Ngữ pháp Tiếng Hàn: CÁC HÌNH THỨC KẾT THÚC CỦA ĐỘNG TỪ – Phần 3

10. – 고자 (‘để làm gì….’)

Mệnh đề trước mô tả một dự định hay một mục đích ở mệnh đề sau. Những gì được  liệt kê trong mệnh đề trước là những gì đã được xác định trong tâm trí người nói sẽ được biểu lộ ở mệnh đề sau. (So sánh với  ‘-(으)려고’ và ‘-(으)러’, trang 126, Phần I, K.G.I.L). Động từ ở vế trước phải là động từ chỉ hành động. Thỉnh thoảng sử dụng ‘-고자하다’.

Ví dụ:

+ 학생들은 누구나 원하는 대학에 입학하고자 최선을 다하죠.

  • Tất cả học sinh đều nỗ lực hết mình để vào được đại học mà mình mong muốn

+ 그분은 출세하고자 하는 의욕이 아주 강해요.

  • Anh ta rất khao khát để thành công

+ 심신을 좀 쉬고자 휴가를 얻어고향에 내려왔죠.

  • Để cơ thể và tinh thần được nghỉ ngơi nên xin phép nghỉ và về quê.

+ 선진국대열에서 고자, 국민이 모두 매일 애쓰고 있어요.

  • Để đứng vào hàng ngũ của những quốc gia phát triển, tất cả mọi người dân phải nỗ lực mỗi ngày.

+ 생존경쟁에 이기고자, 사람들이 최선을 다해요.

  • Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh sinh tồn, mọi người đang cố gắng hết mình.

11. –느니 (thà….hơn…)

11.1. Xem xét những gì được liệt kê ở vế trước thì thấy là nội dung ở mệnh đề sau được ưa thích hơn. Trạng từ ‘차라리’ có thể được dùng với ‘느니’. Động từ ở mệnh đề trước phải là động từ chỉ hành động.

Ví dụ:

+ 개죽음을 하느니 차라리 싸우다 죽는 게 낫겠어요. 

  •  Thà đánh nhau rồi chết còn tốt hơn là chết một cách vô nghĩa.

+  그 아이를 기다리느니 내가 가지.

  • Thà tôi đi còn hơn là chờ đứa bé đó.

+ 이렇게 사느니 죽는 게 낫겠어요.

  • Thà chết còn tốt hơn là sống như thế này.

+ 추운 하숙집에 가느니, 교실에 있는 게편해.      

  • Thà ở trong lớp còn thoải mái hơn là đi về nhà trọ lạnh lẽo.

+ 그에게 일을 시키느니 네가 해.

  • Thà tôi làm  còn hơn là sai anh ta làm

11.2. –느니, … –느니

Hai ý kiến hoặc kế hoạch trái ngược nhau sẽ được giới thiệu ở vế trước như một trích dẫn gián tiếp hoặc như một tóm tắt lại một tình huống nào đó. Mệnh đề sau thường tóm tắt lại nội dung mệnh đề trước.

Ví dụ:

+ 두 사람이 가느니 안 가느니 야단입니다.

  • Hai người đó ầm ĩ cả lên xem đi hay là không đi.

+ 아침부터 백화점으로 가느니, 시장으로 가느니, 의견이 분분하더군요.

Từ sáng sớm mọi người đã ầm ĩ cả lên xem đi đến trung tâm thương mại hay đi chợ.

+ 관광지로는 경주가 좋다느니, 설악산이 좋다느니, 말이많아요.

  • Nhiều ý kiến tranh cãi về địa điểm du lịch xem Gyeongju tốt hay núi Seorak tốt.

+ 부산엔 기차로 가자느니, 비행기로 가자느니, 좋은 안이 많았어요.

  • Nhiều phương án tốt được đưa ra như là đi đến Busan bằng xe lửa hay đi bằng máy bay

+ 주말에 오라느니, 주중에 오라느니, 말만하다가 헤어졌죠.

  • Đang phân ra nhiều luồng ý kiến tranh cãi xem là đến vào cuối tuần hay là đến vào giữa tuần.

11.3. -느니보다: – thà là….hơn là’

 ‘-보다’ là một trợ từ mang ý nghĩa so sánh. Những gì được liệt kê ở vế sau thì tốt hơn là ở vế trước.

Ví dụ:

+ 누워서 쉬느니보다 일어나서 다니는 게 좋을 것 같다.

