Có ba hình thức kết thúc của động từ được giới thiệu: kết thúc dạng danh từ, kết thúc dạng liên kết và kết thúc câu. Mỗi loại sẽ được giải thích với những ghi chú giải thích rõ ràng cùng những ví dụ mở rộng như những chương trước.
I. KẾT THÚC DẠNG DANH TỪ
Vĩ tố dạng danh từ gắn vào sau động từ để biến động từ đó trở thành danh từ. Hai loại của vĩ tố dạng danh từ là ‘-기’ và ‘-(으)ㅁ’. ‘-기’ và ‘-(으)ㅁ’ không chỉ tạo ra sự khác biệt trong cấu trúc câu mà còn tạo ra sự khác biệt về mặt ý nghĩa.
- – 기
Cách sử dụng vĩ tố dạng danh từ ‘-기’ phức tạp hơn vĩ tố dạng danh từ ‘-(으)ㅁ’. Tùy vào động từ phía trước được gắn với ‘-기’, những trợ từ khác nhau sẽ được sử dụng. Những trợ từ này với chức năng là trợ từ chủ ngữ, trợ từ tân ngữ, trợ từ trạng ngữ hoặc được dùng để kết nối với những yếu tố khác…
1.1 – 기가
Trợ từ ‘-가’ sẽ chuyển động từ thành chủ ngữ trong câu. Những động từ (chỉ tính chất) như ‘좋다’, ‘싫다’, ‘편하다’, ‘불편하다’, ‘쉽다’, ‘어렵다’, ‘재미있다’, hoặc ‘-와같다’ thường được sử dụng với ‘-기’.
Ví dụ:
외국에서 살기가 재미있을 것 같다. Việc sống ở nước ngoài dường như thú vị
봄에는 아침에 일어나기가 정말 죽기 보다 싫어요. Việc thức dậy vào buổi sáng mùa xuân thì thà chết sướng hơn.
그의 고집은 세기가 황소 같아요. Anh ta bướng như bò.
한복은 보기는 좋으나 일하기가 불 편해요. Đồ hanbok nhìn thì đẹp đó nhưng mà làm việc thì rất bất tiện.
아이들에겐 활동하기가 편한 옷이 제일 좋아요. Những bộ đồ thoải mái cho các hoạt động của trẻ con là tốt nhất
돈은 벌기는 힘들지만, 쓰기는 쉽죠. Tiền kiếm thì khó nhưng xài thì dễ nhỉ.
– 기(가) 쉽다:‘ có vẻ như…./ dường như….’ |
Khi ‘-기가’ được sử dụng cùng với ‘쉽다’, thì chắc chắn một sự việc nào đó đã được truyền đạt. ‘았(었/였)’ có thể được gắn vào trước ‘-기’
Ví dụ:
이 선생이 지금 이 시간엔 집에 없기가 쉬워요. Thầy Lee bây giờ vào giờ này có vẻ như không có ở nhà.
사장님은 해외에 나갔기가 쉬워요. Giám đốc có vẻ như đã đi ra hải ngoại.
그 분의 출국 일자는 연기되기가 쉽습니다. Ngày vị đó xuất cảnh có vẻ như bị hoãn lại
지금쯤 그들은 신혼여행을 떠났기가 쉬워. Cỡ giờ này thì có vẻ như họ đã đi du lịch tuần trăng mật.
그는 오래 집을 떠나 있어서 그 사실을 모르기가 쉽습니다 Anh ta rời khỏi nhà đã lâu nên có vẻ như không biết sự thật đó.
1.2 – 기를
Trợ từ tân ngữ ‘-를’ sẽ chuyển động từ thành tân ngữ. ‘-기를’ được sử dụng với những động từ diễn tả cảm giác hy vọng như: ‘원하다’, ‘바라다’, ‘기대하다’, ‘기도하다’, ‘청하다’, ‘요구하다’, ‘빌다’ hoặc với những động từ diễn tả sự ưa thích như: ‘좋아하다’, ‘싫어하다’ hoặc ‘그치다’, ‘끝내다’, ‘시작하다’.
