Ngữ pháp Tiếng Hàn: CÁC HÌNH THỨC KẾT THÚC CỦA ĐỘNG TỪ – Phần 4

23. –든지

23.1 – Một sự lựa chọn sẽ được đưa ra ở vế trước. Quyết định tùy thuộc vào người nghe. ‘-든가’ có thể được sử dụng. Tuy nhiên tính cấp bách để làm nên chọn lựa hay quyết định thì khá yếu. Khi được sử dụng với hình thức ‘-든지말든지’ một lựa chọn ‘có’ hoặc ‘không’ sẽ được đề nghị.

Ví dụ:

+ 네가 무엇을 하든지 난 상관하지 않겠어.

  • Bất kể là bạn làm gì cũng chẳng liên quan đến tôi.

+누구를 만나든지 친절히 대해야 하지요.

  • Bất kể là gặp ai thì cũng phải đối xử một cách tử tế.

+ 책을 읽든지 말든지 마음대로 해.

  • Bất kể là đọc sách hay không thì hãy cứ làm theo ý mình đi.

+ 술을 마시든지 담배를 피우든지 지나치게 하지 마세요.

  • Bất kể là uống rượu hay hút thuốc thì cũng đừng uống và hút quá mức.

+ 가든지 안가든지 빨리 결정하세요.

  • Bất kể là đi hay không thì hãy quyết định nhanh đi.

23.2 -다(라,자)든지

Được gắn với hình thức câu dẫn gián tiếp ‘-(,)고하든지

Ví dụ:

+ 건강이 좋지 않으니까 휴학을 한다든지 해야 할 것 같아요.

  • Vì sức khỏe không tốt nên phải làm gì đấy, kêu nghỉ học chẳng hạn.

+ 의견을 물으면 좋다든지 나쁘다든지 대답을 해야지요.

  • Nếu hỏi ý kiến thì phải trả lời tốt hay xấu chứ.

+ 아버지께서 가라든지 하셔야 제가 마음을 놓고 떠날 수 있습니다.

  • Ba phải nói đi thì tôi mới quyết tâm lên đường.

+ 약을 먹으라든지 주사를 맞으라든지 의사가 말을 해주겠지요.

  • Hãy làm theo lời bác sĩ bất kể là uống thuốc hay tiêm.

+ 친구가 가라든지 하면 어디든지 따라갈 거예요?

  • Nếu bạn bảo đi thì bất kể đâu cũng sẽ đi theo sao?

24. – ( như)

Tương tự ý nghĩa với danh từ ‘듯’. Tuy nhiên cách sử dụng lại hoàn toàn khác. Thỉnh Thoảng cũng sử dụng ‘듯이’.

Ví dụ:

+ 물 쓰듯이 돈을 쓰면 되겠니?

  • Nếu tiêu tiền như nước cũng được sao?

+ 비오 듯 흐르는 눈물을 어떻게 막을 길이 없었어요.

  • Không có con đường nào có thể làm thế nào để ngăn dòng nước mắt đang tuôn như mưa.

+ 그는 뛰어가 듯 빠른 걸음으로 가버렸습니다.

  • Anh ta đã bỏ đi với bước chân vội vã như chạy.

+ 그는 밥 먹듯이 거짓말을 하는 사람입니다.

  • Anh ta là kẻ nói dối như cơm bữa.

+ 강물이 바다에서 다시 만나 듯이 우리도 언제가는 다시 만날 겁니다.

  • Chúng ta đến một lúc nào đó sẽ gặp lại nhau như dòng sông gặp lại nhau ngoài biển lớn.

25. – ()ㄴ들

Những gì được liệt kê ở vế sau không bị hạn chế bởi những gì nói đến ở vế trước. Mặt khác, mệnh đề trước không liên quan đến kết luận được nói đến ở mệnh đề sau. Mệnh đề sau thường là những câu hỏi mang tính cường điệu. Mang ý nghĩa ‘bất chấp ai đó nói…”

Ví dụ:

+ 값이 비싼들 얼마나 비싸겠니?

  • Bất kể là mắc nhưng mắc thì mắc đến bao nhiêu?

+ 기름이 없으니 난로가 있은들 무슨 소용이 있어요?

