10 ĐIỀU THÚ VỊ VỀ GIÁO DỤC Ở HÀN QUỐC 

1. Học ít nhất 16 tiếng một ngày
Có thể chắc chắn rằng học sinh Hàn Quốc là những kẻ có khả năng học hành “trâu” nhất trên thế giới. Trung bình một ngày các học sinh nước này sẽ bắt đầu học tập từ 8 giờ sáng cho tới 10 giờ khuya, cốt chỉ để sau 12 năm đèn sách sẽ có được một suất vào Đại học. Để phục vụ nhu cầu này, hàng loạt các lớp học thêm, gọi là “hagwon” mọc lên như nấm khắp đất nước Hàn Quốc.
Thông thường một buổi học trên lớp sẽ kết thúc vào lúc 4 giờ chiều, cộng thêm 1 tiếng sinh hoạt câu lạc bộ thì tới 5 giờ các học sinh sẽ chính thức rời khỏi trường. Tiếp đó điểm đến của học sinh là các hagwon, bắt đầu từ khoảng 6 giờ tối đến 10 giờ đêm mỗi buổi học. Nhưng vẫn chưa hết, học sinh sẽ phải mất thêm 1-2 tiếng tự học rồi mới bắt đầu trở về nhà. Vì vậy, có nhiều học sinh Hàn Quốc sẽ trở về nhà vào lúc 11 giờ đêm.

2. Đi học cả thứ 7
May mắn là ở Việt Nam, hầu hết các trường học đều kết thúc vào Thứ 6, tuy nhiên ở Hàn, tất cả các trường đều học vào Thứ 7, khiến học sinh và giáo viên không có được những ngày cuối tuần để nghỉ ngơi hợp lý. Nhưng từ năm 2010, nhận thấy được sự vất vả của các học sinh, chính phủ Hàn đã ra quyết định cho những trường công mỗi tháng chỉ phải học 2 ngày Thứ 7.

3. Giáo viên còn hơn cả cha mẹ
“Không thầy đố mày làm nên” luôn là tôn chỉ đạo đức của người dân xứ sở 250 loại kim chi. Có thể tiền lương mà các giáo viên được hưởng không quá cao nhưng địa vị của họ trong lòng học sinh, kể cả trong xã hội luôn giữ được vị trí cao nhất. Bởi giáo dục là ngành quan trọng nhất tại Hàn Quốc, những nhà giáo, trụ cột của trường học sẽ được nhận sự tôn kính tột cùng.
Độ tuổi nghỉ hưu của nghề giáo viên là 65, kể cả nam hay nữ. Những nhà giáo lâu năm, giàu kinh nghiệm đồng nghĩa với việc được hưởng lương cao hơn, quyền lợi tốt hơn và không phải dạy nhiều giờ trong tuần, thậm chí cả kì nghỉ lễ hay trợ cấp xã hội cũng hơn hẳn các công việc văn phòng.

4. Các nhà giáo có tác phong không khác gì doanh nhân
Họ sử dụng các thiết bị công nghệ để lưu trữ bài giảng, ăn mặc lịch thiệp với những bộ đồ âu bóng loáng, chưa cần học cũng đã thấy đáng tôn trọng, lớp học gắn đủ các máy móc chiếu phát phục vụ công việc giảng bài. Đấy, có giống một doanh nhân không nào?

5. “Nhiệm kỳ” 5 năm của các giáo viên
Cứ mỗi nửa thập kỷ, các giáo viên Hàn Quốc lại phải luân chuyển công tác sang các trường học khác, kể cả tình yêu với trường cũ có dạt dào như biển lớn. Không chỉ giáo viên, mà cả hiệu trưởng và phó hiệu trưởng mỗi trường khi hết thời hạn 5 năm sẽ phải trải qua một buổi “bốc thăm trúng thưởng” để chọn bến đỗ tiếp theo của mình. Vì vậy cứ mỗi năm mỗi trường lại có một đội ngũ giáo viên mới.
Hệ thống này được lập ra để tạo cho đội ngũ giáo viên Hàn Quốc cơ hội giảng dạy bình đẳng tại các trường từ giỏi đến yếu kém. Giáo viên cũng sẽ có một hệ thống chấm điểm riêng được đánh giá dựa trên kết quả các cuộc thi mà họ tham dự, các lớp học, chương trình giảng dạy và cả điểm cộng thêm từ cấp bậc trong địa phương của trường học họ đang dạy.

4. Các nhà giáo có tác phong không khác gì doanh nhân
Họ sử dụng các thiết bị công nghệ để lưu trữ bài giảng, ăn mặc lịch thiệp với những bộ đồ âu bóng loáng, chưa cần học cũng đã thấy đáng tôn trọng, lớp học gắn đủ các máy móc chiếu phát phục vụ công việc giảng bài. Đấy, có giống một doanh nhân không nào?

5. “Nhiệm kỳ” 5 năm của các giáo viên
Cứ mỗi nửa thập kỷ, các giáo viên Hàn Quốc lại phải luân chuyển công tác sang các trường học khác, kể cả tình yêu với trường cũ có dạt dào như biển lớn. Không chỉ giáo viên, mà cả hiệu trưởng và phó hiệu trưởng mỗi trường khi hết thời hạn 5 năm sẽ phải trải qua một buổi “bốc thăm trúng thưởng” để chọn bến đỗ tiếp theo của mình. Vì vậy cứ mỗi năm mỗi trường lại có một đội ngũ giáo viên mới.

