi tiếp mà bị bắt thì ông tự chịu trách nhiệm, đừng nói chúng tôi bỏ qua cho đấy”.
Tôi vượt sông, về đến nhà an toàn.
Phần 6. Thủ tướng Mahathir quí báu của Malaysia
Tháng 2 năm 1994, thủ tướng Malaysia, ông Mahathir sang thăm Hàn Quốc. Trong thời gian 4 ngày, chuyến thăm lại rất lặng lẽ và mang tính hình thức.
Ông lặng lẽ nhập cảnh vào sân bay Kimpo, thăm các thành viên của tập đoàn Huyndai bao gồm công ty công nghiệp nặng Huyndai, công ty xe hơi Huyndai, sau khi bàn bạc công việc với các thành viên của công ty, ông ra cũng lặng lẽ ra về như khi đến. Một nguyên thủ quốc gia viếng thăm Hàn Quốc một cách lặng lẽ như vậy cũng khá hiếm.
Đó chính là phương thức ngoại giao thực tế của thủ tướng Mahathir, người đóng vai trò đầu tàu để đưa nền kinh tế Malaisia phát triển.
Thủ tướng Mahathir là người có ý niệm sống rất rõ ràng, có tinh thần trách nhiệm triệt để và cả sức tiến thủ không bao giờ ngưng nghỉ cũng như tầm nhìn rất nhạy bén. Tôi có thể nói không cần do dự gì rằng ông ta chính là hình mẫu của một nhà chính trị tương lai.
Tôi biết thủ tướng Mahathir vào những năm cuối 70. Chúng tôi đã duy trì được một tình bạn kéo dài đến 15 năm. Trong thế giới này, quan hệ cá nhân suy cho cùng cũng chỉ là những mối quan hệ lạnh lùng, luôn đứng sau lợi ích quốc gia. Thế mà chúng tôi vẫn giữ được cái tình bạn mang tính nhân văn sâu đậm này. Trước đây, tôi từng tạo dựng được một tình bạn khá bền chặt với thị trưởng Baghdad Wahab, nhưng nó lại bị chiến tranh làm đứt đoạn. Cả bây giờ, mỗi lần nghĩ đến người “bạn” ấy, trong tôi vẫn còn lưu lại một nỗi buồn tiếc vô hạn.
Thời ấy, công ty Huyndai đang xây dựng đập Kera ở Malaysia.
Một giám đốc công ty xây dựng khi nào đến bất cứ nước khác thăm công trình thì việc gặp các cán bộ và chính trị gia cao cấp của đất nước đó là một trong những công việc quan trọng. Phó thủ tướng Mahathir chính là một trong những nhân vật quan trọng tại Malaysia. Phó thủ tướng là chức vị đứng thứ hai trong chính phủ, nhưng chỉ là người phụ việc. Trước đây do từng không khuất phục cách làm của đảng cầm quyền nên ông bị trục xuất, phải sống lưu vong ở nước ngoài, tuy nhiên, do dư luận trong nước lên cao, chính quyền của Thủ tướng Hussein mới mời ông về, đưa vào chức Phó Thủ tướng để xoa dịu lòng dân. Vì không nắm thực quyền nên ông đương nhiên chẳng có việc gì để làm. Ông thích ngồi một mình trong phòng làm việc của mình. Mỗi lần đến văn phòng chính phủ đều luôn ghé thăm văn phòng của ông trước. Bắt đầu từ năm 1981, trước khi chúng tôi tham dự vào công trình đấu thầu cây cầu Panang, chiếc cầu dài thứ 3 trên thế giới. Khi đó, các công ty của Pháp, Nhật Bản và chúng tôi cạnh tranh rất khốc liệt để tham gia đầu thầu. Công ty Nhật Bản Manubeni đã lo lót, hối lộ cho cái chính quyền tiêu cực ở đây nên tôi không có cơ hội gặp ai cả.
“Tôi không có năng lực giúp được ông đâu. Sao lại cứ đến tìm tôi?” Lần thứ hai hay thứ ba gì đó tôi đến thăm Mahathir, ông nói thế.
“Về công ty, tôi phải báo cáo lại cho mọi người biết là tôi gặp ai, nhưng vì công ty Nhật Bản gây cản trở nên tôi lại không thể gặp được người đang giữ mọi quyền hành Thủ tướng. Giờ tôi gặp được Phó Thủ tướng thì chẳng phải về công ty có thể nói được rằng mình đã gặp được người có thực quyền rồi sao”. Tôi đùa.
“Nếu vậy thì ông cứ đến, nhưng bù lại, ông phải kể cho tôi nghe những câu chuyện về Hàn Quốc”.Ông ta cũng cười.
Từ đó trở đi, chúng tôi gặp nhau thường xuyên hơn, kể nhiều chuyện cho nhau nghe. Ông cũng đặc biệt quan tâm đến Hàn Quốc.
Ông ta phân tích còn tỉ mỉ hơn cả chuyên gia về quá trình lịch sử hiện đại của Hàn Quốc, từ thời thuộcc địa của Nhật Bản đến thời giải phóng và phân chia, chiến tranh, cách mạng quân sự, quá trình xây dựng kinh tế, phong trào vận động Ngôi làng mới, sự thành công của nền công nghiệp nặng và hoá học, đến tận yêu cầu dân chủ hoá và vòng tròn luẩn quẩn của những vụ đảo chính. Đặc biệt, ông rất quan tâm đến phong trào Ngôi làng mới.