  • Có lò sưởi mà không có dầu thì có ích gì?

+ 분 고집이 세니 얘기한들 뭘해요?

  • Cố chấp như vậy thì nói chuyện làm gì?

+ 누가 뭐라고 한들 자기 일만 잘하면 되지, 뭐

  • Bất kể ai nói gì, việc mình mình làm tốt là được chứ gì đâu.

+ 실패하고나서 후회한들 무슨 소용이 있겠니?

  • Thất bại rồi hối hận thì có ích gì?

Hầu hết các vĩ tố kết thúc khi liên kết với một vị ngữ danh từ ‘Danh từ -이다’, thì ‘으’ trong ‘-은들’ sẽ được thay thế bởi ‘-이’ trong ‘이다’. Vì vậy ‘-(으)ㄴ들’ sẽ trở thành ‘-(이)ㄴ들. Trong trường hợp này chủ ngữ của vị ngữ danh từ sẽ không xuất hiện trong câu và vị ngữ danh từ sẽ có chức năng như một trợ từ.

Ví dụ:

+ 돈이 없으니 난들 어쩌겠지?                                     

  • Không có tiền thì tôi phải thế nào đây?

+ 그 사람인들 무슨 힘이 있어요?                                

  • Anh ta thì có sức mạnh gì chứ?

+ 실력이 있으면 그런일 인들 못하겠어요?

  • Nếu có thực lực thì việc đó không thể làm được sao?

그렇게 좋은 환경에서 누군들 성공 못하겠습니까?

  • Ở trong môi trường tốt như thế ai lại không thể thành công?

부모님 상을 당했으니 그분 마음인들 얼마나 슬프겠어요?

  • Chịu tang bố mẹ thì lòng anh ta đau biết mấy?

26. – ()

26.1     Mệnh đề trước là nguyên nhân, điều kiện hoặc giả thiết cho mệnh đề sau. Mệnh đề trước dựa trên kinh nghiệm của người nói. Khi động từ ở vế trước là động từ chỉ hành động thì thường thêm vào động từ bổ trợ

            ‘-아(어/여)보다’.

Ví dụ:

+  이야기를 들어본즉 그런 듯하군요.

  • Nghe câu chuyện và làm như thế.

+ 생각해본즉 역시 내 생각이 짧았던 것 같소.

  • Suy nghĩ mới thấy suy nghĩ của mình dường như nông cạn quá.

+ 내가 현장에 가 본즉 전근로자들이 열심히 일하고 있었다.

  • Có đi thứ đến công trường mới thấy người lao động đang làm việc rất chăm chỉ.

+ 그녀한테 말을 시켜본즉 교양이 있더라.

  • Nói chuyện với cô ấy mới thấy cô ấy có trình độ.

+ 본 시장 사꾼이란 말이 많은즉 쉽게 믿으면 안 되죠.

  • Nếu tin dễ dàng vào mấy lời nói của dân buôn bán là không được.

26.2 -(으)ㄴ즉……N-이다: Theo như…thì đó là….

Trong hình thức như trên và câu không có chủ ngữ. Mệnh đề trước đưa ra một đề nghị cho mệnh đề sau.

Ví dụ:

+ 그분의 글씬즉 보기 드문 명필입니다.

  • Nhìn nét chữ vị ấy thì thấy đó là nét chữ rất hiếm thấy.

+ 아버님의 말씀인즉 형제 간에 우애가 필요하단 것입니다.

  • Nghe lời ông thì thấy giữa anh em cần có tình yêu thương lẫn nhau.

+ 사장의 성격인즉 불같은 성품이라나.

  • Tính tình của giám đốc là tính cách nóng như lửa

+ 그 주방장의 솜씨인즉 따를 사람이 없습니다.

  • Tay nghề của vị đầu bếp đó không có ai theo được.

+ 사실인즉 시간보다 흥미가 없는 것이 문제죠.

  • Sự thật, so với thời gian thì việc không có hứng thú mới là vấn đề.

27. – () (nhưng)

27.1     Hai mệnh đề trái ngược nhau được nối cùng nhau trong một mối quan hệ trái ngược.

Ví dụ:

+ 비는 오나 바람은 불지 않는군요.

