10 NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀNG KHI PHIÊN DỊCH TIẾNG HÀN QUỐC

TRƯỜNG HÀN NGỮ VIỆT HÀN KANATA

10 NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀNG KHI PHIÊN DỊCH TIẾNG HÀN QUỐC

( LÊ HUY KHOA)

Với tư cách là đơn vị đào tạo biên phiên dịch tiếng Hàn, người trực tiếp đào tạo phiên dịch (www.kanata.edu.com.vn), cũng là người tham gia dịch khá nhiều và đa dạng các nội dung. Xin chia sẻ một số kiến thức nhất định trong quá trình làm việc và hướng dẫn cho các phiên dịch tiếng Hàn(tất nhiên là cả các ngôn ngữ khác) như sau

  1. NGUYÊN TẮC CHUẨN BỊ: Chọn đề tài nội dung phù hợp, đừng quá sức, Không nên ăn quá no, uống quá nhiều trước buổi dịch, đến trước tối thiểu 15-30 phút để chuẩn bị, nên lấy tài liệu và xem qua trước khi dịch 1 ngày, nhất thiết phải làm rõ các thuật ngữ, khái niệm mình chưa biết. Thống nhất ký hiệu trao đổi giữa 2 người trong quá trình dịch, thống nhất khối lượng cho mỗi lần dịch, không nên quá dài, không nên quá ngắn, nhất thiết cần phải có một cây bút và một quyển sổ ghi chép trước mặt bạn, đọc qua từ chuyên môn lĩnh vực vần dịch trước , sắp xếp tài liệu theo thứ tự 1-2-3-4, Với các tên, danh hiệu, chức vụ cố định thì cần nên có bảng liệt kê bên cạnh. Nên ngồi tự lẩm nhẩm dịch, tự luyện tài liệu trước khi bắt đầu.
  2. NGUYÊN TẮC VỀ CHỖ NGỒI: Ngồi càng gần người nói càng tốt, bạn cũng có quyền yêu cầu, điều chỉnh vị trí của mình cho phù hợp nhất với bạn. Nên ngồi cạnh trưởng đoàn nếu là thực hiện theo đoàn. Việc yêu cầu ban tổ chức thay đổi, sửa đổi vị trí của p/ dịch cũng chẳng có gì quá đáng cả, tuy nhiên đừng quá khuất.
  3. NGUYÊN TẮC VỀ PHÁT ÂM: Chính xác, rõ ràng, không quá nhanh hay quá chậm, âm thanh ấm áp, đủ nghe, nên kiểm tra micro và điểu chỉnh âm thanh trước khi bắt đầu dịch.
  4. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG TỪ NGỮ: Không sử dụng từ địa phương, tiếng lóng để dịch, cũng không nên sử dụng từ đa nghĩa, hoặc không rõ nghĩa, câu nói càng đơn giản và càng rõ ý càng tốt, tránh sử dụng câu từ gây hiểu lầm. Với ngoại ngữ thì chỉ nên sử dụng từ bạn biết rõ về ý nghĩa của nó , chính xác, đơn giản càng tốt
  5. NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP DỊCH: Góp ý nhắc nhở là cần thiết, nhưng phê phán, nhận xét về chất lượng dich của người cùng dịch là điều tối kỵ, nên phân chia công việc rõ ràng trước khi dịch, không cắt ngang, không tự ý gợi ý ý từ vựng, ngữ pháp. Đừng tỏ ra ta đây giỏi hơn người khác.  
  6. NGUYÊN TẮC VỀ ĂN MẶC VÀ HÀNH ĐỘNG: Không nổi trội quá so với nhân vật chính, đừng mặc áo màu mè nhưng trang phục phải giúp mình tự tin, nên phù hợp với bầu không khí và hòa đồng. Luôn đi sát người cần dịch nhưng không đi trước, không tự nói trước, không chủ động tự ý trả lời, không hươ tay, múa chân, nếu là bữa ăn bạn nên ăn ít, uống ít và biết lắng nghe nhiều hơn, không nên uống rượu.
  7. NGUYÊN TẮC TRUYỀN ĐẠT NỘI DUNG DỊCH: Không thêm, không bớt dù, có thể diễn đạt thoáng nhưng phải đầy đủ ý nghĩa, chính xác về từ ngữ, không tự trả lời dù đã biết trước câu trả lời,  không được thể hiện cảm xúc cá nhân, ý kiến cá nhân trong các lời dịch, cấm tuyệt đối cắt đứt lời người nói, hãy biết lắng nghe đến cuối cùng rồi hãy dịch, không nên tự ý giải thích, cấm ngắt lời người nói, cần chính xác số lượng, từ vựng, câu và cả về biểu cảm (điều này khá khó).  
  8. NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ DỊCH: Trình tự dịch : Xem qua tài liệu – nghe đầy đủ (ghi chép) – ước dịch – dịch chi tiết. Kỹ thuật dịch: xác định thành phần chính gồm chủ ngữ, động từ, tân ngữ, sau đó xác định dịch từ dưới lên sẽ thuận tiện và đầy đủ hơn. Tốt nhất nên dùng viết gạch chân các thứ tự dịch theo 1-2-3-4 sẽ thuận lợi hơn trong quá trình dịch nếu đã có tài liệu trước đó.
  9. NGUYÊN TẮC CẤM NGỘ NHẬN VAI TRÒ: Hãy luôn nhớ bạn chỉ là người truyền đạt và đừng nghĩ bạn là người quyết định sự việc, đừng bao giờ thái độ ta đây hoặc có quyền lực, trịch thượng với 1 trong 2 bên, đừng cho mình mình thay thế được một trong hai bên hay đứng ra giải quyết vấn đề, không thể hiện thái độ cá nhân hay đưa ra ý kiến của mình trong quá trình dịch thuật, không tỏ thái độ quá thân thiện với 1 trong hai bên, không khen, không chê bên nào.
  10. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ SỰ CỐ và SỰ VIỆC KHÁC: Đừng vì một từ mà mất cả câu, với những từ vựng mới, khó, khái niệm lần đầu thì  nên xác nhận lại rồi hãy dịch, không quá chú trọng cá chi tiết, việc loại bỏ các tiểu tiết, lời nói không cần thiết hay không phụ thuộc vào phán đoán của người dịch. Đặc biệt cần phai cẩn thận với trường hợp người nói sử dụng từ địa phương: hãy lắng nghe và cố hiểu, xác nhận. Không hùa theo tâm trạng của người nói (nóng, giận, khinb bỉ vv..), Nếu có vấn để về sức khỏe nên có thông báo trước và tìm cách xử lý. Nếu là bữa ăn bạn chỉ nên ăn ít cho mỗi lần ăn, không nên uống rượu và cũng nên biết hướng dẫn mọi người chúc tụng nhau.

Kết quả dịch thuật là tác phẩm của một cá nhân, vì vậy chất lượng hoàn toàn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuổi tác, học vấn, thời điểm, nhiệt huyết. Việc nhận xét giá trị của nó cũng chỉ mang tính tương đối. Hãy biết  rằng Ngục Trung Nhật Ký của Hồ Chủ Tịch cũng có rất nhiều dịch giả; Trần Đắc Thọ, Nguyễn Sĩ Lâm, Nam Trân, Văn Trực, Văn Phụng vv.. và rất khó đánh giá rằng bản dịch nào là hoàn thiện hay hoàn thiện nhất.

 

0 0 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

0 Bình luận
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x