Ví dụ:
병이 빨리 낫기를 기도하겠습니다. Tôi sẽ cầu nguyện cho bệnh nhanh chóng khỏi
건강하시기를 빕니다. Cầu xin luôn được khỏe mạnh.
우리 서로 좋은 친구가 될 수 있기를 기대합니다. Tôi mong chúng ta sẽ trở thành bạn bè tốt của nhau.
혼자 여행하기를 좋아하는 사람도 있습니다. Cũng có người thích đi du lịch một mình.
여러번 그분에게 만나주기를 간청했었습니다. Nhiều lần tôi đã cầu xin vị ấy cho tôi gặp.
그 아이가 울기를 그치고 놀기 시작했습니다. Đứa bé đó ngừng khóc và bắt đầu chơi.
1.3 – 기는
기는하다: ‘chắc…., nhưng’ |
‘는’ ở đây là một trợ từ diễn tả sự tương phản của mệnh đề trước và mệnh đề sau. Khi động từ được lặp lại thì đó là một tình huống được chấp nhận một cách miễn cưỡng của người nói.
Ví dụ:
그분을 만나기는 하겠습니다. Vị đó…gặp thì sẽ gặp đó…
한국에 오기는 16년 전에 왔지만, 한국말은 아직도 잘 모릅니다 Hàn Quốc đến thì đến cũng cách đây 16 năm rồi nhưng tiếng Hàn tôi vẫn chưa biết gì.
질이 좋긴하지만 너무 비싼데요. Chất lượng tốt thì có tốt đó nhưng quá mắc.
열심히 하기는 하지만 성과가 없습니다. Làm việc chăm chỉ thì có chăm chỉ đó nhưng chẳng có thành quả gì.
먹기는 먹겠지만 소화가 될지 모르겠어요. Ăn thì sẽ ăn rồi đó nhưng không biết có tiêu hóa được hay không.
– 기는커녕: Không những không….mà còn… |
Trợ từ ‘커녕’ được gắn vào không chỉ nhằm để chối bỏ nội dung ở vế trước mà còn để làm nổi bật ý ở vế sau.
Ví dụ:
+ 주말에 쉬기는 커녕 밥먹을 틈도 없이 일했어요.
- Cuối tuần không những không được nghỉ mà còn làm việc bận đến mức không có thời gian ăn cơm luôn.
+ 돈을 벌기는 커녕있는 돈까지 다 써버렸어요.
- Không những không kiếm được tiền mà ngay đến số tiền đang có cũng tiêu hết luôn.
+ 날씨가 좋기는 커녕 천둥까지 쳤어요.
- Thời tiết không những không tốt mà còn sấm nổ vang trời
+ 병이 낫기는 커녕 심해졌대요.
- Nghe nói bệnh không những không đỡ hơn mà còn trở nên nặng.
+ 그 남자를 좋아하기는 커녕 만나 주지도 않습니다.
- Không những không thích anh ta mà cũng không cho gặp mặt luôn.
+ 배가 부르기는 커녕 간에 기별도 안 갔어.
- Không những không no mà còn đói nữa.
기는(요) ‘Không đâu…/ không chút nào…’ |
Kết thúc đuôi câu với ‘-기는요’. Được dùng khi thể hiện sự khiêm tốn theo một cách rất lịch sự đối với những lời khen tặng của người khác. ‘-요’ ở đây là một hậu tố kính trọng. Thỉnh thoảng ‘-았(었, 였) cũng được thêm vào trước ‘-기는’.
Ví dụ:
+ 기억력이 좋으신데요? 좋기는요. 저도 자주 잊어버려요.
- Khả năng nhớ của bạn tốt phải không? Không tốt đâu. Tôi cũng thường quên lắm.
+ 시장 물건이 싸지요? 싸기는요. 백화점 물건 값과 비슷해요.