  • Mưa nhưng gió lại không thổi.

+ 약은 먹었으나 아직도 감기가 낫지 않았어요.

  • Uống thuốc nhưng vẫn không hết bệnh cảm.

+ 그 의견에 따르긴하겠으나 책임은 지지 못하겠습니다.

  • Sẽ theo ý kiến anh ấy nhưng sẽ không chịu trách nhiệm.

+ 값은 좀 비싸나 그래도 질은 괜찮지요.

  • Giá tuy mắc nhưng chất lượng tốt.

+ 그 사람은 얼마 전에 부자였으나 이제 거지가 되고 말았어요.

  • Người đó cách đây không lâu là một người già nhưng kết cục bây giờ lại trở nên như thế này đây.

27.2    Hai trường hợp theo sau được minh họa hoàn toàn khác nhau, mang ý nghĩa tương phản mạnh mẽ như ở trường hợp của ‘-(으)나’

–(으)로보나: Bất cứ hướng nào (cái nào) được xem xét

Được sử dụng với một mệnh đề danh từ chứa đại từ nghi vấn và những từ khác, một cảm giác không rõ ràng cho quyết định ở vế sau.

Ví dụ:

+ 그 학생은 어느 면으로 보나 모범생이군요.

  • Em học sinh đó dù nhìn ở phương diện nào cũng là học sinh gương mẫu.

+ 무엇으로 보나 그분은 지성인입니다.

  • Dù nhìn cái gì thì anh ta cũng rất trí thức

+ 어디로 보나 그 사람은 나무랄 데가 없다.

  • Dù nhìn chỗ nào thì người đó cũng không có chỗ nào để khiển trách.

+ 어느 면으로 보나 한국의 장래는 밝습니다.

  • Dù nhìn ở phương diện nào thì tương lai của Hàn Quốc cũng tươi sáng.

+ 어느 면으로 보나 그 사건은 아는 사람의 소행입니다.

  • Dù nhìn ở phương diện nào thì sự cố đó là hành động của người biết rõ.

-(으)나마나: Vô ích

‘마나’ được tạo nên từ ‘말다’.  Những gì được mô tả phía trước là những hành động vô ích

Ví dụ:

+ 그런 책임감 없는 분은 만나나마나입니다.

  • Gặp người không có tính trách nhiệm thật vô ích.

+ 너무 늦어서 지금은 가나마나예요.

  • Quá trễ rồi giờ đi là vô ích

+ 그것쯤 먹으나마나.

  • Nhiêu đó ăn cũng vô ích.

+ 남의 공책을 베끼는 숙제는 하나마나예요.

  • Bài tập mà copy từ vở người khác thì làm có ích gì.

+그 사람에게는 부탁하나마나 들어주지 않을겁니다.

  • Có nhờ vả anh ta cũng vô ích, anh ta chẳng nghe đâu.

28. –()나마 (thậm chí, mặc dù)

28.1     ‘-(으)나마” theo sau một từ có thể biến cách. Người nói thể hiện sự không thỏa mãn với một tình huống hay tình trạng nào đó. Mang ý nghĩa của ‘-더라도’ hoặc ‘-지만’

Ví dụ:

+ 비록 마음에 쏙들지는 않으나마, 그대로 인정하기로 했습니다.

  • Mặc dù lòng không vui nhưng đã quyết định công nhận như thế.

+ 많지는 않으나마, 성의로 받아주십시오.

  • Tuy không nhiều nhưng xin hãy nhận thành ý của tôi.

+ 맛은 좋지 않으나마, 좀 들어보세요.

  • Tuy mùi vị không thơm nhưng xin hãy dùng thử.

+ 도와주지는 못하나마, 왜 나쁘게 말합니까?

  • Tuy không thể giúp nhưng tại sao lại nói xấu như vậy?

+ 이것은 적으나마, 제 성의로 받아주세요.

  • Cái này tuy ít nhưng xin hãy nhận thành ý của tôi.

28.2 Nếu vị ngữ danh từ ‘Danh từ +이다’ được sử dụng với ‘-나마’ thì không có chủ ngữ, nó trở thành một trợ từ.

Ví dụ:

+ 하루 1시간이나마 책상 앞에 앉아있으면 좋겠어요.

