Chia sẻ Bí quyết học Tiếng Hàn: PHƯƠNG PHÁP HỌC NÓI – GIAO TIẾP

  1. Nói là gì?
    • Là cách cá nhân chủ động thể hiện trình độ, nguyện vọng, từ vựng, cách hiểu biết của mình, hay nói cách khác là nói thế nào, dùng từ gì, diễn đạt thế nào là do cá nhân đó thực hiện, nếu cá nhân đó thiếu tính chủ động thì không thể nói được
    • Để nói được cần phải có các yếu tố: từ vựng, ngữ pháp, phát âm, cách diễn đạt. Những yếu tố này sẽ cấu thành một cách nói đầy đủ và hoàn thiện.
    • Nói được hiện theo thứ tự : tư duy chọn từ vựng, ngữ pháp => chọn cách thể hiện => sắp xếp => phát âm
    • Không gò bó về mặt ngữ pháp, không yêu cầu quá chính xác về mặt trật tự và có nhiều yếu tố hỗ trợ (hoàn cảnh xung quanh, ngôn ngữ cơ thể vv..), vì vậy người nói không cần phải dùng đầy đủ mọi thành phần câu vẫn có thể nói mà người khác vẫn hiểu: V/d: Trong tiếng Hàn, bạn chỉ vào quả táo và hỏi: 어떻게 하죠? Giá bán thế nào? Người ta vẫn hiểu thay vì phải nói rằng : 아주머님, 사과를 어떻게 하시죠? (Cô ơi, táo này giá bán thế nào? )
    • Gắn liền với kỹ năng nghe: nghe được bao nhiêu thì nói được bấy nhiêu, nghe gắn liền với viết như đọc gắn liền với viết.   
    • Nói là bắt chước giọng nói và cách nói: bạn có khả năng bắt chước giọng nói tốt sẽ học ngoại ngữ nhanh hơn những người bình thường.
  2. Qui trình để có thể nói được:

Bạn hãy xem mình đang ở giai đoạn nào để biết rằng mình cần phải làm gì để có thể giao tiếp và nói được tiếng Hàn

  •  Bước 1: Vô nhận thức, vô năng lực: bạn chưa học, cũng chưa biết cách nói tiếng Hàn thế nào.
  • Bước 2: Có nhận thức, vô năng lực: Bạn đã học, nhưng kiến thức này vẫn chưa giúp bạn nói tiếng Hàn được.
  • Bước 3: Có nhận thức, có năng lực; có học có biết về tiếng Hàn, từ vựng, ngữ pháp, nhưng khối lượng luyện tập chưa đầy đủ, bạn chưa có phản xạ nhưng cũng có thể nói được
  • Bước 4: Vô nhận thực, có năng lực: Bạn đã học, nhưng kiến thức đó bây giờ không phải là kiến thức mới, nó nằm trong đầu bạn và trở thành kiến thức cũ, nghĩa là bạn không cần học, nhưng mọi thứ đã là phản xạ giao tiếp và tư duy.

           Điều kiện để nghe nói, trả lời thì bạn cần phải có khả năng tư duy, nghĩa là biết cách suy nghĩ để dùng từ nào, cấu trúc ngữ pháp nào, đặt và xếp câu thế nào để diễn đạt được ý mình mong muốn. Hoặc bạn phải luyện được khả năng phản xạ. 

Bạn cần phải có các yếu tố sau:

  • Ngữ điệu: bắt buộc phải có lên xuống 
  • Nhịp: bắt buộc phải có tốc độ, có khoảng ngắt. 
  • Từ vựng: phải có sự lựa chọn từ vựng, nên dùng từ nào, người nghe sẽ cảm nhận gì với từ vựng này
  • Cảm xúc: phải đưa cảm xúc vào câu: cảm động, xúc động, giận dữ, thẳng thắn, lạnh lùng vv..
  • Cấu trúc: Phải đúng cấu trúc ngữ pháp, theo trình tự, thứ tự nào?  
  1. Có nhất thiết phải nói thật đúng như trong văn viết

