25 BÍ QUYẾT VỀ HỌC NGOẠI NGỮ

Một vài sự thật về học ngoại ngữ – bí kíp

  1. Tiếng Hàn cần 2200 giờ để học, tiếng Việt chỉ cần 1100 giờ và tiếng Anh là 3000 giờ.
  2. Trong ngoại ngữ cũng có thể áp dụng phương pháp Pareto, 30% vừ vựng bạn sử dụng hằng ngày, còn 80% từ vựng là rất ít cơ hội sử dụng, vì thế hãy tập trung học những từ thông dụng nhất, 3000 từ với một ngôn ngữ đã là rất thoải mái để sử dụng.
  3. Hai phương pháp học giao tiếp ngoại ngữ tốt nhất là “tắm nước sông” (sang nước đó), cái này rất tốn tiền, phương pháp thứ hai là kết bạn với người bản địa, nhưng đừng yêu nhau, và cái kết bạn này thường được 3-7 đúng 21 ngày, vì chẳng ai rỗi bày cho mình. Tóm lại, học ngoại ngữ phải là tự thân, tự mình, tự học.
  4. Không tự xây dựng bước cản thì không bao giờ tiến bộ: không có thi, không mục tiêu Topik , không xếp hạng trong lớp, không có thi đầu vào.. thì chẳng ai học. Xây dựng mục tiêu cụ thể trước khi học mới có thể tiến bộ nhanh.
  5. Ngoại ngữ có nhiều cách tiếp cận: Cách Chủ yếu từ nghe (nếu hoc ở nước ngoài), cách chủ yếu từ viết- ngữ pháp (học trong nước), chủ yếu từ từ vựng (học không có môi trường, tự học) vv.. tóm lại từ chiều nào cũng được và chọn phù hợp với hoàn cảnh của mình.
  6. Tùy theo học ngoại ngữ mà giáo trình là cách học khác nhau: Học thi chứng chỉ Topik tiếng Hàn thì không cần học nói (tương lai không biết thế nào), học giao tiếp thì không cần quá chú trọng đến viết hay ngữ pháp vv.. chọn sai giáo trình thì mất thời gian.
  7. Ngoại ngữ dùng để giao tiếp và dùng để dịch là khác nhau. Dịch có thể bao gồm giao tiếp, nhưng giao tiếp không bao gồm dịch. Nhiều người giỏi ngoại ngữ nhưng không dịch được.
  8. Về bản chất, ngôn ngữ là tín hiệu, giao tiếp là sử dụng tín hiệu, muốn thế thì phải hiểu tín hiệu bằng cách đã nghe đã học thuộc: vì thế phải thành thục, tóm lại phải học thuộc lòng. Mà học thuộc chẳng ai ép được, cá nhân không muốn thì chịu. Nhiều bạn nói em không giao tiếp được, thực sự là vì bạn đó không thuộc “tín hiệu” nào cả.
  9. Nguyên tắc học là: Từ vựng, cách thể hiện, mẫu câu thì phải học thuộc, ngữ pháp thì phải luyện tập (어휘/표현/문형 = 암기, 문법 = 훈련)
  10. Ngoại ngữ là phương tiện (수단) chứ không phải là mục đích (목적) vì thế học ngoại ngữ là để dùng, học đến đâu dùng đến đó. Chẳng có ai chờ đến khi học hoàn thiện rồi mới dùng.
  11. Nguyên tắc truyền đạt để thấu hiểu giao tiếp: từ vựng là 99%, còn lại ngữ pháp chỉ  1% (의사소통 = 어휘 99% + 문법 1%). Hãy gắng mà học từ vựng nhé.
  12. Lượng không đủ thì chất không tăng. Càng tăng cường khối lượng tiếp cận đầu vào (nghe, đọc) thì đầu ra mới nhiều (nói, viết)
  13. Với hàng triệu dữ liệu có sẵn và rất nhiều, công khai, công cụ hỗ trợ đầy đủ, xu thế toàn cầu hóa lan rộng, ngày hôm nay mà ngoại ngữ bạn không học được ngoại ngữ, đó là lỗi tại bạn.
  14. Học tìm từ vựng chuyên ngành, chẳng có tài liệu nào tốt hơn học luôn từ trong các bộ luật.
