So sánh Từ đồng nghĩa trong Tiếng Hàn – phần 1

  1. Sự giống nhau và khác nhau giữa 가르다, 나누다

Hai từ vựng này đều có nghĩa chung là “làm cho một đối tượng nào đó trở nên nhỏ hơn so với kích thước ban đầu”, có thể sử dụng với nhiều đối tượng, và cũng không cần đến công cụ đặc biệt nào.

Ví dụ :

– 회영이가 수박을 반으로 갈라/나누어 선영에게 건네주었다.

Hoeyoung chia đôi miếng dưa hấu rồi đưa cho Seonyoung.

– 아이들은 나이가 많거나 힘이 센 사람을 기준으로 해서 편을 가르고/나누고 놀이를 시작했다.

Bọn trẻ chia thành hai phe theo tiêu chuẩn độ tuổi hoặc sức mạnh rồi bắt đầu chơi.

– 혀를 음성 조절부를 따라 대략 가르면/나누면 설단,전설,후설,설근으로 되어 있다.

Nếu chia lưỡi theo bộ phận điều tiết âm thanh thì sẽ được thuyết đoản, truyền thuyết, hậu thuyết và cận thuyết.

Hai từ này cũng thấy có sự khác biệt trong phương pháp của hành vi. Trước tiên “가르다” nó mang nghĩa cơ bản là “làm cho cái gì đó trở thành hai hay nhiều cái có kích thước sêm sêm nhau” và thường được sử dụng nhiều nhất.

 Ví dụ :

– 부드러운 박을 골라 반으로 갈라/*나누어 속을 파내고 얇게 도려내 햇빛에 밀린다.

Chọn trái bầu mềm rồi chia làm đôi rồi bỏ ruột đi và cắt mỏng rồi phơi ra ánh nắng.

– 이혼으로 인해 부모와 자식을 갈라/*나누어 놓는 일을 정말 가혹한 일입니다.

Việc vì ly hôn mà chia con cái với bố mẹ là việc thật tàn nhẫn.

– 배가 파도를 가르고/*나누고 빠른 속도로 항구를 벗어났다.

Con thuyền rẽ sóng rồi rời khỏi cảng với tốc độ nhanh.

– 오른손에 잡혔던 화살이 바람을 가르는/*나누는 소리를 내며 그의 손을 떠났다.

Mũi tên được cầm trên tay phải đã vụt khỏi tay anh ấy phát tiếng kêu xuyên trong gió.

Trái lại, “나누다” có nghĩa là làm cho một đối tượng hoặc một khối trở thành hai hay nhiều phần, tính chất của các phần đó có thể giống, cũng có thể không giống với toàn thể những cái đã được chia ra. Không có giới hạn đặc biệt về phần đã được chia ra hoặc các công cụ hay phương hướng.

Ví dụ :

– 6을 똑같이 나누면/*가르면 답은 얼마인가?

Nếu chia đều cho 6 thì đáp án là bao nhiêu?

– 작가는 독서의 주요 방식을 네 가지 즉, 정보를 얻기 위한 독서, 도피적 독서, 인지적 독서, 그리고 문화적 독서로 나누고/*가르고 있다.

Tác giả phân chia phương thức đọc sách chủ yếu thành 4 loại : đọc để lấy thông tin, đọc sách để liên tưởng, đọc sách để nhận thức và đọc sách theo văn hóa.

– 이 조사표에서 가장 주목되는 내용은 조사한 집을 기와집, 초가집으로 나누고/*가르고 그 칸수를 기록하고 있는 점이다.

Nội dung đáng chú ý nhất trong bảng điều tra này là phân chia các ngôi nhà đã điều tra ra thành nhà ngói và nhà rơm rồi ghi chép lại số liệu đó.

무엇을 어떻게 가르다 나누다
(수박,과자,팀,편,구강)을 (반,두패)로 o o
(바람,파도,부모와 자식)을 o x
(전국,이야기,숫자,유형)을 (3부분,8구역)으로 x o
  1. Sự giống nhau và khác nhau giữa가르다, 쪼개다

Hai từ này đều có ý nghĩa chung là “chia vật thể thành hai phần”.

Ví dụ :

– 회영이가 수박을 반으로 갈라/쪼개어 선영에게 건네주었다.

Hoeyoung chia đôi miếng dưa hấu rồi đưa cho Seonyoung.