Đặc tính của văn nói là không gò bó, cộng thêm trật tự cấu trúc ngữ pháp tiếng Hàn khá tự do, vì thế bạn có thể nói mà không sợ sai ý nghĩa nếu vai trò của các thành phần trong câu vẫn giữ nguyên trợ từ làm vai trò của nó, bạn có thể nói bằng một trong năm câu sau:

  1. 저는 한국어를 많이 공부합니다
  2. 저는 한국어를 공부해요, 많이
  3. 저는 많이 공부해요, 한국어를
  4. 한국어를 많이 공부해요, 저는
  5. 공부를 많이해요. 저는. 한국어를 .            
  1. Em chỉ muốn học hội thoại giao tiếp nhanh, làm thế nào?
  • Học thuộc lòng tất cả mọi câu văn thay cho đoạn văn
  • Học giáo trình giao tiếp thay cho giáo trình dịch, giáo trình học thuật.
  • Nếu bí quá, có thể chỉ học từ vựng, không nên quá chú trọng vào ngữ pháp, sử dụng từ vựng để giao tiếp nếu thời gian quá gấp cũng là một phương pháp hay
  • Nghe theo băng và đọc đúng ngữ điệu của bă
  • Cố gắng diễn tả điều mình muốn nói cho bằng được, thay vì ngại ngùng hay e ngại
  1. Em thiếu tự tin khi học nói, thường hay run khi giao tiếp với người nước ngoài, làm sao để không căng thẳng khi giao tiếp với người Hàn?
  • Đầu tiên, bạn cần phải làm quen với việc không xấu hổ đã: hãy cố gắng làm việc gì trước đây mình chưa từng làm ở chỗ đông người (nói to, quay một vòng, hát) hoặc bạn có thể hãy đứng trước gương để làm điệu, sau đó trước gương để nói, hát bài hát tiếng Việt
  • Bạn hãy đọc to, nói to thành tiếng, và không đọc nhẩm
  • Nếu thấy xấu hổ, bạn có thể nhắm mắt để nói điều mình muốn nói.
  • Hãy loại bỏ tâm lý lo sợ: Hãy hiểu rằng sai là một phần của ngoại ngữ, và người nghe không chỉ nghe, họ còn căn cứ vào rất nhiều điều kiện xung quanh để hiểu bạn nói gì. Thậm chí bạn có thể sử dụng “body language – ngôn ngữ cơ thể” để diễn tả. Nếu bạn dám nói, bạn sẽ vượt qua được nỗi sợ hãi và dần dần sẽ cải thiện kỹ năng nói hơn thông qua giao tiếp.
  1. Làm sao nói nhanh mà không bị vấp và phải lưu loát?
  • Bạn nói bị vấp hay thường do phát âm không quen: những phụ âm tiếng Hàn có nhưng tiếng Việt không có sẽ khiến cho bạn thường bị vấp hoặc sai: 발, 치
  • Bạn thường vấp với các từ ngoại lai phiên âm sang tiếng Hàn: 골든볼(quả bóng vàng), 폴란드 (Ba Lan) hoặc các từ vựng lạ lẫm như tên riêng, từ vựng về chính trị .
  • Phần hay vấp nhất chính là các từ vựng được kết hợp thành một cụm từ: 들어올리다 (nâng cao), 아르헨전  (trận đấu với Arhengtina),  để giải quyết phần này, bạn nên luyện đọc và đọc thuộc những cụm từ khó này
  • Vấp do cấu trúc ngữ pháp và thời thế, chia thì bị sai: 밥이 먹다 (sai) cách giải quyết là học thuộc 밥을 먹다.  