  • Đứng dậy đi dường như tốt hơn là nằm nghỉ.

+ 그를 시키느니보다 내가 하는 게 마음이 편합니다.

  • Thà tôi làm thì lòng tôi thoải mái hơn là sai anh ta.

+ 그의 고집을 꺾느니보다 그분 생각을 따르는 편이 쉽겠어요.

  • Làm theo anh ta còn dễ hơn là cố bắt anh ta bớt cố chấp lại.

+ 늙어서 고생하느니보다 죽는 게 안 좋아?

  • Chết không phải là dễ hơn là sống đến già khổ cực sao?

+ 높은 자리에서 신경쓰느니보다 평범한 게 난 좋아.

  • Thà là một con người bình thường thì tốt hơn so với việc ngồi vị trí cao rồi phải để tâm đến tất cả mọi việc.

11.4 -느니,……-지: Thà A thì B tốt hơn

‘-지’ là một kết trợ từ kết thúc câu thể hiện quyết định của người nói. Những gì được liệt kê ở vế sau thì thì thích hơn ở vế trước.

Ví dụ:

+ 약방에 가느니 병원에 가지 않고…

  •   Không đi bệnh viện mà đi nhà thuốc…..

+ 앓느니 죽지

  • Chết còn hơn là bệnh.

+ 남한테 구걸하느니, 밥을 굶지.

  • Nhịn đói còn hơn là xin xỏ người khác.

+ 그 아이한테 심부름을 시키느니 내가 가지.

  • Tôi đi còn hơn là sai việc lặt vặt đứa bé đó.

+ 놀음 판으로 다니느니, 땀 흘려 일을 하지             

  •  Làm việc đổ mồ hôi tốt hơn là suốt ngày đi ra sân chơi như vậy…

12. –느라고 ( bởi vì)

12.1     Mệnh đề trước mô tả một lý do hoặc nguyên nhân dành cho những gì được liệt kê ở mệnh đề sau. Cả hai mệnh đề phải cùng một chủ ngữ. Động từ ở mệnh đề trước phải là một động từ chỉ hành động. Thường một hậu quả mang tính tiêu cực sẽ đi liền với những gì được mô tả ở vế trước.

Ví dụ:

+ 자느라고 도둑이 들어온 걸 몰랐어요.                

  • Vì mải ngủ nên không biết trộm vào nhà.

+ 이사하느라고 혼났어요.                                      

  • Vì chuyển nhà nên đã bị mắng.

+ 공부하느라고 주름살이 많이 생겼어요.               

  • Vì lo học nên đã xuất hiện nhiều vết nhăn.

+ 집지키느라고 아무데도 못 갔어요.                     

  • Vì giữ nhà nên không đi đâu được.

+ 내 생각만 하느라고 남의 생각을 못했어요         

  • Vì chỉ nghĩ cho mình nên không thể nghĩ đến người khác.

12.2  –느라니까 (-느라니, -느라니까): Khi tôi đang….thì (một chuyện gì xảy ra)              

Động từ ở vế trước phải là động từ chỉ hành động. Động từ ở vế trước cung cấp một lý do hay một nguyên nhân ở mệnh đề sau. Hai mệnh đề diễn ra theo trình tự thời gian.

Ví dụ:

+ 누워서 책을 읽느라니까 잠이 오더군요.

  • Đang nằm đọc sách thì ngủ.

+ 참 느라니까 화가 나서 못 견디겠어.

  • Đang cố nhẫn nhịn nhưng giận quá không thể chịu đựng được.

+ 그 아이의 말을 듣고 있느라니까 저절로 웃음이 나더군요.

  • Nghe đứa bé nói xong là mắc cười liền.

+ 같은 문장을 여러번 되풀이 해 읽느라니까 외우게 되었어요.

  • Hiểu và đọc lặp đi lặp lại nhiều lần một câu nên thuộc lòng.

+ 고향의 부모님을 생각하고 있느라니까 저절로 눈물이 나더군요. 

  • Đang nghĩ về bố mẹ thì tự nhiên nước mắt rơi.

12.3 -느라면 – (노라면):‘trong lúc ấy’

Trạng thái hay hành động đang xảy ra ở vế trước sẽ mang đến những gì được nói đến ở vế sau. Động từ ở vế trước phải là động từ chỉ hành động.

Ví dụ:

+ 바쁘게 일을 하느라면, 배고픈 것도 잊어버리죠.

  • Nếu mà bận rộn làm việc thì cũng quên cả đói bụng.

