PHẦN 5. KẺ MẠNH MẼ THÌ KHÔNG PHẢI TRÁNH
Tôi nhìn vào gương thì đúng là có một chút gì đó màu đỏ đang đọng ở khóe mắt. Tôi lấy khăn lau chất lỏng màu đỏ, thì ra đây gọi là nước mắt máu. Tôi tưởng là nước mắt máu ấy vốn chỉ được sử dụng như một ngôn từ được sử dụng ngôn ngữ trong văn học, thế mà, giờ tôi lại tận mắt nhìn thấy nó. Đó cũng chính là lần đầu tiên.
Phần 1. Cha này đúng là khó bảo
Năm tôi 35 tuổi, năm 1977, tôi được bổ nhiệm làm giám đốc công ty xây dựng Huyndai và cơn cuồng phong chính trị cũng bắt đầu đổ tới tấp vào tôi. Hai năm sau, vụ việc 10.26 phát sinh. Tiếp theo đó, năm 1980, thoát ra khỏi đường hầm của chính phủ quân sự mới, đi qua nền cộng hòa số 5 và 6, với tư cách là Giám đốc của một công ty, tôi tả tơi trước cơn bão của quyền lực chính trị.
Sau vụ 10.26, vụ ‘Mùa xuân Seoul” lập tức ập đến. Nhưng mùa xuân mà chẳng phải mùa xuân gì cả. Khoảng 11h 30 sáng một ngày nọ, khi những ngày xuân lạ lùng đang trôi qua thì hai người đàn ông lạ mặt đột nhiên xuất hiện trước văn phòng làm việc của tôi ở Kwanghwamoon.
“Đi nào”
Họ không giải thích bất cứ điều gì, cứ ép tôi đi
“Đi thì sẽ biết, chúng ta ra ngoài văn phòng nói chuyện”.
Tôi đi theo họ xuống tầng 1, hai người nắm hai bên tay tôi kéo tôi đi, tôi nói là để tôi kêu xe thì lập tức họ ngăn lại.
“Chúng tôi có xe, ông không cần kêu”.
Đó là một chiếc xe màu đen, họ ép tôi ngồi ở hàng sau, giữa họ, tôi hỏi đi đâu thì họ không trả lời nên tôi cứ hỏi đi hỏi lại.
“Cứ đi về đồn cảnh sát Jungro đã”. Họ nói.
Vừa đến đồn cảnh sát Jungro, họ đã bắt đầu đối xử bạo lực với tôi. Chẳng nói chẳng rằng, họ nhét tôi vào một căn phòng trống. Họ đối xử với tôi như kẻ tội phạm mặc dù tôi chẳng hiểu đầu đuôi câu chuyện thế nào. Tôi cũng không thể gọi cho công ty.
Họ nhốt tôi khoảng 2-3 tiếng đồng hồ thì bỏ vào cho tôi một đĩa mì Solong. Đúng lúc tôi vừa giải tỏa cơn đói thì một viên cảnh sát thuộc đồn Jungro nói cho tôi biết. Anh ta nói rằng tôi sẽ còn bị điều đi chỗ khác để phục vụ điều tra nên gọi cho công ty nhanh nhanh hủy tất cả các loại giấy tờ đi. Tranh thủ lúc anh ta gác, tôi điện thoại về công ty bằng máy điện thoại ở ngoài cửa.
“Tôi không biết là cơ quan nào, nhưng tôi đang bị bắt ở đây để điều tra, cứ biết vậy được rồi”.
Tôi cứ tưởng một chút là xong, vì nghĩ mình chẳng có tội tình gì.
Một lát sau, tôi bị đẩy lên một chiếc xe màu đen, xe hướng về phía Namsan. Trên đường đi, tôi lại bị chuyển sang một chiếc xe khác màu đen đang đứng đợi sẵn. Những người đã bắt tôi và những người chuẩn bị tiếp nhận tôi đang ký tá thủ tục bàn giao. Đột nhiên tôi cảm thấy cách làm việc của họ không có chút hiệu quả nào cả.
Tôi bị đưa vào phòng hầm của Cục tình báo Trung Ương ở Namsan. Vào đến đó, tôi mới biết lý do tại sao mình bị bắt. Thì ra là có thông tin rằng Chủ tịch Jung của tập đoàn Huyndai đưa tiền quỹ chính trị cho 3 nhân vật Kim nào đó nên họ bắt tôi hai ra việc này. Tôi nghĩ họ muốn bắt 3 nhân vật họ Kim thì đúng hơn. Đó chính là sự việc ‘Mùa xuân Seoul”.
“Tôi chưa bao giờ gặp 3 ông Kim nào cả. Tại sao các anh lại bắt tôi vào đây và điều tra theo cái kiểu này chứ?”
“Chúng tôi đã điều tra sơ bộ và thấy hình như ông cũng chẳng đưa tiền chính trị nào cả, nhưng chúng tôi nhận được thông tin là ông Jung thì có. Nhưng không lẽ chúng tôi lại bắt ông già vào điều tra. Chắc ông cũng biết được ông Jung đưa cho ai và bao nhiêu tiền chứ nhỉ? Ông nói đi. Chẳng ai biết ông đến đây cả, ông cũng phải nhớ một điều là ông không khai ra thì đừng mong ra khỏi đây được”.
“Tôi chưa bao giờ nghe đến việc ông Jung đưa tiền cho 3 ông Kim. Mà ông ta cũng chẳng phải là người như vậy nữa. Chắc là các ông nhận nhầm thông tin rồi”.
Tôi trả lời bình tĩnh.
“Cái ông này, ông biết đây là đâu không mà dám đùa như vậy hả? Ông có biết là ông không khai thì không ra khỏi đây được không?”.
Tôi tiếp tục cứng rắn phủ nhận. Họ chần chừ một lát:
“Được, vậy chúng ta thỏa thuận vậy. Ông không thấy, cũng không nghe thấy ông Jung cung cấp tiền cho mấy người đó. Chúng tôi tin như vậy. Nhưng cũng có khả năng là ông Jung đưa tiền cho họ, ông cứ thừa nhận điều đó được rồi. Ý chúng tôi là có khả năng thôi. Trước đây mà có, thì bây giờ cũng có, chuyện ấy mấy đứa nhóc chúng nó cũng biết. Chứ không, 3 ông Kim kia lấy tiền đâu mà tung hoành thế. Ông thừa nhận điều đó đi, nếu không thừa nhận thì chúng tôi phải sử dụng phương pháp khác vậy.”
Ý họ là nói đến việc tra tấn? Đe dọa đây mà. Không phải là sự thật mà chỉ là khả năng? Đúng là một phương pháp điều tra kỳ lạ mà. Khả năng thì ai mà chẳng có. Nhưng vì cái khả năng đó mà bắt cả Chủ tịch một tập đoàn? Tiếp theo là bắt nốt 3 nhân vật chính trị mà người ta vẫn gọi là “Mùa xuân Seoul”? Kế hoạch của chính phủ quân sự thật đáng sợ.
Nhưng tôi chỉ trả lời có một mà thôi
“Tôi chẳng biết quỹ chính trị gì cả, tôi không biết là ông Jung có cung cấp cho Tổng thống Park Chunghee hay không nhưng gần đây thì tôi nghĩ tuyệt đối không có chuyện cung cấp quỹ chính trị cho 3 ông Kim. Các thành viên trong tập đoàn cũng không có chuyện gom tiền cho chính trị”.
Họ không chấp nhận câu trả lời của tôi. Nhưng tôi muốn đã bị lôi vào tận phòng của Cơ quan tình báo thế này thì mọi việc phải kết thúc ở phạm vi của tôi. Nếu tôi nói “Tôi chỉ là Giám đốc quèn thì biết gì, có thể ông Jung hoặc các công ty thành viên cung cấp quỹ chính trị, nhưng tôi không biết chuyện đó trực tiếp” thì mọi vệc cũng có thể kết thúc. Nhưng nếu xử lý như vậy thì người khác của Huyndai lại cũng sẽ lại bị bắt vào điều tra và dự tính trong quá trình đó, chắc chắn nhiều điều không có toàn có thể bị bóp méo thành sự thật. Thời gian càng trôi dần đi thì cách ứng xử của họ càng trở nên thô bạo.
“Thằng cha này, mày càng ngày càng vênh váo, ở cái vị trí của mày, biết thì nói biết, không biết thì nói không biết.. Mày tưởng chúng tao là cái thứ vớ vẩn gì đấy hả, cho mày biết thế nào là đau đớn mới được”.
“Đúng là tôi ở vị trí có thể biết việc đó. Nhưng theo tôi biết, ông Jung hay các công ty thành viên đều không có làm”.
Cuộc điều tra bắt đầu từ 3 giờ chiều kéo dài cho đến đêm khuya mà chẳng đưa ra được bất cứ kết luận nào. Mấy nhân viên điều tra ra ngoài rồi quay trở lại, họ hoàn toàn thay đổi thái độ. Bọn họ thay nét mặt hung ác và giọng nói đe dọa bằng vẻ cười cười tươi tỉnh:
“Này Giám đốc Lee, nói thật là ông Jung già rồi nên có chuyện gì thì cũng chẳng sao cả. Nhưng ông thì khác, ở đây ông có bị gì thì cũng chẳng ai biết được. Vả lại nói thật, có ai mà trên người không dính chút bụi chứ. Đã vào đây mà không chịu hỗ trợ chúng tôi là có chuyện đấy. Có phải chúng tôi bịa ra cái tội ông Jung không có hoặc làm ảnh hưởng gì đến công ty đâu. Chúng tôi chỉ muốn biết đồng tiền của mấy tay chính trị gia thôi. Chúng tôi cũng không nói ông phản bội hay mách lẻo ai. Vì vậy, ông chỉ cần thừa nhận cái khả năng đó thôi. Có thế mà ông cũng cố chấp cho nó vất vả ra.”