- Đồ ở chợ rẻ phải không nhỉ? Không rẻ đâu. Giá bằng với đồ ở trung tâm thương mại đó.
+ 그 사람 부지런히 일하죠? 일하기는요. 옆 사람과 얘기만 하고 있던대요.
- Người đó làm việc chăm chỉ phải không nhỉ? Không có làm việc gì đâu. Nghe nói chỉ toàn nói chuyện với người ở bên cạnh.
+ 김선생은 떠났습니까? 떠나기는요. 이제야 떠날 준비를 하고 있어요.
- Thầy Kim đã đi rồi phải không? Chưa đi đâu. Bây giờ đang chuẩn bị đi thôi.
+ 점심을 드셨어요? 먹기는요. 아직 30분은 기다려야 해요.
- Bạn đã dùng cơm trưa chưa? Vẫn chưa ăn được. Tôi vẫn còn phải chờ 30 phút nữa.
1.4 –기도
–기도: ‘ vừa…vừa’ |
‘-기도’ cũng còn có nghĩa là “cũng”
Ví dụ:
+ 그 물건은 비싸기도 하지만 귀하기도 해.
- Món đồ đó vừa mắc nhưng cũng vừa quý nữa
+ 그 분의 말이 그럴 듯하기도 해요.
- Lời nói của vị ấy cứ làm như thật ấy.
+ 그는 돈을 벌기도 잘하고 쓰기도 잘합니다.
- Anh ta vừa kiếm tiền giỏi vừa tiêu tiền cũng giỏi.
+ 그 영화는 사람을 웃기기도 하고 울리기도 했습니다.
- Bộ phim đó vừa làm cho người ta cười vừa làm cho người ta khóc.
+ 과자를 만들어 먹기도 하고 사서 먹기도 해요.
Tôi cũng vừa làm bánh ăn mà cũng vừa mua ăn
1.5 기만
– 기만: ‘chỉ’ |
Trợ từ ‘만’ mang ý nghĩa của sự độc lập hoặc sự loại trừ
Ví dụ:
+ 그분은 날 보기만 하면 극장에 가자고 졸라요.
- Anh ta chỉ nhìn tôi thôi là tôi biết ngay đang đòi đi đến rạp chiếu phim.
+ 술을 마시기만 하면 배가 아픕니다.
- Nếu chỉ có uống rượu thì sẽ đau bụng.
+ 그가 일을 시작하기만 한다면 제가 돕겠어요.
- Chỉ cần anh ta nói bắt đầu công việc đó thì tôi sẽ giúp đỡ.
+ 그 놈은 놀기만하지, 도무지 책상 앞에 앉지 않아요.
- Gã đó chỉ có chơi thôi, hoàn toàn không bao giờ ngồi trước bàn làm việc.
+ 아주머니는 듣기만 하실뿐, 아무 대답이 없으십니다.
- Thím chỉ có nghe thôi, không có trả lời gì đâu.
1.6 기에
–기에: ‘với’, ‘bởi vì’ |
‘-에’ là một trợ từ trạng ngữ. Nội dung mệnh đề trước sẽ là nền tảng dành cho đánh giá, nhận xét ở mệnh đề sau.
Mệnh đề trước có thể là lý do hoặc nguyên dành cho những điều xảy ra ở mệnh đề sau. Trong trường hợp này có thể thay thể bằng ‘-길래’
Ví dụ:
+ 일을 하기에 바빠, 누가 들어오는지도 몰라요.
- Bận làm việc nên không biết ai vào
+ 아직 결혼하기에는 이른나이다.
- Tuổi vẫn còn nhỏ đối với việc kết hôn.
+ 나 보고 그 회의에 참석하라기에 못 가겠다고 했습니다.
- Anh ta nhìn tôi và nói rằng do tôi bảo tham dự cuộc họp đó nên anh ta sẽ không đi.
+ 취직을 한다길래 추천서를 써주었다.
- Do anh ta nói sẽ tìm việc nên tôi đã viết cho anh ta một lá thư tiến cử.