– 잘 익은 박 중 단단한 것을 골라 가운데를 갈라서/쪼개서, 바가지를 만들었다.

Trong những trái bầu chín chọn trái cứng rồi cắt ở giữa ra làm thành cái gáo.

“가르다” có nghĩa là chia nhiều loại vật thể ra thành hai phần nhưng ngược lại “쪼개다” có nghĩa là “sử dụng công cụ để chia cái có kết cấu nhất định hoặc vật cứng ra thành hai hay nhiều mảnh mà mình muốn”.

Ví dụ :

– 장작을 쪼개/*갈라 담벼락 밑에 수북이 쌓아 놓아야 겨울 채비가 끝난 것이다.

Bổ củi ra rồi phải chất đầy bên dưới chân tường thì mới chuẩn bị xong cho mùa đông.

– 그는 마차에서 도끼 하나를 꺼내더니 자신의 마차를 미친 듯이 쪼개기/*가르기 시작했다.

Anh ấy lôi cái rìu trong xe ngựa ra rồi bắt đầu chặt giống như thể đang nổi khùng cái xe ngựa của mình vậy.

– 아주머니가 밀가루 물을 풀빵 틀에 부으면 그 옆에서 소녀가 대나무를 반으로 쪼갠/*가른 홈 속에 묽은 팥고 물을 담아 칼끝으로 조금씩 떼어 넣었다.

Nếu thím cho nước bột mì vào khuôn bánh thì cô gái bên cạnh sẽ đựng nước và bột đậu pha loãng vào trong cái thanh tre đã chẻ đôi rồi tách ra bỏ vào chút một bằng đầu mũi dao.

“쪼개다” có ý nghĩa phân chia riêng ra như “thời gian, lịch trình, lương, tiền tiêu vặt”, lúc này không thể dùng thay đổi với “가르다” được.

Ví dụ :

– 헤경이는 바쁜 시간을 쪼개/*갈라 혼자 사는 친구를 간호하였다.

Hyekyong dành khoảng thời gian bận rộn để chăm sóc người bạn đang sống một mình.

– 작가들이 창작 이외의 일을 하기 위해 시간을 많이 쪼개기도/*가르기도 어렵다.

Việc các tác giả dành nhiều thời gian ra để làm công việc sáng tác cũng rất khó.

– 숙희와 나는 생활비를 쪼개어/*갈라 주위에 어렵게 사는 소년,소녀 가장들에게 몰래 기부를 하곤 하였다.

Tôi và Sukye chia sẻ sinh hoạt phí để làm từ thiện cho những những thiếu niên, thiếu nữ sống khó khăn ở xung quanh.

무엇을 어떻게 무엇으로 가르다 쪼개다
(수박,박,콩)을 (반, 두 패)로 o o
(나무,장작,호두)를 (반,둘)로 (도끼, 톱)으로 x o
(시간,스케줄,월급,용돈)을 x o
  1. Sự giống nhau và khác nhau giữa가리다/막다

이 단어들은 모두 “차단하다”의 뜻을 가지고 있다. Hai từ vựng này đều mang nghĩa là chặn.

Ví dụ :

– 나는 손으로 햇빛을 가렸다/막았다.

Tôi dùng tay che ánh nắng mặt trời.

– 덩치 큰 사내가 내 시야를 가리고/막고 서있었다.

Người đàn ông có thân hình to lớn che mất tầm nhìn của tôi.

“가리다”는 “사이에 무엇을 놓아 보이지 않게 하다” 라는 의미로 쓰인다. 이때 “막다”는 쓸 수 없다.

“가리다” được sử dụng với ý nghĩa có vật gì đó đặt ở giữa để không nhìn thấy được, lúc này thì “막다” không sử dụng được.

Ví dụ :

– 나는 커튼으로 창문을 가려서 안이 보이지 않게 했다.

Tôi che cửa sổ bằng tấm rèm để không nhìn thấy được bên trong.

– 나는 눈물이 앞을 가려 눈을 제대로 뜰 수  없었다.

Mắt tôi ngấn lệ nên không thể mở lên được.

– 나는 부끄러워서 손으로 얼굴을 가렸다.

Tôi xấu hổ dùng tay che mặt.

“막다”는 “통하지 못하게 하다”라는 의미로 쓰인다. 이때 “가리다”는 쓸 수 없다. “막다” được dùng với ý nghĩa không thể lưu thông, lúc này thì “가리다” không thể sử dụng được.

