는다면 Nếu. Vế trước trở thành điều kiện giả định của vế sau. sử dụng khi có ước muốn( mơ mộng ) hay hối tiếc những việc đã qua
나는 너처럼 한국어를 잘 하는다면 좋겠어요.
Nếu tôi giỏi tiếng Hàn giống như anh thì tốt biết mấy
Bài viết liên quan
잖아(요) Mà, cơ mà. Được dùng trong ngữ cảnh khác nhau và do đó có ý nghĩa khác nhau, nhưng nó được dùng phổ biến nhất khi muốn nhấn mạnh hay nhắc lại người khác đồng ý với bạn về 1 diều mà họ đã biết nhưng không nhớ hay lãng quên, hay khi muốn hiệu chỉnh và sửa lại lời nói, nhận xét hay bình luận của người khác. Dùng trong quan hệ bạn bè thân thiết hay với người dưới
으려면 Nếu muốn. Vế trước là giả định, ý đồ hay kế hoạch ở tương lai còn vế sau là điều kiện cần thiết hay phương pháp để thỏa mãn việc đó. Vế sau gắn với 아/어/여야 하다, (으)ㄹ 수 있다So sánh: -으면 thì vế trước là điều kiện, 으려면 thì vế sau mới là điều kiện.
자마자 Ngay sau đó. Nó thể hiện việc gì đó xảy ra ngay lập tức sau 1 sự kiện nào đó. Mệnh đề thứ 2 xảy ra ngay sau khi hành động ở mệnh đề thứ nhất kết thúc. Phía trước không dùng thì quá khứ, chì dùng thì quá khứ ở mệnh đề sau
았/었더라면 Nếu. Trong khi hồi tưởng, nhớ lại 1 việc trong quá khứ, nói về 1 giả định trái ngược với việc trong quá khứ khi ấy. Thể hiện sự tiếc nuối, ân hận
다가 Đang làm gì thì… . Đứng sau động từ, là biểu hiện liên kết thể hiện sự chuyển đổi, hoán đổi của 1 hành động nào đó. Chủ yếu sử dụng khi hành động trạng thái ở vế trước đang thực hiện thì dừng lại và chuyển sang hành động trạng thái ở vế sau. Kết hợp với quá khứ (았/었/였다가) thể hiện sự chuyển hành động sau khi hành động vế trước được hoàn thành
게 되다 Được, bị, trở nên, phải( biến đổi về hành động).Đứng sau động từ tính từ, thể hiện sự thay đổi sang một tình trạng khác hoặc dẫn tới tình trạng nào đó do hoàn cảnh khách quan khác với mong muốn và ý chí của chủ ngữ. Với việc đã quyết định thì dù ở tương lai cũng sử dụng 게 되었다