+ 친구가 아프다길래 병문안을 가려고 합니다.
- Do bạn bị ốm nên tôi định đi thăm bạn.
1.7 기로
‘-로’ là một trợ từ trạng ngữ. Khi được sử dụng cùng với ‘하다’, ‘정하다’, ‘작정하다’, ‘결심하다’, ‘마음먹다’,…thể hiện quyết định cuối cùng của người nói.
Ví dụ:
+ 신혼여행을 제주도로 가기로 했습니다.
- Tôi đã quyết định đi hưởng tuần trăng mật ở đảo Jeju.
+ 남의 흉은 보지 않기로 마음 먹었어요.
- Tôi đã quyết tâm không nhìn đến lỗi lầm của người khác.
+ 술담배는 끊기로 결심했습니다.
- Tôi đã quyết tâm bỏ rượu, thuốc lá.
+ 오늘부터 규칙적인 생활을 하기로 작정했어.
- Tôi quyết định từ hôm nay sẽ sống một cuộc sống có kỉ luật.
+ 늘 성실하게 살기도결심했어요.
- Tôi quyết tâm luôn sống thành thật.
1.8 기란
Bằng trợ từ ‘(이)란’, việc giải thích ở mệnh đề sau sẽ được đưa vào mệnh đề trước.
Ví dụ:
+ 새로운 일을 시작하기란 여간어렵지 않아요.
- Bắt tay vào làm công việc mới, mới thấy là không ít khó khăn.
+ 상대방의 입장에서 서 생각하기란 그리 쉬운 일이 아니에요.
- Đứng vào lập trường đối phương và suy nghĩ thì đó không phải là việc dễ.
+ 일류 대학에 입학하기란 하늘에 별 따기처럼 힘들어요.
- Việc được học ở đại học hàng đầu khó như hái sao trên trời.
+ 늘 기계적인 생활을 하기란 피곤한 것입니다.
- Luôn sống máy móc thì mệt lắm.
+ 혼자서 살기란 여간 힘든 일이 아니다.
- Sống một mình mới thấy là không ít vất vả.
1.9 기야
“-야” accentuates the meaning of the verb. Often “-기야” is used in the form of “-기야하다”. Sometime, however, the verb may be repeated instead of using the verb “하다”
Ví dụ:
이 물건이 좋기야 하지만, 값이 좀 비싸군요
이 수학문제를 배우기야 했지만, 잊어버렸어요.
이 방이 넓기야 하지만, 식구에 비해 작은 편이죠
밀하기야 하지만 실천하는 게 문제입니다
전 직원이 제시간에 출근을 해야 합니다
1.10 Những yếu tố khác có thể theo sau ‘-기’. Hai trường hợp được minh họa dưới đây
–길래‘vì’, ‘ bởi vì’ |
Mệnh đề trước cung cấp một nguyên nhân hay một giải thích cho mệnh đề theo sau. Về mặt ý nghĩa tương đương với ‘-기에’
Ví dụ:
그의 주머니에 돈이 없길래 넣어주었어. Do túi anh ta không có tiền nên tôi đã bỏ vào cho.
그 사람이 주소를 묻길래 가르쳐 주었습니다. Vì anh ta hỏi địa chỉ nên tôi đã cho biết.
다리가 아프길래 쉬었다가 올라갔습니다. Vì chân đau nên tôi đã nghỉ một chút rồi mới đi lên.
그 사람이 손을 흔들길래 나도 손을 흔들었을 뿐이야.Do anh ta vẫy tay nên tôi cũng chỉ vẫy tay.
이 편지가 책상 위에 있길래 펴보았어요. Do lá thư ở trên bàn nên tôi đã mở ra.
– 기로(서니)‘mặc dù’, ‘cho dù’ |
Mặc dù cho nội dung ở vế trước có được thừa nhận thì nội dung ở vế sau cũng sẽ phản đối, không chấp nhận điều đó. ‘기로서니’ thường được sử dụng với trạng từ ‘아무리’, và ‘-서니’ có thể được lược bỏ.
