“Hiểu rõ và chuẩn bị trước khi bắt đầu đã là thành công một nửa”
Phân biệt ㄴ/은/는/ㄹ/을 것 같다, ㄴ/은/는/ㄹ/을 모양이다, 나/가 보다
1. ㄴ/은/는/ㄹ/을 것 같다:
- A(으)ㄹ것 같다: Phỏng đoán mơ hồ không chắc chắn
- A았/었을 것 같다Phỏng đoán quá khứ A
- A(으)ㄴ 것 같다: Dường như có lẽ Phỏng đoán sau khi nghe được việc gì đó.
- N인 것 같다
- N일 것 같다
- V(으)ㄴ 것 같다
- V는 것 같다
- V(으)ㄹ 것 같다
2. ㄴ/은/는/ㄹ/을 모양이다 :
- A았/었던 모양이다
- A(으)ㄴ 모양이다.
- A(으)ㄹ 모양이다
- V(으)ㄴ 모양이다
- V는 모양이다.
- V(으)ㄹ 모양이다.
- N였던 모양이다
- N이었던 모양이다
- N인 모양이다
3. 나/가 보다
- V나 보다. A(으)가 보다.
- A. -는 것 같다 có 5 ý nghĩa:
1. Sử dụng để dự đoán đơn giản dựa vào trực quan (không liên quan đến việc có căn cứ hay không)
Ví dụ:
– 글쎄… 긴 것이 아마 오인것 같아요.
Xem nào, quả dài chắc là quả dưa chuột.
* Người nói không đưa ra chứng cớ hay căn cứ khách quan mà chỉ dự đoán theo cảm nhận chủ quan.
2. Sử dụng để đánh giá/ cảm nhận/ phán đoán sau khi trải nghiệm trực tiếp.
Ví dụ:
– 저는 두 개 제품을 다 사용해 봤는데, 이 제품이 더 좋은 것 같아요.
Tôi đã sử dụng cả hai sản phẩm thì thấy sản phẩm này có vẻ tốt hơn.
* Người nói đã dùng trực tiếp sản phẩm và đưa ra đánh giá, cảm nhận, phán đoán của mình. Trong trường hợp này có thể dùng cùng với biểu hiện 제가 보기에(는), 제 생각에는 thì nghĩa sẽ rõ ràng hơn. Ngoài ra vì không có các căn cứ tiêu chuẩn đánh giá mà chỉ có cảm nhận khách quan nên dùng -는 것 같다 khi đánh giá sẽ tự nhiên hơn.
3. Sử dụng khi nói chuyện về trải nghiệm mà không nhớ chính xác.
Ví dụ:
– (사진 속의 사람들을 보고) 이 사람은 전에 한 번 본 적이 있는 것 같아요.
(Đang xem ảnh) Hình như người này tôi đã từng gặp một lần trước đây rồi.
* Người nói không nhớ chính xác về sự việc nào đấy mình đã trải nghiệm trong quá khứ.
4. Sử dụng với dự đoán trước khi sự việc xảy ra (một việc trong tương lai) mà không có kinh nghiệm.
Ví dụ:
– (저는 오늘 김 선생님의 딸을 봤다) 김 선생님 딸은 이 다음에크면 예쁠 것 같아요.
(Hôm nay tôi đã gặp con gái thầy Kim) Con gái thầy Kim sau này lớn lên chắc sẽ xinh lắm đây.
* Trường hợp này đưa ra giả định về sự việc trong tương lai, hoặc tình trạng nào đó mà chưa có kinh nghiệm. Việc dự đoán này có thể dựa trên căn cứ, sự thật nào đó về tình trạng có khả năng xảy ra hoặc có thể dự đoán chủ quan.
5. Sử dụng để nói giảm nói tránh khi từ chối hoặc thể hiện sự tôn trọng.
Ví dụ:
가: 내일 시간이 있어요? 같이 인사동 축제에 갈래요?
나: 미안해요. 내일은 약속이 있어서 못 갈 것 같아요.
A: Ngày mai bạn rảnh không? Cùng đi đến lễ hội Insadong không?
B: Xin lỗi, ngày mai tôi không đi được vì có hẹn.
* Trường hợp này dùng khi thể hiện ý nghĩa từ chối hoặc tôn trọng với ý đồ để giảm áp lực cho người nghe và giảm gánh nặng của người nói.
