Ngữ pháp Tiếng Hàn: CÁC HÌNH THỨC KẾT THÚC CỦA ĐỘNG TỪ – Phần 2

II. KẾT THÚC DẠNG LIÊN KẾT

Kết thúc dạng liên kết dùng để kết nối 2 mệnh đề. Mỗi vĩ tố liên kết được giới thiệu dưới đây đều khác nhau về mặt ý nghĩa và cách sử dụng. Vĩ tố liên kết cũng đã được giới thiệu ở Phần I, K.G.I.L. đã được giải thích chi tiết hơn rất nhiều. (tham khảo trang 119 – 132, Phần I, K.G.I.L)

  1. 거나

1.1 -거나…. –거나: ‘Hoặc này….hoặc kia’

 Hơn hai hành động hay trạng thái được liệt kê vào. Cũng có thể dùng ‘-거나….-거나하다’

Ví dụ:

+ 사람들은 기쁠 땐 웃거나 울거나 해요.

  • Mọi người lúc vui có thể cười hoặc khóc.

+ 출타중 누가 찾아오거나 전화가 오거나 하면 적어 놓으세요.

  • Trong lúc tôi vắng nhà, nếu ai tìm đến hoặc có điện thoại nào đến thì hãy ghi lại sẵn nhé.

+ 말이 많거나 입이 가볍거나 한 사람은 믿을 수 없어요.

  • Những người nói nhiều hay lẻo mép thì không thể tin được.

+ 눈이 오거나 바람이 불거나 하면 밖에 나가지 말아라.

  • Tuyết rơi hay gió thổi thì cũng đừng ra ngoài.

+ 날씨가 흐리거나 비가 오거나 하는 날엔 팔다리가 쑤셔요.

  • Vào những ngày thời tiết u ám hay trời mưa thì tay chân đều đau nhức.

1.2 -거나말거나‘ dù….hoặc không….’

Thể hiện sự lãnh đạm, thờ ơ của người nói về những gì được nhắc đến

Ví dụ:

+ 나는 그분이 일을 하거나 말거나 상관않겠어요.

  • Ông ta có làm việc hay không tôi cũng không thèm để ý.

+그 선생은 학생들이 듣거나 말거나 혼자만 얘기합니다.

  • Người giáo viên đó cho dù học sinh có vào hay không cũng chỉ nói chuyện một mình.

+나라가 잘 되거나 말거나 그냥 두고 보는 것은 국민의 도리아니죠.

  • Việc đất nước có tốt đẹp lên hay không mà cứ để mặc đó thì đó không phải là đạo lý của một người quốc dân.

+ 때로는 애기들이 울거나 말거나 그냥 두는 것도 좋아요.

  • Thỉnh thoảng những đứa trẻ dù khóc hay là không thì cứ để mặc đó sẽ tốt hơn.

+ 그 사람은 약속시간에 오거나 말거나 상관하지 맙시다.

  • Anh ta có đến đúng giờ hẹn hay không thì cũng đừng can thiệp vào.
  1. 거늘

2.1       Một vấn đề của sự thật hay một sự thật sẽ được giới thiệu ở mệnh đề trước và nó sẽ trở thành nền tảng cho những gì được nhắc đến trong mệnh đề sau.

Ví dụ:

+ 김치는 하루 세끼 늘 먹는 음식이거늘 한끼 걸른 들어쩌리.

  • Kim chi là món ăn mà một ngày ba bữa đều ăn, có bỏ một bữa cũng có sao đâu.

+ 사람은 나이를 먹으면 누구나 늙는 것이거늘 뭘 그리 속상해 하나?

  • Con người ai rồi cũng già thì cớ gì lại phải đau khổ đến thế?

+ 자기 무덤을 자기가 팠거늘 이제 와서 후회한 들 뭐해요.

  • Ngay cả mồ mả của mình còn bán được thì đến giờ này hối hận làm gì cơ chứ.

+ 그 사람은 늘 늦는 사람이거늘 새삼 말할 필요도 없죠.

  • Anh ta luôn là người đến trễ nên không cần nói lại cho anh ta.