Ví dụ :

– 나는 물이 새지 않도록 구멍을 완전히 막아 버렸다.

Tôi đã chặn chắc chắn để nước không chảy được.

– 불어오는 바람을 막을 수 있는 방법은 없다.

Không có phương pháp nào có thể chặn được gió thổi đến.

– 우리는 적의 침공을 막아냈다.

Chúng tôi cuối cùng đã ngăn chặn được sự tấn công của địch.

두 단어의 차이는 “입을 가리다”와 “입을 막다”에서 크게 드러난다. 즉, “입을 가리다”는  손 같은 것을 입 앞에 놓아 입이 보이지 않게 하는 것이고, “입을 막다”는 “말을 막다”의 의미로서 말을 하지 못하게 하는 것을 한다. Giữa “che miệng” và “bịt miệng” có sự khác biệt rất lớn về ý nghĩa. “Che miệng” là dùng thứ như tay che phía trước miệng để người khác không nhìn thấy còn “bịt miệng/chặn họng” có nghĩa là ngăn cản một ai đó nói ra lời nói hay có thể hiểu là ngăn cản lời nói.

Ví dụ :

– 그녀는 손으로 입을 가리고 웃었다.

Cô ấy đã dùng tay che miệng và cười.

– 친구는 내가 자신의 비밀을 다른 사람에게 말하지 못하도록 입을 막았다.

Bạn tôi đã ngăn cản tôi nói ra bí mật của bản thân với người khác.

  1. Sự giống nhau và khác nhau giữa가족, 식구, 식솔

이 단어들은 모두 “한 집안에서 사는 사람들”을 의미한다.

Những từ vựng này dùng để chỉ những người sống chung một mái nhà.

“가족”은 혈연 관계에 초점이 있으나 “식구”는 혈연 관계없어도 한 집에서 같이 살면 쓸 수 있다. 따라서 “가족”은 따로 살 경우에도 쓸 수 있지만 “식구”는 혈연 관계가 있어도 따로 나가 살면 잘 쓰지 않는다.

Trọng điểm của “gia đình” là chỉ những người có quan hệ huyết thống còn “người nhà /thành viên gia đình” dùng để chỉ những người sống trong một ngôi nhà nhưng dù có thể không có quan hệ huyết thống. Theo đó trường hợp người thuộc “gia đình” có thể tách ra sống riêng được nhưng “người nhà” thì không dùng cho người dù có quan hệ huyết thống sống riêng.

Ví dụ :

– 부모님이 일찍 돌아가셔서 가족도  없이 혼자 외롭게 산 그는 친구와 같이 살게 되면서 식구가 생겼다고 좋아했다.

Anh ấy mất ba mẹ từ sớm ,không có gia đình sống cô đơn một mình, sống cùng với bạn bè và có người thân thì thật là tốt.

– 우리 가족은 오랫동안 멀리 떨어져서 살았다.

Gia đình chúng tôi đã sống cách xa nhau rất lâu rồi.

– 나는 한 달 동안 친구네 집에서 객식구로 지냈다.

Tôi đã sống nhờ ở nhà bạn tôi trong suốt một tháng.

“가족”은 전문적인 영역에서도 쓸 수 있지만 “식구”는 일상적인 상황에서만 쓴다.

“Gia đình” là từ có thể sử dụng trong các lĩnh vực chuyên môn tuy nhiên “Người nhà” thì chỉ sử dụng trong các trường hợp thường ngày.

Ví dụ :

– 가부장 중심의 가족 제도는 핵가족 제도로 변화하였다.

Chế độ gia đình gia trưởng đã biến đổi thành chế độ gia đình hạt nhân.

– 나는 동사무소에서 가족 관계 증명서를 떼서 학교에 제출했다.

Tôi đã lấy giấy chứng nhận gia đình ở ủy ban phường và nộp cho trường.

“가족”은 집합의 개념인 데 반해, “식구”와 “식솔”은 구성원 하나하나를 가리킬 수 있다. “Gia đình” biểu thị sự tụ họp thì ngược lại “Người thân” lại biểu thị từng cá nhân riêng lẻ.

Ví dụ :

이  집에는 네 가족이 살고 있다./이 집에는 네 식구가 살고 있다.

Ở ngôi nhà này có đình bốn người đang sinh sống/ Ở ngôi nhà này có bốn người đang sinh sống.