- B. -나 보다, -는 모양이다 có 2 ý nghĩa
1. Sử dụng để dự đoán nguyên nhân dựa trên chứng cứ khách quan.
Ví dụ:
– (식당에서 많은 사람들이 비빔밥을 먹는 것을 보고) 이 식당은 비빔밥이 제일 맛있나 봐요. / 맛있는 모양이에요.
(Nhìn thấy nhiều người trong quán ăn ăn bibimbap) Chắc là nhà hàng này ngon nhất món bibimbap.
– (영수 씨가 김치를 먹은 후에 물을 계속 마시는 것을 보고) 영수 씨, 김치가 매운가 봐요/ 매운 모양이에요.
(Nhìn Yeongsu ăn kimchi xong liên tục uống nước) Anh Yeongsu, chắc là kim chi cay.
* Người nói dựa trên sự thật mình nhìn thấy trực tiếp, lấy nó làm căn cứ, dự đoán
sự việc. Cấu trúc -나 보다, -는 모양이다 dùng khi người nói trực tiếp nhìn, nghe, cảm nhận vì vậy phù hợp khi dùng để dự đoán nguyên nhân sự việc dựa trên chứng cứ khách quan.
2. Sử dụng để dự đoán dựa trên thông tin gián tiếp.
Ví dụ:
– 뉴스에서 들었는데 이번 태풍 때문에 피해가 큰가 봐요/ 큰 모양이에요.
Tôi nghe thời sự, do cơn bão lần này chắc có nhiều thiệt hại.
* Người nói không trải nghiệm trực tiếp nhưng thông qua người khác mà có được thông tin xác nhận một cách gián tiếp rồi đưa ra dự đoán một cách khách quan.
Hầu hết các trường hợp -나 보다, -는 모양이다 đều có thể thay thế cho nhau nhưng vẫn có những khác biệt giữa hai cấu trúc này. Cấu trúc -나 보다 nhấn mạnh 현재성 tính hiện tại, 현장성 tính hiện trường nên dùng tự nhiên với các trường hợp nói ngay khi sự việc lấy làm căn cứ xảy ra.
Còn -는 모양이다 ,xuất phát từ danh từ 모양 (hình dạng) nên cảm nhận được hình dạng, hình thái, hình dáng của chứng cứ cụ thể hơn -나 보다.
- C. Trường hợp dùng cả 3 -는 것 같다, -나 보다, -는 모양이다.
1. Khi áp dụng mở rộng dự đoán chủ quan sang dự đoán khách quan.
Ví dụ:
a. 죄송합니다. 제가 실수한 것 같습니다.
b. 죄송합니다. 제가 실수했나 봅니다.
c. 죄송합니다. 제가 실수한 모양입니다.
Xin lỗi, tôi là người có lỗi.
* Câu a mang nghĩa phán đoán đánh giá chủ quan còn câu b, c mang tính thể hiện thái độ khách quan, thể hiện không phải đánh giá của mỗi bản thân. Sử dụng -나 보다, -는 모양이다 trong trường hợp người nói là chủ ngữ còn ngầm tạo khoảng cách tâm lý, né tránh trách nhiệm.
2. Khi áp dụng mở rộng dự đoán khách quan sang dự đoán chủ quan
Ví dụ:
a. 집에 아무도 없는 것 같아요/ 아무도 없나 봐요/ 아무도 없는 모양이에요.
(Không nhấc máy) Có vẻ không có ai ở nhà
b. 이 책은 제 동생이 읽기에 너무 쉬운 것 같아요/ 너무 쉬운가 봐요/ 너무 쉬운 모양이에요.
Có vẻ cuốn sách quá dễ để em tôi đọc.
c 불이 난 것 같아요/ 불이 났나 봐요/ 불이 난 모양이에요.
(Thấy xe cứu hỏa và xe cấp cứu, nhiều người ở xung quanh) Có vẻ có cháy.
* Trong trường hợp này cấu trúc -는 것 같다 dự đoán chủ quan dựa trên thông tin khách quan, -나 보다, -는 모양이다 dự đoán dựa trên chứng cứ khách quan thông qua việc nhìn, chứng kiến.
________________
Mời các bạn tham khảo và mua sách tại:
Website: https://kanata.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở:
Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, P8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102