+ 사람은 빈손으로 왔다가 빈손으로 가는 것이거늘 욕심낼 필요없단 말입니다.

  • Có câu nói rằng con người đến với hai bàn tay trắng rồi khi ra đi cũng đi với hai bàn tay trắng thì cớ gì cần thiết phải tham vọng.

2.2 -거늘하물며 (어쩌):  ‘lẽ nào/ huống hồ/ nói chi’

Hai mệnh đề đối lập nhau về mặt ý nghĩa. Những gì được nhắc đến trong mệnh đề trước được chấp nhận như là một sự thật và những gì theo sau đó dường như cũng được xem như là một việc đúng.

Ví dụ:

+  남의 자식도 은공을 알거늘 하물며 친 자식으로서 그런 짓을 해?

  • Con cái người khác nó còn biết đến công ơn của mình thì lẽ nào con ruột mình nó lại hành động như thế?

+ 국민 학교 학생도 저렇게 열심히 하거늘 어찌 대학생이 놀 수가 있겠니?

  • Học sinh của trường học quốc dân cũng chăm chỉ như thế thì lẽ nào sinh viên chỉ biết chơi?

+ 헌신 짝도 짝이 있거늘 하물며 저에게 신랑감이 없겠어요?

  • Đôi giày rách còn có cặp thì lẽ nào tôi lại không có nổi một phu quân?

+ 외국인도 한국말을 잘 하거늘, 하물며 한국인이 한국말을 모른 대서야 되겠어요?

  • Người nước ngoài còn giỏi tiếng Hàn thì lẽ nào người Hàn Quốc lại không cần phải biết tiếng Hàn?

+애들도 교통법을 지키려고 하거늘, 하물며 한국인 어른이 안 지켜서야 말이 됩니까?

  • Những đứa trẻ con còn muốn giữ luật giao thông thì lẽ nào người lớn Hàn Quốc nói không giữ luật coi có được không?
  1. 거니

3.1 –거니

Người nói hay chủ ngữ ở mệnh đề trước nhận ra rằng sự đánh giá của anh ta hay cô ta ở mệnh đề sau là mang tính chủ quan, tưởng tượng.

Ví dụ:

      + 사람은 누구나 자신이 제일이거니 하는 마음이 무의식 중에 있어요.

  • Suy nghĩ mình là nhất thì có lẽ bất cứ ai cũng có trong lúc vô thức.

      + 그 친구한테서 편지가 오겠거니 했지만, 그건 잘 못된 생각이 었어요.

  • Tôi cứ nghĩ chắc là thư từ người bạn đó nhưng tôi đã nghĩ sai

      + 누가 내일을 도와주겠거니 하다가 내일만 밀렸어요.

  • Tôi tưởng ai đó sẽ giúp đỡ công việc của tôi nhưng rốt cuộc lại chỉ đẩy việc cho tôi.

      + 비록 남의 집이지만, 내 집이거니 하고 잘 가꾸어야지요.

  • Tuy là nhà người khác nhưng giả như là nhà của mình thì phải trang trí thật đẹp nhỉ.

      + 모든 걸 부모님이 해결해주겠거니 하는 의뢰심은 버렸으면 해요.

  • Tôi ước gì mình có thể bỏ được tính dựa dẫm cái gì cũng chờ bố mẹ giải quyết cho.

3.2 -거니, -거니                             

Hai hành động tương phản với nhau được liệt kê ra và được lặp đi lặp lại nhiều lần. Thỉnh thoảng, có những câu dẫn gián tiếp được thêm vào trước ‘-거니’

Ví dụ:

+ 아이들이 서로 주거니 받거니 이야기가 많았어요.

  • Những đứa trẻ nói chuyện nhiều với nhau.

+ 우리는 앞서거니 뒤서거니 하면서 달리기 연습을 했습니다

  • Chúng tôi đang luyện tập chạy đứa trước đứa sau.

+ 두남매는 빌린 돈을 갚았다거니 안 갚았다거니 하고 다투고 있어요.