+ 어머니 사진을 보느라면, 어머니가 보고 싶어져요.

  • Nếu nhìn hình mẹ thì sẽ nhớ mẹ.

+ 그 노래를 부르노라면 옛일이 되살아나요.

  • Nếu hát bài hát đó thì những việc ngày xưa như quay lại.

+ 여기서 오래 사노라면 이 나라 사람을 이해하게 될겁니다.

  • Nếu sống lâu ở đây thì sẽ hiểu được con người của đất nước này.

+ 한 평생을 지내노라면 어려움이 따르게 마련입니다.

  • Nếu trải qua một đời thì đương nhiên sẽ luôn có những khoảng thời gian khó khăn.

13. –는지라 (bởi vì)

Mệnh đề trước cung cấp một lý do tự nhiên và hợp lý cho những gì theo sau. Động từ chỉ trang thái và động từ ‘이다’ có thể được sử dụng với hình thức ‘ㄴ (은)지라’.

Ví dụ:

+ 장소 가장 소인지라 정장을 입고 가야죠.

  • Vì là địa điểm gặp mặt nên phải mặc trang phục chỉnh tề đến.

+ 나도 사람인지라 화를 냈어요.

Tôi cũng là con người nên cũng biết nổi giận chứ.

+ 그가 맛있게 먹는지라 나도 따라서 먹어봤습니다.

  • Vì anh ta ăn ngon lành nên tôi cũng thử ăn theo.

+ 그 사람이 늑장을 부리는지라 내가 먼저 왔습니다.

  • Vì anh ta lề mề nên tôi đã đến trước.

+ 윗어른이 화를 내는지라 아무 소리도 못했습니다.

  • Vì người lớn nổi giận nên không dám nói tiếng nào.

14. – 다가 ( trong lúc…đang…)

14.1     Những gì xảy ra ở mệnh đề trước sẽ bị gián đoạn lại thay vào đó sẽ là nội dung của vế sau.

Ví dụ:

+ 학교에 가다가 친구를 만났어요.

  • Đang đi đến trường thì gặp bạn.

+ 시장에 가다가 은행에도 들렀어요.

  • Đang đi chợ thì ghé vào ngân hàng.

+ 그 친구는 편지를 쓰다가 마음에 들지 않는다고 찢더군요.

  • Người bạn đó đang viết thư thì lại xé nói là không hài lòng.

+ 먹다가 남은 음식을 냉장고에 넣어라.

  • Hãy ăn rồi bỏ thức ăn thừa vào tủ lạnh.

+ 내입 장을 주장하다가 받아들이지 않으면 사표를 내야죠.

  • Tôi giữ lập trường của mình nếu không đồng ý thì tôi phải nộp đơn từ chức thôi.

14.2 -다가도

 Vĩ tố liên kết ‘-다가’ được theo sau bởi trợ từ bổ trợ ‘-’.

Ví dụ:

+ 늘 잘하다가도 하라고 하면 못합니다.

  • Cho dù luôn làm tốt nhưng nếu bảo làm là không làm được.

+ 그는 잠을 자다가도 가끔 깜짝깜짝 놀라요.

  • Cho dù đang ngủ nhưng thỉnh thoảng anh ta vẫn giật mình.

+ 참 알다가도 모를 게 사람의 마음입니다.

  • Cho dù là biết tất cả nhưng lòng người thì không thể biết được.

+평소에는 잘 참다가도, 어떤땐 화가 납니다.

  • Cho dù ngày thường chịu đựng giỏi thì đến lúc nào đó cũng nổi giận thôi.

+ 오늘 선생님의 농담은 자다가도 웃을 만큼 재미있는 것이 었습니다.

  • Câu đùa của thầy giáo ngày hôm nay vui đến mức cho dù đang ngủ cũng bật cười.

14.3 – 다(가)보면

      Mệnh đề sau cung cấp một sự phản ánh cho những gì đang diễn ra ở mệnh đề trước.

Ví dụ:

+ 한솥에 밥을 먹다가 보면 고운 정 미운 정이 다듭니다.

  • Nếu ăn chung một nồi thì mới thấy có lúc yêu và cũng có những lúc ghét.

+ 같이 생각하다(가) 보면 좋은 안이 떠오를 때가 있죠.

  • Nếu cùng suy nghĩ thì sẽ có lúc lóe ra được những ý tưởng hay.

+ 살다 보면 별별일이 생길겁니다.