  • Cũng có thể là do thói quen tiếng Việt của bạn: Điều này bạn cần phải tự rèn luyện để khắc phục.
  • Vấp thường do không có sự chuẩn bị hay sắp xếp, vì thế với một câu nào đó, bạn cần cố gắng sắp xếp hoàn thiện trước khi nói.
  • Tất cả những nội dung mới, khó đọc thì tốt nhất đọc 5 – 10 lần sẽ giúp bạn không bao giờ bị vấp nữa. Chúng ta chỉ vấp những chữ thường vấp, giải quyết tốt sẽ hạn chế đến 80% việc vấp khi nói.
  • Vấp thường do khẩu độ miệng mở không đủ hoặc cơ quan phát âm đặt không đúng vị trí: Phát âm thường được quyết định bởi luồng hơi, vị trí của lưỡi, của khoang miệng, môi vv.. thường nếu như bạn chưa bao giờ phát âm thì sẽ không phát âm được, vì thế luyện tập thật to để quen miệng, quen vị trí là điều cần thiết.
  1. Từ vựng em biết nhiều, nhưng sao em vẫn không thể nói được.
  • Từ vựng chia làm hai loại: Từ vựng biết và từ vựng có thể sử dụng thành thục (từ vựng đã lĩnh hội), bạn chỉ có thể sử dụng từ vựng thành thục (từ vựng đã lĩnh hội), vì thế cần phải phân biệt rõ từ vựng bạn nhiều nhưng tồn tại theo dạng nào.
  • Từ ngữ dùng cho giao tiếp và từ vựng dùng cho văn viết là khác nhau. Từ vựng dùng trong giao tiếp thường: đơn giản, ngắn, 6 ký tự trở lại.
  • Có thể do thiếu ngữ pháp : cần học lại ngữ pháp, đặc biêt là các mẫu câu, đưa từ vựng vào để đặt câu theo ý mình mong muốn.
  • Do thiếu cách sắp xếp, trình bày hoặc diễn đạt: Nên căn cứ vào các câu đã tiếp xúc, giáo trình, phim ảnh, tài liệu để biết rằng cần dùng từ nào và cấu trúc nào cho diễn đạt đó.
  1. Làm thế nào để nói tiếng Hàn có ngữ điệu, nhận biết lúc nhấn âm, lúc đọc trầm?         
  • Phải luyện ngữ điệu tiếng Việt trước: bạn có thể nói thử các ngôn ngữ vùng miền khác, có thể nói theo giọng miền Bắc, giọng miền Trung hay giọng miền Nam để test mình có khả năng bắt chước hay không.
  • Bạn phải nắm bắt nguyên tắc về ngữ điệu trong tiếng Hàn: Câu hỏi lên giọng, câu trả lời xuống giọng, vv (tham khảo giáo trình Cách phát âm tiếng Hàn)
  • Bạn nên học thuộc các câu sử dụng nhiều ngữ điệu ở trong phim, CD, qua phim, gameshow…nghe và lặp lại nhiều lần thì tự động bạn sẽ nói được theo ngữ điệu.
  • Dùng các video hoặc các đoạn thoại có giọng nói của trẻ em vì đó là những phần thể hiện ngữ điệu phong phú, đầy đủ nhất, đọc theo và học thuộc là rất tốt.
  1. Xin hãy cho em cho biết trong văn nói thì người Hàn Quốc thường có đặc tính gì khác văn viết?