Ví dụ:
+ 달빛이 밝기로서니 햇빛만큼 밝지는 못하다.
- Dù ánh trăng có sáng đi chăng nữa, cũng không thể sáng bằng ánh sáng mặt trời.
+ 아무리 그를 좋아한다기로서니 나보다 좋아하지 않을거야.
- Cho dù có nói là thích anh ta đi nữa thì cũng sẽ không thích hơn tôi được.
+ 아무리 바쁘기로서니 편지 쓸 시간이 없단말입니까?
- Cho dù có bận thì cũng không có thời gian viết thư sao?
+ 돈이 없기로서니 남의 물건을 훔쳐?
- Dù không có tiền nhưng có thể trộm đồ của người khác được sao?
+ 아무리 기분이 안 좋기로서니 남을 때려요?
- Dù tâm trạng có không tốt nhưng vì thế mà đánh người khác được sao?
1.11 Cấu trúc – 기 N(이/가) 없다.
Tùy thuộc vào danh từ được sử dụng mà ý nghĩa rất đa dạng. Thường, những tình huống mang tính nghiêm trọng, trầm trọng thường được miêu tả bằng những động từ chỉ tính chất. Có 3 trường hợp sẽ được miêu tả dưới đây.
기그지없다: ‘vô hạn, vô tận, không bờ bến’ |
Ví dụ:
홀로있는 나무가 쓸쓸하기 그지없어요. Cây sống một mình thì cô đơn vô tận.
타향에서 의생활은 외롭기 그지없어요. Cuộc sống tha hương cô đơn vô tận.
설악의 설경은 아름답기 그지없다고 들합니다. Nghe nói cảnh tuyết rơi ở núi Seorak đẹp vô cùng.
인간의 마음이란 간사하기 그지없습니다. Lòng người gian trá vô tận.
절간에서 들려오는 목탁소리 처량하기 그지없어. Tiếng gõ mõ vang đến từ chùa nghe thê lương vô cùng.
기짝이없다‘không thể sánh được’ |
Phía trước được gắn với động từ chỉ tính chất để nhấn mạnh sự ‘vô cùng, tột bậc, cùng cực, cực độ’.
Ví dụ:
그분의 생각은 답답하기 짝이 없습니다. Suy nghĩ của ông ta vô cùng nhỏ hẹp.
저 때문에 일이 안 되어서 부끄럽기 짝이 없습니다. Bởi vì tôi mà công việc không thành nên xấu hổ vô cùng.
그는 싱겁기 짝이 없는사람입니다. Anh ta là người hết sức nhạt nhẽo.
할 말을 못해서 분하기 짝이 없어요. Vì không thể nói được điều muốn nói nên bực tức vô cùng.
그 골목은 더럽기 짝이 없더군. Trời ơi cái hẻm đó dơ quá sức.
-기한이없다‘bất tận’ |
‘기한이없다’ có nghĩa tương đương với ‘끝이없다’. Phía trước được gắn với động từ chỉ tính chất để diễn tả sự “bất tận, vô cùng”
Ví dụ:
아들을 다시 만나게 되어 기쁘기한이 없어요. Vui vô cùng vì được gặp lại con trai.
그 책은 어렵기한이 없다고 들떠듭니다. Mọi người đang bàn tán là quyển sách đo khó vô cùng.
이 가방에 무엇이 들었는지 무겁기한이 없군요. Trong túi xách không biết chứa cái gì mà nặng vô cùng.
그분의 갑작스런 죽음은 슬프기한이 없습니다. Cái chết đột ngột của vị đó là một nỗi buồn vô tận.
형제 간의 싸움은 부끄럽기한이 없는 일이에요. Việc cãi nhau giữa anh em với nhau là việc xấu hổ vô cùng.
