Doanh nghiệp là một Cộng hòa quốc, là một thực thể đặc thù, không ai giống ai, không có đúng, không có sai, chỉ có làm hay không.
- Hãy hiểu rằng doanh nghiệp Hàn Quốc sang đây là để đầu tư, không phải sang làm từ thiện, vì thế hiệu quả kinh doanh, tiền bạc là mục tiêu số ưu tiên số một.
- Không nên quá tò mò về người khác, nhất là về gia đình, mức lương nếu chưa phải là quá thân thiết. Nơi làm việc không phải là nơi hỏi thông tin cá nhân.
- Đừng thể hiện cái tôi quá lớn, văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc thích sự hòa đồng thay vì nổi trội, thích phục tùng thay vì phản biện, thích cố định hơn là thay đổi.
- Hãy ghi nhớ rằng mọi thay đổi lớn ở công ty đều do công ty mẹ ở Hàn Quốc quyết, không phải mấy Achơxi ở Việt Nam.
- Việc viết đơn kiến nghị, yêu cầu .. vv.. với người Hàn quốc thực ra chẳng có ý nghĩa gì mấy, trừ khi nó là vấn đề cấp bách.
- Người Hàn quốc ghét nhất việc sử dụng điện thoại riêng trong giờ làm việc, nhất là các cuộc gọi vô bổ, chém gió, tin nhắn cá nhân. Việc cá nhân thì càng tuyệt đối không nên để cho người khác thấy.
- Hãy cố gắng thể hiện tốt ấn tượng ban đầu, ấn tượng ban đầu xấu thì tốt nhất là nên rời công ty càng sớm càng tốt.
- Lương doanh nghiệp Hàn quốc ít tăng, có tăng cũng tăng rất ít, vì thế đàm phán lương ngay từ ban đầu nên phù hợp, khi yêu cầu tăng lương nên vừa phải.
- Đừng bao giờ thể hiện sự không hài lòng với công việc, nếu không thích thì bạn có thể nghỉ luôn và ngay. Người Hàn quốc rất tinh ý và khi họ hỏi : Có chuyện gì hả? Nghĩa là bạn đã bị để ý.
- Không có việc, cũng đừng tuyệt đối tỏ ra mình đang chơi. Check email, trả lời tin nhắn zalo, điện thoại riêng, ra ngoài nghe điện thoại riêng vv là điều mà không bao giờ được chấp nhận.
- Hãy giữ bí mật riêng cho mình, đừng để người khác biết hết về mình quá nhiều (mức lương, gia đình, tài sản vv..)
- Hãy biết điều tiết cảm xúc, đừng dễ dàng khóc, buồn, vui quá mức ở công ty. Đừng mang bộ mặt “đầy cảm xúc” khi đi làm.
- Đừng ăn mặc quá nổi bật, quá gợi cảm, nơi làm việc không phải là nơi trình diễn thời trang hay yêu đương tán tỉnh. Nhưng đi làm thì phải trang điểm nhé.
- Đừng tùy ý sử dụng đồ dùng của công ty vào việc khác, điện thoại, bút viết, giấy vv.. bất cứ cái gì. Và đừng bao giờ có khái niệm mang về làm kỷ niệm.
- Tuyệt đối không ngáp, ngồi chơi, nhổ bậy, khạc bậy ra sàn, không vừa đi vừa xỉa răng sau khi ăn, nên đi vớ trong văn phòng.
- Đừng nói dối hay biện minh điều gì đó, khi bạn nói dối một điều thì từ đó không bao giờ ai tin bạn nữa. Biện minh một lần có thể được chấp nhận, lần 2 mà đã bị ‘ghim’ thì coi như thành thành phần cá biệt. Người Hàn quốc rất hay suy nghĩ, đánh giá thật, đúng, sai với từng hành động của cá nhân.
- Đừng đến phỏng vấn công ty mà không biết tên công ty là gì và đặc điểm thế nào, và ít nhất là cũng phải có mục đích rõ ràng.
- Công ty Hàn Quốc xin nghỉ phép là rất khó, nếu muốn nghỉ thì phải có thông báo trước.
- Hãy xác định, công ty Hàn quốc hết việc chứ không hết giờ, đừng nghĩ là có thể về trước xếp. Văn hóa 눈치보다 (để ý) là văn hóa điển hình ở công ty Hàn Quốc.
- Chậm chạp thì coi như hỏng mọi việc, luôn phải nhanh nhanh trong mọi trường hợp, làm quen dần với văn hóa Balibali..
- Hãy luôn tỏ ra lịch sự, chào hỏi, lễ phép theo đúng cách cư xử của người Hàn Quốc. Không biết chào hỏi thì coi như là thành phần cá biệt. Chào hỏi lễ nghĩa là phần quan trọng hơn cả năng lực công việc.