Chắc chúng đe dọa không xong nên chúng giở bài dụ dỗ đây mà. Nhưng tôi vẫn không chịu lùi bước.
“Tôi xin trả lời lại nhé, không những Huyndai không đưa tiền chính trị cho 3 ông Kim, mà cũng không có cái khả năng đó”.
“Thằng cha này đúng là khó bảo thật”.
Cuộc điều tra cứ thế tiếp tục đến sáng hôm sau. Mấy nhân viên điều tra lại đi ra một hồi rồi quay lại phòng. Họ nói tôi chỉnh sửa cà vạt và quần áo cho chỉnh tề. Sau đó, họ đưa tôi ra ngoài rồi lên xe, chạy xuống khách sạn Pacific. Cái phòng mà tôi vào là một căn phòng có phòng tiếp khách khá lớn. Ở đó có một người đang chờ sẵn, có vẻ chức vụ khá cao.
“Đêm qua ông vất vả quá, không biết cấp dưới tôi nó có thất lễ gì với ông không?”
Giọng nói ông ta không một chút cảm tình, nét mặt thì đúng kiểu cách. Có thể đây là bước thử thách cuối cùng.
“Nhiều chủ công ty khác cũng đến căn phòng này và hỗ trợ chúng tôi rất tốt và đã về. Vì vậy, tôi cũng rất mong Giám đốc Lee đây sẽ tích cực hỗ trợ cho tôi và ra về an toàn. Nhưng nếu, ông không chịu hỗ trợ chúng tôi thì sẽ có chút rắc rối đấy. Chuyện ông Jung tập đoàn Huyndai cung cấp tiền cho chính trị gia là một bí mật mà ai cũng biết cả. Các chủ công ty khác họ cũng nói cả rồi. Chúng tôi chỉ muốn ông cố gắng xác nhận cho một chút mà thôi. Nào, ông nói đi”.
“Không bao giờ có chuyện đó. Ở tập đoàn chúng tôi, chuyện cung cấp tiền chính trị là chuyện không tưởng tượng nổi. Với cá nhân ông Jung cũng vậy. Đảng Đối lập thì không biết chứ Đảng cầm quyền không bao giờ có chuyện đó.”
“Làm sao ông biết chuyện đó?”
“Tôi chỉ đang ở vị trí có thể biết được”
“Này, ông không biết thì cứ nói là không biết. Tại sao lại phủ nhận cả cái danh phận điều tra của chúng tôi chứ?”
“Tôi không biết danh phận các anh là gì, tôi chỉ nói sự thật chắc chắn thôi”.
“ Cái ông này, không xài được rồi”.
Không biết có vẻ là không làm được gì tôi hay không, ông ta vẻ thua trận:
“Nếu ông cứ nói thế thì thôi vậy. Ông đã nói xong thì điểm chỉ vào đây”.
Đó là bản trường trình đúng nguyên văn những lời tôi đã nói. Tôi lấy ngón tay trỏ, nhúng vào mực và in xuống. Không biết có phải do đã kết thúc điều tra hay không mà ông ta nói với tôi bằng vẻ trịnh trọng:
“ Làm ông vất vả quá ”.
Họ cho tôi lên xe, rồi thả tôi xuống ven đường nơi gần công ty. Cả công ty thì ầm ỹ lên. Đương nhiên, đó là kết quả của một ngày giám đốc đi đâu không rõ tung tích. Nhưng tôi thì không bao giờ nói chuyện cái ngày hôm đó với ai. Không phải vì lời hứa với phía Namsan, mà là vì nếu sự việc này lộ ra thì rõ ràng chỉ có hại cho bầu không khí của công ty chứ chẳng được ích lợi gì. Tôi cũng chỉ báo cáo với Ông Jung coi như chuyện đã qua.
“Hình như người ta có hiểu lầm gì về chuyện quỹ chính trị thì phải. Tôi bị họ gọi vào điều tra nhưng lúc ấy tôi nói Chủ tịch cũng như các công ty thành viên không ai cung cấp tiền cho giới chính trị cả rồi về thôi”.
Ông Jung cũng không hỏi gì thêm nữa.
Thời kỳ đầu của nền Cộng hòa thứ 5, mối quan hệ giữa Huyndai và Chính phủ quân sự trở nên cực kỳ tồi tệ. Nó không đơn thuần là một cuộc đánh bóng, nó là một cuộc tấn công không thể chống đỡ dựa theo kịch bản cải cách giới doanh nhân. Nhưng vào giữa thời kỳ Cộng hòa thứ 5 thì mối quan hệ mật thiết lại được thiết lập. Vào cuối kỳ lại trở nên xấu đi lần nữa nên nó đã gieo vào lòng ông Jung thứ cảm giác mâu thuẫn vừa thiết tha về quyền lực và sự ảo tưởng về chính trị.
Phần 2. Nước mắt máu
Một trong những nguy cơ lớn nhất có thể ảnh hưởng đến sinh mạng của tập đoàn Huyndai chính là chính sách kinh tế của chính phủ quân sự mới có tên gọi là “Điều chỉnh đầu tư hóa học công nghiệp nặng”. Đây là thời kỳ mà “Ủy ban an ninh quốc gia” có thể làm bất cứ điều gì.
Vào thời kỳ này, một số nhà kinh tế học học ở nước ngoài về, cùng với một số học giả trong nước tham gia vào việc xây dựng chính sách kinh tế cho Chính phủ quân sự mới thành lập, họ qui kết việc đầu tư trùng lặp trong ngành hóa học công nghiệp nặng là trở ngại lớn nhất của nền kinh tế và chủ trương thay đổi chính sách một cách quả cảm. Chủ trương này ngay lập tức được những nhà lãnh đạo của chính phủ mới nghe theo vì họ đang nuôi tham vọng thay đổi bầu không khí trong nước, cải tổ lại nền kinh tế.
Ngày nay, mặc dù có nhiều công ty sản xuất xe ô tô nhưng chẳng ai phê phán là lãng phí nguồn lực quốc gia hay đầu tư trùng lặp gì cả. Nền kinh tế luôn vận hành theo nguyên lý cạnh tranh, và cạnh tranh phải được dựa nên nền tảng là qui luật bình đẳng chính trực. Chỉ cần căn cứ vào mức độ đảm bảo cạnh tranh công bằng và nguyên lý của nền kinh tế mà có thể chia thành nước tiên tiến hay nước lạc hậu.
Vậy nhưng cũng chỉ khoảng 10 năm trước đây thôi, một số học giả, một số quan chức kinh tế và cơ quan quyền lực đưa ra lập luận rằng nhà máy ô tô chỉ nên có một, nhà máy thiết bị điện cũng phải thống nhất thành một thì kinh tế đất nước mới phát triển được.
Chính sách điều chỉnh nền công nghiệp nặng hóa học đúng là một đề án phức tạp. Trong số đó thì cốt lõi của nó là nhà máy xe hơi và thiết bị phát điện sát nhập vào đâu và như thế nào. Nói cụ thể đó là ý tưởng xe ô tô Huyndai, xe ô tô Deawoo, xe ô tô Asia phải thành một, thiết bị điện thì nhà máy đóng tàu Okpo Deawoo và công ty công nghiệp nặng Huyndai, công ty thương mại quốc tế Huyndai ở Changwon ( bây giờ là nhà máy công nghiệp nặng Hàn Quốc) phải thành một.
Bước vào những năm 1970, Huyndai bắt đầu dồn tâm huyết của mình vào ngành công nghiệp nặng vì vậy họ không thể bỏ được cả ngành xe hơi và thiết bị điện. Đúng là cảnh tiến thoái lưỡng nan. Ngành công nghiệp xe hơi của Huyndai đã trưởng thành đúng như mong muốn và bao nhiêu nhiệt huyết của công ty đều bỏ cả vào đây. Đây cũng là thời điểm mà công ty ô tô Huyndai bắt đầu tham gia vào thị trường nước ngoài. Không thể nào có chuyện sát nhập ở đây được.
Chuyện thiết bị điện cũng vậy. Huyndai thậm chí đã sở hữu năng lực chế tạo thiết bị điện nguyên tử. Nếu từ bỏ lĩnh vực này cũng có nghĩa là phải từ bỏ thị trường phát điện nguyên tử và nhiệt điện cực lớn trong nước. Ngành xe hơi và thiết bị điện chính là ‘tháp công lao” được xây dựng bằng máu và nước mắt của Huyndai. Sự điều chỉnh đầu tư công nghiệp nặng và hóa học của chính phủ quân sự mới giống như cái lưới bao vây lấy tập đoàn Huyndai. Tuy nhiên, Chính phủ quân sự đã công bố chính sách đó, cái còn lại cho chúng tôi chỉ là lựa chọn.
