NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI HỌC TIẾNG HÀN
Hôm nay là ngày chữ Hàn (한글의 날), mình tóm tắt mấy dòng về tiếng Hàn, ai chưa học tiếng Hàn thì tìm hiểu qua, ai đang học thì hiểu thêm, chỉ là cảm nhận cá nhân
- Tiếng Hàn được biết là chỉ cần 2200 h để học là có thể sử dụng thành thạo. Nếu so sánh thì có thể nói cũng là ngôn ngữ thuộc nhóm dễ học. Bạn hoàn toàn có thể tự học dễ dàng.
- Chữ viết: Chữ Hàn được đánh giá là ngôn ngữ khoa học, được cho rằng người thông minh có thể học trong vòng 1 buổi sáng, người kém thông minh có thể học trong vòng 1 tuần. Bảng chữ cái đầu tiên có tên là “ Huấn dân Chính âm”, được làm vào năm 1443. Có 24 nguyên âm và phụ âm, cũng có người nói là 40. Ghép âm, đánh vần được như tiếng Việt, dễ đọc, dễ ghi nhớ, viết rất đơn giản, không phải dùng bộ chữ như tiếng Hoa.
- Hàn Quốc cũng nằm trong vùng văn hóa chữ Hán (한자 문화권) vì thế nên cũng bị ảnh hưởng bởi chữ Hán rất nhiều, cũng như Việt Nam có từ Hán Việt, tiếng Hàn cũng có âm chữ Hán (한자음), những từ này khá dễ học, đọc qua cái biết ngay nghĩa của từ. Một thống kê cho rằng tần suất sử dụng từ gốc Hán của người Hàn quốc lên đến khoảng 50%. Vì thế với người Việt, học từ vựng tiếng Hàn có thể nói rất dễ nếu học qua phương thức âm Hán Việt.
- Về từ vựng: Từ vựng tiếng Hàn có 3 loại, từ thuần Hàn và từ Hán Việt và ngoại lai. Người Hàn Quốc sử dụng song song ba loại này, thậm chí là còn sử dụng chữ Hán (danh thiếp, văn bản quan trọng), họ bản địa hóa phiên âm và phát âm các từ ngoại lai từ tiếng Anh hay tiếng khác sang tiếng Hàn ( giống kiểu báo Nhân dân chúng ta hay sử dụng), thành ra kiểu phát âm tiếng Anh kiểu Hàn quốc( 한국식 영어). Tiếng Hàn là ngôn ngữ chắp dính, từ vựng tiếng Hàn có khả năng chuyển đổi khá linh động từ loại bằng cách thêm bớt, nói tóm lại là muốn danh từ hóa, động từ hóa vv.. thì đều có cách, rất linh động, thoải mái và dễ sử dụng. Ngoài ra, từ vựng tiếng Hàn còn có các đặc tính sau ①Từ đồng nghĩa nhiều ( 유의어), ② Từ đồng âm khác nghĩa nhiều ( 동음이의). ③ Ngữ cảm thay đổi theo từ vựng (어감). ④ Khái niệm thì dùng âm chữ Hán rất nhiều (한자어), từ chuyên ngành cơ bản là dùng chữ Hán (전문어휘)
- Người Hàn Quốc còn sử dụng tiếng lóng cũng khá nhiều, dùng cách biểu đạt quán dụng ẩn ý (관용) kiểu như Miệng nặng (입이 무겁다: kín miệng) khá nhiều.
- Phương ngôn của Hàn quốc (방언) khá nặng: giọng vùng miền như Busan, Chonla đều rất khó nghe.
- Ngữ pháp: Tiếng Hàn về cơ bản có ngữ pháp khá đơn giản, vai trò thành phần trong câu được quyết định bởi tiếp từ hoặc trợ từ, trong khi tiếng Việt thường được quyết định bởi vị trí. Tiếng Hàn có ngữ pháp khá thoải mái về mặt trật tự, vì thế có thể đặt vị trí các thành phần câu tiếng Hàn “lộn xộn” một chút mà cũng không có vấn đề gì quá lớn. Nhưng về cơ bản, câu tiếng Hàn theo hình thức Chủ ngữ- Tân ngữ – Động từ (SOV), động từ luôn phải nằm cuối.
- Phát âm: Phát âm nguyên âm và phụ âm cơ bản khá dể, 80%, các nguyên âm phụ âm tiếng Hàn phát âm khá giống với tiếng Việt. Nhưng nguyên tắc phát âm từ vựng, luyến âm cũng khá khó nhớ.
