Giới thiệu
- Là phương pháp dựa vào sự tương đồng trong tiếng Hàn và tiếng Việt, đó là đều có từ lấy gốc từ tiếng Hán. Cả tiếng Việt và tiếng Hàn, đều xuất phát từ tiếng Hán, tuy nhiên lại Việt hóa và Hàn hóa, và đều chuyển thành những âm tự phát âm thành tiếng, giúp chúng ta chỉ cần qua phát âm cũng có thể nhận đoán.
- Chỉ cần học thuộc âm Hán Việt của từ tiếng Hàn, chúng ta dễ dàng đoán ra nghĩa của từ đó mà không cần tra từ điển.
- Chúng ta có thể mở rộng vốn từ vựng của mình một cách tự nhiên
- Chúng ta có thể dich Hàn- Việt và Việt Hàn một cách rất tư nhiên mà không sợ sai
- Chúng ta có thể hiểu một cách chính xác nhất ý nghĩa gốc của từ đó, từ đó tìm hiểu nghĩa chính xác.
- Vói những từ Hán Việt thông dụng, chỉ cần nghĩa là có thể đoán nghĩa của no một cách dễ dàng
- Là phương pháp ghi nhớ dễ dàng, rút ngắn thời gian học và đảm bảo tính hiệu quả cao nhất
Phương pháp nghiên cứu
- Là phương pháp âmPhân biệt từ đó là từ gốc Hán hay không?
- Nếu là từ gốc Hán, đối chiếu xem âm Hán Việt nó là gì (và ngược lại)
- Nếu biết âm Hán Việt của nó, tìm tiếp âm Hán Việt của ký tự thứ 2 trong từ, và ghép lại cho phù hợp
Các yêu cầu của người học
- Cần biết phân biệt thế nào là từ Hán Việt, vốn từ Hán Việt càng nhiều thì khả năng tiếp thu càng lớn và càng nhanh
- Cần có kiến thức cơ bản về tiếng Hàn hay tiếng Việt.
Các trường hợp lưu ý:
- Âm Hán Việt không đúng với nghĩa thực tế: Tiện lợi, bí thư.
- Các trường hợp đồng âm khác nghĩa.
- Cần liên kết với tiếp từ trong tiếng Hàn.
- Chỉ dựa vào nguyên tắc đồng âm, chưa tính đến nguyên tắc khác chữ Hán
Các ví dụ:
Ví dụ 1: Khi làm việc, chúng ta gặp từ: 삼각
Đối chiếu với âm Hán Việt, chúng ta có từ 삼 gồm các âm Hán VIệt sau đây:
삼: tam
Vậy thì từ 삼각 chắc chắn sẽ là từ bắt đầu bằng chữ tam
Chúng ta đối chiếu từ 각 để tìm âm Hán của nó
각 : Cước- Giác- Khắc- Khước
Vậy chúng ta sẽ gép lần lượt : Tam cước, Tam giác, Tam khắc, Tam khước
Khả năng phù hợp nhất của nó sẽ là Tam giác và tam khắc
Vậy có âm Hán Việt là Tam Giác và Tam khắc
Vậy, nghĩa của nó là Tam giác
Ví dụ 2: Chúng ta có từ 대중, hãy tìm nghĩa của nó là gì
Từ 대, có các âm Hán Việt sau : đai, đại, đối đội.
Từ 중, nó có cá âm Hán Việt sau: chúng, trọng, trung, trùng, trúng
Ta sẽ lần lượt gép, và kết quả là từ đại chúng là phù hợp nhất, đối trọng cũng là một từ phù hợp, nhưng trong tiếng Hàn thì không có từ này, vì vậy nó bị lược bỏ
Ví dụ 3: dịch bài thơ: Nam Quốc Sơn Hà Nam đế cư
Ví dụ 4: mở rộng vốn từ vựng
Nếu bạn biết từ 대, có các âm hán là đai, đại, đối, đội, để nghị tìm nghĩa các từ sau:
Đại học, đại hội, đại sứ quán, đại số, đại bộ phân, đại chiến, đại thắng, đại hội, đại khái, đại mạch, đại phu, đại phú, đại phúc, đại thừa, đại thần, đại thể, đại hàn, đại hãn, đại tá
Đối lập, đôi đáp, đối diện, đối xứng, đối kháng, đối thoại, đối chất, đối dịch, quận đội
Ngược lại, tìm nghĩa của những từ Hàn sau đây?
대변, 대량, 대사, 상대, 반대, 대수, 대적, 대조, 대대, 대오, 대형, 대원
Lưu ý nguyên tắc tương đồng khi chuyển nghĩa
ㄱ: sẽ chỉ đi với c,g,c,k,kh
_Tác giả: Lê Huy Khoa – Trường Hàn ngữ Việt Hàn Kanata_
_______________
Mời các bạn tham khảo ngay Khóa học cho người mới bắt đầu:
- Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
- Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
- Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
- Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, P8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102
- Cơ sở 4: 144 Đinh Tiên Hoàng, P.1, Quận Bình Thạnh, 028.6270 3497
- Cơ sở 5: 193 Vĩnh Viễn, Phường 4, Quận 10, 028.6678 1913