Cuộc họp Ban tham mưu Huyndai đã lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Đến cuối cùng, Chủ tịch Jung đã quyết định chọn xe ô tô. Vì đây là ngành công nghiệp có khả năng phát triển tương lai vô hạn trong thời gian sắp tới. Ngành công nghiệp thiết bị điện tuy khá hấp dẫn nhưng việc sản xuất có tính phủ định, thậm chí là không cần sản xuất thiết bị cũng có thể tham gia vào việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện hoặc điện nguyên tử. Bây giờ nghĩ lại thì mới thấy phán đoán lúc đó của ông Jung là đúng đắn.
Sau khi thu nhận ý kiến nội bộ, tôi đến gặp Ủy ban an ninh quốc gia. Hai người đối thoại với tôi là sĩ quan khóa 17 và 18 Trường Sĩ quan lục quân. Hai người họ nói rằng Huyndai chỉ cần lựa chọn và hỏi tôi chọn cái nào trong hai lĩnh vực đó.
“Tôi xin nói là trước khi quyết định, tôi chẳng hiểu lý do tại sao phải quyết định cả. Nền công nghiệp nặng và hóa học có vẻ hiện nay đang đầu tư quá mức, nhưng trong tương lai gần thì sẽ có lúc thiếu hụt. Nếu sát nhập tất cả các công ty đang cạnh tranh thì nguyên lý vốn dĩ quan trọng nhất của thị trường là cạnh tranh sẽ biến mất và nó khiến cho nền kinh tế trở nên yếu đi và điều đó làm tôi lo lắng. Chúng tôi nghĩ rằng không cần phải tách giữa xe và thiết bị điện. Và nếu nhìn tương lai của nền kinh tế thì tôi cho rằng ý tưởng điều chỉnh đầu tư là hoàn toàn sai lầm”.
“Nếu nói về nguyên tắc thì đã bàn bạc và thảo luận xong từ lâu rồi. Bây giờ chúng tôi không cần nghe thêm lý luận nào nữa. Anh chỉ cần cho chúng tôi biết các anh chọn cái nào nữa thôi”.
Cuộc đối thoại ngày đầu tiên là hai đường thẳng song song như vậy đấy. Không có bất cứ tiếp điểm nào. Hôm sau chúng tôi tiếp tục gặp mặt lần nữa nhưng chẳng có tiến triển gì. Tuy nhiên, có một điều tôi có thể cảm nhận được. Đó là Ủy ban an ninh quốc gia đã có sự trao đổi trước tới mức độ nào đó với công ty đối tượng lựa chọn, và có một sự thật đang diễn ra là chúng tôi đã bị bỏ rơi. Ủy ban an ninh quốc gia và đối thủ kia mong muốn chúng tôi sẽ chọn thiết bị điện. Tôi phán đoán rằng buổi đối thoại này chỉ là quá trình dụ dỗ chúng tôi theo hướng mà họ đã quyết định, nghĩa là theo hướng tiếp nhận mảng thiết bị phát điện.
Lần thứ 3 ở Ủy ban an ninh quốc gia, viên sĩ quan gặp mặt tôi và nói thẳng suy nghĩ trong lòng:
“Chúng tôi nghĩ là Huyndai đã đầu tư rất nhiều vào công nghiệp nặng trong thời gian vừa qua và tính chất của công ty cùng phù hợp với ngành đó. Hơn nữa ngành chủ đạo của Huyndai cũng là xây dựng nên việc chọn thiết bị phát điện sẽ có lợi cho phát triển của Huyndai trong tương lai hơn”.
“Chúng tôi sẽ chọn xe ô tô”.
Tôi nói một cách nhát gừng. Họ hoảng hốt. Lập tức họ bắt đầu bắt ép chúng tôi chọn thiết bị. Tôi cho họ biết chúng tôi vốn dĩ không chấp nhận sát nhập, nhưng nếu sát nhập là không thể tránh khỏi thì chúng tôi sẽ không từ bỏ xe ô tô. Và đó cũng là phương châm rất chắc chắn phía chúng tôi.
Những sĩ quan của Ủy ban an ninh quốc gia đưa ra hàng loạt lý do thuyết phục chúng tôi chọn thiết bị điện. Tôi hoàn toàn không lung lay. Và như chúng tôi dự tính, họ bắt đầu đe dọa và uy hiếp. Tôi tiếp tục không chịu lùi bước, họ bắt đầu tìm cách cắn xé đời sống cá nhân tôi.
“Bây giờ ông đang sống ở đâu?”
‘Tôi sống ở Kangnam.”
“Ở chung cư?”
“Không phải, tôi đang sống ở một ngôi nhà riêng khá rộng”.
“Ha, ra là vậy. Tôi thì đang sống ở cái nhà 40 mét vuông tít tận trên núi mà đến cả nước máy cũng không có. Trong khi các anh đang ăn ngon mặc đẹp ở trong ngôi nhà đẹp của mình thì chúng tôi đang phải lo lắng cho tương lai của đất nước. Các anh đã không hỗ trợ cho quyết định của Chính phủ mà còn làm thế được sao?”
Bây giờ thì tôi không thể ngồi im được nữa.
“Khi hai ông vào trường sĩ quan đi học bằng kinh phí nhà nước thì tôi phải học đại học khổ sở, phải kéo cái xe quét rác ở Itaewon để kiếm học phí mà học đại học. Khi Cha mẹ các ông cho các ông học đến cấp 2 thì tôi phải tự mình giải quyết tiền học phí và còn phải tự lo từng bữa ăn. Sau khi tốt nghiệp, tôi phải cùng với công ty ra nước ngoài, ngày đêm làm việc để kiếm từng đồng tiền về cho đất nước. Không biết hai ông có biết không, chứ năm 1974, khi đất nước ta lâm vào cảnh kiệt quệ ngoại hối và sắp phá sản thì những đồng đôla của những người lao động nước ngoài như chúng tôi đã cứu sống được cả đất nước. Khi ai ông còn học ở trường sĩ quan và đi làm, đó có phải là thời chiến không? Còn tôi phải ra thị trường nước ngoài chẳng khác gì chiến trường, mỗi ngày làm việc trên 18 tiếng để kiếm từng đồng ngoại hối và chưa bao giờ được ngủ quá 3-4 tiếng đồng hồ”.
Đến đây thì một vị sĩ quan ngắt lời tôi.
“Chúng tôi cũng đã tham gia chiến tranh, chiến tranh Việt Nam”.
Tôi nhịn cười mỉa mai, nói tiếp:
“ Tôi không thể chấp nhận cái kiểu lý luận của các anh rằng các anh là quân nhân nên các anh là người yêu nước, còn tôi là công ty nên tôi không phải là người yêu nước. Công ty có thể trở thành đối tượng phê phán, nhưng thái độ coi thường cả những mặt tích cực của công ty thì không đúng chút nào. Anh nói anh đang sống ở cái chung cư tít trên núi? Tôi đã từng sống ở những cái nhà heo hút, nguy hiểm trên đỉnh núi gần mặt trăng đấy. Vả lại, tôi là giám đốc của một công ty xây dựng lớn như Huyndai sống ở một căn nhà lớn thì có gì là sai trái chứ? Cái nhà đó là nhà của công ty xây cho tôi để tiếp khách nước ngoài khi khách đến. Nếu điều đó thì cũng là sai trái thì tôi sẽ phải xuống ở nhà chung cư như các anh đang ở hay sao? Và đó chính là cái mục tiêu quản lý cái đất nước này của các anh sao? Các anh phải lấy mục tiêu chính trị là trong một thời gian ngắn, phải đưa được những viên chức, quân nhân như các anh giàu có như chúng tôi mới phải. Còn với cái ý định kéo những người sống chăm chỉ, cần cù xuống dưới ấy thì làm sao mà chính trị mới mẻ được chứ?”
“Chúng tôi không có ý đó. Chúng tôi chỉ nói là các công ty nếu chỉ tìm cách mang lợi ích cho mình mà không tích cực giúp đỡ lợi ích toàn thể quốc gia thì không được”.
Cuộc tranh luận ngày hôm đó cũng không có hồi kết. Tôi quay về công ty, thảo luận với Chủ tịch Jung, sau đó lại tiếp tục đến gặp Ủy ban an ninh để thỏa thuận. Tuy nhiên, thời gian càng trôi dần đi, tôi càng bị dồn vào góc tường. Bởi, người nắm cán dao là họ chứ không phải tôi.
Bỗng một buổi tối, có một người quen làm việc trong một Bộ của chính phủ đề nghị gặp tôi. Đây là cuộc gặp bí mật. Anh ta là người đang giúp đỡ cho cái gọi là “cải cách” của đám quân nhân. Vừa gặp tôi, anh ta đã tỏ ra lo lắng.
“Giám đốc Lee, hình như ông không biết nên mới làm vậy thì phải. Bây giờ đang là lúc rất cấp bách. Trong chuyện này, ông cứ cố chấp cũng không giải quyết được gì đâu. Tôi nghĩ ông đừng nói gì cả và nên đồng ý đi. Thời gian không còn đứng về phía ông nữa đâu. Ngày mai, ông ra đó đồng ý ngay đi. Đây là vấn đề liên quan đến vận mệnh tập đoàn Huyndai đấy”
Chia tay xong, cả đêm tôi đã nghĩ thử xem suy nghĩ thật của ông ta là gì nhưng không thể nào đưa ra được kết luận. Có vẻ như ông ta cũng thực lòng lo cho tôi và công ty, nhưng cũng không thể không nghĩ rằng ông ta đang đứng về phía bên kia để dụ dỗ. Đây có thể là chính sách dụ dỗ mềm dẻo.