  • Sống rồi mới thấy cũng có những chuyện khác thường xảy ra.

+ 틀에 박힌 생활을 하다 (가) 보면 짜증이 날때가 많습니다.

  • Nếu cuộc sống bị đóng vào khung thì cũng nhiều lúc phát bực

+ 혼자 고생하다 보면 독립심과 자신감이 생기죠.

  • Nếu sống vất vả một mình thì sẽ sinh ra tính độc lập và tính tự tin.

14.4 -다(가) 보니

 Những gì được mô tả ở mệnh đề sau là nền tảng xuất phát  từ những gì xảy ra ở mệnh đề trước.

Ví dụ:

+ 그 일에 열중하다가 보니, 시간 가는 줄 몰랐습니다.

  • Vì mãi tập trung vào công việc nên không biết thời gian trôi qua.

+ 한 참 먹다가 보니, 앞에 앉았던 분이 없더군요.

  • Ăn một hồi thì không thấy vị ngồi phía trước đâu.

+ 열심히 살다 보니, 어느새 얼굴엔 주름살이 생겼군요.

  • Sống chăm chỉ thì đến lúc nào đó sẽ xuất hiện nếp nhăn trên gương mặt.

+ 친구들과 한잔하다보니, 귀가 시간이 늦어졌어요.

  • Ngồi nhậu với bạn nên về nhà muộn.

+ 생각없이 돈을 쓰다보니, 한달 봉급이 다 날라가버렸군요.

  • Tiêu tiền không suy nghĩ nên đã bay mất một tháng lương.

14.5 -(으)려다가

Vĩ tố kết thúc ‘-(으)려’  diễn tả một ý định. Hình thức đầy đủ là ‘-(으)려고하다가’. Những gì diễn ra ở mệnh đề sau thì khác so với ý định ban đầu được nói đến ở mệnh đề trước. Động từ ở vế trước phải là động từ chỉ hành động.

Ví dụ:

+ 재혼하려다가 아이들 때문에 못했습니다.

  • Đang định tái hôn nhưng vì bọn trẻ nên thôi.

+전화를 걸려다가 너무 늦어서 못 걸었습니다.

  • Đang định gọi điện thoại nhưng vì trễ quá nên thôi không gọi.

+ 회사 측에 건의 하려다가 보류하기로 했어요.

  • Đang định kiến nghị lên phía công ty nhưng đã quyết định bảo lưu lại.

+ 원료수입을 하려다가 자체 생산하기로 결정했습니다.

  • Đang định nhập khẩu nguyên liệu nhưng đã quyết định sẽ cho sản xuất.

+ 아이들을 혼내주려다가 한번 더 눈감아주기로 했습니다.

  • Đang định la bọn trẻ nhưng quyết định nhắm mắt làm ngơ cho qua một lần.

14.6 -(으)려다가말고

Vĩ tố liên kết ‘-고’ được kết nối với động từ ‘말다’ là từ thể hiện sự nghiêm cấm hay sự phản đối. Động từ ở mệnh đề trước phải là động từ chỉ hành động.

Ví dụ:

+ 자려다 말고 일어나서 뭘하세요?

  • Không ngủ mà thức dậy làm gì đấy ạ?

+ 택시를 타려다 말고 버스 쪽으로 뛰어갔습니다.

  • Không đi taxi mà đã chạy về hướng xe buýt.

+ 뭔가 한마디 하려다 말고 나가 버리더군요.

  • Không nói một lời mà bỏ ra ngoài mất tiêu.

+ 뭔가 손짓으로 표현하려다 말고 울음을 터뜨렸습니다.

  • Không ra dấu bằng tay và đã khóc òa lên.

+ 용돈을 주려다 말고 돈지갑을 그냥 주머니에 넣었어요.

  • Không cho tiền tiêu vặt mà cứ thế bỏ ví vào túi.

14.7 -다(가) 못해

 Những gì đang diễn ra ở mệnh đề trước sẽ không thể tiếp tục hay mở rộng được nữa và trở nên tệ hơn.

Ví dụ:

+  그녀는 참다 못해 울음을 터뜨리고 말았어요.

  • Cô ấy không nhịn được nữa và đã òa khóc.

+ 그 음식을 먹다 못해 개에게 주었어요.

  • Không thể ăn hết thức ăn nên đã cho chó.

+ 야단치다 못해 때리기까지 했어요.

  • Không thể la nên đã đánh.

+ 그 글을 보고 놀라다 못해 까무러치기까지 했습니다.