Đúng vậy, trong văn nói, người Hàn Quốc thường lược bỏ các yếu tố sau

  • Bỏ đại từ nhân xưng, vì việc thể hiện tôn kính ở tiếng Hàn nằm ở cách dùng từ, chứ không phải ở đại từ nhân xưng như tiếng Việt: 어디 가십니까? Tuy không có đại từ nhân xưng nhưng sẽ vẫn hiểu là Bác/chú đi đâu đấy ạ?
  • Bỏ bớt tân ngữ: 밥 먹었어? Ăn cơm chưa ( thay cho 밥을 먹었어?)
  • Văn nói sẽ thường sử dụng từ thuần Hàn, thay cho văn viết sẽ sử dụng từ gốc Hán, có tính trang trọng hơn.
  • Văn nói sẽ đơn giản hơn, ngắn hơn và thể hiện thái độ rõ ràng hơn.
  1. Khi giao tiếp thì nói nhanh có quan trọng hay không?
  • Tốc độ phụ thuộc vào tình huống, tình huống yêu cầu nhanh thì phải nhanh, nhưng nếu không yêu cầu nhanh thì không nên vội
  • Về cơ bản, tốc độ phát thoại không quan trọng bằng ngữ điệu và phát âm, phát âm phải chính xác và đúng, rõ ràng, dễ nghe, thể hiện đầy đủ điều mình cần diễn đạt.
  • Rất nhiều người hiểu lầm rằng nói nhanh là giỏi, trong thực tế thì nói nhanh thường cũng sai nhiều và nhiều khi sẽ.. phải nói lại.
  1. Làm thế nào để nói câu dài?
  • Trong giao tiếp thì không mấy khi bạn sử dụng câu nói dài, câu dài thì khiến cho người nghe khó hiểu nội dung, giao tiếp hằng ngày khác với đọc một bài diễn văn.
  • Tuy nhiên, cũng có những lúc cần nói câu dài, những lúc này bạn cần phải sắp xếp: Dùng cấu trúc ngữ pháp kết nối để tạo ra câu dài, nối các câu lại với nhau bằng các liên từ và cố gắng tư duy câu dài trước khi bắt đầu nói.
  1. Ít có cơ hội giao tiếp tiếng Hàn thì phải làm sao?
  • Tự giao tiếp: bạn có thể tự nói, tự đối thoại với chính bản thân mình, có thể tự tâm sự, có thể tự kể lại một trải nghiệm, có thể tự kể về một kế hoạch hằng ngày, bạn ghi âm lại và coi như đó là một bài tập
  • Bạn chọn một vài video hoặc file ghi âm hội thoại để nói theo, cách này giúp bạn vừa hiểu tình huống giao tiếp, vừa học thuộc, vừa quen với ngữ điệu
  • Bạn chọn vài file ghi âm, video theo dạng câu hỏi, bạn sẽ nghe và trả lời các câu hỏi đó như một loại phản xạ.
  1. Bí quyết để giao tiếp tốt tiếng Hàn?
  • Tăng vốn từ vựng: Từ vựng là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ ngôn ngữ nào, vai trò của nó còn cao hơn cả ngữ pháp. Vốn từ vựng lớn sẽ giúp mang lại sự tự tin khi giao tiếp, tránh được sự lúng túng khi không thể diễn đạt điều mình muốn nói hoặc không hiểu được từ mà đối phương vừa nói có nghĩa là gì.
  • Nắm vững mẫu câu: Để có phản xạ tốt, hãy quên đi cấu trúc ngữ pháp rườm rà, thay vào đó là học những mẫu câu ngắn. Khi nắm được nhiều mẫu câu cùng cách sử dụng, dần dần bạn sẽ có thể kết hợp các mẫu câu đó lại để tạo những câu dài và phức tạp hơn. Việc học theo mẫu câu giúp hình thành phản xạ nhanh, tạo thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh thay vì nghĩ câu trả lời bằng tiếng mẹ đẻ rồi sau đó mới dịch từng từ sang tiếng Anh.
  • Luyện tập thường xuyên: Hãy cùng giáo viên, bạn bè luyện tập giao tiếp thường xuyên để rèn phản xạ và nên kèm theo một chút áp lực về thời gian. Luyện phản xạ giống như chơi tennis, những người khác đặt câu hỏi cho bạn, bạn cần phải phản hồi lại nhanh và chính xác. Trong quá trình luyện tập, hãy tăng dần thời gian đối đáp giữa hai bên để đạt được phản xạ ngày càng nhanh.
