Hồi ký CỰU TỔNG THỐNG HÀN QUỐC LEE MYUNG-BAK
KHÔNG CÓ GÌ LÀ HUYỀN THOẠI 신화는 없다.
THẦY GIÁO CỦA TÔI CHÍNH LÀ SỰ NGHÈO ĐÓI VÀ NGƯỜI MẸ’
Ký ức đầu tiên của tôi về thành phố biển Pohang chính là sự nghèo đói. Cái nghèo đói bám chặt vào đại gia đình chúng tôi như cái vỏ sò đeo bám tôi cho mãi đến khi tôi vào tuổi 20.
Phần 5. Cuộc tranh luận về vấn đề nhập học cấp 3. .
Vào khoảng thời gian tôi tốt nghiệp cấp 2, gia đình tôi lại càng khó khăn hơn vì đó là thời điểm anh thứ 2 của tôi, người được chờ đợi là sự hy vọng của cả gia đình chuẩn bị thi vào đại học. Anh ấy đi bộ đội, anh hai tôi vốn là người tốt nghiệp thủ khoa trường cấp ba thương nghiệp Dongji nhưng vì không có tiền học phí nên đành vào trường sĩ quan lục quân, nhưng rồi do sức khỏe không tốt, một năm sau anh nghỉ học, rồi lại học để chuẩn bị thi vào đại học.
Anh thứ 2 là cả hy vọng của gia đình. Anh ấy được học ở Seoul nhưng cũng vất vả chẳng kém gì chúng tôi. Còn Cha mẹ tôi thì thắt lưng buộc bụng làm việc cũng chỉ vì muốn giúp anh được học đến nơi đến chốn.
Tôi thì đương nhiên là nằm ngoài vòng của sự quan tâm. Thời còn học cấp 2, ba tháng nằm nhà và chẳng bao giờ chẳng biết cửa bệnh viện ở đâu. Gia cảnh khó khăn, vì vậy tôi luôn nghĩ việc vào học cấp 3 chẳng liên quan gì đến tôi cả.
Trước khi tốt nghiệp, có một chương trình tư vấn học tiếp. Có một qui định rằng những học sinh giỏi của tất cả các trường cấp hai ở Pohang đều được vào học ở trường cấp ba Seoul- Busank, ngôi trường danh giá nhất ở trong tỉnh. Giáo viên chủ nhiệm trong lớp cứ nghĩ rằng tôi sẽ học tiếp vì tôi là người có kết quả tốt thứ 2 trong lớp, cô nói tôi mời Cha mẹ tôi đến gặp.
Đó là thời điểm mẹ tôi không bán hàng vặt nữa mà chuyển sang nướng và bán bánh hoa cúc ở một góc giữa chợ chưa được bao lâu. Việc buôn bán thì bận tíu tít vì chưa chuẩn bị được gì nhiều. Tôi giúp mẹ chuẩn bị, khi tôi đi học thì mẹ bán. Tôi chẳng có thời gian đâu mà học. Khi ấy, mẹ tôi còng lưng vì chuyện học phí của anh hai tôi, mỗi lần gặp hàng xóm bà thường thở dài.
Tôi nói với mẹ là cô giáo chủ nhiệm mời mẹ đến, thực ra cũng chỉ là nói cho mẹ biết vậy thôi. Mẹ tôi vừa nướng bánh, vừa đưa đôi mắt xa xăm nhìn đi chỗ khác.
“Con cũng biết nhà mình làm gì có điều kiện mà cho con đi học cấp ba chứ, anh con mà rớt đại học thì cũng có thể nhưng…. Còn nếu con muốn đi học thực sự, thì có thể vào học ở trường Shechin, ở đó nhà nước hỗ trợ học phí, nhưng mà con đi thì ai giúp mẹ? Việc ở đây mẹ làm một mình không nổi”.
Tôi cũng đã dự tính câu trả lời đó, trong thâm tâm dù muốn thể hiện điều gì mạnh mẽ hơn, nhưng nước mắt vẫn lưng tròng. Với tôi, mặc lại quần áo, đồng phục của hai anh cũng đã tủi thân lắm rồi, bây giờ lại vì anh mà tôi không đi học được. Tôi oán hận sự nghèo đói và các anh trai của mình.
Cô giáo tôi nghe xong chuyện của tôi, không hiểu nổi.
“Em không thể học được ở những trường số 1 ở Seoul, nhưng trường Seoul- Busank thì học được. Thật là tiếc. Có cách nào không nhỉ. À, ở Pohang có trường cấp ba Dongji học ban đêm, em đi học đi, em còn trẻ không biết, chứ khi vào đời, cái bằng tốt nghiệp cấp ba giúp cho em nhiều hơn cái bằng cấp hai đấy”.
Tôi thưa chuyện đó với mẹ, mẹ tôi cứng rắn.
“Con phải bán hàng để giúp các anh, bán hàng cũng có thể sống tốt được mà”.
Cuộc chiến hai chiều giữa cô giáo và mẹ kéo dài khá lâu, hai bên thật khó để truyền đạt hết ý của mình. Mẹ tôi thì nói là đi học trường ban đêm thì cũng phải có học phí mà đóng hàng tháng và không chấp nhận chuyện đi học, cô giáo chủ nhiệm cũng không vừa.
“Học sinh thi đầu vào thủ khoa sẽ được miễn học phí, em làm được đấy”.
Mẹ tôi chấp nhận lời đề nghị của cô, vì điều này vô thưởng vô phạt.
“Vậy thì hứa đi, mẹ cho con thời gian đi học, nhưng chỉ trong khoảng thời gian không đóng học phí thôi”.
Nhờ vào điều kiện đó mà tôi tốt nghiệp được cấp 3 vì tôi luôn đứng đầu trong 3 năm học trường ban đêm.