Sáng hôm sau, tôi chuyển lời của vị quan chức đó cho ông Jung:
“Có vẻ như đây là giai đoạn cuối cùng, bây giờ nên làm thế nào ạ?”.
Ông Jung cũng có vẻ đã rất mệt mỏi. Sau 10.26 , đây là những thử thách, à không, là những cơn sóng quá mạnh và quá lớn với tổng giám đốc của một công ty, người chỉ đang bơi bằng ý chí và nhiệt huyết.
“Cậu cứ tiếp tục nỗ lực thử xem, nếu tình thế cuối cùng vẫn không được thì phải thỏa thuận với họ thôi.”
Ông Jung đưa con dấu cho tôi:
“Chủ tịch, ý ngài là muốn tôi làm gì với con dấu này?”.
“Tình hình nó vậy, Giám đốc Lee không cần phải cảm thấy quá nặng nề đâu”.
“Nếu là đóng dấu thì Chủ tịch nên đến đóng chứ, chủ tịch không đi thì công ty mình có thể cử những người khác đi thay mà”
“Chuyện này cậu làm từ đầu, cậu kết thúc luôn đi vậy”.
Tôi bỏ con dấu của ông Jung vào, hướng về phía Ủy ban an ninh quốc gia. Cũng như bao lần khác, vẫn là tranh luận qua lại. Điểm tựa duy nhất của tôi lúc này chính là lý luận “theo nguyên tắc thì không thể sát nhập.”
“Đặc biệt, ngành công nghiệp xe hơi chính là tinh hoa của ngành công nghiệp máy móc. Nếu chúng ta gộp tất cả những cái này thành một thì sức cạnh tranh của nó sẽ giảm hẳn đi và nó sẽ không thể trở thành ngành công nghiệp xuất khẩu được. Nó sẽ chỉ trở thành gánh nặng cho quốc dân mà thôi. Hãy nhìn vào Ấn độ, đất nước họ chỉ có một công ty xe hơi quốc doanh duy nhất, không phát triển được kỹ thuật, kinh doanh thì bỏ bê nên lỗ suốt. Mẫu xe thì cũ kĩ từ thuở nào, tính năng cũng chẳng ra gì. Đã thế giá thì đắt, lượng sản xuất cũng rất ít nên muốn mua một chiếc phải chờ cả mấy tháng. Những thất bại của việc chỉ để tồn tại một công ty và không có sức cạnh tranh, ai chưa trực tiếp nhìn vào đều không thể cảm nhận được. Chúng ta đầu tư nhìn thì có vẻ như bị trùng lặp, nhưng vì kinh tế khó khăn và việc công nghiệp hóa chưa đi vào quĩ đạo nên thế. Chỉ cần một thời gian ngắn nữa thôi, tất cả mọi ngành công nghiệp xuất khẩu đều trở thành những đứa con hiếu thảo cho xem. Việc sát nhập ngành xe hơi thực sự là việc cần phải xem lại”.
“ Giám đốc Lee, đây là quyết định dựa vào những báo cáo của những vị học giả uyên bác học ở nước ngoài về. Ông biết cái gì mà cứ đưa mấy cái lý luận vớ vẩn của ông ra vậy”.
“Tôi không biết là những người khác căn cứ vào đâu để nói rằng phải sát nhập, nhưng hiện thực và tương lai của công ty thì những người ở công ty hiểu rõ hơn bất cứ ai hết. Cái lý luận phải loại trừ cấu trúc cạnh tranh, thứ mà vốn là động lực, là nguyên lý của kinh tế thị trường; và cả cái lý luận phải nuôi dưỡng công ty độc quyền thì Chủ nghĩa tư bản mới thành công kia không có trong bất cứ một quyển sách giáo khoa kinh tế nào cả. Công ty độc quyền ban đầu thì có vẻ tốt đẹp, nhưng sớm muộn nó sẽ xuất hiện hạn chế. Nhưng công ty trong xã hội cạnh tranh thì sẽ phát triển không có giới hạn. Nền kinh tế của nhà nước cũng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Chúng ta cưỡng ép sát nhập, trước mắt có thể giải quyết được vấn đề nhưng trong tương lai chúng không thể tham gia vào thị trường quốc tế. Khi đó nó sẽ chứng minh rằng quyết định ngày hôm nay ngu xuẩn như thế nào”.
“Anh tưởng chúng tôi đến đây để nghe anh giảng giải hả? Giờ không còn thời gian nữa. Hoặc, anh đồng ý. Hoặc, thích làm gì tùy các anh”.
Buổi gặp căng thẳng ấy bắt đầu từ sáng, kéo dài đến chiều tối rồi đến tận đêm. Thực ra, dù có kéo thêm một ngày nữa thì kết quả cũng chẳng có gì thay đổi. Bầu không khí ngày càng trở nên cực kỳ căng thẳng.
Tôi lấy con dấu của ông Jung ra, đặt lên bàn.
“Nếu các anh cứ khăng khăng như vậy thì dấu đi. Tôi sẽ tuân theo chỉ thị của Chính phủ”.
Nhưng tôi thì không bao giờ trực tiếp đóng con dấu đó. Đúng lúc một nhân viên sĩ quan cấp dưới tiến đến, định lấy con dấu của ông Jung đóng thì viên sĩ quan phụ trách có vẻ như bắt được ý nghĩ của tôi, hắn ta đạp đổ cái bàn và đứng dậy.
“Này, đừng có đóng”.
Viên sĩ quan này chắc chắn biết rõ rằng nếu không phải tôi mà chính họ là người đóng con dấu này thì sau này có thể sẽ có vấn đề. Hắn ta ra lệnh cho cấp dưới:
“Thôi, dẹp đi, thằng cha này hình như vẫn chưa tỉnh ra thì phải”.
Có lẽ cơn tức giận đã lên đến đỉnh đầu, hắn trợn mắt nhìn tôi.
“Tôi về được rồi?”.
“Khốn nạn.. về đi”.
“Các ông dùng con dấu này chứ?”
“Cái con dấu vô tích sự, cầm về luôn đi”.
Khi ra khỏi văn phòng của Ủy ban an ninh thì đã nửa đêm. Lúc tôi về đến văn phòng công ty ở Kwanghwamoon, trừ phòng ông Jung, tất cả các phòng đều đã tắt đèn. Vào đến phòng Chủ tịch, tôi chào xong, ông nhìn chằm chằm tôi một hồi lâu.
“Đóng dấu cho họ xong rồi chứ”.
“Tôi không đóng, con dấu còn ở đây”
“Vậy hả, câu chuyện ra sao?”
“Ngày mai tôi sẽ nói lại đầu đuôi”.
Chủ tịch Jung lại nhìn vào mặt tôi.
“Mắt cậu chảy máu kìa”.
“Làm gì có chuyện đó ạ. Mắt tôi không có vấn đề gì cả”.
“Không, chảy máu kìa, cậu nhìn gương xem”.
Tôi nhìn vào cái gương đặt ở lối đi vào nhà vệ sinh. Đúng là trên khóe mắt tôi có một dung dịch màu đỏ. Tôi dùng khăn mùi xoa thấm nhẹ cái chất lỏng đỏ au ấy. Là nước mắt máu. Cái từ nước mắt máu mà vốn dĩ xưa nay chỉ tồn tại như một tu từ trong văn học bây giờ lần đầu tiên tôi thấy tận mắt.
Không phải tôi đối đầu với họ vì mình đang ở trong thế thắng. Cái lý luận cự cãi lại của Ủy ban an ninh trong tình hình chính trị thời ấy đủ là trò cười. Tuy nhiên, cái lý luận kinh tế rằng chính sách công nghiệp nặng đã sai lầm và chỉ có thể tồn tại trong môi trường bình đẳng của tôi là niềm tin duy nhất giúp tôi đứng vững lúc ấy.
Cuộc đối đầu trực diện của tôi đã khiến cho quá trình tiến hành sát nhập ngành công nghiệp xe hơi của Ủy ban an ninh không thể đi đến kết luận, và nó trở thành cơ hội để vụ việc chuyển sang Bộ Công thương.
Vấn đề này sau khi chuyển sang Bộ Công thương đã thành một cuộc tranh luận công khai. Trong cuộc họp do Bộ công thương chủ trì, Chủ tịch Jung đã lớn tiếng phản bác tính bất hợp lý của chính sách sát nhập và cuối cùng, sau bao nỗ lực của chúng tôi, việc sát nhập đã bị hủy bỏ. Nếu lúc đó bị sát nhập thì ngành công nghiệp xe hơi và ngành công nghiệp máy móc của Hàn Quốc hiện nay sẽ chẳng khác gì so với Ấn độ.
Còn ngành thiết bị phát điện được sát nhập thời ấy đã để lại di chứng suốt cả thời gian rất dài.
Phần 3. Chính phủ quân sự và Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp
Thời của Ủy ban an ninh quốc gia chấm dứt, ngay sau khi nền Cộng hòa thứ 5 bắt đầu, Tổng thống Hàn Quốc Chun Do Hwan muốn thay đổi cấu trúc của Hiệp hội các doanh nghiệp vốn là đoàn thể của các doanh nhân và coi đó là tín hiệu sắp xếp lại hệ thống kinh tế. Hiệp hội các doanh nghiệp thời đó là một đoàn thể thuộc Bộ Công thương, trực tiếp chịu sự giám sát của Bộ trưởng công thương.