  • Một ngày ngồi vào bàn tuy chỉ một tiếng thôi cũng tốt biết mấy.

+ 헌옷이나마 깨끗이 빨아서 입혀야죠.

  • Tuy là áo cũ nhưng giặt sạch sẽ rồi thì phải mặc cho chứ.

+보리쌀이나마 많이 만있다면 무슨 걱정이에요.

  • Tuy là gạo lúa mạch nhưng nếu có nhiều thì lo lắng gì chứ.

+ 밥한 그릇이나마 나눠먹는 것이 친구죠.

  • Tuy chỉ là một chén cơm nhưng chia sẻ cho nhau mới là bạn bè chứ.

+ 지금 가진 돈이 없는데 이거나마 차비에 보태 쓰세요.

  • Bây giờ không có tiền tuy chỉ có nhiêu đây thôi nhưng hãy sử dụng vào việc hỗ trợ tiền xăng xe.

29. –()

Những gì được mô tả ở vế trước đưa đến quan điểm ở vế sau. Tùy thuộc vào nội dung mà ý nghĩa khác.

29.1     Nội dung vế trước cung cấp một nội dung mang tính thời gian cho mệnh đề sau.

Ví dụ:

+ 12시가 되니, 배가 고픕니다.

  • 12 giờ rồi nên đói bụng

+강남갔던 제비가 돌아오니, 곧 봄이 되겠죠.

  • Chim én từ Giang Nam trở về, vậy là sắp đến mùa xuân.

+ 방학이 되니, 모두가 고향을 찾아내려 갔군요.

  • Kì nghỉ nên tất cả đi về quê.

+ 해가지니, 석양에 저녁 노을이 져서 예쁘군요

  • Mặt trời lặn, ánh nắng hoàng hôn xế tà thật đẹp.

+ 해가 떴으니, 어서 일어나 출근준비를 해야죠.

  • Mặt trời lên rồi, mau thức dậy, chuẩn bị đi làm chứ.

29.2     Mệnh đề trước trở thành lý do, nguyên nhân hay nền tảng cho mệnh đề sau. ‘-(으)니까’ có thể được sử dụng thay.

Ví dụ:

+ 시간이 없으니, 좀 서둘러 공항으로 가세요.

  • Vì không có thời gian nên vội vã đi đến sân bay.

+ 부지런히 일하는 걸보니, 성공할 것 같습니다.

  • Làm việc chăm chỉ thì chắc sẽ thành công.

+ 몸이 좀 불편하니, 오늘 하루는 쉴까합니다.

  • Cơ thể hơi khó chịu nên hôm nay định nghỉ một ngày.

+ 세상은 말이 많으니, 말을 말을까하노라.

  • Vì miệng lưỡi thế gian rất nhiều nên đừng nói gì.

+ 과음하여 속이 쓰리니, 약 좀 먹어야겠소.

  • Vì uống nhiều nên xót ruột, chắc phải uống chút thuốc.

+ 집을 나간 아이가 안 돌아오니 웬일 일까요?

  • Đứa bé ra khỏi nhà rồi không quay về, không biết có việc gì không?

+ 늘 잘하던 사람이 오늘은 실수가 많으니 이상한데요.

  • Người luôn làm tốt mọi việc hôm nay lại mắc rất nhiều lỗi, thật là kì lạ.

30. – ()ㄹ락 말락 (dường như là,…nhưng…)

Dùng khi diễn tả một hành động có thể xảy ra nhưng lại không xảy ra. Thông thường ‘(으)ㄹ락말락’ được sử dụng với động từ mang tính phủ định ‘말다’. Nếu động từ ‘하다’ theo sau thì trở thành hình thức ‘-(으)ㄹ락말락하다’. Động từ ở vế trước phải là động từ chỉ hành động.

Ví dụ:

+ 그 남녀는 들릴락 말락 한작은 소리로 속삭였어요.

  • Đôi nam nữ đó đang than thở bằng một giọng tiếng được tiếng không.

