GÓC HỎI ĐÁP HỌC TIẾNG HÀN:
“Chào thầy, em đang là sinh viên năm thứ 2 của khoa ngữ văn Hàn quốc, em học ngữ pháp mà rất hay quên, vẫn không phân biệt được các cấu trúc, nhiều khi bị lẫn lộn nữa, trong khi ngữ pháp tiếng Hàn thì cũng khá nhiều, thầy cho em lời khuyên”
Chẩn đoán và lời khuyên:
1. Có thể bạn đã học ngữ pháp cơ bản không vững, vì thế nên càng học càng rối. Nhiều bạn nếu học với người nước ngoài, được giải thích cấu trúc ngữ pháp thì sẽ thường có tình trạng này, có thể sử dụng nhưng không hiểu hết ý nghĩa của cấu trúc ngữ pháp. Bạn mua một quyển ngữ pháp cơ bản nào đó, cơ bản nhất, và ôn lại, cái này không quá khó.
2. Khi học ngữ pháp, bạn cần phân định hai khái niệm: Dùng trong trường hợp nào và khi chuyển đổi/ so sánh rõ ràng sang tiếng Việt sẽ được giải thích thế nào? Vì mọi sự mơ hồ đều không thể giúp chúng ta nhớ. Ví dụ: ㄹ리가 없다/ 있다: phải dịch rõ ràng/ hiểu rõ ràng rằng cấu trúc này là: không/ có lý gì.. để làm cái gì đó/ không có lý do để làm cái gì đó.
3. Bạn nên làm bài tập đầy đủ, chí có bài tập mới giúp bạn hiểu chính xác. Bài tập ngữ pháp thường tốt nhất nên làm theo hình thức đặt câu: 10 câu tiếng Việt, 10 câu tiếng Hàn và dịch qua dịch lại thuần thục.
4. Không nên học các ngữ pháp quá cao nếu chưa thuộc những cấu trúc ngữ pháp cơ bản, cấu trúc ngữ pháp sẽ là nền tảng của cấu trúc ngữ pháp cao hơn, nên học theo hệ thống: Sơ cấp- Trung cấp- Cao cấp và ưu tiên học/ dùng những cấu trúc nào mình hiểu/ học tốt nhất.
5. Nên học theo PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNG NGỮ PHÁP sẽ hiểu nhanh hơn: ví dụ: cấu trúc ngữ pháp có ㄹ sẽ dùng cho tương lai, có 자 sẽ mặc định, được hiểu là rủ rê hoặc một động tác tiếp theo sẽ xẩy ra, có 채 có nghĩa rằng một động tác nào xẩy ra trong một trạng thái nào đó vv.. học cách này nhanh, dễ hiểu.
6. Học ngữ pháp, cần phải nhận dạng hai loại: ngữ pháp dùng và ngữ pháp để nhận biết. Để dùng thì em phải học kỹ, dùng được, còn để nhận biết thì chỉ cần học để hiểu rằng người khác nói cấu trúc đó, có nghĩa là như vậy. Em là người nước ngoài nên cũng không thể dùng cấu trúc ngữ pháp thành thạo, chi tiết như người nước ngoài được. Vì vậy việc nhiều cũng không ảnh hưởng lắm.
Ví dụ về phương pháp nhận diện ngữ pháp:
1. 려: định, chỉ mục đích, 집으로 가려다가 định đi về nhà thì
2. 자: mong muốn, rủ rê, hoặc ngay sau khi, 가자고 해요, Hoa Hồng가 자신을 보고 있자, 얼른 과학실 안으로 들어간다 vừa thấy Hoa hồng đang nhìn mình thì lập tức
3. 고: nối hai từ, câu, hai mệnh đề, đoạn 먹고간다 ăn rồi về
4. ㄹ: sẽ , 여행할 도시 thành phố tôi sẽ đi, 라면 끓어먹을 거야,
5. 는 đang, 킥킥거리는 Chol Ku와 Ho The
6. ㄴ đã 자른 끈들을 sợi dây đã cắt.
7. 던 đã từng
8. 나: hoặc/ có vẻ/ đến mức
9. 보다 xem là, hình như là, thử xem: 집에 갔나보다, 먹어봐요..
10. 말 phủ định, đừng, không 갈까말까Không biết có hay không? 보일락말락 thấp thoáng
11. 가 có hay không, nghi vấn
12. 도 cũng 주기도 하다 cũng cho. 받기도 하고 주기도 하고..
Người trả lời: Lê Huy Khoa