Bộ trưởng công thương Seo Seok Jun vội vã tìm tôi và cho rằng đây là chỉ thị của Tổng thống. Tôi dự cảm đây là iệc không đơn giản chút nào. Tuy thời của Ủy ban an ninh quốc gia đã qua, nhưng như những lời vị quan chức này nói với tôi là “chuyện khẩn cấp”. Tôi lập tức đến phòng Bộ trưởng.
“Giám đốc Lee này, nếu ông Jung rút lui khỏi vị trí Chủ tịch Hội các doanh nghiệp thì hay quá. Ý tôi nói phải có cách nào làm cho điều đó trông thật tự nhiên. Tôi gọi anh lên để bàn bạc xem sao”.
“Nhưng lý do là gì cơ chứ?”.
“Đây không phải là việc có thể nói được lý do. Đây là lệnh đặc biệt của Tổng thống, Ngài muốn trong vòng 4 ngày phải có đơn từ chức một cách tự nhiên, còn không thì….”.
“Tôi là người đang phục vụ Chủ tịch Jung Chu Yong. Nếu là vấn đề liên quan đến chức vụ Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp thì có lẽ phải thông báo trực tiếp cho tổ chức bên đó, như ông Phó Chủ tịch thường trực chẳng hạn. Tại sao lại thông báo cho một người đang phục vụ ông Jung như tôi? Hay Bộ trưởng thông báo trực tiếp cho ông ấy đi”.
“Thế mới nói là chúng tôi đã bàn bạc, theo chúng tôi thì anh là người duy nhất có thể truyền đạt việc này với ông Jung chính xác nhất. Đây là thông báo chính thức”.
“Cho tôi biết lý do được không?”
“Bây giờ chính quyền mới ra đời thì hệ thống kinh tế cũng phải cho thấy hình ảnh mới chứ. Vì thế nên cần phải có người mới đứng ra ”.
Bộ trưởng Seo không nói thẳng, nhưng tôi cảm nhận được họ đã soạn sẵn kịch bản để đưa ông Bak Tea Chun, Chủ tịch của công ty thép Pohang, vào vị trí này. Tôi hỏi:
“Ai là người kế nhiệm ? Như Bộ trưởng cũng biết là Hiệp hội các doanh nghiệp là một cơ quan đoàn thể dân sự hoàn toàn. Nếu Chính phủ tự ý thay đổi chức Chủ tịch thì còn gì là Chính phủ mới nữa”.
Bộ trưởng Seo có vẻ ngạc nhiên. Trong tình thế này, việc khiếu nại với quyết định của Tổng thống Chun Du Hwan là điều không thể tưởng tượng nổi.
“Giám đốc Lee, anh chỉ cần truyền đạt lại là được rồi. Cần gì nói nhiều thế. Chuyện này không phải chuyện đơn giản đâu”.
Hơn ai hết, tôi cũng hiểu đây không phải là việc bình thường.
“Nhưng ông nói tôi đưa cái chuyện tôi không hiểu về nói lại cho người khác hiểu thì tôi biết làm sao? Thật vô lý”.
“Này, Giám đốc Lee, việc này không phải đơn giản như thế. Ông cứ về truyền đạt lại đi”.
Tôi quay về văn phòng, truyền đạt đúng câu chuyện cho ông Jung biết. Ông Jung hoàn toàn không dự trù được việc sẽ như vậy nên cũng chẳng tìm được cách nào ứng phó. Chắc chắn ông sẽ bàn với tôi.
“Giám đốc Lee nghĩ thế nào? Tình huống thế này chỉ cần sơ sẩy một chút là ảnh hưởng cả đến công ty, ta không thể hành động ẩu được”.
“Trước tiên, chuyện này chúng ta không nên để bên ngoài biết. Họ nói 4 ngày phải ra đi nhưng tạm thời chúng ta không lùi bước. Ra đi cũng phải có lý do chính đáng mà ra đi chứ? Bây giờ họ chẳng đưa ra bất cứ lý do nào cả. Họ nói đây là ý của Tổng thống nhưng chưa biết thực hư thế nào. Cũng có thể là Tổng thống Chon là nghe ai nói gì đó cũng nên mới làm thế. Mình cứ kéo dài đến khi nào được thì kéo, khi đó quyết định cũng chưa muộn.”
Sư thật thì chức vụ Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp không phải là do ông Jung thích mà làm. Ông ấy tiếp nhận nó một cách bất đắc dĩ từ tháng 5 năm 1977 khi ông Kim Yong Hwan ba lần bảy lượt nài nỉ. Chỉ là do tínhh cách của ông Jung đã làm việc gì thì phải gắng làm hết sức nên ông muốn vận hành tổ chức này một cách đầy tham vọng mà thôi. Mặc dù thế, cho dù có là việc không liên quan đến lợi ích công ty, ông ấy cũng có thể ra đi bất cứ lúc nào. Ở đây, đơn gỉan vì chúng tôi không chấp nhận được cái cảm giác nhục nhã phải ra đi trong im lặng ngay tức thì mà không có lấy một lý do gì.
Sáng hôm sau, Bộ trưởng Seo lại gọi tôi.
“Kết quả thế nào”.
“Tôi đã chuyển đúng lời ông rồi ạ”.
“Ông ấy nói gì?”.
“Chẳng nói gì cả. Hình như ông ấy suy nghĩ rất nhiều thì phải”.
“Không còn thời gian nữa đâu, ông về hỏi lại xem”.
“Tôi đã chuyển lời rồi thì làm sao tôi có thể lại đi hỏi nữa chứ ạ. Tôi cũng nói là việc rất gấp nên chắc chắn là ông ấy cũng quyết định ngay thôi”.
“Không còn thời gian nữa đâu, ông xác nhận ý của ông ta rồi trong ngày hôm nay cho tôi biết”.
Tôi quay về và nói lại cho ông Jung những nội dung đã nói với ông Seo. Đồng thời tôi cũng nói thêm rằng ông tuyệt đối không cần lùi bước làm gì. Ông Jung cũng có vẻ như đã suy nghĩ xong nên có phần tự tin.
“Đúng thế, không thể ra đi thế này được, hết nhiệm kỳ chờ đến khi bầu Chủ tịch mới thì còn có thể, chứ không thể ra đi giữa chừng thế này”.
Xung đột với Ủy ban an ninh quốc gia và nền Cộng hòa thứ 5 không phải xảy ra một hai lần. Ông Jung cũng có vẻ như trải qua hai ba lần mâu thuẫn như vậy nên không muốn nhường nữa. Nhưng thời cuộc chính là thứ hoàn toàn ta không thể dự đoán trước được. Trước mặt tôi, ông Jung bị dọn sạch bàn làm việc gồm cả những tờ giấy ghi chép nhỏ nhất. Có lẽ ông đang nghĩ rằng người ta đang bịa ra chuyện gì để bắt giam ông .
“Họ có bắt thì cứ coi như là sẽ đi tù vậy. Vào tù mang mấy quyển sách vào học tiếng Anh cũng được”.
Ngày cuối cùng của thời hạn 4 ngày, chúng tôi lại bị Bộ trưởng gọi lên.
“Hình như Chủ tịch Jung chưa quyết định gì cả thì phải. Ông ấy đang suy nghĩ rất nghiêm túc về vấn đề này. Nhưng thưa bộ trưởng, chuyện này tôi nghĩ như thế này. Nếu ông Jung không có lý do gì mà lại viết đơn từ chức thì người khác nhìn vào sẽ nghĩ ngay là Chính phủ đuổi ông ấy đi. Mà nếu Chính phủ lại can thiệp vào chuyện nhân sự đứng đầu của một cơ quan dân sự sẽ tạo một ấn tượng chẳng tốt đẹp gì lắm. Nhiệm kỳ của ông Jung cũng chỉ còn có 1 năm. Chúng ta chờ đến khi hết nhiệm kỳ ông ấy ra đi một cách tự nhiên có hơn không? Như vậy chẳng có hại gì cho Chính phủ, giới doanh nghiệp cũng như Chủ tịch Jung cả. Mong Bộ trưởng kiến nghị giúp như vậy..”
Đây là lần đầu tiên tôi nói, lại là ý kiến phản đối, ông Seo lập tức lo lắng:
“Rách việc thật rồi, mệnh lệnh của ai các anh biết không mà làm thế này chứ hả?”
Thời điểm này, Chủ tịch Jung đang gặp Phó Thủ tướng Nam Tuk Woo. Phó Thủ tướng Nam cũng truyền đạt nội dung giống như của Bộ trưởng Seo. Hình như tin đồn đã lan ra. Thậm chí, họ còn nói người kế nhiệm là ai đó nữa. Bốn mặt đều là địch, tôi càng nhấn mạnh với ông Jung là không thể ra đi lúc này.
Đúng vào lúc đó, xuất hiện cơ hội để ông Jung thể hiện nguyện vọng của mình lên Dinh Tổng thống. Chủ tịch Jung đích thân viết thư, còn tôi là người truyền đạt. Tôi gặp trực tiếp một người có quyền lực trong chế độ Chính phủ quân sự mới để truyền đạt bức thư, đồng thời nhân cơ hội chỉ trích tính bất hợp lý của quyết định lần này.