- Tương quan so sánh: Tiếng Hàn giống tiếng Nhật về cấu trúc ngữ pháp, người giỏi tiếng Nhật rất dễ học tiếng Hàn và ngược lại (nghe nói thế, mình không biết tiếng Nhật), người Trung Quốc thì học từ vựng tiếng Hàn cực nhanh vì gốc chữ Hán. Ai đã từng họ qua ngoại ngữ khác trước khi học tiếng Hàn đều cho rằng tiếng Hàn dễ học.
- Người Việc học tiếng Hàn có 3 cái không quen 1. Cách nói kính ngữ: Tiếng Hàn sử dụng khá nhiều loại kính ngữ, tùy theo mức độ, tùy theo đối tượng để diễn đạt. Đây là một trong những điều gây khá “ bối rối” cho người đọc vì phải ghi nhớ nhiều hình thức biểu đạt tôn trọng khác nhau. 2. Ngữ pháp tiếng Hàn khác với ngữ pháp tiếng Việt khi động từ luôn nằm cuối SOV. 3. Cấu trúc định ngữ ngược tiếng Việt. Ngoài ra thì theo điều tra, các bạn khác đều nói cũng dễ học.
- Học tiếng Hàn, bạn nên tiếp cận thêm phần ngữ pháp văn nói (cách biểu đạt), nếu chỉ học những cấu trúc trong sách thì e chừng không thể giao tiếp, không thể dịch được. Hay nói cách khác, bạn hết sức lưu ý là bạn đang học tiếng Hàn để làm gì để chọn giáo trình cho phù hợp.
- Tiếng Hàn được sử dụng cả hai miền Nam Bắc Hàn, nhưng cách sử dụng từ ngữ có khác nhau. Ước tính có khoảng 110 triệu người nói tiếng Hàn trên toàn thế giới.
- Phạm vi biểu đạt: Những khái niệm lớn luôn nằm trước: Năm trước tháng, thành phố trước quận vv..
- Hệ thống chứng chỉ năng lực tiếng Hàn: Nổi bật nhất vẫn là TOPIK, được tổ chức thường xuyên, có thể từ năm 2021 sẽ phải thi nói. Ngoài ra còn có chứng chỉ TOKL, hay chứng chỉ KBS, KLPT, KLT vv. Người Hàn dùng hệ thống chứng chỉ này chứ kiếm… cũng bội tiền. Học sinh cứ thi và đóng tiền kiếm cả triệu đô chứ không ít.
- Triển vọng trong tương lai: Việc học ngoại ngữ nào đó có hiệu quả không phụ thuộc vào tiêu chí 1. Quan hệ Việt Nam và nước đó (kinh tế, chính trị, cái này tiếng Hàn ok ) 2. Mức độ đầu tư của doanh nghiệp nước đó vào Việt Nam (cái này tiếng Hàn quá Ok). 3. Mức độ phổ cập rộng rãi (cái này tiếng Hàn no OK.) Mặc dù thông tin tuyển dụng vẫn thường xuyên đăng tin, và vẫn khó tuyển phiên dịch. Tuy nhiên là trong tương lai gần thôi, khi số người học tiếng Hàn ở Việt Nam khá đông, tỷ lệ cạnh tranh đầu vào cao thì hiện tượng bão hòa sẽ xẩy ra. Người học tiếng Hàn sẽ phải có hai sự lựa chọn: 1. Học thật giỏi để theo ngành phiên dịch giỏi 2. Không cần quá giỏi, sử dụng ngoại ngữ + 1 chuyên ngành. Người đang sử dụng tiếng Hàn cũng sẽ hoặc phải học thật giỏi để thành sự lựa chọn 1. Hoặc sẽ phải học thêm chuyên ngành khác. Khả năng thứ 2 sẽ đảm bảo cho bạn một điều gì đó an toàn hơn khi làm việc trong tương lai.
- Người Hàn quốc rất cố gắng để bảo tồn ngôn ngữ của mình. Mình thấy rất nhiều bạn trẻ hiện nay học tiếng Hàn nhưng quên hết tiếng Việt, từ gốc Hán thì càng quên. Muốn giỏi ngoại ngữ, phải giỏi tiếng mẹ đẻ là nguyên tắc cơ bản.
Bài viết này đầy đủ và chi tiết quá, cung cấp rất nhiều thông tin