- Tuyệt đối đừng bao giờ nói xấu, nói về đồng nghiệp Việt Nam, điều đó chẳng khác gì tự đào hố chôn chung, nói quá, nói điêu nữa thì càng cấm.
- Đừng quá hùa theo quan điểm một chiều của người Hàn. Họ có thể nặng lời, phê phán một công chức, chế độ, phong cách của cơ quan hành chính vv.. nhưng chính họ cũng là những người rất biết cách làm thế nào cho được việc, mặc dù họ cũng phải lúc nào tuân thủ luật 100%..
- Văn hóa Hàn Quốc theo mô hình trên xuống, không theo mô hình ngang bằng. Đừng bao giờ từ chối mệnh lệnh hay chỉ thị công việc ngay lúc đó, phục tùng là văn hóa của Hàn Quốc. Và cũng đừng cãi xếp hay chưa làm thử mà đã nói theo kiểu: rất khó, không được đâu.
- Đừng ý kiến ý cò nhiều, văn hóa Hàn quốc là phục tùng từ trên xuống dưới chứ không phải từ dưới lên trên, muốn ý kiến hãy phải chọn đúng thời điểm và đúng con người. Họ cực ghét văn hóa kiểu kiến nghị, ý kiến, tố cáo, góp ý vượt cấp.
- Đã uống rượu thì hôm sau đừng đi làm muộn. Không có văn hóa thông cảm trong doanh nghiệp Hàn Quốc.
- Đừng bao giờ gọi 오빠, 언니 trong công ty, văn hóa Hàn Quốc không xưng hô như thế ở nơi làm việc. Hãy gọi bằng chức vụ.
- Đừng quá thân thiết với bất cứ ai, hãy giữ khoảng cách, người Hàn chỉ thân với người cùng đẳng cấp, không dễ kết bạn với họ, cũng không thân thiện nếu chưa đủ mối thâm giao, đừng mời về nhà nếu không cần thiết.
- Ngay từ đầu đừng nhường nhịn, càng nhường nhịn càng bị ép. Càng tỏ ra thế yếu thì càng bị coi thường.
- Công ty Hàn quốc không thích yêu đương trong công ty 사내연애금지. Hãy kín đáo và đừng có những hành động che chở, bao bọc, hoặc hành động yêu đương.
- Văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc kỷ luật và kỷ cương: qui định công ty và luật pháp là điều không nhượng bộ, không chú trọng tình người hay mối quan hệ cá nhân. Ra khỏi công ty thì rất ít trường hợp còn giữ mối quan hệ chung.
- Công ty Hàn quốc hay can thiệp nhiều đến đời sống cá nhân và cũng hay nhờ vả cá nhân: Thời gian làm việc nhiều, yêu cầu tham gia tiệc tùng, làm việc ngoài giờ làm việc, đưa vợ của sếp đi.. làm đẹp. Đừng nhượng bộ nếu bạn cảm thấy không thích và không phù hợp. Vì một lần sẽ có hai lần. Tất cả những thói quen không thuộc về công việc thì đừng bao giờ dễ dàng chấp nhận.
- Về cơ bản, người Hàn quốc vẫn nghĩ trong đầu Việt Nam là nước Xã hội chủ nghĩa kiểu Bắc Hàn, họ hiểu không nhiều về Việt Nam nhưng lại hay nói qua lại theo kiểu tin đồn, người HQ lại rất thích chính trị vì thế họ lại càng hay thể hiện mình hiểu biết về công chức, cơ quan, bộ máy chính quyền Việt Nam và hay thể hiện quen ông này, biết bà kia.
- Văn hóa doanh nghiệp là văn hóa được việc. Khi cần thì sẽ tìm mọi cách để được việc. Khi không cần thì cũng không việc gì phải hỏi thăm vì họ cho rằng đó là sòng phẳng, phù hợp.
- Cấu trúc công ty Hàn Quốc đại đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều theo mô hình Chủ sở hữu = Chủ điều hành, dựa vào mối quan hệ thân hữu, thân thích điều hành, điều này rất giống văn hóa Việt Nam.
_ Tác giả: Lê Huy Khoa, Trường Hàn ngữ Kanata_
________________
Mời các bạn tham khảo ngay Khóa học cho người mới bắt đầu:
https://kanata.edu.vn/khoa-dao-tao-tieng-han-pho-thong/
https://kanata.edu.vn/he-dao-tao-bien-phien-dich-tieng-han-quoc-chinh-quy/
________________
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ TƯ VẤN
WEB: https://kanata.edu.vn
FACEBOOK: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở:
Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, F8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102
Bài viết rất bổ ích. Cảm ơn trung tâm ạ.
Bài viết rất hay và bổ ích
Bài viết bổ ích lắm ạ