“Chính phủ mới vừa ra đời đã lập tức thay đổi người đứng đầu của một tổ chức dân sự, lại chẳng có lý do gì cả thì quả thật đã để lại ấn tượng không tốt cho cả Chính phủ và giới doanh nghiệp. Các anh làm như thế này mà được hay sao? Nhiệm kỳ của ông Jung cũng chỉ còn có một năm nữa thôi.”
Người tôi gặp là một nhân vật khá biết lý lẽ. Thấy ông ta tỏ vẻ đồng tình với ý kiến của tôi nên có lẽ đó không phải là kế hoạch của họ. Có lẽ Tổng thống Chun đã quyết định thông qua một con đường khác.
“Chắc là có gì đó không đúng”.
Kết cục, ông Jung cũng được hoàn tất nhiệm kỳ của mình. Trong thời gian đó, quan hệ của ông với nền Cộng hòa thứ 5 cũng trở nên tốt đẹp. Ông Jung còn được tiếp tục tiếp nhận chức vụ này vào nhiệm kỳ tiếp theo và nhờ thế, ông trở thành Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp có thời gian lâu nhất.
Phần 4. Thất bại thảm hại trong lần đấu thầu nhà máy chứa LNG
Thời gian đầu của nền Cộng hòa thứ 5, Chính phủ muốn tạo ra một sự thay đổi toàn diện về chính sách nhiên liệu. Họ lập kế hoạch sử dụng phổ cập LNG và thoát dần việc dựa vào than và dầu. Chính phủ quyết định xây dựng khu dự trữ LNG ở Pyeongtaek thuộc vùng biển phía Tây. Chất khí LNG sau khi được hóa lỏng ở nhiệt độ cực thấp, sẽ tiếp tục được vận chuyển và đưa vào bồn chứa có nhiệt độ thấp thêm một lần nữa nên những công trình này càng chú trọng vấn đề an toàn. Trong nước chưa có bất cứ công ty nào đủ khả năng thiết kế và thi công công trình đó. Vì vậy, Chính phủ bắt các công ty xây dựng trong nước muốn tham gia phải hợp tác với các đơn vị nước ngoài.
Công ty xây dựng Huyndea đã ký hợp đồng hợp tác kỹ thuật với công ty France Technique Gas, đây là đơn vị hàng đầu trên thế giới. Và dĩ nhiên, trong hợp đồng cũng đã ghi rất rõ điều khoản ngăn chặn việc hủy hợp đồng giữa chừng. Công ty có khả năng cạnh tranh được với Huyndea duy nhất chỉ có công ty Hanyang. Han Yang đã bắt tay với công ty Marubeni Nhật bản ứng thầu.. Kết quả đấu thầu thì Huyndai đứng thứ 1, còn Hanyang đứng thứ 2. Nhưng kỹ thuật của họ lại bị nhận định rằng không đạt chuẩn. Từ phía công ty Pháp, đối tác của chúng tôi, đích thân giám đốc bên ấy bay sang chúc mừng.
Ông ta vừa trở về nước được mấy ngày, bỗng có công điện sang. Họ nói tôi sang Pháp ngay. Vì vậy, tôi cũng lập tức lên máy bay.
Ông Tiro, tổng giám đốc công ty Technique Gas hỏi tôi liệu có nhận thấy sự thay đổi nào trong thái độ của chính phủ Hàn Quốc không.
“Ông nói thế là sao chứ?”
“Nếu chúng tôi không hợp tác với Huyndai thì sẽ thế nào”.
“Ông vui tính thật đấy! Nếu có việc đó xảy ra thật thì cứ chiếu theo hợp đồng, các ông đền bù tất cả các thiệt hại là xong thôi”.
Ông Tiro nét mặt đanh lại, nói:
“Nếu điều đó không phải ý công ty chúng tôi mà do ý của chính phủ Hàn Quốc thì thế nào? Vậy chúng tôi vẫn phải bồi thường sao?”
Bây giờ tôi mới hiểu, hình như có chuyện gì xảy ra.
Ông Tiro cứ xin lỗi mãi và nhắc tôi về nước dò xem ý tứ sâu xa của Chính phủ thực sự là gì.
Về đến Hàn Quốc, tôi tìm đến Tổng công ty điện lực Hàn Quốc ngay. Họ không ngần ngại nói thẳng việc trúng thầu của Huyndea không có hiệu lực và Han yang sẽ trúng thầu. Tôi ngỡ ngàng thật!
“Không những giá đấu thầu của Huyndea là thấp nhất, chính các anh cũng đã phán quyết kỹ thuật của Hangyang không đạt còn gì. Bây giờ sao lại giao thầu đó cho Han Yang được chứ?”
“Về mặt kỹ thuật, chỉ cần Hanyang hợp tác với công ty Technique Gas là sẽ giải quyết được thôi”.
Thật là không còn gì để nói! Những việc không bao giờ xảy ra ở những mảnh đất xa xôi, không ai biết đến kiểu như châu Phi ấy bây giờ lại xảy ở đất nước đang bắt đầu bước vào hàng ngũ các nước tiên tiến này. Nó lại xẩy ra với công trình thầu có sự tham gia của những công ty hàng đầu trên thế giới. Thật tin không nổi!
Tôi nói cho họ biết tôi sẽ không lùi bước rồi ra về. Ngay lập tức, một vị quan chức đứng đầ phụ trách kinh tế của Dinh Tổng thống lại tìm tôi và khuyên Huyndai nên rời bỏ gói thầu này. Giống hệt như cách Tổng công ty điện lực vậy.
“Ông phụ trách kinh tế của Dinh Tổng thống, nhưng trước khi trở thành quan chức, ông đã từng học tiến sĩ tại Mỹ và cũng từng là một học giả đúng không? Tôi hiểu rõ về nhân cách của ông. Một người đứng đầu phụ trách kinh tế như ông liệu có chấp nhận cái lối phá thầu không theo nguyên tắc nào như vậy không? Việc này không chỉ là vấn đề của riêng Huyndai chúng tôi. Vấn đề còn nằm ở chỗ các công ty nước ngoài kia kìa. Rồi bọn họ sẽ chẳng còn coi Chính phủ Hàn Quốc ra gì. Chúng tôi đã làm việc với công ty đó rất nhiều dự án ở Trung Đông đấy. Một công ty ở trong nước bị đối xử chẳng ra gì thế này thì ra thế giới cũng sẽ vậy. Thà các ông hủy kết quả đấu thầu, sau đó để cho Hanyang và công ty của Pháp hợp tác theo ý các ông, tôi còn chịu.”
Nhưng ông ta lại nói kiểu còn khó hiểu hơn.
“ Huyndea định không tiếp tục làm việc ở đất nước Hàn Quốc nữa sao? Các anh không chấp nhận một cách ngoan ngoãn thì sẽ có những việc các ông không ngờ tới xảy ra đấy. Anh cứ báo cáo đúng như vậy với ông Jung”.
Ông Jung nghe xong báo cáo, cũng đã tìm gặp vị quan chức đó nhưng ông ta vẫn không lay chuyển.
Lần này thì tới lượt giám đốc công ty Pháp sang gặp chúng tôi vừa xin lỗi vừa nài nỉ. Với tư cách là công ty nước ngoài làm ăn tại Hàn Quốc, họ không thể coi thường thông báo của Chính phủ là hãy hợp tác với Hanyang, họ nói Huyndai có thể hiểu cho họ hay không.
Thật ra, phía công ty Pháp họ chẳng có lỗi gì cả. Chúng tôi cũng có thể yêu cầu làm theo hợp đồng, nhưng bên vi phạm hợp đồng lại chính là Chính phủ Hàn Quốc nên chúng tôi không yêu cầu phía Pháp bồi thường. Cuối cùng, chúng tôi chỉ còn cách chấp nhận lùi bước. Một thất bại không lường nổi và không đúng với bất cứ sự tưởng tượng hay nguyên tắc nào cả.
Phần 5. Trận chiến tổng lực của trạm phát điện nguyên tử Yongkwang
“Tổng giám đốc công ty Huyndai Lee Myung Bak, có người cần gặp”.
11h đêm, tôi đang ngồi chờ ở phòng chờ sân bay Changi Singapore, chuẩn bị lên máy bay đi Thái Lan thì bỗng nhiên có thông báo trên loa tìm gặp tôi. Tôi chạy ngay đến văn phòng của sân bay. Thì ra đó là cuộc điện thoại từ văn phòng mẹ của Chủ tịch Jung, giọng rất gấp rút.
“Giám đốc Lee này, về nước ngay đi. Cái hợp đồng chỉ định thi công trạm phát điện nguyên tử bị hủy rồi”.
“Không, làm sao lại có chuyện đó được?”.
“Không! Phó Thủ tướng vừa họp báo xong. Đời thuở nào chuyện này có thể xảy ra chứ. Nói gì thì nói, cậu về ngay đi”.
Đây là câu chuyện của tháng 12 năm 1987, thời kỳ cuối của nền cộng hòa thứ 5, cũng là lúc cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 13 đang diễn ra quyết liệt. Thời điểm này, Tổng công ty điện lực Hàn Quốc bắt đầu đầu thầu chọn đơn vị thi công tổ máy số 3 và số 4 của trạm phát điện nguyên tử Yongkwang.