+ 아침부터 비가 올락 말락하는군요.                                                                    

  • Từ sáng nay đã có chỗ mưa chỗ không mưa.

+ 그 남자는 무슨 말을 할락 말락 하다가 그만두었어요.

  • Anh ta đang thì thầm gì đó rồi lại thôi.

+ 애기가 잠이 들락 말락 할때 손님이 와서 깼어요.

  • Lúc em bé đang ngủ chập chờn thì khách đến nên đã thức dậy.

+ 용돈이 떨어질락 말락 할때 고향에서 돈이 왔어요.

  • Lúc đang tiêu gần hết tiền tiêu vặt thì lại có tiền từ quê gửi lên.

31. -()ㄹ망정 (mặc dù)

Mặc dù nội dung vế trước được chấp nhận nhưng những gì được theo sau vẫn được ưa thích hơn. Thông thường, mệnh đề trước tương phản ở mệnh đề sau với mục đích nhấn mạnh.

Ví dụ:

+ 죽음을 당할 망정 자유를 잃고 싶지 않습니다.

  • Mặc dù sẽ chết nhưng không muốn mất sự tự do

+ 비록 입는 옷은 누더기일 망정 마음 은곱다.

  • Mặc dù quần áo đang mặc thì xác xơ nhưng tấm lòng thì lại rất đẹp.

+ 도둑을 맞았을 망정 잠은 잘 잤습니다.

  • Mặc dù đã bị trộm nhưng vẫn ngủ ngon.

+ 빚을 질 망정 아이들의 교육은 계속되어야 합니다.

  • Mặc dù đang mắc nợ nhưng việc học của con cái vẫn phải tiếp tục.

+ 쌀이 없어 굶을 망정 자존심은 지키고 싶다고?

  • Không có gạo ăn để chết đói mà vẫn nói là phải giữ tính tự ái sao?

32. –() 뿐더러 (không chỉ…mà còn….)

Những gì được mô tả ở mệnh đề trước chỉ là một phần, mệnh đề sau sẽ được thêm vào trong mệnh đề trước. Cũng có thể sử dụng ‘-(ㅇ)ㄹ 뿐만 아니라’

Ví dụ:

+ 그는 공부도 잘할 뿐더러 집안일도 잘 돌봐.

  • Anh ta không chỉ học giỏi mà việc nhà cũng quán xuyến giỏi.

+ 그는 학자일 뿐더러 정치가 이기도 합니다.

  • Ông ta không chỉ là một học giả mà còn là một chính trị gia.

+ 요즘은 날씨도 더울 뿐더러 습기도 많지요.

  • Dạo này thời tiết không những nóng mà hơi ẩm cũng nhiều.

+ 돈은 벌기도 어려울 뿐더러 잘 쓰기도 힘들어요.

  • Không chỉ kiếm tiền khó mà tiêu tiền đúng cách cũng khó.

+ 그 책은 내용도 충실할 뿐더러 문장도 아름답습니다.

  • Quyển sách đó nội dung không chỉ đầy đủ mà câu văn cũng hay nữa.

33. – ()ㄹ수록 (càng…càng….)

Những gì được mô tả ở mệnh đề trước được gia tăng thêm.

Ví dụ:

+ 금강산은 볼수록 아름다워요.

  • Càng nhìn núi Geumgang càng thấy đẹp.

+ 집과 여자는 가꿀수록 좋아진다고 해요.

  • Nhà và phụ nữ càng trang trí càng trở nên đẹp hơn.

+ 쓰면 쓸수록 어려운 것은 말과 글이에요.

  • Cái mà càng dùng càng khó đó chính là lời nói và viết văn.

+ 가면 갈수록 태산이란 속담이 있지요.

  • Có câu tục ngữ rằng càng đi càng thấy núi Thái Sơn. (Càng đi càng khó khăn hơn)

+ 사귀면 사귈수록 두터워지는 게 우정이야.      

  • Tình bạn đó chính là càng chơi chung càng trở nên sâu đậm.

34. –()ㄹ지라도 (mặc dù)

Mặc dù những gì được liệt kê ở vế trước được chấp nhận nhưng quyết định là ở mệnh đề sau.

Ví dụ:

+ 난 날씨가 좋지 않을지라도 떠나겠소.