네 가족은 집합의 개념으로  넷이어서 “각각의 가족이 넷”이라는 뜻이지만, 네 식구는 각각의 가족이 넷”이라는 뜻은 물론 “집에 사는 구성원이 총 네명”이라는 뜻도 가능하다.

Theo khái niệm “gia đình bốn người tụ họp” thì có nghĩa là mỗi gia đình bốn người,còn theo khái niệm “người thân” thì ngoài nghĩa gia đình có bốn người thì có thể mang nghĩa là tổng số thành viên sống trong căn nhà này là bốn.

Ví dụ : 

– 나는 네 식구/식솔을 거느리고 있다.

Tôi đang chăm sóc bốn người thân.

“식구”와 “식솔”은 뜻이 비슷하지만, “식솔”은 특히 “가장에게 딸린 먹여 살려야 할 식구”를 가리키는  말이다.

“Người thân” và “Nhân khẩu” mang nghĩa giống nhau tuy nhiên “Nhân khẩu” dùng để chỉ những người sống phụ thuộc vào chủ hộ.

Ví dụ :

– 나는 딸린 식구/식솔 많아 돈을 많이 벌어야 한다.

Tôi có nhiều người phải nuôi nên phải kiếm tiền thật nhiều.

– 니는  한 집안의 가장으로서 식구/식솔을 부양하는 것은 당연한 책임이라고 생각한다.

Tôi có vai trò là trụ cột gia đình nên phải nghĩ đến trách nhiệm phụng dưỡng người thân.

  1. Sự giống nhau và khác nhau giữa개발(하다), 계발(하다)

개발(하다) 1. Sự khai phá 2. Sự khai hoang 3. Sự khai khẩn

계발(하다) 1. Khai thác 2. Phát triển

이 단어들은 모두 “무엇을 더 나아지게 하다” 라는 의미가 있다.

Cả 2 từ vựng này có ý nghĩa “làm được tốt hơn cái gì đó”.

Ví dụ :

– 나는 자기 개발/계발 위해 계속 공부를 하고 있다.

Tôi đang tiếp tục học để phát triển bản thân.

– 나는 직장을 얻기 위해 직업 능력 개발/계발 센터에 다니고 있다.

Tôi đang học ở trung tâm phát triển nguồn năng lực nghề nghiệp để tìm việc làm.

– 퍼즐 놀이를 하면 머리를 자꾸 써야 하기 때문에 퍼즐은 두뇌 개발/계발에 아주 좋다.

Nếu muốn chơi xếp hình vì phải sử dụng đầu óc nên xếp hình rất tốt cho phát triển trí óc.

“개발”은 기본적으로 “더 나은 상태로 발전시키다”라는 의미이고 “계발”은 “잠재적인 것을 일깨우다”라는 의미이다. 따라서 “개발”은 정신적인 것은 물론 물질적인 것에도 쓸 수 있지만 “계발”은 정신적인 것에만 쓴다.

개발 có ý nghĩa cơ bản được phát triển cho trạng thái tốt hơn và 계발 có ý nghĩa nhận ra tính tiềm năng. Vì vậy, 개발 có thể sử dụng cho trường hợp mang tính ý chí và vật chất nhưng계발 chỉ sử dụng cho trường hợp mang tính ý chí. 

Ví dụ :

우리 회사에서는 오랜 연구 끝에 신제품 개발/*계발에 성공했다.

Chúng tôi đã thành công trong phát triển sản phẩm mới sau khi hoàn tất việc nghiên cứu lâu dài.

새 정부가 들어선 후 본격적인 산업 개발/*계발이 시작되었다.

Sau khi bước vào chế độ mới, phát triển nông nghiệp chính thức đã được bắt đầu.  

우리 대학에서 개발/*계발한 외국어 능력 시험을 잘 보기 위해 나는 외국어 능력 개발/계발 수업을 들었다.

Để thi đậu tốt kỳ thi năng lực ngoại ngữ đã triển khai ở trường đại học nên tôi đã tham gia các buổi học phát triển năng lực ngoại ngữ.

Tác giả: Cho Min Jun, Bong Mi Kyong, Son Hie Ok, Cheon Hu Min

Thực hiện: Trường Hàn ngữ Việt Hàn Kanata

________________

Mời các bạn tham khảo ngay Khóa học cho người mới bắt đầu:

________________
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ TƯ VẤN
FACEBOOK: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở: 
  • Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
  • Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
  • Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
  • Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, F8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102
0 0 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x