“Theo tôi, nguyên nhân của thành công của nền công nghiệp hoá của Hàn Quốc bắt nguồn từ những phong trào được trang bị tinh thần như phong trào Ngôi làng mới. Cái tinh thần cần cù và tự vươn lên như vậy hiện rất cần thiết cho Malaysia ngày hôm nay”.
Thủ tướng Mahathir luôn mang trong mình ý tưởng làm thay đổi tính dân tộc Malaysia, một dân tộc vốn thấm nhuần tư tưởng của bọn thực dân Anh Quốc lâu ngày. Ông ấy tin rằng nếu bọn họ không thay đổi được cái tính hời hợt và nghi ngờ người khác thì Malaysia sẽ không bao giờ phát triển được. Đó cũng chính là lý do ông ta rất chú ý đến Hàn Quốc.
Tôi luôn cùng thảo luận với ông, và cũng không ngần ngại đưa ra những lời khuyên. Ông và tôi đều có một suy nghĩ chung là giải quyết cái đói, cái nghèo bằng cách làm kinh tế.
Mỗi thường ăn trưa với ông, khi ông vào quán ăn, chẳng ai nhận ra ông là Phó thủ tướng của một nước cả. Kể cả tôi hay ông đều không ngơ rằng tình bạn với một người không có chút quyền hành ấy lại quyết định thành bại của việc trúng thầu công trình cầu Penang tầm cỡ thế giới sau này.
Đầu những năm 60, khi đang xây dựng đường cao tốc tại Thái Lan, tôi biết tin Malaysia đang có kế hoạch xây dựng cây cầu dài thứ 3 thế giới, lên đến 14,5 km. Khi đó, tôi cũng đã tưởng tượng về điều “không tưởng” rằng chúng tôi có thể tham gia vào công trình này không nhỉ. Vậy mà giấc mơ đó 10 năm sau lại hiện ra trước mặt chúng tôi.
Chi phí công trình là một con số đồ sộ, những 300 triệu USD. Chính phủ Malaysia chờ đợi rất nhiều vào con đường này. Từ khi xây dựng kế hoạch đến khi hoàn thành mất 20 năm, một công trình chất chứa đầy tham vọng.
Chính phủ Malaysia xây dựng công trình này nhằm hai mục đích.
Thứ nhất, họ muốn kết nối đảo Pinang với đất liền và từ đó xây dựng hòn đảo này thành khu tham quan du lịch và công nghiệp. Đây là mục tiêu về kinh tế. Hòn đảo này là hòn đảo rất có giá trị. Nó giá trị đến mức khi người Hoa kiều đòi độc lập cho Singapore, họ không phải đòi mảnh đất Singapore bây giờ mà đòi hòn đảo này.
Mục đích thứ hai là chính trị. Ở hòn đảo này, người Hoa đang nắm quyền thương mại ở đây. Chẳng qua họ chỉ không có một nền độc lập riêng thôi, chứ thực tế thì chẳng khác gì Singapore thứ hai cả. Chính phủ Malaysia muốn đưa kinh tế của Pinang về nhập vào kinh tế của Malaysia qua cây cầu này.
Năm 1981, công trình cầu Pinang cũng bắt đầu đưa vào đấu thầu. Huyndai chúng tôi dành hết công sức vào việc này. Không những thế, tôi còn đứng ra làm người chỉ huy trực tiếp vì sau vết thương phải nhận lấy tại Iran và Irắc trước đây, nó là công trình rất lớn.
Có 41 công ty từ 17 nước tham gia dự thầu vào công trình này. Toàn là những công ty xây dựng hàng đầu thế giới cả. Chúng tôi cho rằng các công ty châu Âu sẽ có sức cạnh tranh yếu hơn chúng tôi vì giá cả họ khá cao nên tập trung cảnh giác vào công ty Marubeni của Nhật. Tuy nhiên, kết quả dự thầu vòng 1 thì lại nằm ngoài dự đoán. Công ty Kam penong Bernad của Pháp đứng số 1, Huyndai đứng thứ 2, công ty Marubeni của Nhật đứng thứ 3 và thứ 4 là một công ty của Tây Đức.
4 công ty này sẽ vào vòng đấu thầu cuối cùng. Công ty của Tây Đức thì tự bỏ cuộc, và chỉ còn cuộc chiến giữa 3 bên. Công ty Marubeni là đối thủ cạnh tranh khó đánh bại nhất của chúng tôi vì họ có năng lực vận động hành lang cũng như vốn tài chính rất tốt.
Chúng tôi lên kế hoạch trước tiên là phải thắng được công ty của Pháp, sau đó là mở cuộc chiến tổng diện với công ty Marubeni. So với công ty của Pháp thì thời gian thi công của chúng tôi ngắn hơn. So với công ty của Pháp thì thời gian thi công của chúng tôi ngắn hơn nhiều. Chúng tôi thuyết phục chính phủ Malaisia rằng tuy giá thầu của ông ty Pháp thấp hơn chúng tôi, nhưng nếu để chúng tôi thi công, sớm hoàn công và bắt đầu thu phí đi lại trên cầu hơn thì lợi nhuận cũng nhiều hơn
Vấn đề nan giải ở đây là công ty của Nhật Bản. Năng lực lật ngược thế cờ của họ là cực mạnh mẽ. Chính phủ Nhật bản và sứ quán Nhật tại đây cũng vào trận. Một mặt họ vừa đưa ra đề nghị cấp cho chính phủ Malaysia nguồn vốn dài hạn với lãi suất thấp và một mặt khác, họ lục lọi những sai lầm chúng tôi gặp phải trong quá khứ và công khai cho mọi người biết. Điển hình là những bài báo liên quan đến những công trình thi kém của Huyndai vào những năm 80 trên tờ báo Jungyangilbo. Họ giăng lưới, ngăn không cho Huyndea lảng vảng đến phòng Thủ tướng. Thế cục như vậy, người tôi có thể tâm sự được chỉ có mình Phó Thủ tướng Mahathir.