  • Cho dù thời tiết không tốt tôi cũng sẽ đi.

+ 아무리 힘들지라도 한번 해보겠어요.

  • Cho dù có khó khăn cũng sẽ thử một lần.

+ 친척사이라 할지라도 공과 사는 구별할 줄 알아야 해요.

  • Cho dù là mối quan hệ bà con họ hàng nhưng cũng phải biết phân biệt giữa công và tội.

+ 야단을 맞을지라도, 할 말은 해야지요.

  • Cho dù bị la thì cũng phải nói chứ.

+ 아무리 어린 아이일지라도, 무시해서는 안되지요.

  • Cho dù là chuyện trẻ con nhưng nếu xem thường là không được.

35. – ()ㄹ지언정 (mặc dù)

Người nói chấp nhận tính khả năng của ý định đi trước ‘-(ㅇ)ㄹ지언정’ nhưng bây giờ là những gì theo sau.

Ví dụ:

+ 아무리 잠꾸러기일지언정 아직도 못 일어났어요?

  • Cho dù là kẻ mê ngủ đi nữa thì giờ vẫn chưa dậy sao?

+ 차라리 권위를 다툴지언정 권세를 다투지 않겠습니다.

  • Mặc dù đấu tranh cho uy quyền nhưng sẽ không đấu tranh cho quyền thế

+ 동냥할지언정 그 사람 밑에서 일하지는 않겠어.

  • Dù đi ăn xin chứ sẽ không làm việc dưới người khác.

+ 굶을지언정 오늘은 잘 먹어야겠구요.

  • Mặc dù đói nhưng hôm nay phải ăn cho ngon vào.

+ 죽을지언정 수술은 받겠어요.

  • Dù chết cũng sẽ phẫu thuật.

36. –() (để….)

36.1      Một ý định của động từ phía trước được mô tả. Thường theo sau ‘-(으)려’ là 고, 면, 는, 니까, 던,….Động từ vế trước phải là động từ chỉ hành động.

Ví dụ: 

+ 여권신청을 하려고, 외무부에 갑니다.

  • Tôi đi đến bộ ngoại vụ để đăng kí làm hộ chiếu.

+ 진급을 하려면, 열심히 공부해야 합니다.

  • Phải học chăm chỉ để có thể lên lớp.

+ 연세대학으로 가려면 어떻게 가요?

  • Nếu muốn đến đại học Yonsei thì đi thế nào?

+ 해마다 유학가려는 학생수가 늘어나요.

  • Số lượng học sinh đi du học mỗi tăng đều tăng.

+ 피곤해서 잠을 자려는데, 전화가 걸려 왔습니다.

  • Vì mệt nên đang định ngủ thì điện thoại gọi đến.

+ 좋은 취직자리를 구하려니까, 힘이듭니다.

  • Để tìm một chỗ làm tốt thì thật là khó.

+ 오후 5시에 출발하려던 비행기가 엔진 고장으로 연착되었어요.

  • Máy bay định xuất phát lúc 5 giờ chiều đã đến muộn do hư động cơ.

+ 내가 친구한테 연락을 하려던 참에, 그 친구가 왔어요.

  • Đang định liên lạc với người bạn đó thì bạn đã đến.

36.2 -(으)려고하다‘định sẽ…’

Một ý định hay một kế hoạch liên quan với động từ đi trước được liệt kê.

Ví dụ:

+ 생활의 여유가 생기면 도자기를 모으려고 합니다.

  • Tôi định sưu tầm đồ gốm nếu có thời gian sinh hoạt rảnh rỗi.

+ 퇴근한 후에는 맥주 집에 들러서 한잔하려고 해요.

  • Sau khi tan giờ làm tôi định ghé quán bia làm một ly.

+ 말 많고 입이 가벼운 사람하고는 사귀지 않으려고 합니다.

  • Tôi không có ý định kết bạn với những người nói nhiều và lẻo mép.

+ 돈이 생기면 친구들한테 한턱을 내려고 합니다.

  • Nếu có tiền tôi định sẽ khao các bạn.

+ 휴가를 얻으면 설악산으로 등산을 가보려고 합니다.