  • Nghe tối thiểu 4 lần: Câu chào hỏi 안녕하세요 dù người nói cố tình nói sai, nói nhanh, nói không đúng bạn vẫn hiểu, đơn giản vì bạn đã nghe từ đó rất nhiều lần, vì vậy việc lặp lại những câu vừa nghe là rất quan trọng.
  • Lặp lại những gì mình nghe thấy trên phim ảnh, radio… để luyện giọng điệu, cách phát âm và ghi nhớ các cách dùng từ, các trả lời trong hội thoại. Nếu không thể hiểu hết các từ trong câu, đừng dừng lại mà hãy cứ nói theo hết toàn bộ câu. Sau đó, nếu có thể hãy mở lại câu mẫu và tiếp tục lặp lại câu như vậy đến khi hiểu và nói kịp.
  • Xem phim là một cách tốt để luyện tiếng Anh. Chọn những bộ phim yêu thích, lặp lại những câu thoại ngắn mà mình nghe được, sau đó cố ghi nhớ chúng. Đây là cách giúp bạn học được cách dùng từ của người bản ngữ và học từ vựng, mẫu câu kèm ngữ cảnh cũng hiệu quả rất nhiều.
  1. Xin giới thiệu một số bí quyết để luyện nói khác
  • Có bao nhiêu nói bấy nhiêu, không chờ đến khi đầy đủ từ vựng ngữ pháp rồi mới nói
  • Không xấu hổ, không sợ sai: càng sai sẽ càng có cơ sở để sửa cho các bạn, chủ động tiếp cận mọi đối tượng, mọi môi trường để có thể nói.
  • Luyện đặt câu hỏi và trả lời với các thành phần 5W+ 1H : Tôi (who) học(Verb) tiếng Hàn (what) ở trường Kanata (where) vào buổi sáng (when) vv..
  • Dùng câu hỏi làm câu trả lời: 밥 먹었어요? Thì dùng luôn câu đó hay từ vựng đó để trả lời 1/ 네, 먹었어요 아니오, 안 먹었어요.
  • Mỗi ngày nói một đến năm câu: Câu nào mình thích và cảm thấy dễ học thì cứ học thuộc, bạn chỉ cần tích lũy 300 câu giao tiếp tiếng Hàn là đủ để giao tiếp
  • Cố gắng luyện nói và chỉ trao đổi về những gì mình thích: sở thích, cái đang cần, cái đang thiếu, cái mình đang muốn bày tỏ quan điểm ; tôi tán thành, đồng ý việc sống chung trước hôn nhân vv..
  • Hãy tư duy và nói tất cả mọi thứ bằng ngoại ngữ. Ví dụ thấy người khác đang nói tiếng Hàn hay tiếng Việt, hay bạn nghe một câu, hội thoại hay, bạn có thể dịch sang tiếng Hàn, việc sai đúng là việc của tương lai, trước tiên bạn cứ phải dịch đi đã.
  • Không vì một từ mà mất cả câu : bạn không nên chỉ vì thiếu một hay hai từ vựng mà bỏ luôn cả câu đó không nói.
  • Bạn có thể bớt các trợ từ, ngôi nhân xưng khi giao tiếp, vì đây chính là một trong những cản trở khiến cho bạn có thể ngại mà không dám giao tiếp.
  • Hãy đưa mình vào tình huống không có sự lựa chọn nào khác: Nếu bạn cho rằng mình không còn ngôn ngữ khác để diễn đạt trong tình huống này thì bạn sẽ sử dụng tiếng Hàn và tìm mọi cách để thể hiện bằng được.
  1. Mỗi khi em muốn nói gì là em phải suy nghĩ áp dụng ngữ pháp nào, từ nào rồi em ghép lại từ từ, không phản xạ ra được.
  • Có thể lý do là vì bạn đã quá chú trọng vào việc học ngữ pháp, cách học này vô hình tạo cho bạn một áp lực phải chuyển đổi chính xác thì bạn mới có thể nói. Trong khi văn giao tiếp và văn nói là khác nhau khiến cho bạn khó có thể chuyển từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói. Hãy cố gắng tiếp cận những câu giao tiếp thay vì những câu văn viết.