1.12 Cấu trúc ‘-기 N이다’.
Ý nghĩa đa dạng của câu tùy thuộc vào động từ được sử dụng ở trên. Có 2 trường hợp được minh họa như sau:
-기(가) 일쑤이다‘thường/ có thói quen làm…’ |
Mang ý nghĩa tương tự với ‘thường làm gì đó’ hoặc ‘số lần làm một việc gì đó là rất thường xuyên’
Ví dụ:
+ 어린 아이들은 걷다가 넘어지기가 일쑤입니다.
- Những đứa nhỏ đang đi thì thường hay té.
+ 비가 오다 그치면 버스에 우산을 두고 내리기가 일쑤입니다.
- Nếu trời đang mưa mà tạnh thì tôi thường để quên dù trên xe buýt rồi đi xuống luôn.
+ 그는 공부한다고 책상에 앉으면 졸기가 일쑤예요.
- Nó cứ bảo là học bài nhưng nếu ngồi vào bàn học thì thường ngủ gật.
+ 그에게 집을 보라고 하면 잠자기 일쑤입니다.
- Nếu bảo nó coi nhà là nó thường hay ngủ.
+ 점심 때는 찬밥먹기가 일쑤이지.
- Vào giờ ăn trưa bạn thường ăn cơm nguội nhỉ.
–기(게) 마련이다‘chắc chắn là…’/ ‘đương nhiên là…’ |
Nó mang nghĩa tương tự như “ đó là chuyện tự nhiên mà ai đó cũng phải trải qua’
Ví dụ:
+ 사람은 누구나 죽기 마련입니다.
- Con người, bất cứ ai đương nhiên rồi cũng sẽ chết.
+ 나쁜 것을 하면 벌을 받기 마련이지요.
- Nếu làm điều xấu thì đương nhiên phải bị phạt rồi.
+ 가을이 되면 단풍이 들기 마련이다.
- Nếu mùa thu đến thì chắc chắn những cây phong sẽ giăng lá đỏ.
+ 게으르면 가난하기 마련이에요.
- Nếu lười thì đương nhiên là nghèo rồi.
+ 자주 만나면 사이가 가까워지기 마련입니다.
- Nếu thường xuyên gặp thì đường nhiên mối quan hệ sẽ trở nên gần gũi.
1.13 Những danh từ được tạo ra từ ‘ Động từ +기’
Một vài động từ có thể trở thành danh từ và hầu như giữ chức năng là danh từ trong câu. Thông thường, những động từ chỉ hành động sẽ được tạo ra từ công thức này. Mặc dù cũng có những trường hợp ngoại lệ.
Ví dụ:
+ 쓰기는 쉬운 데 말하기는 어려운 편이지요.
- Viết thì dễ nhưng nói thì thuộc dạng khó nhỉ.
+ 김유신은 어렸을 때부터 말타기와 활쏘기를 배웠습니다.
- Kim Yoo Sin từ lúc còn bé đã học cưỡi ngựa và bắn cung.
+ 씨름의 기술 중에는 들어 메치기라는 것이 있어요.
- Trong số những kỹ thuật đấu vật có một kỹ thuật mang tên ‘nhấc lên rồi ném xuống’
+ 그 사람의 성공은 많은 사람들의 본보기가 되었습니다.
- Thành công của người đó đã trở thành tấm gương của nhiều người.
+ 이번 내기에서 져서 점심을 사게 되었어요.
- Ở lần cá cược này vì thua nên tôi đã phải mua bữa trưa
1.14 Kết thúc câu của tục ngữ và châm ngôn
Thỉnh thoảng trong một số câu theo kiểu nói truyền thống cũng kết thúc với ‘-기’.
Ví dụ:
+ 누워서 떡먹기. Nằm ăn bánh Tteok(Chỉ một việc làm dễ dàng như ăn bánh)
+ 소귀에 경읽기. Đọc kinh ở tai trâu (Đàn gảy tai trâu)
+ 엎드려 절받기. Cúi mình thì sẽ được thết đãi
+ 소잃고 외양간 고치기. Mất bò mới lo sửa chuồng.