6. Chương trình học đóng kịch phong cách Hollywood
Hệ thống này được lập ra để tạo cho đội ngũ giáo viên Hàn Quốc cơ hội giảng dạy bình đẳng tại các trường từ giỏi đến yếu kém. Giáo viên cũng sẽ có một hệ thống chấm điểm riêng được đánh giá dựa trên kết quả các cuộc thi mà họ tham dự, các lớp học, chương trình giảng dạy và cả điểm cộng thêm từ cấp bậc trong địa phương của trường học họ đang dạy.

7. Phạt, phạt và phạt
Nếu như ở các nước phương Tây, trẻ em được bảo vệ tuyệt đối, không bao giờ có chuyện học sinh về nhà mách bố mẹ bị cô giáo đánh, bị thầy phạt đứng góc lớp thì ở Hàn Quốc mọi thứ ngược lại hoàn toàn. Giáo viên được phép toàn quyền phạt học sinh. Trong lớp học không khó để thấy những chiếc roi mà người Hàn gọi vui là “gậy phép” thường được sử dụng bởi các nam giáo viên để trị những cậu ấm cô chiêu lười học, vi phạm kỷ luật.

8. Cởi giày trước khi vào lớp
Bạn có để ý các bộ phim học đường Hàn Quốc, trước khi vào lớp học sinh phải cất giày và chuyển sang sử dụng giày dép chuyên dụng trong lớp học không? Đây là quy tắc của người Hàn, việc tháo bỏ giày dép bẩn trước khi bước vào nhà được coi là phép lịch sự tối thiểu, và ở trường học cũng áp dụng quy tắc này. Cũng hay, nhờ những tủ giày này mà bao nhiêu tình yêu gà bông được chắp nối nên duyên đó thôi.

9. Một số học sinh Hàn Quốc có tên tiếng Anh
Cái này phải trách các hagwon dạy tiếng Anh thôi. Nhiều lớp học thêm tiếng Anh luôn yêu cầu một môi trường giao tiếp ngoại ngữ thực thụ, vì vậy các học sinh phải gọi nhau bằng tên nước ngoài. Cá biệt có những lớp học thêm còn cho học sinh bốc thăm để chọn tên ngoại ngữ, và sau đó cái tên ấy dù đẹp hay xấu cũng sẽ theo học sinh suốt khoảng thời gian học tập tại trung tâm. 7. Phạt, phạt và phạt
Nếu như ở các nước phương Tây, trẻ em được bảo vệ tuyệt đối, không bao giờ có chuyện học sinh về nhà mách bố mẹ bị cô giáo đánh, bị thầy phạt đứng góc lớp thì ở Hàn Quốc mọi thứ ngược lại hoàn toàn. Giáo viên được phép toàn quyền phạt học sinh. Trong lớp học không khó để thấy những chiếc roi mà người Hàn gọi vui là “gậy phép” thường được sử dụng bởi các nam giáo viên để trị những cậu ấm cô chiêu lười học, vi phạm kỷ luật.

10. Cuộc thi tối thượng: Thi Đại học
Sau 12 năm ăn học, đây sẽ là kỳ thi quyết định sống còn của một học sinh Hàn Quốc. Để phục vụ cuộc thi này, các học sinh Hàn đã phải trải qua thời gian học tập vất vả, dậy sớm thức khuya từ khi chỉ mới học cấp 2. Áp lực từ gia đình, nhà trường và cả tương lai đè nặng lên đôi vai nhỏ bé của những thí sinh 17, 18 tuổi.
Cũng chính vì áp lực quá lớn này đã khiến Hàn Quốc trở thành quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất trong số các nước Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế OECD, khi học sinh không thể chịu nổi sự nhục nhã, tủi hổ và cảm giác tội lỗi nếu như lỡ may không đạt được kỳ vọng của người lớn là có một suất trong trường Đại học.
Nguồn: Internet

________________
Mời các bạn tham khảo ngay Khóa học cho người mới bắt đầu:
https://kanata.edu.vn/khoa-dao-tao-tieng-han-pho-thong/
https://kanata.edu.vn/he-dao-tao-bien-phien-dich-tieng-han-quoc-chinh-quy/
________________
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ TƯ VẤN
WEB: https://kanata.edu.vn
FACEBOOK: https://www.facebook.com/kanataviethan/
Cơ sở: 
Trụ sở chính: 384/19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3. 028.3932 0868/ 3932 0869, 0931 145 823
Cơ sở 1: 72 Trương Công Định, P.14, Quận Tân Bình , 028.3949 1403 / 0931145 823
Cơ sở 2: Số 18 Nội khu Mỹ Toàn 2, khu phố Mỹ Toàn 2, H4-1, Phường Tân Phong, Quận 7, 028.6685 5980
Cơ sở 3: 856/5 Quang Trung, F8, Gò Vấp (Ngay cổng sau Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hẻm đối diện công ty Mercedes) 028.3895 9102

0 0 bình chọn
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo của
guest
Nhập họ tên (bắt buộc)
Email của bạn (bắt buộc)

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều
Phản hồi trong dòng
Xem tất cả bình luận
0
Click vào đây để bình luận hoặc gửi yêu cầu bạn nhé!x