  • Không còn giật mình khi nhìn anh ta nữa mà giờ đã xỉu luôn rồi.

+ 거짓말을 하다 못해 이젠 속이기까지 하니?

  • Giờ đã không còn nói dối mà chuyển sang lừa đảo hả?

14.8 -았(었,였)다가

 ‘-았(었,였)’ diễn tả một trạng thái đã hoàn tất ở vế trước. Thường hai mệnh đề trái nghĩa nhau.

Ví dụ:

+ 약속을 했다가도 취소할 수 있습니까?

  • Đã hẹn rồi mà có thể hủy sao?

+ 배웠다가도 안 쓰면 잊어버립니다.

  • Đã học thuộc lòng nhưng nếu không sử dụng thì sẽ quên mất.

+ 물건을 샀다가 마음에 안 들면 바꿀 수 있어요?

  • Đã mua món đồ rồi nhưng nếu không hài lòng có thể đổi được không?

+ 그는 화가 나면 방안을 왔다갔 다합니다.

  • Nếu anh ta nổi giận thì cứ đi tới đi lui trong phòng.

+ 눈을 떴다(가) 감았다(가) 해보세요.

  • Hãy thử mở mắt rồi nhắm mắt xem nào.

15. – 다시피 (‘ theo như kinh nghiệm’)

15.1     Những động từ mô tả sự nhận thức hay kinh nghiệm như: ‘알다, 보다, 듣다’. Mệnh đề sau thường nhấn mạnh những gì được nói đến ở mệnh đề trước.

Ví dụ:

+ 보시다시피, 눈코뜰새 없이 바쁩니다.

  • Theo như bạn thấy, tôi đang bận tối mắt tối mũi.

+ 방송을 들으셨다시피, 작년에 비해 물가가 많이 내렸어요.

  • Theo như những gì quý vị được nghe trên đài thì so với năm ngoái vật giá đã giảm xuống nhiều.

+ 여러분도 아시다시피, 세계 정세가 말이 아닙니다.

  • Theo như các bạn cũng biết, thì không có ý nói đến tình hình thế giới.

+ 보시다시피, 우리는 지금 어려운 처지에 놓여있습니다.

  • Theo như bạn thấy, chúng ta bây giờ đang bị đặt trong tình thế khó khăn.

+ 선생님도 아시다시피, 나는 처음 한국에 왔어요.

  • Như thấy cũng biết, em lần đầu mới tới Hàn Quốc.

15.2 –다시피하다: ‘hầu như, gần như’

Những gì được nói đến bằng động từ phía trước, diễn ra khá tương tự như những gì được mô tả ở mệnh đề phía trước.

Ví dụ:

+ 그는 우리집을 제 집 드나들다시피 합니다.

  • Anh ta hầu như ra ra vào vào nhà của tôi cứ như là nhà anh ta.

+ 작은 아버지가 그의 학비를 거의 다 대다시피 했어요.

  • Chú của tôi hầu như đã trả toàn bộ học phí của anh ta.

+ 약을 먹고 하루종일 자다시피 했다네.

  • Uống thuốc và hầu như ngủ suốt ngày.

+ 어제 밤은 뜬눈으로 새우다시피 했습니다.

  • Đêm qua hầu như thức suốt đêm không nhắm mắt.

+ 너무 바빠서 뚸어다니다시피 하거든요.

  • Bởi vì quá bận nên hầu như chạy suốt.

16. –더니 (từ khi, và bây giờ)

 ‘-더니’ diễn tả hành động mang tính hồi tưởng. ‘-니’ diễn tả một sự giải thích mang tính cảm giác. Những gì được theo sau dựa trên những gì được mô tả ở phía trước ‘-더니’. Ý nghĩa đa dạng tùy thuộc vào ngữ cảnh mà nó sử dụng.

16.1     Mệnh đề sau mô tả một kết quả của những gì xảy ra ở vế trước. Thông thường chủ ngữ là ngôi thứ 3.

Ví dụ:

+ 학생들이 연습을 열심히 하더니 이젠 퍽 잘해요.

  • Vì các em học sinh luyện tập chăm chỉ nên bây giờ rất giỏi.

+ 애기가 울더니 잠이 들었어요.

  • Đứa bé khóc nên bây giờ buồn ngủ.

+ 그 학생이 매일 도서관에 다니더니, 결국은 시험에 합격했군요.