+ 땅짚고 헤엄치기. Chống tay lên đất mà bơi. ( Chỉ một việc rất dễ làm)
1.15 Cách sử dụng mang đặc tính riêng của ‘-기’
Động từ kết thúc với ‘-기’ trở thành danh từ và được theo sau bởi ‘-전’, ‘때문에’ hoặc ‘위해서’
Ví dụ:
그 말을 하기 전에 생각을 많이 했어요. Trước khi nói lời đó, tôi đã suy nghĩ rất nhiều.
머리가 아프기 때문에 좀 쉬어야겠어요 Bởi vì đau đầu nên chắc phải nghỉ một chút.
돈이 모자랐기 때문에 값을 깎아야 했습니다. Bởi vì thiếu tiền nên đã phải giảm giá.
먹기 위해서 삽니까? 살기 위해서 먹습니까? Bạn sống để ăn? Hay bạn ăn để sống?
공부하기 위해 학교에 갑니다. Tôi đi đến trường để học.
- –(으)ㅁ
2.1 –(으)ㅁ이
Trợ từ ‘-이’ làm cho động từ đóng vai trò là một danh từ. Thường những động từ mang tính ước lượng như ‘분명하다’, ‘당연하다’, ‘옳다’, 확실하다’,… thường được dùng với ‘-(으)ㅁ이’
Ví dụ:
그가 외국으로 떠났음이 분명해요. Anh ta rõ ràng là đã đi nước ngoài.
죄인이 벌을 받음은 당연합니다. Việc tội nhân bị phạt là đương nhiên rồi.
약속을 지키지 않음은 옳지 못한 일이지요. Việc không giữ lời hứa là việc làm không đúng.
그가 집에 없음은 확실합니다. Chắc chắn anh ta không có nhà.
그 사람이 아직도 살아있음이 사실이군요 Chuyện người đó vẫn còn sống hóa ra là sự thật.
2.2 ‘-(으)ㅁ을’
‘을’ là trợ từ tân ngữ. ‘-을’ thường được theo sau bởi những động từ như: ‘알다’, ‘모르다’, ‘발표하다’, ‘지적하다’, ‘깨닫다’, ‘주장하다’, ‘전하다’, ‘확실하다’ ,…
Ví dụ:
+ 그 범인은 죄가 없음을 주장했습니다.
- Phạm nhân đó kêu oan rằng mình không có tội
+ 그는 사람들이 자기를 미워함을 잘 알고 있었지요.
- Anh ta chắc chắn hiểu rõ những người mà ngay cả bản thân mình cũng không ưa.
+ 그 회사에서 새로운 상품이 개발되었음을 발표했습니다.
- Tôi đã phát biểu ở công ty đó về việc phát triển sản phẩm mới.
+ 김선생은 한국말 발음이 어려움을 여러번 지적하였어요.
- Thầy Kim đã nhắc nhở nhiều lần về việc khó khăn trong phát âm tiếng Hàn
+ 그는 자신이 죄인임을 깨닫지 못합니다.
- Anh ta không nhận ra được bản thân mình là một tội nhân.
2.3 (으)ㅁ으로
‘-(으)ㅁ’ là vĩ tố dạng danh từ, ‘-(으)로’ là một trợ từ trạng ngữ. Những gì đi trước ‘-(으)ㅁ으로’ sẽ là nguyên nhân hay nền tảng cho những cái theo sau.
Ví dụ:
+ 이 사람은 성적이 우수하였으므로 상을 줍니다.
- Do người này thành tích u tú nên sẽ được trao thưởng.
+ 그는 언제나 열심히 공부하므로 칭찬을 받아요.
- Anh ta nhận được lời khen do luôn học hành chăm chỉ.
+ 비가 너무 많이 옴으로 인하여 소풍이 연기되었지요.
- Do mưa quá to nên buổi cắm trại đã bị hoãn lại nhỉ.
+ 그분은 나이가 많으므로 산에 오르기 어려울 겁니다.