  15. Muốn nhớ một từ vựng, phải tiếp cận nó 4 lần trong quãng thời gian nhất định.
  16. Đừng nhầm lẫn kiến thức đã học và kiến thức sử dụng: Học nhiều nhưng không nói được là do kiến thức đã học (biết) thì nhiều nhưng thiếu luyện tập, không có kỹ năng phát thoại.
  17. Học ngữ điệu không có cái nào tốt bằng… học từ phim ảnh.
  18. Học ngoại ngữ, thường bỏ sau 2 tháng, vì khi đó bước vào giai đoạn chán (권태기), không vượt qua giai đoạn này thì coi như là giã biệt tình yêu luôn rồi.
  19. Đổ lỗi học ngoại ngữ mà không có môi trường thì không đúng lắm.  Các đội bóng thường tự tập nội bộ trước khi thi đấu,  bộ đội tự tập luyện, chứ làm gì đó đối thủ để mà tập.
  20. Khó ai mà giỏi hết được đầy đủ các kỹ năng, sẽ có một kỹ năng nổi trội, nhưng thường các kỹ năng có mối liên kết với nhau chặt chẽ và thúc đẩy lẫn nhau, nói kém thì nghe không được và ngược lại. Vì thế, cố gắng hãy lấy một kỹ năng làm mũi nhọn đột phá để kéo theo các kỹ năng khác.
  21. Học ngoại ngữ có tính tương đồng với ngôn ngữ mẹ đẻ càng cao thì càng dễ học: Người VIệt dễ học nhất sẽ là tiếng Hoa, tiếng Hàn và tiếng Nhật.
  22. Nhà xây chậm nhất khi xây móng. Giai đoạn học ngoại ngữ khó khăn nhất là giai đoạn đầu tiên 1-6 tháng.
  23. Lỗi lớn nhất của người học ngoại ngữ đó là sợ sai, càng sợ sai càng không dám nói, không dám nói thì sai mà không biết và không sửa, và thế là khi đưa ra dùng thì không ai hiểu vì nói sai.
  24. Ngoại ngữ giống người yêu, xa mặt thì cách lòng, dăm bảy bữa học một bữa thì coi như sớm chia tay.
  25. Môn nghe luôn khó nhất, vì nghe có vỏ bọc là âm thanh, khó xác định sai hay đúng. Đó là lý do nhiều người hay chê giáo viên này giáo viên kia  phát âm sai. Nhưng phát âm sai (không đúng chuẩn) là một phần của đặc tính ngôn ngữ: Cùng một từ 3 người khác vùng miền sẽ phát âm khác nhau. Vì thế hãy học ngoại ngữ với thật nhiều người. Bạn không thể nói tất cả người Ấn độ nói tiếng Anh sai vì họ phát âm khác với người Mỹ hay người Anh.

Lê Huy Khoa Kanata.

_Trích: Sách GIỎI TIẾNG HÀN NHÀN NHƯ ĂN GIMBAP – Tác giả Lê Huy Khoa_

Liên hệ mua sách:

https://kanata.edu.vn/sach-hay-tieng-han/  
https://tiki.vn/gioi-tieng-han-nhan-nhu-an-gimbap-p40052072.html

________________
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ TƯ VẤN
FACEBOOK: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở: 
  • Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
  • Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
  • Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
  • Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, F8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102
  • Cơ sở 4: 144 Đinh Tiên Hoàng, P.1, Quận Bình Thạnh, 028.6270 3497
  • Cơ sở 5: 193 Vĩnh Viễn, Phường 4, Quận 10, 028.6678 1913
3.7 3 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
Trân Đỗ
Trân Đỗ
3 năm cách đây

hahaahah bí quyết này hay quá, giúp ích rất nhiều cho mình

1
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x