  • Do hiện tượng “Bệnh chuyển đổi ngôn ngữ mẹ đẻ”. Bạn luôn có tư duy rằng cái gì cũng phải dịch qua theo ngôn ngữ mẹ đẻ, sắp xếp rồi mới bắt đầu phát thoại, điều này khiến cho bạn mất rất nhiều thời gian và trở nên chậm chạp. Mỗi ngôn ngữ có một cách thể hiện khác nhau thì việc so sánh chính xác giữa các ngôn ngữ là điều không thể hoàn toàn thực hiện được. Người Hàn quốc nói: 오늘 비가 오면 좋겠어요 trời mưa hôm nay thì tốt, nhưng ý của cấu trúc ngữ pháp này là : Ước gì hôm nay trời mưa.
  • Nên hiểu chính xác một cấu trúc ngữ pháp thay cho quá nhiều cấu trúc ngữ pháp sẽ khiến bạn nhầm lẫn 
  1. Nghe thì hiểu nhưng nói lại không được, tại sao?
  • Hàn Quốc, có thể đang ở công ty Hàn Quốc, có thể đang ở môi trường nhiều người Hàn Quốc), với môi trường này thì bạn sẽ tiếp xúc với tiếng Hàn theo kiểu em bé học nói. Rất nhiều cầu thủ Việt Nam bây giờ nghe HLV Park Hang Seo nói đều hiểu ông đang muốn nói gì, vì họ đã ở cùng với ông ấy rất lâu năm: 집중 (tập trung) 빨리 (nhanh lên), nhưng họ đều không biết chữ viết thế nào, phát âm thì đọc ra sao mà họ chỉ hiểu như đó là những ký hiệu âm thanh. Lý do là bạn không có kiến thức nền tảng tiếng Hàn để hiểu câu nói đó, bạn không có từ vựng, ngữ pháp, kiến thức tiếng Hàn để đặt câu vì thế mặc dù nghe bạn có thể hiểu nhưng không thể diễn đạt và thể hiện mình.
  • Trường hợp này xuất hiện rất nhiều với các bạn khi lập gia đình với người Hàn Quốc ở thời kỳ đầu, vì điều kiện không cho phép họ học tiếng Hàn bài bản. Qui trình này sẽ là nghe – hiểu ý nghĩa ký hiệu âm thanh – học theo – phát âm. 
  1. Một số cách luyện nói:
    • Luyện nói theo chủ đề: Bạn sẽ dùng một chủ đề nào đó mình quan tâm để truyền tải cho người khác biết mình nói gì.
      Luyện nói thông qua các chuỗi câu hỏi: Tập hợp một loạt câu hỏi để tự trả lời, có thể nhờ một người nào đó đọc câu hỏi, có thể tự ghi âm, có thể tự tìm một video nào đó.
    • Luyện nói thông qua các đoạn hội thoại: Mỗi đoạn hội thoại chính là những câu nói rất hay để thể hiện cách nói , tất nhiên, bạn cũng có thể sử dụng câu hội thoại khác thay cho tình huống đó.
    • Luyện nói thông qua các mẩu chuyện: Một kỷ niệm, một chuyến đi, một bài học nào đó sẽ là một đề tài hay cho bạn luyện nói.
    • Luyện nói tiếng Hàn bằng các sự kiện hằng ngày: Hôm nay tôi gặp ai, đã làm gì, ăn gì, học thế nào, bạn bè và thầy cô giáo ra sao.. kể tất cả những gì bạn trải nghiệm trong ngày.  
  1. Nguyên tắc luyện nói:
  • Nhất thiết phải nói/ đọc thành tiếng, không nói nhẩm khi luyện tập
  • Nói câu đơn giản trước, câu phức tạp sau, câu ngắn trước, câu dài sau
  • Nói câu khẳng định trước, câu phủ định sau
  • Luôn gắn liền với nghe, kết hợp với nghe ở mọi hoàn cảnh.
  • Luyện nói đều đặn hằng ngày, chỉ cần 30 phút và nhất thiết phải ghi âm để nghe lại.
  • Càng đơn giản càng tốt, càng ngắn gọn càng tốt.
  • Hãy kết hợp với các công cụ và phương tiện hỗ trợ khác: ngôn ngữ cơ thể, vật dụng
  • Bắt chước, nói theo càng đúng ngữ điệu càng tốt.
  • Hạn chế sự so sánh với ngôn ngữ mẹ đẻ, không diễn dịch vì điều này sẽ gây cản trở cho bạn trong việc phản xạ.
  • Chỉ nên sử dụng giáo trình hội thoại. 
  1. Xin cho biết bí quyết có thể làm thế nào để nhanh giao tiếp trong thời gian ngắn nhất
    • Bạn xây dựng một lộ trình 3-6 tháng để học giao tiếp