  • Em học sinh đó mỗi ngày đều đến thư viện nên cuối cùng đã đậu kì thi.

+ 그녀가 편지를 읽더니 울기시작했습니다.

  • Cô gái ấy đọc lá thư nên đã bắt đầu khóc.

+ 그 애가 과식을 하더니 배탈이 난 모양이죠.

  • Đứa bé đó ăn quá nhiều nên giờ hình như đang đau bụng.

+ 빛깔이 좋더니 맛도 좋군요.

  • Màu sắc đẹp nên hương vị cũng ngon.

+ 값이 비싸더니 질도 좋군요.

  • Giá mắc nên chất lượng tốt là phải.

16.2     Mệnh đề trước mô tả cách được dùng như thế nào, mệnh đề sau mô tả cách điều đó thay đổi kể từ thời điểm của mệnh đề trước.

Ví dụ:

+ 어렸을 땐 늘 울더니 아주 어른스러워졌어요.

  • Lúc còn bé luôn luôn khóc nhè, nhưng giờ đã trưởng thành rồi.

+ 이곳이 주택지이더니, 지금은 유흥 업소로 꽉 찼군요.

  • Nơi này trước đây là nhà ở nhưng giờ lại là một nơi vui chơi giải trí.

+ 어제는 춥더니 오늘은 따뜻해요.

  • Hôm qua lạnh nhưng hôm nay ấm áp.

+ 어제는 그분의 기분이 좋더니, 오늘은 저조해 보이는군요.

  • Hôm qua tâm trạng anh ta rất tốt nhưng hôm nay trông có vẻ tê.

+ 바람이 불더니 이제 비까지 오는군.

  • Gió thổi rồi mưa cũng đã đến.

16.3 -았(었, 였)더니 

Mệnh đề sau mô tả nguyên nhân hay hậu quả của sự việc đã xảy ra trong mệnh đề trước.  Thông thường, người nói sẽ là chủ ngữ của câu và chủ ngữ của mệnh đề sau không trùng với chủ ngữ của mệnh đề trước.

Ví dụ:

+ 내가 학교에 갔더니, 그가 벌써 와 있었습니다.

  • Tôi đi đến trường nên anh ta cũng đã đến.

+ 그분을 만났더니, 무척 반가워하시더군요

  • Gặp vị đó nên hết sức vui mừng.

+ 어제 옷을 한두 어벌샀더니, 월급이 다 달아났습니다.

  • Hôm qua đã mua một hai bộ quần áo nên lương đã tiêu sạch.

+ 웃었더니, 배가아픕니다.

  • Cười nên đã đau bụng.

+ 그 아이를 좀 타일렀더니, 울더군요.

  • Khuyên đứa bé đó nên đã khóc.

16.4 -더니만

‘-만’ đặt ra một giới hạn hay một ranh giới.

‘-더니’ được nhấn mạnh bởi ‘-만’. Chủ ngữ thường là ngôi thứ hai hay thứ ba.

Ví dụ:

+ 그분은 한번 가더니만, 다시는 오지 않습니다.

  • Vị đó chỉ đi chứ không quay lại.

+ 애기가 주사를 한번맞더니만, 그만 울어버립니다.

  • Đứa bé đó hễ một lần tiêm là khóc.

+ 어머니가 과로를 하시더니만, 그만 몸살이 나셨어요.      

  • Mẹ chỉ do làm việc quá sức nên đã kiệt sức.

+ 오랫동안 앓더니만, 몸이 많이 야위었군요.

  • Chỉ do mắc bệnh lâu nên cơ thể ốm yếu đi nhiều.

+ 동생이 술한잔하더니만, 기분이 매우 좋아졌어요.

  • Chỉ có nhậu thì tâm trạng em trở nên tốt

17. – 더라도 (cho dù)

17.1 Thậm chí những gì được nói đến ở mệnh đề trước đi theo đúng trình tự thì những gì theo sau phải đi ra khỏi sự kiện đó. Khi được sử dụng với trạng từ ‘아무리’,thì mặc dù nội dung ở vế trước dường như đã được nhấn mạnh nhưng nội dung ở mệnh đề sau vẫn được nhấn mạnh hơn.

Ví dụ:

+ 아무리 일이 어렵더라도 도중에 포기해서는 안돼요.

  • Cho dù việc có khó đến đâu thì cũng không được bỏ cuộc giữa chừng.

+ 아무리 비바람이 치더라도 길을 떠나겠소.

  • Cho dù trời có nổi mưa gió thì cũng sẽ lên đường.