“Xin lỗi vì chẳng giúp gì được cả”.
Mahathir chẳng biết nói gì ngoài câu nói đó cả.
Tôi chẳng có cách nào khác đành quay về Seoul, 6 tháng sau lại quay lại Malaysia. Cũng chẳng chờ đợi điều gi đặc biệt. Mùa xuân năm 1981, mâu thuẫn dân tộc ở Malaysia bùng nổ, tuy có tin rằng chính quyền của Hussein gặp nguy hiểm vì làn sóng này, nhưng tôi không nghĩ chức vị Thủ tướng lại thay đổi.
Xuống sân bay, tôi vô tình mua tở báo. Dòng tin Mahathir là người kế nhiệm Thủ tướng đập vào mắt tôi. Thủ tướng Huseiu đột ngột tử vong
Tôi lập tức điện thoại đến văn phòng Phó thủ tướng và xin được gặp. Tôi đang lo lắng giữa lúc căng thẳng thế này, ông có gặp giám đốc công ty nước ngoài hay không. Nhưng Mahathir lại chấp nhận lời đề nghị ấy.
“Tôi phải sang Singapore ngay, vì vậy chẳng có thời gian gặp ông Lee ở văn phòng đâu. Trên đường ra sân bay, tôi sẽ ghé về nhà thay quần áo, ông cứ về nhà tôi trước đi”.
Tôi đến nhà Mahathir, đang nói chuyện với Phu nhân thì ông bước vào.
“Nội dung báo đăng có phải là sự thật không? Chuyện ông thành Thủ tướng ấy!”
“Ông cứ kiên nhẫn chờ thêm một chút. Tôi đi Singapore về thì mọi việc sẽ được quyết định”.
Giọng nói của ông đầy tự tin.
Tôi muốn hỏi ông về nhà thầu cuối cùng của cây cầu Penang. Cũng thật là may cho chúng tôi là khi Thủ tướng Hussein mất, ông vẫn chưa quyết định công ty cuối cùng trúng thầu công trình Penang. Từ nay, việc phê duyệt trúng thầu ấy sẽ do Mahathir quyết định. Tuy nhiên, ngày hôm đó tôi đã không thể hỏi thêm ông chuyện đó.
Chiều hôm đó, đúng như báo cchi1 đưa tin, ông được bầu làm Chủ tịch Đảng đồng thời trở thành Thủ tướng.
Mahathir giương cao ngọn cờ cải cách mà ông đã chuẩn bị bấy lâu. “Hãy nhìn vào phương Đông” và “Một chính phủ trong sạch” là khẩu hiệu cải cách chính trị của Mahathir. “phương Đông” ông nói ở đây là Hàn Quốc. Ông lập một mục tiêu chính sách ngay lập tức phải học tập Hàn Quốc và vượt qua được Hàn Quốc. Là một doanh nhân Hàn, tôi thì rất tự hào vì điều này. Nhưng chỉ cần nhìn Mahathir với tư cách là một nhà lãnh đạo, thì đó chắc chắn là một mục tiêu hoàn toàn có thể thực hiện được và không thể không cảm kích.
Tinhh thần cơ bản trong việc tuyển chọn công ty thi công công trình cầu Pinang hoàn toàn khác với chính quyền trước đây, với Mahathir thì điều đó là đương nhiên. Hoàn toàn không có chi phí lập quĩ chính trị. Mahathir nghĩ rằng sự thay đổi xã hội Malaysia, nơi lan tràn tiêu cực từ chính quyền, công chức đến công ty và toàn thể xã hội phải bắt đầu từ chính phủ. Câu khẩu hiệu “Chính phủ trong sạch” cũng bắt nguồn từ đó.
Bây giờ đến lượt tôi phải thuyết phục nội các cải cách của ông. Tôi đã thuyết phục nội các mới giống như trươc đây là nhờ khả năng rút ngắn thời gian thi công so với công ty của Pháp nên hiệu quả sẽ tốt hơn. Tôi cũng nhấn mạnh chúng tôi có giá thầu thấp hơn so với công ty Nhật bản
Giờ đây, công ty Nhật Bản không thể sử dụng tiếp lá bài cấp vốn để uy hiếp chúng tôi được do cải cải cách ở Malaysia. Trong quá trình các quan chức của chính quyền Hussein liên tụ phải ra trước tòa vì liên quan đến tiêu cực thì những lollby của Marubeni cũng trở thành nghi ngờ lớn nhất. Cũng chính vì thế, công ty Mabubeni đã mất danh phận để tham gia đấu thầu.
Cuối cùng, công ty xây dựng Huyndai cũng trúng thầu công trình cầu Pinang. Mahathir một mặt thông báo cho mọi người biết hình ảnh thực về một chính phủ trong sạch qua việc giao thầu cho Huyndai, mặt khác, có lẽ ông cũng muốn dạy cho người dân và công ty Malaysia tiếp cận tính cần cù và kỹ thuật “phương Đông”.
Phần 7. Cái mông của Thủ tướng lớn hơn ?