  • Hai anh em đang cãi nhau chuyện trả tiền đã mượn hay chưa trả

+ 부부는 큰 집으로 이사하자거니 새로 집을 짓자거니 의견이 분분했어요.

  • Hai vợ chồng đang tranh luận ồn ào chuyện chuyển đến căn nhà lớn hay xây nhà mới.

+ 오랫동안 물건 값이 비싸다거니 싸다거니 하면서 말 씨름을 했습니다.

  • Mọi người đang cãi nhau giá hàng hóa lâu ngày mắc rẻ
  1. 거니와 (‘cũng như/chẳng khác gì)

Nội dung vế trước được thừa nhận và đồng thời ở vế sau có sự việc còn được thêm vào.

Ví dụ:

+ 여름에는 날씨도 덥거니와 습기도 많아요.

  • Vào mùa hè thời tiết cũng nóng và hơi ẩm cũng nhiều.

+ 돈도 없거니와 시간도 없어서, 여행을 못가.

  • Tiền cũng không có và thời gian cũng không nên không thể đi du lịch.

+ 공부도 안 했거니와 배우려는 의욕도 없었지.

  • Đã không học rồi mà ý chí học tập cũng không có.

+ 거듭말하거니와, 다시는 이런 비극이 없었으면 좋겠어요

  • Nói đi nói lại nhiều rồi, ước gì không có bi kịch như thế lặp lại..

+ 어찌보면 가엽기도하거니와, 한편으로 밉기도해.

  • Nhìn kiểu gì cũng thấy đáng thương nhưng một mặt thì cũng rất đáng ghét.
  1. 거든

5.1 Mệnh đề trước là cơ sở chủ quan cho quyết định được thực hiện ở vế sau. Vế sau phải ở trong hình thức mang tính khẩn thiết, cấp bách, hay mệnh lệnh…

Ví dụ:

+ 바쁘지 않거든 놀러오세요.

  • Vì tôi không bận nên hãy đến chơi

+ 그분한테서 전화가 오거든 연락해라

  • Có điện thoại từ vị đó nên hãy liên lạc lại đi.

+ 할 말이있거든, 해보시지요.

  • Có điều muốn nói nên hãy nói đi chứ

+ 돈이 필요하시거든, 언제든지 말씀해주세요.

  • Cần tiền thì bất cứ khi nào xin hãy cứ nói.

+ 선생님 마음에 안드시는 게 있거든, 고치세요.

  • Đó là điều không vừa ý thầy giáo nên hãy sửa đi.

5.2   -(으)려거든‘Nếu…thì….’

‘-(으)려’ diễn tả một ý định. Một ý định được giả thuyết bằng cách sử dụng ‘-(으)려거든’. Động từ của mệnh đề trước phải là một động từ chỉ hành động. Thông thường, chủ ngữ của hai mệnh đề phải là một.

Ví dụ:

+ 그분을 만나려거든 미리 약속을 해두세요.

  • Nếu muốn gặp vị đó thì hãy đặt hẹn trước.

+ 실력을 쌓으려거든 책을 많이 읽어요.

  • Nếu muốn tích lũy thực lực thì hãy đọc sách nhiều.

+ 남에게 지지 않으려거든 그만큼 애써야지

  • Nếu không muốn thua người khác thì phải nỗ lực như người ta.

+등산을 가려거든, 등산 장비를 준비하십시오.

  • Nếu muốn đi leo núi thì hãy chuẩn bị đồ dùng đi leo núi.

+ 종합진단을 받으려거든 아침을 굶고 나오세요.

  • Nếu muốn được khám tổng quát thì hãy nhịn bữa sáng và đến đây.

5.3  -거들랑‘nếu’, ‘khi’

Động từ phía trước là điều kiện được nhắc đến

Ví dụ:

+  꽃이 피거들랑 소풍갑시다.

  • Khi hoa nở chúng ta hãy đi cắm trại.

+ 소식이 없거들랑 희소식인 줄 알아요.

  • Khi không nghe tin tức gì thì biết đó cũng là tin vui.

+ 본국에 돌아가거들랑 편지해요.