+ 아무리 고생이 되더라도 참고 견디며 살아보겠습니다.

  • Cho dù có chịu khổ cực thế nào thì cũng cố gắng sống nhịn nhục.

+ 아무리 자신이 있다하더라도 충고를 듣는게 좋을겁니다.

  • Cho dù có tự tin thì nghe lời khuyên cũng sẽ tốt hơn.

+ 아무리 자기 돈이라하더라도 낭비하면 안돼요?

  • Cho dù là tiêu tiền của mình nhưng nếu lãng phí thì không được đúng không?

17.2 – 더라도 (cho dù)

 Dù cho nội dung của vế trước có thể được chấp nhận theo kiểu giả định nhưng những gì theo sau vẫn không thể được chấp nhận bởi người nói.

Ví dụ:

+ 아무리 욕심이 많다치더라도 그만 하면 만족하겠지.

  • Cho dù lòng tham có nhiều nhưng nếu chỉ từng ấy chắc là sẽ thỏa mãn.

+ 갈 때는 비행기로 간다치더라도 올 때에는 비행기로 올 수 없어요.

  • Cho dù lúc đi, đi bằng máy bay nhưng lúc về không thể về bằng máy bay.

+ 아무리 버릇이 없다치더라도 어른 앞에서 담배를 피울 수 있나요?

  • Cho dù không có tật nhưng trước người lớn có thể hút thuốc hả?

+ 아무리 세상이 믿을 수 없다치더라도 자식이 부모를 못 믿다니!

  • Cho dù thế gian không thể tin nhưng con cái lại không thể tin bố mẹ sao!

+ 아무리 시간이 없다치더라도 밥먹을 시간쯤이야.

  • Cho dù không có thời gian đi nữa thì giờ cũng là giờ ăn cơm mà.

18. – 더라면

Khi sử dụng với ‘-았(었,였), thì sự kiện trong quá khứ đã được giả định theo hướng khác  là điều có thể đã mang đến kết quả khác hơn những gì đang diễn ra thật sự. Vì vây mệnh đề sau thường thể hiện sự nuối tiếc hay quan điểm của người nói.

Ví dụ:

+ 집에서 좀 일찍 떠났더라면 기차를 안 놓쳤을걸.

  • Nếu rời khỏi nhà sớm thì đã không lỡ chuyến xe lửa.

+ 주말에 좀 쉬었더라면 몸살은 안 났을 텐데.

  • Cuối tuần nếu nghỉ ngơi một chút thì đã không kiệt sức.

+ 조심을 했더라면 망신은 당하지 않았을 겁니다.

  • Nếu cẩn thận thì đã không mất mặt rồi.

+ 평소에 성실하였더라면 좌천은 당하지 않았겠죠.

  • Nếu bình thường luôn thành thật thì đã không bị giáng chức.

+ 용돈을 좀 절약해썼더라면, 남에게 손을 벌리지 않아도 되었을겁니다.

  • Nếu tiết kiệm tiền tiêu vặt một chút thì đã không ngửa tay xin tiền người khác rồi.

19. – 던데

Nội dung của vế sau được đem lại từ vế trước là điều mà gợi nhớ về sự kiện quá khứ có liên quan đến nội dung vế sau.

Ví dụ:

+ 조금 전에 점심을 먹던데 벌써 배가 고프대요?

  • Hồi nãy đã ăn trưa rồi mà giờ nói là đã đói rồi sao?

+ 전사원이 임금 문제로 말이 많던데, 괜찮으세요?

  • Nhân viên trước đã nói nhiều về vấn đề tiền lương, không sao chứ?

+ 그 색이 잘 어울리시던데, 바꿔입으셨군요.

  • Màu đó rất hợp mà đã thay rồi sao?

+ 사장님이 굉장히 화가 나셨던데, 무슨 일이 있었어요?

  • Giám đốc đã rất giận dữ, có chuyện gì vậy?

+ 그 그림 값이 꽤 비싼던데, 두 점이나 사셨어요?

  • Bức tranh đó khá mắc, Bạn đã mua đến 2 bức sao?

20. – 던들

Khi ‘-았(었/였)’ được gắn vào trước thì mệnh đề trước được giả định trong một nội dung ở sự kiện quá khứ. Mệnh đề sau có thể là một kết quả mang tính thay thế giả định.

Ví dụ:

+ 그때 내가 있었던들 그런 일이 생기지 않았을 거야.