    • Với tiếng Hàn, quan trọng nhất là phát âm, vì thế bạn phải học cách phát âm trước tiên.
    • Bạn cần xây dựng một thói quen học tập cố định, mỗi ngày giành 30 phút đến 1 tiếng để học.
    • Bạn chọn một giáo trình giao tiếp theo lĩnh vực mình mong muốn, tốt nhất nên phải có cả file nghe, giáo trình đó phải là giáo trình giao tiếp, câu đã chia hoàn chỉnh.
    • Mỗi ngày, bạn xác định là học thuộc 7-10 câu trong giáo trình giao tiếp đó bằng cách đọc theo băng/đĩa, không nên tự học mà nên đọc theo băng, đọc cần phải to và rõ để quen với phát âm.
    • Đọc theo và cố gắng học thuộc cho bằng được, đây là yếu tố quan trọng nhất xem bạn có thể giao tiếp được hay không. Nên ôn lại hằng tuần.
  2. Làm sao để trả lời câu hỏi của người Hàn nhanh và đúng?
  • Nhận biết: Bạn phải nhận biết rằng đó là câu hỏi (lên giọng), câu đề nghị (nhấn mạnh, có 십시오 vv) hay câu cảm thán (ngữ điệu) để có thể biết chính xác rằng tiếp theo mình phải làm gì : người ta hỏi thì phải trả lời, câu đề nghị thì cần phải phản hồi ý kiến của mình vv.
  • Bạn có thể sử dụng ngay từ ngữ mà người ta đã hỏi để trả lời: 밥 먹었어요? Thì sẽ có 3 cách trả lời 1/ 네 , 먹었어요 2/ 아니오, 안 먹었어요 3/ 좀 있다 먹겠습니다, tóm lại, với những bước ban đầu thì bạn cần sử dụng ngay từ vựng mà người Hàn dùng để bạn trả lời.
  1. Làm thế nào để tiếp xúc với người Hàn tự tin nhất?
  • Hãy xác định rằng sai là chắc chắn, đừng sợ sai, vì thế hãy cố gắng nói thật nhiều, tâm lý sợ sai khiến bạn không dám giao tiếp, vì thế bạn càng rung, càng sai khi giao tiếp.
  • Hãy cố gắng giao tiếp, dù có thể hiểu hay không hiểu người ta đang nói gì
  • Hãy tự tin: trang điểm thật đẹp, quần áo thật tốt, rủ một người bạn đi cùng để hỗ trợ nhau.
  • Hãy cố gắng tiếp cận nói chuyện bằng mọi thứ, không chỉ bằng tiếng Hàn, có thể khó khăn thì bằng tiếng Anh để hỗ trợ, có thể dùng các công cụ khác như từ điển, sách, giáo trình để hỗ trợ bạn giao tiếp.

_Trích: Sách GIỎI TIẾNG HÀN NHÀN NHƯ ĂN GIMBAP – Tác giả Lê Huy Khoa_

Liên hệ mua sách:

https://kanata.edu.vn/sach-hay-tieng-han/  
https://tiki.vn/gioi-tieng-han-nhan-nhu-an-gimbap-p40052072.html

________________
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ TƯ VẤN
FACEBOOK: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở: 
  • Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
  • Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
  • Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
  • Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, F8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102
  • Cơ sở 4: 144 Đinh Tiên Hoàng, P.1, Quận Bình Thạnh, 028.6270 3497
  • Cơ sở 5: 193 Vĩnh Viễn, Phường 4, Quận 10, 028.6678 1913
5 1 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

3 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
Anh Hà Quỳnh
Anh Hà Quỳnh
3 năm cách đây

Ước gì có ai nói cùng với mình hic

Trân Đỗ
Trân Đỗ
3 năm cách đây

Thông tin hay quá, hong biết sách này mua ở đâu nhỉ, mình muốn mua cuốn này để đọc thêm phương pháp

Vi Phạm
Vi Phạm
3 năm cách đây

Cho mình xin thông tin về cuốn sách này được không ạ

3
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x