  • Nếu được nghỉ tôi định đi leo núi ở núi Seorak

37. –()려니

‘-(으)려’ mang tính ước lượng và ‘-니’ mang tính giải thích. ‘-(으)려니 nghĩa là ‘ tôi đoán là…sẽ là….’. Thỉnh thoảng ‘하다’ cũng theo sau diễn tả hành  động mang tính ước lượng.

Ví dụ:

+ 나는 그가 나를 사랑해주려니 하고 믿었어요.

  • Tôi tin là anh ta yêu tôi.

+ 어제는 그가 오려니 하고 기다렸습니다.

  • Hôm qua tôi đã chờ anh ta đến.

+ 나는 그가 정치가려니 생각했어요.

  • Tôi đang nghĩ anh ta là chính trị gia.

+ 나는 그가 그일을 못하려니 생각했는데, 잘해냈습니다

  • Tôi suy nghĩ là anh ta sẽ không thể làm việc đó nhưng anh ta lại làm rất tốt..

+ 누가 도와주려니 하지 말고 혼자의 힘으로 해봐요.

  • Đừng để ai giúp mà hãy thử làm một mình xem.

❖Trong trường hợp chủ ngữ cũng là người nói  hay hành động được mô tả là của người nói, thì ‘-(으)려니” thực sự là một hình thức của ‘-(으)려고하니’. Trong trường hợp này, sự không hoàn tất của hành động được mô tả ở vế trước sẽ được truyền đạt.

Ví dụ:

            + 남을 주려니 아깝고, 내가 먹으려니 맛이 없군요.

  • Cho người khác thì tiếc mà tôi ăn thì lại thấy không ngon.

+ 여행을 하려니 돈이 없고 집에 있으려니 심심했습니다.

  • Đi du lịch thì không có tiền mà ở nhà thì lại chán.

+ 혼자하려니 힘에 겹고, 도움을 받으려니 자존심상해.

  • Làm một mình thì quá khả năng mà nhận giúp đỡ thì lại tổn thương lòng tự trọng.

+ 밤을 새우면서 이일을 끝내려니 눈이 저절로 감기네요.

  • Thức khuya làm cho xong việc mà mắt cứ chực chờ cụp xuống.

+ 이 무거운 짐을 혼자 다옮기려니 허리가 끊어지 듯 아프군요.

  • Chuyển tất cả đồ nặng một mình mà đau như muốn gục xuống

38. –()려니와 (không chỉ….mà còn, và…)

38.1     Mệnh đề sau được thêm vào trong mệnh đề trước.  Hành động hay trạng thái được mô tả thường mang tính tương lai hoặc giả định. Nó gần nghĩa với ‘그러하겠거니와’. Nếu chủ ngữ là ngôi thứ nhất và có một động từ chỉ hành động theo sau thì nó thể hiện ý chí của chủ ngữ.

Ví dụ:

+ 앞으로는 그분을 만나지도 않으려니와 만날 필요도 없습니다.

  • Sau này không những không gặp lại ông ta mà thấy cũng chẳng cần thiết phải gặp.

+ 유럽에 가면 독일에도 들르려니와 영국에도 가겠어요.

  • Nếu đi Châu Âu thì không chỉ ghé Đức mà cũng đi Anh nữa.

+ 그 여자는 마음씨도 고우려니와 부지런하기도 합니다.

  • Cô gái ấy không chỉ đẹp nết mà còn chăm chỉ nữa.

+ 오늘은 기분도 좋으려니와 날씨도 아주 좋군요.

  • Hôm nay không chỉ tâm trạng vui mà thời tiết cũng rất tốt nữa.

+ 동대문 시장은 물건도 싱싱하고 많으려니와 값도 쌉니다.

  • Chợ Dongdaemun hàng hóa không chỉ tươi và nhiều mà giá còn rẻ nữa.

38.2 – -기도하려니와: ‘sẽ/là…, và’

Hai hành động hoặc trạng thái được liệt kê thuộc cùng một chủ ngữ.

Ví dụ:

+ 그는 똑똑하기도 하려니와 노력도 대단합니다.