- Do tuổi cao nên vị đó chắc khó mà leo núi.
+ 이 돈은 내 것이 아니므로 주인을 찾아돌려줘야 합니다
- Vì đây không phải là tiền của tôi nên phải tìm chủ nhân để trả lại.
2.4 -(으)ㅁ에
‘-에’ là một trợ từ trạng ngữ. Theo sau ‘-(으)ㅁ에’ thường là ‘반하여’, ‘대하여’, ‘-도불구하고’…..
Ví dụ:
+ 열심히 노력했음에 반하여 결과는 좋지 않았어.
- Trái với sự nỗ lực hết mình, kết quả chẳng tốt chút nào.
+ 그 아이는 여러 번충고를 받았음에도 불구하고 또 거짓말을 했어요.
- Bất kể đã khuyên răn đứa bé đó rất nhiều lần, thế nhưng nó lại nói dối.
+ 그가 정보계통의 사람임에 틀림없다.
- Anh ta chắc chắn là người của hệ thống thông tin.
+ 오늘의 아픔도 세월이 지남에 잊을 수 있으리라.
- Nỗi đau ngày hôm nay thời gian trôi qua cũng có thể quên đi.
+ 성적이 부진함에 대하여 무슨 변명이 그리 많나?
- Làm gì mà lại biện minh quá nhiều đối với việc thành tích không đi lên chút nào hả?
2.5 ‘-(으)ㅁ’ – vĩ tố kết thúc câu
‘-(으)ㅁ’ là kết thúc câu với mục đích cho công chúng biết về một vấn đề nào đó.
Ví dụ:
이 곳에는 들어갈 수 없음 (một thông báo đến công chúng) Nơi đây không thể vào được.
그 사건은 사실이 아님을 공고함 (Thông báo) Xin được công bố vụ án đó không phải là sự thật.
오늘은 할머니 댁에 갔음 (nhật kí) Hôm nay đã đi đến nhà bà.
성적이 우수하여 상장을 수여함. (một bằng khen) Trao tặng bằng khen vì thành tích u tú
김영수올림. (một lá thư) Kim Young Soo kính gửi.
2.6 Những danh từ được tạo nên từ: Động từ + ‘-(으)ㅁ’
Không giống như ‘-기’ ở trên, ‘-(으)ㅁ’ được sử dụng với những động từ chỉ cảm xúc hay trạng thái của một việc gì đó.
Ví dụ:
+ 너무 오랜만에 만나서 기쁨을 감추지 못했습니다.
- Lâu quá mới gặp nên không thể nào che giấu được niềm vui.
+ 우리 다른 사람의 기쁨이나 슬픔을 잘 모르면서 살아갑니다.
- Chúng ta sống mà không biết đến niềm vui hay nỗi buồn của người khác.
+ 어제 밤꿈 속에서 어머니를 보았지요.
- Trong giấc mơ đêm qua tôi đã nhìn thấy mẹ.
+ 어려운 생활이지만 그래도 즐거움을 느끼며 나날을 보냅니다.
- Cuộc sống tuy khó khăn nhưng cho dù thế cũng hãy cảm nhận niềm vui mỗi ngày và sống.
+ 아마 사람들은 모두 죽음을 두려워할 겁니다.
- Có lẽ tất cả mọi người đều sợ cái chết.
_Nguồn: Sách ngữ pháp tiếng Hàn – Giáo sư Lim Ho Bin (dịch bởi Tập thể Giáo viên KANATA)_
_______________
Mời các bạn tham khảo ngay Khóa học cho người mới bắt đầu:
- Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
- Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
- Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
- Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, P8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102
- Cơ sở 4: 144 Đinh Tiên Hoàng, P.1, Quận Bình Thạnh, 028.6270 3497
- Cơ sở 5: 193 Vĩnh Viễn, Phường 4, Quận 10, 028.6678 1913
quá trời đỉnh luôn ạ
Cảm ơn Kanata đã tổng hợp!!