Có mộ dạo, các phong trào nổi lên, còn bây giờ đang là thời cao điểm của toàn cầu hóa và quốc tế hóa bắt đầu lan rộng. Còn rất nhiều người vẫn chưa hiểu tại sao lại phải toàn cầu hóa và nó bắt đầu như thế nào. Tôi thì học được cái quốc tế hoá ấy từ lễ khởi công công trình cầu Pinang.
Công trình cầu Pinang không chỉ mang ý nghĩa lớn với Malaysia, mà còn với cả công ty xây dựng Huyndai. Nhờ hoàn thành công trình này, Huyndai đã bước chân vào tập hợp những công ty xây dựng mang đẳng cấp thế giới.
Đầu năm 1982, vơi tư cách là công ty sẽ xây dựng nên cây cầu đẹp nhất thế giới, chúng tôi chuẩn bị buổi lễ khai trương thật hoành tráng. Để tạo ra một sân khấu khởi công như trong nước có sự Tổng thống, chúng tôi gọi cả các chuyên gia trong nước sang để chuẩn bị.
Chúng tôi nâng phần sân khấu lên cao, đặt ở giữa cặp ghế thật lớn cho vợ chồng Thủ tướng, còn lại hai bên là ghế cho các quan chức chính phủ và khách quí. Trước mặt Thủ tướng có nút nhấn, chỉ cần ấn vào thì pháo hoa và khói sẽ bắn lên. Chúng tôi cũng đã trải thảm và căng sẵn bạt che nắng.
Trước ngày khởi công, trưởng phòng thư ký và một người vệ sĩ xuống hiện trường. Trưởng phòng thư ký nhìn bố trí chỗ ngồi, nét mặt ngạc nhiên. Trong khi tôi rất hài lòng vì cứ nghĩ việc chuẩn bị nghĩ lễ khởi công quá chu đáo đã khiến anh ta cảm động. Nhưng anh ta bước đến cạnh tôi và nói thế này.
“Chỗ ngồi của Thủ tướng thì có che, thế ở đây, nơi có 5000 người tham dự thì làm thế nào?”
Thế này là thế nào? Tôi suy nghĩ theo kiểu Hàn Quốc. Ở Hàn Quốc người ta chỉ chú ý đến chỗ ngồi của Tổng thống. Còn những người tham dự bình thường thì xếp hàng đứng chờ 2 tiếng đồng hồ ở ngoài nắng chang chang cũng là chuyện rất bình thường mà. Trong số có nhiều người xỉu nữa. Có vẻ như tôi không hiểu, trưởng phòng thư ký nói luôn.
“Hoặc anh căng bạt cho luôn cả 5000 người, hoặc là tháo bạt ở chỗ ngồi của Thủ tướng. Không thể có chuyện một mình Thủ tướng ngồi chỗ mát được”.
Tôi thật sự sốc. Không ngờ lại có viên chức nghĩ đến người dân như thế này. Tôi đi khắp thế giới nhưng bây giờ mới biết mình còn kém thế giới hoá hơn cả những người khác. Việc chuẩn bị cho lễ khởi công, tôi đã quá làm theo kiểu của Hàn Quốc và đã quá quan liêu.
Trường phòng thư kí đề nghị tháo cái bạt chỗ ngồi của Thủ tướng. Vì không thể căng bạt đủ cho 5 ngàn người trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Nhân viên của công ty chúng tôi bàn với người Malai nhưng kết luận vẫn là không thể căng nổi 6000 mét vuông trong thời gian ngắn như vậy. Tôi vẫn không từ bỏ. Vừa cơm trưa, tôi vừa tìm cách.
“Một ngày thì có thể giăng khoảng 300 mét vuông được đúng không?”.
Công nhân Malaisia bảo chuyện ấy hoàn toàn là có khả năng.
“Vậy chúng ta cứ gọi 20 công ty, mỗi công ty làm 300 mét là được”.
Lập tức, chúng tôi gọi cho các công ty Malaysia. Thậm chí có công ty còn nói sẽ giăng được cả 600 mét. Chúng tôi bắt đầu chia làm 12 phần rồi giăng bạt. 7h sáng hôm sau, công việc hoàn thành, dọn vệ sinh xong là 8h. Một tiếng trước khi bắt đầu, trưởng phòng thư ký đến với vệ sĩ hôm qua lại đến, ông ta tròn mắt ngạc nhiên.
“Ông Lee, làm sao ông có thể làm được vậy?” Ông ta cứ nghĩ là sẽ tháo bỏ cái bạt nơi Thủ tướng ngồi, không ai nghĩ chúng tôi giăng hết toàn bộ 6000 mét vuông. Ngạc nhiên thì cũng đúng thôi. Đến đây, mọi việc thì suôn sẻ.
Sau khi em sân khấu xong, viên trưởng phòng lại hỏi tôi.
“ Hai cái ghế này sao lớn thế”
“Đây là ghế của vợ chồng Thủ tướng ngồi mà”.
Vị trưởng phòn thư ký lắc lắc đầu, nhìn tôi
“Cái mông Thủ tướng lớn hơn mọi người sao?”.
Ông ấy đang yêu cầu lấy cái ghế bằng với mọi người. Tôi lại một lần nữa bị sốc. Tuy Malaysia kinh tế lạc hậu hơn chúng tôi, nhưng nhận thức của những nhà chính trị nơi đây lại đi trước chúng tôi một bậc. Tôi cảm nhận được rằng sẽ có một ngày không xa, Malaysia sẽ theo kịp Hàn Quốc.