  • Anh ta không chỉ thông minh mà sự nỗ lực của anh ta cũng thật kinh khủng.

+ 갈비는 맛이 있기도 하려니와 영양가도 높아요.

  • Sườn nướng không những ngon mà chất dinh dưỡng còn nhiều nữa.

+ 필요할 땐도 와주기도 하려니와 충고도 할거야.

  • Lúc cần thiết không chỉ giúp đỡ mà còn cho lời khuyên nữa.

+ 성격이 좋기도 하려니와 이해심이 많습니다.

  • Tính cách tốt và cũng rất biết thông cảm cho người khác.

+ 체격이 크기도 하려니와 강하기도 해.

  • Hình thể không những to cao mà còn mạnh nữa.

38.3 –Danh từ도  Danh từ (이)려니와‘chỉ…mà còn…’

Đây là một hình thức được kết hợp từ ‘Danh từ도   Danh từ이다’. Những gì được mô tả trước thì quan trọng, tuy nhiên những gì được theo sau thì cũng ắt hẳn đáng xem xét.

Ví dụ:

+ 돈도 돈이려니와 시간이 문제예요.

  • Tiền cũng chỉ chỉ là tiền mà vấn đề còn là thời gian nữa.

+ 식사도 식사려니와 목욕부터 하고 싶은데요.

  • Bữa ăn cũng chỉ là bữa ăn, tôi muốn tắm trước cái đã.

+그분의 말도 말이려니와 행동에도 문제가 있습니다.

  • Lời nói của anh ta cũng chỉ là lời nói, hành động anh ta mới có vấn đề.

+그분도 문제려니와 주위 환경도 문제입니다.

  • Anh ta cũng là vấn đề và môi trường xung quanh cũng là vấn đề.

+ 시간도 시간이려니와 성의가 없습니다.

  • Thời gian cũng là thời gian vấn đề là không có thành ý

39. –()련마는 (‘sẽ….nhưng’)

‘-(으)려’  được kết hợp với một mục đích hay một sự ước lượng, và ‘-ㄴ마는’ mang nghĩa phủ định. Nếu chủ ngữ là ngôi thứ nhất, nó sẽ diễn tả ý định của chủ ngữ, nếu chủ ngữ là ngôi thứ ba nó sẽ diễn tả sự ước lượng của chủ ngữ. Mệnh đề trước được giới thiệu mang tính giả định về các sự kiện tương lai và mệnh đề sau mô tả sự không hài lòng với thực tế làm giảm bớt sự mong đợi. ‘-(으)련마는’ có thể được viết ngắn lại thành ‘-(으)련만’.

Ví dụ:

+ 벙어리는 아니련마는 왜 말을 못할까?              

  •   Không phải là người câm vậy tại sao không thể nói?

+ 분별력이 있으련마는 일을 그르치고 말았어.     

  • Có nhận thức sâu sắc mà kết cục đã làm hư hết công việc.

+ 여유만 있으면, 수재민을 도울 수 있으련만….         

  • Nếu có thời gian sẽ giúp đỡ những nạn nhân lũ lụt nhưng….

+ 다시 태어난다면, 후회없이 살 수 있으련만, 그게 어디될 법한가요?

  • Nếu được sinh ra lại một lần nữa sẽ sống một cuộc sống ko còn điều gì hối tiếc nhưng điều đó đương nhiên ở đâu mà ra?

+ 쉬운 일은 할 수 있으련만, 아무 일도 안 하려고 하는군요.

  • Việc dễ thì có thể làm nhưng hóa ra lại không có ý định làm việc gì.

_Nguồn: Sách ngữ pháp tiếng Hàn – Giáo sư Lim Ho Bin (dịch bởi Tập thể Giáo viên KANATA)_

_______________

Mời các bạn tham khảo ngay Khóa học cho người mới bắt đầu:

________________
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ TƯ VẤN
FACEBOOK: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở: 
  • Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
  • Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
  • Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
  • Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, P8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102
  • Cơ sở 4: 144 Đinh Tiên Hoàng, P.1, Quận Bình Thạnh, 028.6270 3497
  • Cơ sở 5: 193 Vĩnh Viễn, Phường 4, Quận 10, 028.6678 1913
0 0 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x