KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI HÀN QUỐC

Bữa dịch cho đoàn khá cao cao Việt Nam và Hàn Quốc, thấy ông Việt Nam  ngồi cứ rung chân từ đầu đến cuối, phát bực, đối tác khó chịu ra mặt, nhắc ông ông lại quên, sau đây xin tổng kết vài điều kiêng kị khi giao tiếp với người Hàn Quốc theo kinh nghiệm cá nhân của mình.

Hàn Quốc về cơ bản thì giống Việt Nam  mình, và tùy theo mức bình đẳng của mình và người mình tiếp xúc để xem hành động của mình có thất lễ hay không, nhưng tổng thể thì lưu ý mấy điều sau, các bạn có kinh nghiệm bổ sung thêm để bạn đọc hiểu thêm.
1. Không nên rung chân rung đùi: Người Hàn Quốc nói rung đùi là may mắn ra đi, vì vậy đừng rung, mà có rung thì cũng đừng để người ta thấy, nhiều lão có cái tật này mà tiếp khách Quốc tế thì coi như toi.
2. Không nên gác chân về phía đối phương: Ở Hàn Quốc gác chân là hành động được coi là rất bất lịch sự khi nói chuyện, nhất là khi ngồi nhìn thấy cả chân.
3. Sai giờ và sai hẹn: Hẹn 9h thì 9h 30 mới có mặt là không nên vì họ rất đúng giờ, nếu đến muộn thì phải điện thoại báo là mấy phút nữa tới. Bữa công ty nọ tổ chức chơi golf, danh sách mời 80 người, đã xác nhận đồng ý ngày trước đó là sẽ tham gia, sáng hôm sau có 30 người, còn lại không thấy đâu, gọi điện nói họ trả lời.. bận đột xuất, dân Hàn Quốc ngơ ngác: hỏi sao bận đột xuất nhiều thế? Không hiểu không hiểu Việt Nam.
4. Ăn mặc luộm thuộm và không có danh thiếp, thiếu chuẩn bị: Rất nhiều buổi họp phía Hàn Quốc thì comple, cà vạt, Việt Nam mình thì mặc quần áo thường, đi dép lê, danh thiếp không có, không chuẩn bị gì cả. Khi phía Hàn Quốc đã gửi công văn đến đề nghị giới thiệu nội dung A, B thì khi đó mới lật đật tìm máy chiếu, tìm fie, tại liệu…. nhưng khi hỏi tờ rơi, tờ giới thiệu thì phía Việt Nam mình mới cuống cuồng đi tìm… và sẽ gửi lại sau. Dân Hàn Quốc nói gì ghi chép lại, còn dân Việt mình thì khi đó mới đi tìm bút, xin tờ giấy để viết vv..
5. Không nên dùng viết màu đỏ để ký tên, viết nội dung gì đó.
6. Không biện minh và không nên cười khi vấn đề nghiêm trọng: Dân Hàn coi dân Việt Nam là dân kém phát triển, và họ ghét nhất là biện minh vì này nọ. Người Việt hay có kiểu cười trừ, cười trừ cho lỗi, cười trừ khi khôn giải thích được, cười trừ thay câu rả lời… nhưng người Hàn thì họ không chịu, với họ đây là kiểu cười rất khó hiểu và vô duyên và nhiều khi được hiểu là coi thường họ.
7. Khen ngợi người Nhật bản: Nhật và Hàn vốn dĩ không thích nhau, vì thế tốt nhất đừng khen, nhất là những lão Hàn sặc mùi chủ nghĩa dân tộc.
8. Món ăn, đừng đãi những món “Đặc sản Việt Nam mới có” như rắn, chim bồ câu, thằn lằn, thịt chó, mắm tôm, có rau mùi, rau thơm. Bữa có đoàn khách được mời ăn thịt chó mà không hỏi trước, dân Hàn Quốc đều không ăn, cuối cùng có mỗi mấy lão Việt Nam ăn với nhau là chính.
9. Những phép lịch sự cở bản nhưng lại rất được coi trọng: Hàn Quốc được cho là đất nước của lễ nghĩa Phương đông, mọi thứ đều có trật tự, trên dưới, trước sau và nề nếp. Các hành động to tiếng, cãi vã, đổ nước, đi lại lộn xộn, điện thoại trong khi nói chuyện, trao đổi riêng quá nhiều, huơ chân múa tay.. và các hành động không phù hợp nơi đám đông được coi là những hành động khiếm nhã.
10. Không khiêm tốn: người Hàn rất thích khoe, khoe tiền, khoe giàu, khoe cha mẹ anh em, khoe quan hệ nhưng lại nhưng lại không thích người dưới mình khoe khoang. Nếu họ có khen thì nên luôn miệng: Cảm ơn, không phải thế, ông quá khen. Lời khen của người Hàn Quốc nhiều khi chỉ là để che giấu một nhược điểm của đối phương chứ không phải khen thực lòng.
11. Không nên hỏi những câu hỏi cá nhân quá nếu chưa thân: Người Việt mình dễ thân, dễ gần và suồng sã, động chạm vv… Người Hàn Quốc thì không thế, họ không thích bị hỏi những điều về riêng tư nếu họ không sẵn lòng chia sẻ, giữ khoảng cách nếu là lần tiếp cận đầu tiên.
12. Không nên hút thuốc lá trước mặt người lớn tuổi, họ có quà tặng mà mình lại không, mất vệ sinh, khoanh tay trước ngực,
13. Dân Hàn Quốc khá nóng vội: Bữa ủy ban nhân dân tỉnh nọ trình bày dài dòng, nào là nghị quyết, đường lối của Đảng, nhà nước… tụi nó ngồi nghe và không hiểu, ngủ gật, lắc lắc đầu. Túm lại có gì thì có thể nói thẳng chứ không có gì ngại cả, và đặc biệt là phải cụ thể, không có lòng vòng, tự hiểu.

Nguồn: thầy Lê Huy Khoa

0 0 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

0 Bình luận
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x