  • Lúc nãy nếu tôi ở đó thì chuyện đó chắc đã không xảy ra.

+ 자네가 없었던들 내 인생이 얼마나 외로웠을까?

  • Nếu không có anh thì đời em cô đơn biết mấy?

+ 내 나이가 조금만 더 젊었던들 도봉산쯤이야 올라갔겠지.

  • Nếu tôi trẻ lại chút tuổi chắc đã leo lên núi Dubong.

+ 조금만 일찍 도착했던들, 그분을 만날 수 있었을 텐데.

  • Nếu đến sớm một chút thì đã gặp được vị đó.

+ 서로 한 발자욱씩만 양보했던들 싸우지는 않았을 거에요

  • Nếu nhường nhịn nhau một chút thì đã không xảy ra cãi nhau.

21. – 던지

‘-더’ mang tính hồi tưởng được kết nối với ‘-ㄴ지’ diễn tả một cảm giác không chắc chắn. Tùy thuộc vào nội dung mà ý nghĩa đa dạng khác nhau.

  • Phản ảnh một sự kiện trong quá khứ, một thông tin không chắc chắn mà mình đã từng nghĩ qua.

Ví dụ:

+ 내가 왜울었던지 모르겠어요.

  • Không biết tại sao tôi khóc.

+ 그때 그가 어디에 있었던지 생각이나요?

  • Bạn có nhớ ra lúc đó anh ta ở đâu không?

+ 작년에 이맘때 어디서 뭘했던지 통 모르겠어요.

  • Hoàn toàn không nhớ là cỡ thời gian này năm ngoái đã ở đâu và làm gì.

+ 회의에 누가누가 참석했던지 기억하세요?

  • Bạn có nhớ ai đã tham dự cuộc họp không?

+ 고향에서 편지가 오기를 얼마나 기다렸던지요?

  • Chắc là đã chờ biết bao nhiêu lâu lá thư từ quê nhà gửi đến nhỉ?

21.2     Những gì được liệt kê ở vế trước sẽ được ngụ ý là lý do hoặc nguyên nhân cho vế sau.

Ví dụ:

+ 어찌 춥던지 얼어죽는 줄 알았어.

  • Không biết lạnh thế nào mà tưởng như sắp chết cóng.

+ 어떻게나 좋았던지 껑충껑충뛰었어요.

  • Không biết vui thế nào mà lại nhảy tung tăng như vậy

+ 술을 얼마나 마셨던지 정신이 하나도 없어요.

  • Không biết uống bao nhiêu rượu mà không còn biết trời trăng gì nữa.

+ 어제는 얼마나 피곤했던지 그냥 쓰러져잤어요.

  • Hôm qua không biết mệt biết bao nhiêu mà đổ gục xuống rồi ngủ

+ 얼마나 웃었던 지배가 다 아팠어요.

  • Không biết cười biết bao nhiêu mà lại đau hết cả bụng thế này.

22. (trong lúc; nhưng)

Nội dung của vế trước được cho phép nhưng nội dung vế sau thì không.          

Ví dụ:

+ 일은 하되, 과로 하지 마세요.                                   

  • Làm việc nhưng đừng làm quá sức.

+ 술은 마시되, 적당히 마시세요.                           

  •  Uống rượu nhưng hãy uống vừa phải thôi.

+ 외출은 하되, 오후 2시까지 돌아오세요.

  • Ra ngoài nhưng hãy quay về lúc 2 giờ chiều.

+ 건물을 확장하되, 공사는 봄부터 시작하세요.

  • Mở rộng tòa nhà nhưng thi công thì hãy bắt đầu từ mùa xuân

+ 회의를 소집하되, 전원이 참석해야 합니다.

  • Triệu tập họp nhưng tất cả nhân viên đều phải tham gia.

_Nguồn: Sách ngữ pháp tiếng Hàn – Giáo sư Lim Ho Bin (dịch bởi Tập thể Giáo viên KANATA)_

_______________

Mời các bạn tham khảo ngay Khóa học cho người mới bắt đầu:

________________
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ TƯ VẤN
FACEBOOK: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở: 
  • Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
  • Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
  • Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
  • Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, P8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102
  • Cơ sở 4: 144 Đinh Tiên Hoàng, P.1, Quận Bình Thạnh, 028.6270 3497
  • Cơ sở 5: 193 Vĩnh Viễn, Phường 4, Quận 10, 028.6678 1913
0 0 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

0 Bình luận
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x