Trong quá khứ, hai dân tộc đều bị nhà Hán đô hộ từ những năm trước công nguyên và chữ Hán đã được du nhập. Từ đó, theo suốt chiều dài của lịch sử, chữ Hán được sử dụng rất phổ biến và được coi là văn tự chinh thức của nhà nước phong kiến hai nước. Nho sĩ hai nước Việt – Hàn thời phong kiến sử dụng chữ Hán rất thành thạo, có thể nói không thua kém gì nho sĩ Trung Quốc. Khi gặp nhau, tuy không thể nói chuyện bằng lời nhưng họ có thể dùng bút đàm luận mọi vấn đề, từ văn chương học thuật đến chính trị, xã hội… Trên cơ sở của chữ Hán, nho sĩ hai nước còn sáng tạo ra một thứ chữ mới để ghi tiếng nói của dân tộc mình mà chữ Hán không thể đảm đương nổi. Việt Nam ta có chữ Nôm và Hàn Quốc có chữ Idu. Vì tiếng nói của hai dân tộc khác nhau nên cách cấu tạo chữ viết đó không thể giống nhau hoàn toàn nhưng nét tương đồng thể hiện rõ ở chỗ trên cơ sở chữ viết của Trung Hoa mà sáng tạo ra thứ chữ của dân tộc mình, thể hiện rõ tinh thần tự tôn dân tộc.
Về chữ viết
Khi nhìn bảng chữ cái hệ thống chữ viết trong tiếng Hàn và tiếng Việt sẽ nhận ra có sự khác biệt rõ rệt. Tcòn tiếng Hàn dùng bảng chữ cái riêng của họ gọi là bảng chữ “Hangul” tượng thanh, về cơ bản hai bảng chữ cái này
Về cấu trúc câu
Một trong những cái gây không ít khó khăn cho người học tiếng Hàn đó là về cú pháp của câu. Trong tiếng Việt hoặc tiếng Anh, cấu trúc câu thường tuân theo quy tắc: Chủ ngữ + động từ + tân ngữ, quy tắc này cũng giống như trong tiếng Anh. Tuy nhiên trong tiếng Hàn thì hoàn toàn ngược lại, động từ luôn phải nằm ở cuối câu và theo quy tắc: Chủ ngữ + tân ngữ + động từ. Ví dụ: “Tôi ăn cơm.” trong tiếng Việt thì khi chuyển sang tiếng Hàn sẽ thành:”Tôi cơm ăn.“, thứ tự của các chủ thể trong câu có sự khác nhau rõ rệt như thế.
Về mặt ngữ pháp
Giống như tiếng Anh, động từ và tính từ trong tiếng Hàn cũng phải biến đổi theo thì, và luôn có các cấu trúc ngữ pháp nhất định. Đây được xem là một trong những khó khăn trong việc học tiếng Hàn của người Việt, vì trong tiếng Việt chỉ cần thêm các từ như: đã, đang và sẽ là đã hình thành nên các thì trong câu hay chỉ cần thêm các từ loại phù hợp là đã hình thành nên các câu để người nói biểu đạt được câu mình muốn nói.
Về mặt ngữ điệu
Tiếng Việt được xem là một ngôn ngữ thanh điệu, các thanh điệu của tiếng Việt trong bảng chữ cái được biểu thị bằng các dấu thanh, còn gọi là dấu. Vì điều này đã tạo cho tiếng Việt có sự uyển chuyển, nhẹ nhàng, trầm bỗng khi phát âm. Tuy nhiên, trong tiếng Hàn thì không có điều này, vì vậy đã tạo cho tiếng Hàn thiếu sự uyển chuyển trong phát âm.
Nắm bắt được những sự khác nhau cơ bản giữa hai ngôn ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt sẽ giúp cho người đang học ngoại ngữ này có thêm được sự hiểu biết và đồng thời lập ra cho mình phương pháp phù hợp để chinh phục tiếng Hàn
==========
📍 Tự học thêm nhiều kiến thức tiếng Hàn hoàn toàn MIỄN PHÍ tại:
✅ Website – www.kanata.edu.vn
✅ Youtube – Học tiếng Hàn với Kanata
✅ Tiktok – kanata_hanngu
📍 Tư vấn MIỄN PHÍ tại:
✅ Facebook – Trường Hàn Ngữ Việt Hàn Kanata
✅ Website – www.kanata.edu.vn
✅Trụ sở chính: Cơ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. P.Võ Thị Sáu, Quận 3 (Đối diện chùa Vĩnh Nghiêm) – 028.3932 .0868; 028.3932.0869
✅Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình, 028.3949 1403 / 3811 8496
✅Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.5412.5602
✅Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, P8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895.9102
Hay lắm ạ