Lúc ấy, công ty có kinh nghiệm thi công cả trạm nhiệt điện và điện nguyên tử gộp lại chỉ có khoảng 6 công ty. Trong số đó, công ty có kinh nghiệm xây dựng trạm phát điện nguyên tử lại chỉ Huyndai và công ty Dongyang mà thôi.
Ở trạm phát điện nguyên tử, thường chia làm hai phần, một là lò nguyên tử tạo năng lượng, một nữa là thiết bị phát điện bằng năng lượng phát sinh từ lò nguyên tử.
Đến thời điểm đó, công trình trong nước thì có trạm phát điện Kori 1 và 2, Wolsong 1 và 2, Huyndai làm phần 1 nghĩa là phần lò nguyên tử, còn Dongah xây dựng phần 2 nghĩa là phần thiết bị phát điện. Sau đó, trạm phát số 1 và 2 Yongwang đều do Huyndai làm cả hai giai đoạn. Vì vậy có thể nói ở trong nước thì chúng tôi là đơn vị duy nhất sở hữu bí quyết kỹ thuật thi công đồng bộ tất cả thiết bị điện nguyên tử.
Kinh nghiệm xây dựng trạm điện nguyên tử là vô cùng quan trọng. Nếu Chính phủ muốn phát thầu toàn bộ theo hình thức “chìa khóa trao tay” với tổ máy số 3 và 4 thì đơn vị trúng thầu phải là công ty có kinh nghiệm thi công toàn bộ trạm phát điện nguyên tử. Và nếu như vậy, duy sẽ chỉ có Huyndai là đủ tư cách để nhận giao thầu và kí hợp đồng và đó là cách lý tưởng nhất.
Thời điểm ấy thì chỉ có thể là ký hợp đồng trọn gói. Trong luật kế toán ngân sách có một quy định rằng những dự án cực lớn thì không thể ký hợp đồng toàn bộ cho một doanh nghiệp. Đây là qui định để ngăn chặn những tiêu cực về các đặc quyền. Tuy nhiên, lý do khiến Chính phủ không giao thầu cho Huyndai theo hợp đồng chỉ định xuất phát từ vấn đề chính trị. Vụ việc này xẩy ra sau khi Chính phủ can thiệp vào vấn đề điều hành công ty dầu Kukdong khiến cho quan hệ giữa ông Jung và tầng lớp quyền lực nền Cộng hòa thứ 5 bị rạn nứt vì thế Chính phủ cũng không ưa gì Huyndai
Tuy nhiên có một sự cố khiến ccho chính phủ khó xử. Thời điểm đó, tai nạn rò rỉ chất phóng xạ ở nhà máy điện nguyên tử Drimile khiến cả thế giới bắt đầu đặt ra nghi vấn cực kì nghiêm túc về tính an toàn của các trạm phát điện nguyên tử. Vì thế, toàn thế giới có xu thế không giao việc xây dựng tram phát điện nguyên tử cho những công ty nào không có kinh nghiệm.
Trong thực tế thì công ty Brown & Root I, một công ty xây dựng hàng đầu của thế giới đả phải bỏ giữa chừng dự án xây dựng nhà máy phát điện nguyên tử ở bang Texas. Công ty này trong quá trình thi công bị Cơ quan giám sát cho rằng không đạt chuẩn, phải bồi thường 1 tỷ USD và chuyển giao dự án cho công ty Bechtel.
Dư luận rất nhạy cảm với trạm phát điện nguyên tử, Chính phủ lại không muốn giao cho Huyndea, họ lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Cuối cùng, Tổng công ty điện lực Hàn Quốc cũng trình ra một số yêu cầu về tư cách của đơn vị tham dự thi công và công bố đấu thầu trên báo.
Kết quả thẩm tra hồ sơ đơn vị ứng thầu vòng 1, chỉ có mình Huyndai đạt. Phía Tổng công ty điện lực công bố đấu thầu lần 2, kết quả vẫn y như lần 1. Theo luật, nếu qua vòng 1 và 2 thì Huyndai được ký hợp đồng chỉ định ở lần 3. Thời ấy, tất cả các công ty thi công những dự án do nhà nước phát thầu đều phải đóng góp vào quĩ chính trị. Tuy nhiên, đây là công trình mà mọi người cả trong và ngoài nước đều tập trung theo dõi sát sao về tính an toàn của dự án vì vây việc đưa hơi thở chính trị vào đây trở nên khó khăn. Chuyện này gây cho tầng lớp quyền lực không ít phiền não.
Sau khi xác định chắc chắn hợp đồng chỉ định tổ máy số 3-4, tôi mới lên đường sang Singapore do các dự án xây dựng ở Đông Nam Á. Thế nhưng trong thời gian tôi đi vắng, vấn đề mới lại phát sinh. Phó thủ tướng, Cục trưởng tình báo cùng các quan chức cao cấp khác bắt đầu cho rằng việc giao thầu chỉ định cho Huyndea là có vấn đề và Phó Thủ tướng tổ chức họp báo, công bố hủy hợp đồng với Huyndai và sẽ tiến hành đấu thầu lại, đúng là muốn cười cũng cười không nổi.
Sau khi nhận điện thoại của ông Jung tại sân bay, tôi thấy không thể những cuộc hẹn ở Thái, mặt khác, dù Phó Thủ tướng đã công bố đấu thầu lại nhưng không thể làm ngay trong một sớm một chiều, vì vậy chẳng có gì phải vội vàng, tôi quyết định vẫn lên đường sang Thái như dự định.
2 giờ sáng tôi về đến khách sạn, đang ngủ thì ông Jung lại gọi sang, lúc đó là 6 giờ sáng.
“ Tôi tính mãi rồi mà không được, chắc cậu phải về nước nhanh thôi”.
“Từ bây giờ chúng ta phải chơi trận chiến dài hạn với Chính phủ. Theo lịch trình, tôi phải làm việc ở đây 4 ngày nhưng tôi sẽ cố gắng gói gọn trong 2 ngày và về nước sớm. Ông đừng lo”.
“Sao lại không lo được, cậu nói thế là sao?”
“Việc thi công dự án điện nguyên tử không thể lúc thế này lúc thế kia chỉ vì yếu tố chính trị được. Chắc chắn họ đang phạm sai lầm gì đó. Nếu chúng ta căn vứ vào tính hợp pháp, tính chính đáng của hợp đồng chỉ định này, tôi chắc chắn chúng ta sẽ thắng thôi. Tôi sẽ là người chịu trách nhiệm đến cùng”.
Tôi nói rất tự tin nên ông Jung cũng dần nguôi ngoai.
“Tôi không hiểu sao cậu nói gì, nhưng thôi chờ đến khi cậu về vậy”.
Tôi tranh thủ làm xong công việc ở Thái và về nước chỉ trong 2 ngày và đến gặp Phó Thủ tướng Jung In Yong. Không lâu trước đây, khi Huyndai thiệt hại vì vấn đề quyền điều hành công ty xăng dầu Kukdong, ông ta chính là Bộ trưởng tài chính.
“Chính phủ làm sao có thể xóa hợp đồng đơn phương mà không có bất cứ sự thỏa thuận nào của đương sự như vậy chứ? Điều này là vi phạm pháp luật. Ông cho rằng hợp này có vấn đề vì đây là hợp đồng chỉ định. Nhưng thực sự thì không phải vậy. Đây là đấu thầu cạnh tranh một cách rõ ràng qua ba vòng 1,2,3. Ông xem cái thông báo đi, là thông báo đấu thầu cạnh tranh, Chẳng phải vì chúng tôi đảm bảo điều kiện này nên mới có hơp đồng chỉ định ở vòng 3 như qui định của pháp luật còn gì?
Việc xóa bỏ hợp đồng này là hành vi vi phạm của Chính phủ, Chính phủ hãy một lần nữa hủy cái quyết định đã hủy hợp đồng. Nếu không, chúng tôi sẽ tiến hành đưa đơn kiện đấy”.
Ra khỏi phòng Phó Thủ tướng, tôi đến gặp Tổng giám đốc công ty điện lực Hàn Quốc Park Jung Ki.
“Nếu Tổng giám đốc tuân theo quyết định hủy bỏ hợp đồng của Phó Thủ tướng thì chẳng khác gì tự thừa nhận hợp đồng đã ký với chúng tôi trước đây là sai lầm. Ông cần phải khẳng định sự thật rằng hợp đồng đó là hợp pháp và tiến hành mọi thứ theo kế hoạch thì mới chứng minh được ông đã đúng. Nếu không làm như thế, tất cả những trách nhiệm do phá hủy hợp đồng, ông chịu hết đấy”.
Tổng giám đốc công ty điện lực Hàn Quốc lâm vào cảnh khó xử. Phó Thủ tướng thì đã công khai trên cơ quan ngôn luận, lại đã báo cáo với cả Tổng thống. Tổng giám đốc công ty điện lực chắc cũng không dám lật lại một quyết định mà Tổng thống đã biết.
Tiếp theo, tôi đến tìm gặp Bộ trưởng Bộ tài nguyên và động lực Choi Chang Rak.
“Không thể có cái chuyện hủy bỏ hợp đồng đã kí phù hợp qui định và luật pháp chỉ vì lý do chính trị được. Có thể căn cứ vào qui định pháp luật để hủy một hợp đồng được ký kết theo ý đô chính trị, chứ trường hợp này thì không ai hiểu cả. Rốt cuộc cái lý của Chính phủ là gì chứ?”