  • Khi về nước hãy viết thư.

+ 문제가 생기거들랑 저한테 전화를 걸어주세요.

  • Nếu có vấn đề phát sinh thì hãy gọi điện thoại cho tôi.

+ 소화가 안 되거들랑 이 약을 한 알만 잡수세요.

  • Nếu không tiêu hóa được thì hãy dùng chỉ một viên thuốc này.

5.4       Như một kết thúc đuôi câu liên kết.

Ý định của người nói sẽ được truyền đạt rõ ràng đến với người nghe. Đây là một hiệu quả đặc biệt khi mà nội dung của giao tiếp sẽ thoát ra khỏi những mong đợi thông thường.  (Xem trang 132, Phần I, K.G.I.L)

Ví dụ:

+ 왜 아직 퇴근 안 하셔요?                                          Tại sao vẫn chưa tan sở làm?

밀린 일이 아직 많거든요.                                           Bởi vì việc còn tồn đọng quá nhiều.

+ 왜 혼자 식사를 하세요?                                           Tại sao lại dùng bữa một mình?

모두들 외출을 했거든요.                                            Bởi vì tất cả đã đi ra ngoài.

+ 왜 기분이 좋지 않아요?                                           Tại sao tâm trạng không tốt?

집안에 걱정거리가 생겼거든요.                                Bởi vì phát sinh chuyện lo lắng trong nhà.

+ 왜 낮잠을 주무셨어요?                                            Tại sao lại ngủ ban ngày vậy?

어제 밤에 잠을 못잤거든요.                                       Bởi vì đêm qua bị mất ngủ.

+ 왜 동대문 시장까지 가셨어요?                               Tại sao lại đi đến tận chợ Dongdaemun?

거긴 물건값이 싸거든요.                                             Vì ở đó giá hàng hóa rẻ.

  1. 건대

Ý định, trạng thái tinh thần hay vị trí của người nói được truyền đạt dựa trên những cái mà mệnh đề theo sau. Tân ngữ của động từ trong vế trước chính là ở vế sau.

Ví dụ:

+ 바라건대, 꼭 성공하고 돌아오길 바라네.

  • Mong sao anh ấy nhất định thành công và quay về.

+ 내가 미리 말하건대, 이번 결정 사항은 승낙할 수 없습니다.

  • Theo những gì tôi đã nói trước thì hạng mục cần quyết định lần này không thể được chấp nhận.

+ 우리 모두 기원하건대, 그들이 무사하길…

  • Điều mà chúng tôi cầu mong là họ được bình an vô sự….

+ 내가 듣건대, 그곳은 앞으로 큰 지진이 일어날 이라고 하던데요.

  • Theo tôi nghe được thì nơi đó sau này sẽ xảy ra một trận động đất lớn.

+ 내가 예언하건대, 이번 일은 꼭 성공할 걸세.

  • Theo như tôi tiên đoán thì công việc lần này nhất định sẽ thành công.
  1. 건마는 (mặc dù)

Những gì được nói đến trước là những kết quả mang tính tự nhiên, tuy nhiên những kết quả này vẫn còn chưa diễn ra.

Ví dụ:

+ 시간은 꽤 흘렀건만 수재민들의 상처는 아직 남았군요.

  • Mặc dù thời gian đã trôi qua khá lâu nhưng vết thương của lũ lụt vẫn còn để lại.

+ 나이는 먹을 대로 먹었건마는 철은 안 들었어요.

  • Mặc dù đã già thêm tuổi nhưng vẫn chưa khôn ngoan thêm

+ 아들이 용서를 빌었건마는 아버지는 아직도 노여움을 풀지 못하셨습니다.

  • Mặc dù con trai cầu xin tha thứ nhưng ông bố vẫn chưa thể giải tỏa hết cơn giận.

+ 세월은 빠르건만 해놓은 일은 없으니 한심해요.

  • Mặc dù thời gian trôi qua nhưng vẫn chưa làm được gì thật đáng buồn.

+ 할일은 많거마는 일이 손에 잡히지 않아 큰 일입니다.