Thủ tướng Mahathir bắt đầu đọc diễn văn. Ông đọc bằng tiếng Malaysia, trong đám đông thường có những tiếng cười ầm lên. Tôi chẳng hiểu gì, nhưng ngồi im thì cũng ngại vì vậy để hòa vào bầu không khí, và chắc là ông đang nói cái gì đó thú vị nên tôi cũng cười theo.
Một vị quan chức Malaysia thấy tôi cười, thúc vào sườn tôi.
“Ông Lee, ông có hiểu gì không mà cười?”.
Tôi cụt hứng, ông ta giải thích.
“Ông ấy nói công ty xây dựng Huyndai là một tên trộm. Vì họ là tên trộm nên các bạn phải nhanh nhanh học hỏi họ để mà đuổi họ đi”.
Và đây là lần thứ 3, tôi gặp cú sốc tại lễ khởi công câu cầu Pinang.
“Không thể chỉ che mát cho chỗ ngồi của Tổng thống. Ghế ngồi của Tổng thống không thể lớn hơn. Công trình có thể giao cho doanh nghiệp nước ngoài nhưng mục đích giao cho họ làm phải rõ ràng”.
Nhận thức như thế này bắt đầu từ toàn cầu hóa của những nhà lãnh đạo chính trị. Nhờ vào những nhà lãnh đạo có thế giới quan và giá trị quan lịch sử rõ ràng, có tầm nhìn quốc gia mà quan chức của chính phủ đó cũng đã được toàn cầu hóa.
Tôi cho rằng chính phủ hay doanh nghiệp thì phải thưc hiện toàn cầu hóa trước khi yêu cầu người dân thực hiện. Lãnh đạo đất nước phải thay đổi thì cộng đồng công chức mới thay đổi. Cộng đồng công chức trong sạch thỉ đất nước sẽ thay đổi. Thủ tướng Mahathir, chính ông là ví dụ tốt cho thấy những nhà chính trị toàn cầu hóa lãnh đạo nền kinh tế đất nước thế nào.
Phần 8. Cuộc chiến giữa Marcos và Imelda
Chúng tôi chiến thắng vẻ vang ở Malaysia nhưng lại bị thua ở Philippines. Công ty Marubeni thua ở dự án cầu Penang lại giành được chiến thắng trước chúng tôi trong gói thầu đường dây cấp điện tại đây.
Cuộc đấu thầu cạnh tranh quốc tế dự án đường dây tải điện trị giá 150 triệu USD được thực hiện vào năm 1985, một năm trước ngày vợ chồng Tổng thống Marcos và phu nhân Amelda phải lưu vong chính trị. Cũng giống như thời kỳ cuối của chính quyền tất cả các nước đang phát triển, làm dự án thời ấy tại Philippines cũng bị quyền lực can thiệp sâu sắc. Tuy nhiên, ở Philippines thì hiện tượng này quả thật là nhiều màu sắc.
Marcos và Amelda là hai vợ chồng, họ chẳng có lý do gì để có thể xem nhau là kẻ thù cả, nhưng những người đứng về hai đầu dây Marcos và Amelda lại mang tư tưởng hoàn toàn khác nhau. Với các công ty nước ngoài thì thật khó để xác định rốt cuộc nên đứng đầu dây bên nào mới thắng. Nếu nhìn từ kết quả của dự án thầu đường dây tải điện thì có thể xem Marubeni, người phía Amelda đã thắng được Huyndai, vốn tin vào dây Marcos.
Thị trường xây dựng của Philippines thời Tổng thống Marcos hoàn toàn do các công ty Nhật Bản độc chiếm. Các công ty Nhật Bản cấu kết với chính quyền độc tài, Marubeni đã giành rất nhiều công trình tại Philipin và nổi tiếng về việc cấu kết với chính quyền.
Kết quả thầu lần đầu Huyndea ở vị trí số 1, Marubeni ở vị trí thứ 2. Lần đấu thầu cuối cùng cũng chỉ là sự đối đầu giữa hai công ty. Một cuộc phân xử trúng thầu.
Chúng tôi dựa vào những mối quan hệ của một người có năng lực để móc nối với đường dây của Tổng thống Marcos. Ngược lại, phía Marubeni thì lại lấy một người thân cận với Amelda để làm đại diện cho mình. Cả hai bên đều biết quá rõ tình hình của nhau. Thời ấy, chỉ cần cho viên chức Philippines chút tiền là họ có thể cung cấp cho bạn những tài liệu quan trọng.
Cuộc chiến giữa Huyndai và Marubeni trở thành cuộc chiến công khai giữa những người đại diện. Chính phủ và giới chính trị của Philippines cũng chia làm hai phe Marcos và Amelda. Một cuộc đi săn của tầng lớp công chức hủ bại Philipin.
Tôi cùng với Phó giám đốc phụ trách phần điện, Yu Che Hwan sang Philippines đến 5-6 lần để gặp người quản lý dự án cũng như các chính trị gia. Mỗi lúc như vậy, tôi lại thêm một lần chứng kiến một chính quyền sai trái làm hàng chục triệu người dân rơi vào khổ sở như thế nào. Chẳng lẽ các nước đang phát triển không có đất nước nào có cộng đồng công chức trong sạch hay sao? Hay đã là chính phủ độc tài thì nơi nào cũng như nhau? Năm 1985, tôi thực sự cảm thấy tuyệt vọng tại Philippines.
Dự án đó thành dự án của Marubeni. Chẳng có sự giải thích chính đáng về việc trúng thầu nào cả. Chỉ có một nguyên lý duy nhất, theo lời của đại diện phía chúng tôi, người gần với Marcos, đã nói sau khi công bố người trúng thầu.