Bộ trưởng Choi là người rất rõ việc này nhưng lại chẳng hé một lời. Có vẻ như chuyện rất khó nói nên ông ta chẳng nói gì. Sau này, Tổng giám đốc công ty điện lực Hàn Quốc mới cho tôi biết ý định của ông Choi với điều kiện lời ông nói không được coi là chính thức. Theo Tổng giám đốc Park thì Bộ trưởng Choi biết đó không phải là việc do Phó thủ tướng chủ ý, việc này lại càng không phải là việc Phó Thủ tướng đứng ra. Sau khi nghe phản đối của tôi, ông ta biết điểm mâu thuẫn là gì nhưng việc này do cấp cao quyết định nên Bộ trưởng như ông ta cũng khó thể hiện quan điểm của mình về mặt đối ngoại chính thức.
Tôi lại đến tìm bộ trưởng Choi lần nữa.
“Xin Bộ trưởng hãy nhớ những gì tôi chỉ trích là đúng . Khi nào có thể nói được thì Bộ trưởng hãy nói suy nghĩ của mình”.
Tôi cũng không cần thiết phải làm cho Bộ trưởng khó xử thêm. Tôi chỉ muốn kéo ông ta nghiêng về lý luận của tôi mà thôi.
Sự phản đối của công ty xây dựng Huyndea không ít, nhưng Chính phủ đâu phải là cơ quan dễ dàng chịu lùi bước, lật ngược lại cái nội dung đã họp báo hay đưa sự việc quay lại vị trí ban đầu chỉ vì thua một doanh nghiệp.
Sau khi gặp tôi, Tổng giám đốc Park không thể phủ nhận yêu cầu phải thận trọng từ bên trong doanh nghiêp rằng thi công dự án trạm phát điện nguyên tử vì nếu chỉ cần thi công ẩu thì hậu quả sẽ khủng khiếp, và ông không tuân theo phương châm của chính phủ, quyết tâm thực hiện hợp đồng với Huyndai. Ngay lập tức, giới quyền lực của nền Cộng hòa thứ 5 đã tìm cách đưa ông ra khỏi vị trí và tiếp tục tiến hành cái gọi là “Hủy hợp đồng với Huyndai”, mặc dù họ biết ông là đàn em duy nhất của Tổng thống Chon Doo Hwan ở Trường cấp 3 công nghiệp Deagu và và đàn em ở Trường sĩ quan lục quân. Có vẻ như phía Chính phủ đang rất vội.
Người kế nhiệm ông Park là ông Han Bong Su. Nhưng k không những vấn đề giữa Huyndai và Chính phủ không được giải quyết mà tình hình còn đi đến chỗ nguy hiểm hơn. Sauk hi Huyndai huy động đội ngũ luật sư cố vấn, chuẩn bị tất cả hồ sơ khởi kiện xong thì thông báo cho Chính phủ. Đối tượng khởi kiện chính là Tổng giám đốc công ty điện lực Hàn Quốc cùng với Bộ trưởng tài nguyên và năng lượng. Tôi nói với ông Han.
“Tổng giám đốc mới về vì vậy tôi rất mong Tổng giám đốc có thể phán đoán sự viêc này bằng cách nhìn mới. Mong ông xác nhận lại việc mà người tiền nhiệm của ông đã làm bằng con mắt khách quan”.
Ông Han ban đầu nói rằng dù Huyndai có đúng đi nữa thì Chính phủ cũng không thể quay trở lại điểm ban đầu vì quyết định hủy bỏ đã được ban hành, nhưng su khi kiểm tra hồ sơ, ông ta cũng phải thừa nhận sự thật rằng hợp đồng với Huyndai là không có sai sót gì. Quan điểm của Tổng giám đốc mới bổ nhiệm khiến Chính phủ bị dồn vào đường cùng. Cuối cùng, Bộ trưởng tài nguyên và năng lượng gọi tôi đến.
“Huyndai hãy thừa nhận quyền uy của Chính phủ. Dù có lý do gì đi nữa thì Chính phủ cũng không thể thu hồi quyết định do chính Chính phủ đưa ra. Mong các ông hãy đồng ý đấu thầu lại cùng với Donga, đơn vị đó cũng có kinh nghiệm trạm phát điện nguyên tử nên có thể cùng làm”.
Đề nghị của ông Choi lại một lần nữa là trái với nguyên tắc, nhưng tôi chấp nhận. Chính phủ cũng có thể diện của mình chứ. Tuy nhiên, tôi vẫn đưa ra một điều kiện.
“Không đấu thầu theo hình thức tổng giá trị. Dự án điện nguyên tử là dự án rất quan trọng. Vì vậy cần phải đấu thầu theo giá hạng mục chi tiết”.
Đấu thầu hạng mục chi tiết bắt buộc cần kỹ thuật rất phức tạp. Công ty chưa bao giờ làm dự án điện nguyên tử sẽ không thể tính toán báo giá chi phí dự án. Nếu đấu thầu hạng mục chi tiết thì công trình điện nguyên tử chắc chắn 100% quay về với chúng tôi. Chính phủ đồng ý đề nghị của tôi và điều kiện đấu thầu hạng mục chi tiết này đã gây một cơn sóng lớn thời đó.
Cuối cùng thì công trình xây nhà máy điện nguyên tử số 3 và 4 cũng lại về tay Huyndai. Kỷ lục đấu thầu 2 lần cho một dự án có lẽ là hiếm có. Và có một kỉ lục nữa không được ghi lại chính thức, đó là tuy đây là công trình cực lớn tuy nhà nước là chủ đầu tư nhưng chúng tôi không phải chi ra một xu tiền quĩ chính trị nào cả.
Vào thời nền Cộng hòa thứ 6, lúc đại diện Đảng cầm quyền có ít ghế hơn Đảng đối lập, Quốc hội bắt đầu cuộc điều tra Tổng công ty điện lực Hàn Quốc. Vấn đề thi công và đấu thầu nhà máy điện Yongwang lại lần nữa trở thành đối tượng điều tra quan trọng. Tôi và Giám đốc Park cũng bị gọi ra điều trần trước Quốc hội.
Tất cả các nghị sĩ Quốc hội đều nhìn chúng tôi với con mắt đầy nghi ngờ cho rằng phía Tổng công ty điện lực đã phát thầu bằng phương pháp tiêu cực khi giao cho một công ty duy nhất thi công nhà máy điện nguyên tử. Chẳng qua đó là phép tính muốn đào sâu hơn vào cái gọi là tiêu cực đặc quyền đặc lợi trong cuộc “thanh toán nền cộng hòa thứ 5” mà thôi. Tôi bước ra bục nhân chứng. Trước khi tuyên thệ, tôi đã xin phép nói vài điều với các nghị sĩ.
“Trước khi tôi nhận câu hỏi của các quí vị nghị sĩ Quốc hội ở đây, tôi xin nói về tính đặc thù liên quan đến hợp đồng thi công nhà máy phát điện nguyên tử. Mong các quí vị có thể đặt câu hỏi sau khi nghe tôi trình bày xong”.
Tôi bắt đầu giải thích từ tính đặc thù của việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử, giải thích tóm tắt về quá trình phát triển của Huyndai từ khi tham gia thầu phụ xây dựng trạm Kuri số 1 và 2 với nhà thầu Whestinghouse của Mỹ rồi trở thành công ty duy nhất trong nước có thể xây dựng toàn bộ hệ thống trạm phát điện như ngày hôm nay. Sau đó, tôi lại giải thích các nước tiên tiến họ chọn nhà thầu thi công nhà máy điện nguyên tử như thế nào.
“Ở các nước khác, nếu trúng thầu nhà máy điện nguyên tử với giá thấp thì Quốc hội sẽ tiến hành kiểm tra một cách rất triệt để. Còn nước ta thì ngược lại. Lý do là vì nhận thức về tính an toàn của điện nguyên tử vẫn hoàn toàn chưa có. Ai cũng cho rằng xây dựng nhà máy điện nguyên tử giống với việc xây dựng đường xá. Nhưng xây dựng đường có thể sửa được, chứ điện nguyên tử mà xảy ra tai nạn một lần thì coi như chấm hết. Duy chỉ có Hàn Quốc không muốn giao thầu nhà máy phát điện nguyên tử cho công ty có kinh nghiệm và bắt bẻ tại sao không đấu thầu cạnh tranh công khai thông thường”.
Sau khi nghe tôi giải thích như vậy, cũng chẳng có vị đại biểu Quốc hội nào hỏi tôi về vấn đề này nữa.
Chúng tôi thành công dự án lần này sau 2 lần đấu thầu và rất nhiều khó khăn trong cuộc chiến toàn diện với Chính phủ, là kết quả của việc học tập từ lần thất bại đấu thầu nhà máy LNG trước đó. Khi đó, tôi đã thấy rõ về sự yếu kém của quan chức, sự phi lý của chính phủ theo chủ nghĩa quyền uy, và từ đó về sau tôi trực diện chống lại chủ nghĩa quan liêu.
Bài học luôn xuất phát từ thất bại chứ không phải thành công. Việc con người thường có thói quen nhớ những việc xấu nhiều hơn việc tốt lại là điều may mắn.
Khi thành công, mình chẳng cần giữ cho mình. Thành công sẽ có người khác ghi nhớ hộ . Nhưng với thất bại, mình sẽ phải triệt để ghi nhớ nó. Người quên thất bại thì sẽ lại thất bại mà thôi.