  • Mặc dù việc phải làm thì nhiều nhưng là những công việc mình không thể với tay đến, thật là nguy to.
  1. 게끔

‘-게’ là một kết thúc của trạng từ được theo sau bởi ‘-끔’.  ‘-게시리’ có thể thay thế cho ‘-게끔’. Nó diễn tả ý nghĩa “để làm gì đó….’

Ví dụ:

+ 알아들을 수 있게끔, 천천히 말씀해주세요.

  • Để có thể nghe hiểu được, xin vui lòng nói chầm chậm lại.

+ 모든 국민이 믿게끔, 정부가 약속한 바를 지켜야죠

  • Để tất cả quốc dân có thể tin tưởng thì chính phủ phải giữ lời hứa.

+ 한국이 발전하게끔, 국민 모두가 노력했습니다.

  • Tất cả quốc dân đã nỗ lực để Hàn Quốc phát triển.

+ 자신감을 갖게끔, 용기를 북돋아주세요.

  • Để có được lòng tự tin thì xin hãy gợi lên dũng khí.

+ 배고프지 않게 시리 많이 먹고 떠나요.

  • Để không đói thì hãy ăn nhiều vào rồi đi.
  1. 고서 (‘và’; ‘sau’)

9.1 Diễn tả trình tự thời gian của hành động. Mệnh đề vế sau theo sau như là một kết quả của mệnh đề trước, mặc dù mệnh đề sau có thể đưa ra một kết quả trái ngược với mong đợi của mệnh đề trước. Động từ ở mệnh đề trước phải là động từ chỉ hành động.

Ví dụ:

밥을 먹고서 차를 마셨습니다.                                   Ăn cơm xong và uống trà.

친구를 믿고서 이 먼 곳을 찾아왔죠.                          Tin bạn và đã tìm đến nơi xa xôi này.

그 친구와 약속을 하고서 나가지 못했습니다.           Hứa với bạn đó xong rồi mà không thể đi.

그 약을 먹고서 병이 나왔어요.                                  Uống thuốc xong rồi bệnh khỏi.

아들이 차사고를 냈다는 소식을 듣고서 어머니는 까무러쳤습니다.                            Nghe tin con trai gây ra tai nạn nên mẹ đã ngất xỉu.

 ‘- ’, ‘-’, ‘-라도’, ‘-’ và những trợ từ hỗ trợ khác có thể theo sau ‘-고서’ Và có thêm một ý nghĩa mới.

Ví dụ:

+ 전화를 받고서는 외출하셨습니다.

  • Ông ấy nhận điện thoại xong rồi đã đi ra ngoài.

+ 라면 한 그릇을 먹고서도 냉면한 그릇을 또 먹습니다.

  • Dù ăn một tô mì rồi nhưng lại ăn thêm một tô mì lạnh.

+ 편지를 받고서야 그분의 파면 사실을 알고 연락을 했죠.

  • Nhận được thư, biết vị đó bị bãi nhiệm nên đã liên lạc.

+ 일을 해주고서도 욕을 먹었습니다.

  • Cho dù làm việc giúp cho mà vẫn bị ăn chửi.

+ 약을 먹고서라도 기운을 차려 일을 해야겠어요.

  • Uống thuốc xong hồi phục sức khỏe nên chắc phải làm việc.

 _Nguồn: Sách ngữ pháp tiếng Hàn – Giáo sư Lim Ho Bin (dịch bởi Tập thể Giáo viên KANATA)_

_______________

Mời các bạn tham khảo ngay Khóa học cho người mới bắt đầu:

________________
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ TƯ VẤN
FACEBOOK: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở: 
  • Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
  • Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
  • Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
  • Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, P8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102
  • Cơ sở 4: 144 Đinh Tiên Hoàng, P.1, Quận Bình Thạnh, 028.6270 3497
  • Cơ sở 5: 193 Vĩnh Viễn, Phường 4, Quận 10, 028.6678 1913
5 1 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
Ly Trần
Ly Trần
1 tháng cách đây

Siêu chi tiết luôn!! 10 điểm ạa

1
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x