“Marcos thua Amelda, ngoài ra chẳng có lý do gì khác”.
Một năm sau, tháng 2 năm 1986, chính quyền Aquino được thành lập. Năm đó, chúng tôi trúng thầu dự án xây dựng trụ sở mới của Ngân hàng phát triển châu Á tại Manila. Sau khi khởi công, có bữa tiệc gặp gỡ, tôi đã gặp và có ấn tượng rất tốt về Tổng thống Aquino và Tổng tham mưu trưởng Amos , tôi có một ấn tượng rất tốt về bà. Cũng giống như thủ tướng Mahathir của Malaysia, đẳng cấp của họ hoàn toàn khác xa với những người thuộc chính quyền Marcos.
Tổng thống Aquino có bài diễn thuyết tại buổi tiệc. Trong khi các viên chức nội các và khách mời đều đã ổn định chỗ ngồi, nhưng ham mưu trưởng lục quân Ramos, người được coi là có thế lực trong chính quyền mới, lại ngồi một cách khiêm tốn ở một hàng cuối cùng. Cách ứng xử của Tổng thống Aquino cũng hết sức giản dị. Đến mức người ta không tin nổi bà lại là Tổng thống của một nước. Đi theo bà, chỉ vọn vẻn có 2 vệ sĩ mà thôi.
Diễn thuyết xong, đến phần tiệc cocktail, Tổng thống Aquino tiến đến và chào tôi. Tôi chào lại rồi hỏi bà:
“Việc bảo vệ cho Tổng thống đơn giản như thế này, bà không sợ sẽ có vấn đề gì sao?”
Bà chính là người trực tiếp chứng kiến và vẫn còn nhớ rất rõ cảnh chồng bà, ông Aquino bị ám sát tại sân bay, việc lo lắng bà có mắc bệnh sợ bị ám sát cũng là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, vị nữ Tổng thống quyền lực này lại nở nụ cười và nói:
“Tôi tham gia bầu cử và trở thành Tổng thống là để đưa Philippines nhắm đến nền dân chủ. Dân chủ hóa là một mong muốn của cả dân tộc Philippines. Không có Aquino thì không có nghĩa là quá trình dân chủ của chúng tôi sẽ bị thất bại. Dù bây giờ ai làm Tổng thống thì dân chủ hóa là điều tất nhiên thôi. Nhưng ở một nước nghèo như chúng tôi, để bảo vệ mạng sống của Tổng thống, có nhất thiết cần đến nhiều vệ sĩ như vậy hay không?
Đúng là một nhà lãnh đạo mới, những lời nói thật cảm động.
Tổng thống Aquino vừa đi, thì tướng quân Ramos tiến đến.
“Thời chiến tranh Hàn Quốc, chúng tôi có sang giúp Hàn Quốc. Khi đó, thu nhập của người dân Hàn Quốc chỉ có 60 USD, còn của Philippines là 700. Thế mà bây giờ ngược lại chúng tôi lại quay trở lại vị trí phải nhận sự giúp đỡ của Hàn Quốc. Lý do đó chỉ có một, nền chính trị sai lầm. Nay nền chính trị đã đi đúng hướng, sớm muộn gì chúng tôi cũng sẽ theo kịp Hàn Quốc mà thôi.”
Trong lúc đối thoại với Ramous, trong tôi có một dự cảm mãnh liệt rằng một lúc nào đó, Ramos sẽ trở thành Tổng thống Philippines và ngày ông trở thành Tổng thống Philippines rồi sẽ thực sự đi vào quĩ đạo phát triển. Và đúng như dự đoán, ông trở thành người kế nhiệm Tổng thống Aquino, thúc đẩy xây dựng kinh tế. Một Mahathir thứ 2 xuất hiện.
Phần 9. Lời hứa thực hiện sau 20 năm
Đó là câu chuyện xảy ra đã hơn 30 năm trước, thời tôi còn làm kế toán ở công trình xây dựng đường cao tốc Thái Lan.
Có một người thợ tên Choi làm việc tại công trình. Ông ấy quản lý các tài xế người Thái và là người có năng lực làm việc bằng cả 10 nhân viên tốt nghiệp đại học mới ra trường.
Người Thái dưới quyền ông phản đối chỉ thị công việc rồi bắn vào ngực ông 6 phát đạn. Rất may, ông ấy không chết và được đưa vào bệnh viện Pattani rồi nằm ở đó suốt gần 1 tháng. Mọi người thay nhau truyền máu, còn tôi thì ban ngày lo làm việc tại công trường, ban đêm đến bệnh viện chăm sóc ông. Nhưng rồi càng ngày sức khỏe ông ấy càng yếu đi. Một lần ông nói với tôi thế này.
“ Kế tóan Lee là người có năng lực, vì vậy chắc chắn sau này sẽ trở thành nhân vật quan trọng ở công ty. Khi đó nếu gia đình tôi có đến tìm thì đừng tỏ ra không quen biết, hãy giúp một lần thôi nhé”.
“ Khi đó không biết tôi đang làm gì, nhưng nếu là việc tôi giúp được thì tôi sẽ giúp, tôi hứa”.
Đó cũng chính là lời nói trăng trối cuối cùng của ông ấy. Hai ngày sau, ông ấy ra đi ở nơi đất khách quê người.
Rồi 20 năm sau, khi tôi đã trở thành giám đốc, có một người phụ nữ điện thoại đến.
“Tôi là vợ của ông Choi, người đã từng làm việc với Giám đốc ở dự án tại Thái Lan ngày xưa. Nếu giám đốc còn nhớ thì tôi sẽ đến, còn nếu không nhớ thì tôi sẽ không đến gặp đâu”.
Thư ký của tôi nói cho tôi biết có một cú điện thoại như vậy, tôi lập tức nói mời người phụ nữ đến.
Người phụ nữ ấy tìm đến rồi trao cho tôi một bức thư. Các góc thư đã sờn cũ, màu cũng chuyển bạc tự thuở nào.
“Mình à, có thể tôi không thể sống mà quay về được. Ở đây tôi quen một người làm kế toán tên Lee, cậu ấy là người tốt và rất có năng lực. Sau khi tôi chết, một mình mình nuôi dạy con cái và nếu có khó khăn gì thì hãy tìm đến nhờ cậu ấy giúp đỡ, nhưng chỉ một lần thôi. Dù có vất vả thế nào thì mình hãy cố gắng nuôi dạy con thật tốt bằng chính sức mình. Sau khi con tốt nghiệp cấp 3, nếu thực sự khó khăn thì hãy đến tìm cậu ấy, biết đâu giúp được chuyện gì..”
Trước mắt tôi lại hiện lên hình ảnh anh Choi đầm đìa mồ hôi và vất vả tại công trình. Ánh mắt và khuôn mặt hốc hác của ông tại bệnh viện sau khi bị bắn, để lại “di chúc” cho tôi hại lởn vởn.
Người phụ nữ ấy đã làm đúng như lời chồng dặn. Một mình nuôi con tốt nghiệp trường dạy nghề trung cấp, nhưng cậu con trai xin việc mãi mà không được, bà đành đến tìm tôi. Cảm giác như bức thư gửi 20 năm trước tìm tôi vậy.
“Dạ cô cần cháu giúp gì ạ?”.
“Tôi rất cảm ơn nếu anh xin việc cho con trai tôi, và giá như cho nó được ra nước ngoài làm việc…..”.
“Vậy thì cô đừng lo, từng đó thì cháu có thể giúp được”.
Không cần người phụ nữ ấy nói ra, tôi cũng tưởng tượng đủ nỗi vất vả mà bà đã phải chịu đựng. Dù bà sống nghèo khổ, nhưng không vì nghèo khổ mà đánh mất tư cách của mình. Bà có lòng tự trọng. Tôi chợt nhớ đến mẹ của mình.
“Cô còn cần cháu giúp đỡ gì nữa không ạ?”
“Không đâu, chồng tôi dặn chỉ nhờ vả một lần. Dù có thế nào, tôi cũng sẽ không nhờ cậu nữa đâu”.
Đúng như nguyện vọng của bà, con trai bà vào làm việc tại công ty xây dựng Huyndai, và cũng ngay lập tức được cử ra công trình xây dựng ở nước ngoài. Từ đó về sau, người phụ nữ đó cũng không bao giờ xuất hiện nữa.
Phần 10. Những người tôi không thể quên.
Công trường xây dựng chẳng khác gì chiến trường. Trong quá trình xây một thứ từ không thành có, nguy hiểm luôn luôn thường trực. Vì vậy, chúng tôi đã mất đi nhiều sinh mệnh trẻ. Thời xây dựng đường cao tốc Seoul- Busan, trong vòng 2 năm thi công toàn con đường, đã có đến 77 người hy sinh. Vào những năm 1980, riêng ở thị trường nước ngoài, mỗi năm có đến 30-40 phải ra đi.
Khi chạy trên đường cao tốc Seoul –Busan, hay khi đi xem nhửng cơ sở vật chất, cảng, trạm phát điện to lớn tại Trung Đông, tôi lại nghĩ về những con người đã hy sinh mạng sống ấy rồi nghiêm mình kính cẩn. Chẳng phải là cái chết của những người như họ đã duy trì cuộc sống của tôi, của xã hội chúng ta và của đất nước này hay sao? Cái chết của họ cống hiến cho cuộc sống của những người đang sống như chúng ta, chứ không phải là cuộc sống của họ.
Bất cứ sự ra đi nào cũng đều để lại trong tim chúng tôi những nỗi đau sâu sắc. Thậm chí có những vụ việc khiến lòng tôi như bị xé ra từng mảnh. Đau thương nhất, xót xa nhất là sự ra đi của 60 công nhân của công ty Huyndai vào ngày 29 tháng 11 năm 1987 trên chiếc máy bay đang đi ngang bầu trời Mianma. Trên chuyến bay của hãng hàng không Daehan do Kim Hyun Hee lái bị nổ có những người lao động của chúng tôi. Họ đều là những người lao động công trường từng làm việc và vượt qua rất nhiều khó khăn tại Iraq.
Trong số đó, có 2 người tôi không thể quên được.
Người đầu tiên là Kim Tuk Bong, Phó giám đốc phụ trách và chịu trách nhiệm thiết bị phát điện ở hải ngoại của Huyndea. Cậu ấy cùng tuổi với tôi và là người rất chăm chỉ. Do đã làm rất nhiều công trình phát điện trong nước nên có thể nói cậu là một chuyên gia trong lĩnh vực này. Cậu ấy cũng cùng tôi sang Iraq nhiều lần để đấu thầu nhà máy nhiệt điện Al-Mussaib Irắc nên giữa chúng tôi cũng có nhiều tình cảm.
Tôi còn nhớ thời ấy do cứ mải miết với công việc nên cậu ấy chưa lấy được vợ. Tôi đốc thúc quá nên rồi cậu cũng lấy. Cái tuổi mà có con đi học, nhưng con cậu ấy lại mới học cấp 1.
Khoảng cuối năm 1987, cậu ấy lên làm Phó giám đốc. Vừa hoàn thiện công trình xây dựng nhiệt điện Al-Mussaib, tôi và cậu tiến hành bàn bạc với Chính phủ I rắc để nhận thầu công trình tiếp theo. Thời kỳ chiến tranh nên trạm phát điện là vô cùng cần thiết nhưng tài chính lại là vấn đề chủ chốt. Bỗng một hôm Phó giám đốc Kim lại nói mình muốn đi công tác nước ngoài.
“Tôi đi nhanh rồi về để hết năm”.
“Gần cuối năm rồi, cậu nghỉ ngơi sang đầu năm đi cũng được mà.”
“Không đâu, chắc tôi phải đi ngay bây giờ.”
Cuối năm dù có việc gì đi nữa, người ta cũng tránh, Phó giám đốc Kim lại xung phong đi.
“Bây giờ trong nước cũng rất bận, một tuần sau cậu đi được không?”
“Tôi không thể bỏ lỡ dịp này được”.
Hai ngày sau, anh lên máy bay. Mấy ngày sau có điện báo là phó giám đốc Kim sẽ quay về nên tôi bèn gửi điện nói cậu nhân tiện đi thì ghé Luân Đôn xem tình hình nguyên vật liệu thế nào. Anh bảo “Lần này tôi về, lần sau tôi sẽ ghé Luân Đôn” và ra thẳng sân bay. Và, chiếc máy bay định mệnh đó đã nổ tung trên vùng trời Mianma, còn cậu ấy thì không bao giờ trở lại được nữa.
Nghe vụ tai nạn, tôi tìm đến nhà cậu. Đứa con trai cậu chỉ ngây ngô rằng “Bố đi công tác dài hạn không biết bao giờ về”. Vợ cậu thì không tin nổi sự thật rằng chồng đã mất nên không đồng ý tham dự tang lễ tập thể. Cuối cùng, cô cũng bình tĩnh lại. Phó giám đốc Kim là người có chức vụ cao nhất trong những người đã mất. Nếu cô không tham gia thì không biết gia đình khác sẽ nghĩ như thế nào nên cũng quyết định tham gia lễ tang tập thể.
Ngày hôm đó, ở nhà tang lễ, trước bài vị cậu, tôi dâng quyết định thăng chức Phó giám đốc thành Phó giám đốc thứ nhất mà mím chặt môi. Đọc xong điếu văn và trở về chỗ ngồi, nỗi đau ấy càng đậm, đậm hơn cả nỗi đau trước cái chết của chính người thân tôi nữa.
Còn một người nữa tên Hwang. Khi tôi còn làm trưởng phòng tại nhà máy ở Gwanak, anh ấy đã là tài xế vận hành thiết bị nặng từ trước đó rất lâu. Anh sang Irắc làm việc và rồi một hôm, anh bỗng gửi cho tôi một bức thư.
“Tôi đã làm việc ở Huyndai trên 30 năm, cả đời làm việc ở đây. Vậy mà tôi vẫn không trở thành người có chuyên môn chính thức và mãi mãi là người lao động bình thường. Nguyện vọng của tôi cho đến cuối đời là con trai duy nhất của tôi được trở thành nhân viên chính thức của Huyndai. Thằng con trai tôi năm nay đã tốt nghiệp đại học, kẻ làm cha kém cỏi như tôi lại suốt ngày ở đất khách quê người nên không thể dạy con giỏi giang vì thế có thi vào công ty cũng sẽ rớt mà thôi. Ngài giám đốc có thể nghĩ cho kẻ làm công cả đời ở Huyndai như tôi mà dành cho con tôi chút đặc quyền được không? Tôi rất xin lỗi về sự nhờ vả riêng tư không phù hợp với quy định công ty. Rất mong ngài giúp đỡ ”.
Trái tim tôi như ngừng đập. Tôi cảm nhận được tình cảm của người cha trong bức thư gửi về từ miền cát nóng. Riêng việc anh đã làm cả cuộc đời tại một công ty đã là việc phải đánh giá cao. Tôi gọi cậu con trai đến và đăng ký thi, đúng là kết quả không tốt. Nhưng nhìn vào kỹ năng khác thì cậu ấy hoàn toàn có đủ tư cách làm việc và tôi đồng ý tuyển dụng cậu.
Và rồi, ông tiếp tục gửi một bức thư cảm ơn đến.
“Tôi đã thỏa nguyện vọng cả cuộc đời mình. Sau khi nó vào công ty, tôi dự định cho nó lập gia đình luôn. Tôi sẽ về nước lần này để tham dự đám cưới nó. Khi ấy, tôi sẽ đến chào ngài…”.
Tuy nhiên, tôi không bao giờ được người cha ấy chào lần nữa. Anh ấy đã ra đi mãi mãi trên không phận Mianma.
Mỗi lần nghĩ đến cái chết của họ, tôi không khỏi hoài nghi về trách nhiệm chân chính của những người giám đốc, Chủ tịch hay người điều hành cao nhất công ty. Thậm chí có lúc tôi còn cảm thấy thà mình chết thay họ. Chúng ta đang sống bằng sự hy sinh của quá nhiều người mà không để lại tên tuổi. Chỉ khi công ty, xã hội không quên sự hy sinh của họ thì đó mới là xã hội có giá trị để sống. Ở một xã hội, một công ty không biết quí trọng cái chết thì làm sao có thể quí được những sinh mạng còn sống.